1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam

Lịch sử đã ghi nhận Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam ra đời vào năm 1969 (Kỷ Dậu) là hậu thân của các tổ chức “Lục Hòa Liên Xã” (ra đời vào năm 1922), “Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ” (ra đời năm 1947) và là sự nối tiếp của Giáo hội Phật giáo Lục Hòa Tăng (ra đời vào năm 1952) thông qua sự hiệp nhất hai Giáo hội Lục Hòa Tăng và Lục Hòa Phật tử, với một Hiến Chương gồm 12 chương và 20 điều do Hòa thượng Thích Huệ Thành làm Tăng thống và Hòa thượng Thích Minh Đức làm Viện trưởng Viện Hoằng đạo, được chính quyền Sài Gòn thời bấy giờ là Thủ tướng Trần Văn Hương phê chuẩn.

Về bối cảnh ra đời của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam tôi xin trình bày tóm lượt: Kể từ cuối năm 1960, khi Hòa thượng Thích Thiện Hào với tư cách là Uỷ viên Đoàn Phó Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Lục Hòa Tăng – Hội trưởng Hội Lục Hòa Phật tử, ngài đã nhân danh đồng bào miền Nam Việt Nam và Phật giáo Việt Nam tuyên bố trên Đài tiếng nói Bắc Kinh, lên án chế độ độc tài Ngô Đình Diệm đã đàn áp dã man các phong trào yêu nước của đồng bào và Phật giáo miền Nam, lên án các chính sách kỳ thị, thù địch Phật giáo của chính quyền Mỹ Diệm. Từ đó, Giáo hội Lục Hòa Tăng trở thành đối nghịch với chế độ Ngô Đình Diệm nói riêng và nằm trong tầm ngắm của chính quyền Sài Gòn thời bấy giờ nói chung, cho đến năm 1963, sau cuộc đảo chánh lật đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, đối với chính quyền Sài Gòn, tình hình thời cuộc tại miền Nam càng trở nên bi đát. Nhất là sau thất bại thảm hại vào mùa xuân Mậu Thân (1968), chính quyền Sài Gòn – Thiệu phản kháng kịch liệt các phong trào chính trị đô thị tại Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định và vùng phụ cận, cùng với việc mua chuộc, phân hóa, ám hại các lãnh tụ phong trào chống đối chính quyền, chúng tăng cường đánh phá các trung tâm Phật giáo thân kháng chiến, trong đó có Giáo hội Phật giáo Lục Hòa Tăng. Trong bối cảnh Giáo hội Phật giáo Lục Hòa Tăng bị chính quyền Sài Gòn nhận ra đây là một tổ chức Phật giáo yêu nước tham gia kháng chiến, lại đang hoạt động công khai, nên vào đầu năm 1969 (Kỷ Dậu) dưới sự chủ trì của quý Hòa thượng Minh Đức, Hòa thượng Huệ Thành, Hòa thượng Thành Đạo, Hòa thượng Bửu Ý, Chư Tôn đức hệ phái đã quy tụ về chùa Trường Thạnh, số 97 đường bác sĩ Yersin, Sài Gòn để tiến hành Đại hội thành lập Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, điều này cho thấy Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam có lịch sử hình thành vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và sự tồn vong của đạo pháp.

Trên phương diện lịch sử và truyền thừa trong hệ phái, thì Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam vốn là hậu thân của các tổ chức “Lục Hòa Liên Xã” hay “Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ”, hay nói một cách khác hơn, thì Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam vốn có mối liên hệ sâu xa và chặt chẽ với các tổ chức “Lục Hòa Liên Xã” (ra đời vào năm 1922) và “Hội Phật giáo cứu quốc Nam bộ” (ra đời năm 1947).

Thật vậy, ngược dòng lịch sử chúng ta sẽ thấy, Giáo hội Phật giáo Lục Hòa Tăng ra đời trong bối cảnh tình hình Nam Bộ đang ở trong giai đoạn gấp rút và rất căng thẳng khi chính quyền thực dân Pháp càn quét các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, do bối cảnh chính trị và an ninh xã hội thời bấy giờ như vậy, nên tổ chức Phật giáo cứu quốc Nam Bộ buộc phải chuyển hướng và thay đổi phương châm hành động. Theo đó vào năm 1949, để thực hiện theo yêu cầu lịch sử, phù hợp với tình hình thực tiễn, Xứ ủy Nam Kỳ đã đề nghị Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ chuyển hướng sang hoạt động công khai hợp pháp, bằng cách tuyên bố tự giải tán và thời gian sau đó, vào tháng 2 năm 1952, Chư Tôn đức trong Phật giáo cứu quốc Nam Bộ đã quy tập về chùa Long An số 136 đường Cộng Hòa (Sài Gòn) mở Hội nghị thành lập Giáo hội Lục Hòa Tăng Việt Nam. Và sau khi Giáo hội Lục Hòa Tăng Việt Nam được thành lập vào ngày 9 tháng 02 năm 1952, cũng trong khoảng thời gian này, do yêu cầu của tổ chức nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn, Giáo hội Lục Hòa Tăng Việt Nam đã hình thành ra hai tổ chức trực thuộc, hoạt động theo tôn chỉ định hướng của Giáo hội Lục Hòa Tăng Việt Nam, đó là Hội Lục Hòa Tăng và Hội Lục Hòa Phật tử. Qua những chuyển biến này, cho thấy, trên phương diện hành chánh, chúng ta sẽ khó có thể chứng minh Giáo hội Phật giáo Lục Hòa Tăng và Hội Lục Hòa Phật Tử là hậu thân của Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ, nhưng xét bối cảnh ra đời, xét quá trình hoán chuyển giữa hai tổ chức này, cũng như tham khảo ý kiến từ những nhân chứng sống là những bậc cao Tăng tiền bối vốn là người trong cuộc, thì chúng ta vẫn có đủ cơ sở để kết luận Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ chính là tiền thân của Giáo hội Phật giáo Lục Hòa Tăng.

