Chính Đức Phật đã xác định, “lợi dưỡng quá nặng khiến người không đến được đạo Vô thượng Chánh chân”. Nghĩa là, sự thụ hưởng vật chất càng đầy đủ và sung túc bao nhiêu thì có nguy cơ xa rời đạo quả giải thoát bấy nhiêu.

Ai cũng biết rằng, có thực mới vực được đạo. Dĩ nhiên, nếu thiếu thốn và khốn khó quá thì tu tập cũng bị trở ngại nhưng ngược lại đầy đủ và sung mãn quá đôi khi lại không phải là điều hay. Nhất là hành trình chứng đạt giải thoát thì luôn đi ngược với sự chấp thủ, cần phải xả ly và buông bỏ đến tận cùng. Nếu một hành giả chưa thành tựu A-la-hán, thiết nghĩ cũng rất cần tỉnh giác đối với cung kính và lợi dưỡng, vì đó thực sự là một chướng ngại.

“Lợi dưỡng quá nặng” không chỉ đơn thuần là chướng ngại đạo, khó có thể đạt được mục tiêu giải thoát của người xuất gia mà nó còn là một trong những tác nhân quan trọng khiến đạo pháp đi đến chỗ suy đồi, diệt vong. Theo các nhà nghiên cứu, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của Phật giáo Ấn Độ (trước khi bị đạo Hồi xóa sổ) là do chùa chiền và Tăng sĩ thời bấy giờ trở nên quá giàu có, “lợi dưỡng quá nặng” khiến các tệ đoan xuất hiện, làm suy yếu nghiêm trọng nội lực thanh tịnh của Tăng-già và làm xói mòn niềm tin của Phật tử.Và điều này, Thế Tôn đã cảnh báo cho tứ chúng từ thuở xa xưa, khi Ngài còn tại thế:

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Lợi dưỡng quá nặng khiến người không đến được đạo Vô thượng Chánh chân. Vì sao như thế? Này các Tỳ-kheo, Ðề-bà-đạt-đa ngu si kia nhận năm trăm nồi cơm của vương tử Ba-la-lưu-chi (A-xà-thế) cúng dường. Nếu ông ta không cho, Ðề-bà-đạt-đa ngu si trọn không tạo việc ác này. Vì vương tử Ba-la-lưu-chi hàng ngày đem năm trăm nồi cơm đến cúng dường nên Ðề-bà-đạt-đa mới khởi năm điều nghịch ác, thân hoại mạng chung sanh trong địa ngục A-tỳ.

Do phương tiện này mà biết lợi dưỡng quá nặng khiến người chẳng đến được đạo Vô thượng Chánh chân. Nếu chưa sanh tâm lợi dưỡng, chớ nên sanh, đã sanh thì nên diệt đi. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Nhập đạo,VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.147)

Chính Đức Phật đã xác định, “lợi dưỡng quá nặng khiến người không đến được đạo Vô thượng Chánh chân”. Nghĩa là, sự thụ hưởng vật chất càng đầy đủ và sung túc bao nhiêu thì có nguy cơ xa rời đạo quả giải thoát bấy nhiêu. Vẫn biết, vật chất và lợi dưỡng tự thân nó vốn không có lỗi, chính tâm tham lợi dưỡng của con người mới là vấn đề.

Khi đời sống xã hội được nâng cao thì sự cúng dường của bá tánh ngày càng nồng hậu. Dĩ nhiên cúng dường thanh tịnh là một trong những việc công đức, là sự hộ trì Tam bảo. Nhưng không phải ai hay lúc nào cũng hội đủ duyên lành để cúng dường thanh tịnh, như pháp. Còn có không ít trường hợp cúng dường không thanh tịnh, ở người cúng, người nhận, hoặc cả hai, và kết quả của những việc ấy không phải đều là công đức hay hộ trì mà đôi khi còn mang đến sự tổn hại cho đạo pháp.

