1. Chùa Đá Vàng

Chùa Đá Vàng, hay còn gọi là chùa Kyaikhtiyo ở bang Mon là kỳ quan có một không hai trên thế giới, là một trong những ngôi chùa cổ nhất và nổi tiếng nhất ở Myanmar, là di sản văn hoá thế giới.

Người ta nói rằng, chùa được xây dựng trong thời gian Đức Phật còn sống, trên 2.500 năm trước. Nơi đây có một tảng đá thiêng, được bao bọc bởi những lá vàng dát mỏng, nằm cheo leo trên bờ một vách đá, được neo giữ chỉ bởi một sợi tóc của Đức Phật. Ngôi chùa được xây dựng trên tảng đá hình quả trứng to lớn đó trên độ cao 1100 m so với mặt biển.

Gắn liền với hòn đá vàng là cả một truyền thuyết thú vị và kỳ bí về việc Đức Phật đến truyền đạo ở nơi đây. Bởi vậy, lúc nào nơi đây cũng có đông đảo người tới thăm viếng, chiêm bái, hành lễ. Một điều đặc biệt là mặt tiếp xúc giữa hòn đá và mặt đất chỉ có 78 cm².

2. Chùa Bạch Long

Chùa Bạch Long là công trình kiến trúc độc nhất vô nhị của Thái Lan nằm tại tỉnh Chiang Rai. Chùa được Kiến trúc sư nổi tiếng Thái Lan đồng thời là họa sĩ Chalermchai Kositpipat thiết kế; bắt đầu được xây dựng vào năm 1997.

Toàn bộ ngôi chùa mang sắc trắng, cùng với vô vàn hình rồng uốn lượn đúng như tên gọi của nó bạch long tức là rồng trắng. Được biết rất nhiều kim loại bằng bạc đã được dùng để kiến tạo nên ngôi đền này, trong ánh sáng lung linh ngôi đền này đẹp hơn bao giờ hết.

Bao quanh ngôi chùa chính là một công viên có hồ cá và những tác phẩm điêu khắc màu trắng. Mỗi bức tượng là một sinh vật huyền thoại có ý nghĩa nhất định.

Du khách và những tín đồ Phật giáo đều muốn được đến đây thắp hương cầu Phật vì tin rằng Bạch Long Tự vốn rất linh thiêng.

3. Chùa Asakusa Kannon

Chùa Asakusa Kannon hay còn gọi là Sensoji là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất hiện nay của Tokyo, xây dựng vào thế kỷ 7, sau khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản.

Theo truyền thuyết cổ xưa, có hai anh em khi đang đánh cá trên sông Sumida-gawa đã tìm thấy một tượng phật quan âm (Kannon) vướng vào trong lưới của mình. Mặc dù, nhiều lần thả tượng Phật về với dòng sông nhưng bức tượng vẫn quay trở lại với họ. Vị trưởng lão trong làng nhận ra được sự linh thiêng của bức tượng nên đã hiến một phần ngôi nhà của mình lập nên ngôi đền nhỏ thờ Phật Quan Âm, chính là Sensoji ngày nay.

Chính điện lớn của chùa Asakusa Kannon là Điện Quan Âm (Kannondo). Chính điện cũ được xây dựng lại vào năm 1649 và được công nhận là di sản quốc gia. Đại điện quay mặt về phía Nam, bên trong đại điện được phân thành 2 khu vực: khu vực dành cho tín đồ ở phía trước và khu vực đặt tượng Phật quan trọng ở phía trong. Vào ngày 13/12 hàng năm, cửa đại điện được mở, tuy nhiên các tín đồ chỉ được phép thắp nhang và đứng xem tượng Phật Quan Âm ở phía ngoài, còn khu vực đặt tượng Phật quan trọng ở phía trong thì không được phép vào.

Đền có hai cổng chính là cổng Sấm và cổng Hozomon được nối với nhau bởi con đường mua sắm Nakamise. Trước khi tiến vào ngôi đền, du khách sẽ phải đi qua cổng Kaminarimon (cổng Sấm), biểu tượng đặc trưng của Asakusa và cả thành phố Tokyo. Đây là một trong hai cổng chính của ngôi đền, được xây dựng vào năm 942. Trước cổng có treo một chiếc đèn lồng lớn màu đỏ, cao 4m, chu vi 3.4m, nặng khoảng 670kg, hai bên là bức tượng của 2 vị thần. Thần Raijin (thần sấm) và thần Fujin (thần gió).