Ở pháp thoại này, Thế Tôn đã chỉ ra rằng, chính sự cúng dường hậu hĩ mà bất tịnh của A-xà-thế đã làm biến chất tu hành của Đề-bà-đạt-đa, khiến ông trở thành phản đồ, hại đạo. Vậy có nên chăng, cần thận trọng và giác tỉnh (thậm chí có thể khước từ) trước những sự cúng dường dễ dãi, ẩn giấu những dụng ý riêng. Cho nên, nhìn thấy chùa chiền phát triển nguy nga to lớn, người tu đông nhiều mà cho rằng Phật giáo hưng thịnh thì thật chủ quan, vì điều đó chỉ mới phản ánh được cái hình thức bên ngoài.

Phật giáo là một thiết chế ổn định và phát triển nhờ vào sự thanh tịnh cúng dường. Nhưng ngược lại, chính sự cúng dường và thọ dụng không thanh tịnh lại tiềm ẩn nguy cơ hại đạo, tạo ra những hiểm họa khó lường. Vấn đề là, người tu thay mặt Tam bảo thọ nhận của cúng dường thì cần giác tỉnh, luôn quán niệm “Nếu chưa sanh tâm lợi dưỡng, chớ nên sanh, đã sanh thì nên diệt đi”, xem lợi dưỡng chỉ là phương tiện thì mới không bị lợi dưỡng nhấn chìm, và có thể thảnh thơi làm lợi đạo, ích đời.

Quảng Tánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Như Lai là bậc “Nói gì thì làm vậy, làm gì thời nói vậy”
Lời Phật dạy

“Nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy” thoạt nhìn như đơn giản, bình thường nhưng thật sự phi thường. Nói ra sự thấy biết bằng trải nghiệm, những gì đã kinh qua đồng thời làm được, sống trọn vẹn với những gì mình nói. Như Lai (Tathàgata) là một trong những danh...

Người vợ lý tưởng theo quan điểm Phật giáo
Lời Phật dạy

Vợ chồng tự nguyện gắn bó, chung sống với nhau, đó là duyên mà âu cũng là nợ. Người đàn ông nào cũng mong muốn có được người vợ hiền trong đời. Thế nhưng, do nghiệp lực và duyên nợ của mỗi người nên không phải ai cũng tìm được người vợ như ý. Một...

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Mở lòng yêu thương, mong mọi người thành công từ trong suy nghĩ cho đến lời nói và việc làm. Được vậy thì tâm đố kỵ tan biến, bản thân mình an vui và mọi người cũng an vui. Đố kỵ là tâm lượng hẹp hòi, khó chịu, bực bội, ganh ghét những ai có...

Thực hành cúng bái tổ tiên theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Cúng bái tổ tiên, ông bà, cha mẹ hoặc bà con thân quyến là một trong những lễ tiết quan trọng của đời sống tinh thần, tâm linh có truyền thống lâu đời, nhằm thể hiện sự tri ân, báo ân, lòng thương kính đối với người đã chết. Một thời, Thế Tôn ở tại...

Vượt thoát sợ hãi sinh già bệnh chết
Lời Phật dạy

Người thường ưu tư về thân phận luôn ám ảnh bởi câu hỏi ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Hầu như chẳng ai có ký ức lúc chào đời, chỉ nghe người thân kể lại rồi tha hồ tưởng tượng. Nhưng hình dung về cái chết của mình thì ai cũng có,...

Ở trong chúng Như Lai mà lại phỉ báng Như Lai
Lời Phật dạy

Những người ngoài dù có phỉ báng Như Lai đến mấy thì vẫn không hề hấn gì đến đạo pháp. Nhưng chính những thành viên trong hội chúng của Như Lai lại tiềm ẩn nguy cơ phỉ báng Ngài vì giảng nói sai Chánh pháp, và có thể tổn hại đạo pháp nghiêm trọng. Thời...