4. Chùa Kinkakuji

Chùa Kinkakuji hay còn gọi là chùa Vàng ban đầu là một khu nhà nghỉ của tướng quân Ashikaga, tổng tư lệnh dưới thời Muromachi. Sau khi ông chết, ngôi nhà trở thành một ngôi chùa được dát toàn vàng lá.

Ngôi chùa này nổi tiếng tới mức được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy tại các trường học trên khắp nước Nhật và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Kinkaku-ji Temple được thiết kế để trông giống như trời và đất vươn ra chạm vào nhau. Nét đặc trưng nhất về sự tinh xảo và cầu kỳ của Chùa Vàng là một vị thế rất ấn tượng giữa những tán xanh của lá và ánh sáng tinh khiết phản chiếu của hồ nước tĩnh lặng. Bức tranh được vẽ nên từ ý tưởng về sự tồn tại giữa chốn thiên đường và trần thế. Sự hài hòa của ngôi chùa cùng với bóng nước thực hư làm nên một Kinkakuji – viễn cảnh nổi tiếng nhất của Kyoto.

Kinkakuji là một cấu trúc ấn tượng được xây dựng trong một cái hồ lớn. Tầng đầu tiên của Kinkakuji được xây dựng theo phong cách Shinden sử dụng cho các tòa nhà cung điện trong thời kỳ Heian với trụ cột làm bằng gỗ tự nhiên, tường thạch cao màu trắng tạo nên sự tương phản nhưng lại làm nên nét hài hòa cho 2 tầng trên được dát vàng. Tượng Phật Shaka và Yoshimitsu được lưu trữ ở tầng đầu tiên. Tầng thứ hai được xây dựng theo phong cách Bukke được sử dụng làm nhà ở của samurai, bên ngoài được bao phủ hoàn toàn bằng những lá vàng mỏng. Bên trong là Bồ Tát Kannon, ngồi bao quanh bởi các bức tượng của 4 vị vua trên thiên đình. Cuối cùng, tầng thứ ba và cao nhất được xây dựng theo phong cách của một ngôi chùa Zen Trung Quốc, được mạ vàng bên trong và ngoài, và trên đỉnh mái là một con phượng hoàng được đúc bằng vàng.

5. Angkor Wat

Angkor Wat của Campuchia được xây dựng trong thế kỷ 12. Ban đầu đây là nơi thờ thần Visnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.

Angkor Wat là sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền-núi cùng với những dãy hành lang dài và nhỏ hẹp. Kiến trúc này tượng trưng cho Núi Meru, quê hương của các vị thần trong truyền thuyết Ấn Độ giáo: nằm giữa một con hào và lớp tường bao dài 3.6 km (2.2 dặm) là khu chính điện ba tầng với kiến trúc hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang sâu thẳm. Trung tâm của ngôi đền là tổ hợp 5 tháp với một tháp trung tâm và bốn tháp tại bốn góc hình vuông. Không giống những ngôi đền theo phong cách Angkor khác, Angkor quay mặt về phía Tây. Ngôi đền được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các vị thần được trang hoàng trên những bức tường đá.

6. Chùa That Luang

Là một tòa lâu đài tráng lệ, đồ sộ nằm ở trung tâm kinh thành với tháp nhọn vàng rực rỡ kiêu hãnh vươn lên giữa bầu trời xanh yên ả của Vientian, Chùa That Luang được xây dựng vào khoảng năm 236 Phật lịch, tức năm 307 trước Công nguyên.

Tới thế kỷ XVI, đức Vua của Vương quốc Lan Xang quyết định dời kinh đô của đất nước Triệu Voi từ Luang Prabang về Viêng Chăn. Và That Luang được tu bổ lại xây bọc thêm ngôi tháp cũ bằng một tháp mới to, đẹp hơn và kiến trúc ấy giữ nguyên cho đến ngày nay.

Kiến trúc của ngôi chùa tiêu biểu cho những nét văn hóa Lào. Tương truyền, That Luang là một trong số ít những ngôi chùa của đạo Phật trên thế giới được lưu giữ xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mầu Ni khi người nhập cõi Niết Bàn. Thạt Luông gồm tháp chính cao 45 thước, bao quanh là các tháp phụ, sơn thếp vàng.

Tâm Thắng sưu lục

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Giới thuyết về Thiền uyển tập anh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Trích yếu: Thiền uyển tập anh là bộ sử Phật giáo quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Thiền uyển tập anh tập hợp các tiểu truyện thiền sư trong khoảng gần 1000 năm lịch sử, hàm chứa các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, tôn giáo của Việt Nam từ...