Nhân Duyên Khởi Ra Chánh Kiến
Lời Phật dạy

Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạo là nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn. Trong đó, Chánh kiến tức nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp là chi phần quan yếu, có vị trí đứng đầu (Chánh kiến, …, Chánh định). Nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp sẽ quyết định sự nghiệp tu hành luôn đúng với lời Phật dạy, không bị thiên lệch, thẳng đến giải thoát Niết-bàn. Thời Thế Tôn còn tại thế, vẫn có một số ít Tỳ-kheo nhận thức sai Chánh pháp. May...

Nguyên nhân Phật dạy pháp Vu lan bồn
Lời Phật dạy

Vu Lan bồn, người Trung Hoa dịch là “giả đảo huyền”, nghĩa đen là cởi trói người bị treo ngược; nghĩa bóng là cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược. Nguyên nhân Phật dạy Pháp Vu Lan Bồn. Ngài Đại hiếu Mục Kiền Liên, sau khi tu hành chứng...

Bậc thượng nhân
Lời Phật dạy

Thượng nhân có nghĩa thường là người bậc trên, vị bề trên. Như thế nào gọi là trên? Vấn đề này tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người và một nhóm người. Trong Phật pháp, thượng nhân chỉ cho những bậc hơn người, là những bậc chân tu, thiện trí thực hành phạm hạnh...

Nuôi dưỡng tâm niệm về thâm ân dưỡng dục, tâm hiếu được hình thành
Lời Phật dạy

Hiếu thảo là một trong những bổn phận quan trọng của đạo làm con được hình thành từ tình thương yêu và sự giáo dưỡng của cha mẹ. Hiếu dưỡng sẽ tròn đầy như nhiên khi các bậc cha mẹ thực sự gương mẫu, trọn vẹn với đạo làm cha mẹ thì con cái sẽ...

Cung kính bậc phạm hạnh nền tảng của giải thoát
Lời Phật dạy

Nếu không xác định đúng về giá trị của người tu sẽ đưa đến nhận thức sai lầm, hành xử thiếu tôn kính đối với những bậc đáng kính. Đức Phật đã khuyến cáo những ai không cung kính các bậc phạm hạnh thì khó tiến tu trên đường đạo. “Một thời, Phật du hóa...

Người học Phật cần chia sẻ thông tin có lợi ích cho mình và người
Lời Phật dạy

Thông tin là một nhu cầu quan trọng trong đời sống của con người. Mỗi người thường quan tâm đến những thể loại thông tin khác nhau, nếu thiếu thì xem như bị đói thông tin. Nhưng ngoài nhu cầu về những thông tin cần thiết thì đa phần, con người thích buôn chuyện. Một...

Ái sinh thì buồn khổ sinh
Lời Phật dạy

Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông. Khi đã yêu thích cái gì rồi thì tâm ngày đêm tưởng nhớ, tìm mọi cách để sở hữu. Nếu đủ phước duyên sở hữu được thứ mình thích thì hạnh phúc dâng tràn, cuộc sống đẹp đẽ...

Cách nhận biết Thầy hiền, bạn tốt theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Những ai gặp được bạn hiền, hội đủ những tố chất tốt đẹp như dưới đây là một phước báo lớn, cần nương tựa suốt đời để noi gương, học hỏi. Khoan nói đến việc bạn chỉ bảo cho ta điều gì mà chỉ cần được gần gũi, thân cận, thân thiết với người tốt...

Sinh phải có diệt, hợp phải có ly
Lời Phật dạy

Con người có trí tuệ, hiểu được quy trình mặc định của vô thường, thường xuyên quán chiếu vô thường, nghĩ tưởng đến ngày thân xác ta cùng mọi thứ xung quanh sẽ tan biến, không còn gì cả. Nhờ đó tâm bám chấp, tham luyến vào mọi thứ giảm bớt. Thưở xưa, đức Phật...

Những ai không phóng dật, chân thành con đảnh lễ
Lời Phật dạy

Một thời, rất nhiều Tỷ kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại khu rừng nọ, cống cao, ngạo mạn, ồn ào, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn không chế ngự. Rồi một vị thiên trú ở khu rừng ấy, vì lòng thương xót, muốn...