Cuộc đời Tôn giả Rahula qua Kinh tạng Nikaya
Lịch sử, Nghiên cứu

Thế Tôn dạy cho Rahula phải biết quán xét, suy ngẫm tường tận điều nào đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai thì hãy buông bỏ để giữ cho mọi hành động của ba nghiệp thân, khẩu, ý được thanh tịnh trong sạch đưa đến sự an lạc giải thoát trong đời sống....

Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt
Lịch sử, Văn hóa - Xã hội

Phật giáo thời Lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt góp phần tạo nên bản sắc dân tộc ta trong giai đoạn nhà Lý trị vì. Tóm tắt: Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì...

Chính quyền Chúa Nguyễn với các ngôi chùa Sắc tứ ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)
Lịch sử, Nghiên cứu

Các chùa sắc tứ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền chúa Nguyễn, mặt khác, thông qua các hoạt động và thực hành nghi lễ Phật giáo với quy mô lớn, thời kỳ này các ngôi chùa sắc tứ đã tỏ rõ vai trò quan trọng trong việc xiển dương Phật...

Đi tìm cơ sở truyền thừa của Ni giới tại Việt Nam qua thư tịch Hán cổ
Lịch sử, Nghiên cứu

Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn. Ngay như tại Việt Nam, do đặc thù của các điều kiện lịch sử, thế nên nhiều nguồn thư tịch quý giá cổ xưa...

Hai bảo vật quốc gia ở chùa Sùng Khánh và chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Vị Xuyên – Hà Giang không chỉ nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên phong phú, nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và những di tích lịch sử mang đậm nét bản sắc dân tộc, mà còn nhiều điểm du lịch tâm linh như: Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, đền thờ...

Chủ nghĩa Platon và giáo lý đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thời đó, khoa học chưa phát triển, máy móc còn thô sơ nhưng họ hướng tới sự tìm tòi thế giới, bản tính con người một cách sâu sắc. Phật pháp ở thế gian, không xa sự giác ngộ của thế gian, tuy hai nền triết học khác nhau nhưng đều chung tư tưởng giúp...

Chấn hưng Phật giáo – Con đường truyền bá tư tưởng yêu nước của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Lịch sử, Nghiên cứu

Trong hành trình phương Nam, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp quan trọng cho phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ… Tóm tắt: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người yêu nước. Trong hành trình trên mảnh...

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua trường hợp Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở vùng đồng bằng sông Hồng qua trường hợp thiền Sự Từ Đạo Hạnh đã tạo nên hỗn hợp Phật – Thánh mang tính quy chuẩn từ kiến trúc không gian thờ tự cho đến nội dung tôn giáo, trở thành một tổng thể tương đối...

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên… Tín ngưỡng thờ...

Bước đầu khảo cứu mộc bản kinh sách Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thông qua hoạt động tổ chức khắc in kinh sách, chúng ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền chúa Nguyễn với các vị cao tăng, bên cạnh đó là mối quan hệ gắn bó, cầu tiến, giúp đỡ lẫn nhau giữa các vị sư tăng ở các tông phái khác nhau....

Quá trình phát triển giáo dục Phật giáo miền Nam 1954-1981
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Giáo dục Phật giáo là nền tảng cho mọi hoạt động hoằng pháp của tăng ni, tri thức giúp họ gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp truyền thừa mạng mạch phật pháp. Lời mở đầu Lịch sử Việt Nam được hình thành và phát triển trên hai nghìn năm văn...

Bồ-tát Quán Thế Âm Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Người Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người đều có hình ảnh về vị Bồ-tát luôn đầy lòng bi mẫn này. Ngài là một đối tượng tín ngưỡng thiêng liêng nhưng đồng thời là một người Mẹ thân thương luôn là chỗ dựa cho con cái trên đường đời lắm thác ghềnh,...

Thuyết tái sinh góp phần xây dựng giá trị đạo đức xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Theo nhân quả nghiệp báo thì một hành động thiện sẽ dẫn đến các cảnh giới tái sinh tốt đẹp, do đó, tinh thần bất bạo động được xây dựng dựa trên nền tảng từ bi vô ngã trí tuệ của Phật giáo. Tóm tắt: Thuyết tái sinh và nghiệp báo là một trong những chủ...

Hòa thượng Tâm An phụng sự Đạo pháp và Dân tộc
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Từ những buổi đầu Phật giáo suy vi, dân tộc chịu ách thống trị của thực dân Pháp, ngài tham gia cuộc chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ. Khi có Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngài tích cực tham gia phong trào Phật giáo Cứu Quốc. Dẫn nhập Phật...

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự nhấn mạnh vào nhận thức bản thân, từ bi tâm và công lý xã hội đã biến đạo Phật thành một động lực kiên cường cho sự chuyển hoá tích cực. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.