Tương tự như vậy, chúng ta cũng có thể kết luận Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ là hậu thân của Hội Lục Hòa Liên Xã, bởi vì Chư Tôn đức lãnh đạo Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ, cũng như lãnh đạo Hội Phật giáo cứu quốc tại các tỉnh thành ở Nam Bộ hầu hết đều là hàng hậu học xuất chúng kế thừa từ Hội Lục Hòa Liên Xã. Nếu chúng ta tìm hiểu sâu sắc các mối liên hệ này, kết quả sẽ cho thấy, ở đó không chỉ có sự ảnh hưởng mật thiết giữa các tổ chức Phật giáo yêu nước trong một thời kỳ tham gia đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà còn là nhân và quả của một quá trình chuyển hóa, trong đó yếu tố tác nhân vốn cùng một chủ thể, chủ thể đó chính là Chư Tôn đức tiền bối trong cùng một tổ chức Phật giáo yêu nước nối tiếp nhau qua các giai đoạn lịch sử. Đây là điều mà hàng hậu học của hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục Hòa Tăng chúng tôi rất đỗi tự hào vì có một lịch sử cội nguồn huy hoàng xán lạn, từng đóng góp nhiều công sức cho Tổ quốc trong một thời kỳ lịch sử oai hùng của dân tộc.

2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam

Do vì Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam có mối liên hệ sâu xa và mật thiết với các Hội Lục Hòa Liên Xã (1922) và Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ (1947), hay nói thực tế hơn, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam vốn lưu xuất từ hai tổ chức tiền thân này, cho nên khi nói đến bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam chúng ta cần phải đi sâu vào bản chất của Hội Lục Hòa Liên Xã và Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ, trước khi liên hệ đến bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam.

2.1 Bản chất yêu nước

Như chúng ta đã biết, Hội Lục Hòa Liên Xã do các bậc cao Tăng tiền bối giàu lòng yêu nước và Hòa thượng Chơn Thanh – Từ Văn thành lập vào khoảng năm 1922 nhằm đẩy mạnh phong trào chấn hưng Phật giáo và cũng nhằm đối phó trước âm mưu thôn tính lâu dài của thực dân Pháp, cùng với những chính sách thù địch ra mặt đối với Phật giáo mà chính quyền thực dân đã công khai trấn áp, khủng bố, thẳng tay tiêu diệt những thành phần yêu nước.

Thời bấy giờ các bậc tiền bối Tăng già ở Nam Bộ đã thao thức lo nghĩ tìm ra phương cách để duy trì đạo pháp. Một trong những phương cách duy trì giềng mối đạo pháp vừa thuận lợi cho việc chấn hưng Phật pháp, vừa dấy khởi lòng yêu nước của chư Tăng và quần chúng, đó là duy trì quy chế tòng lâm bằng việc làm cụ thể là tổ chức an cư kiết hạ, khai mở các Trường kỳ, Trường hương, nhằm giúp Tăng chúng cùng nhau tu học, được nghe các bậc giáo thọ, giảng sư truyền đạt kiến thức Phật pháp, đặc biệt là những bài giảng về tứ trọng ân có lồng nội dung yêu nước cũng được Chư Tôn tiển bối khéo léo truyền đạt.

Đương thời việc tổ chức an cư, truyền giới và mở rộng các lớp giáo lý của Phật giáo Nam bộ nói chung và tại miền Đông Nam Bộ nói riêng do Hòa thượng Từ Văn (chùa Hội Khánh) khởi xướng. Vào năm 1922, Hòa thượng Từ Văn làm Chánh chủ kỳ Trường hương chùa Giác Lâm, đã cùng quý Hòa thượng Quảng Chơn (chùa Long Thạnh) làm Phó chủ kỳ, Hòa thượng Từ Phong (chùa Giác Hải) làm Chứng minh, Hòa thượng Hoằng Nghĩa (chùa Giác Viên) làm Truyền giới sư đã cùng Chư Tăng trong Trường hương đứng ra thành lập Hội Lục Hòa Liên Xã.

Nói đến sự ổn định và phát triển của Phật giáo miền Đông Nam Bộ vào thời kỳ này, chắc chắn ai cũng nhận ra Phật giáo Thủ Dầu Một dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Chơn Thanh – Từ Văn đã thật sự tạo được dấu ấn bởi sự phát triển về mặt tổ chức và đã hình thành nên một nền Phật học căn bản dựa trên cơ sở thành văn của Phật giáo Thủ Dầu Một mà chùa Hội Khánh là trung tâm điều hành và chuyển tải. Theo đó, hệ thống chùa, Tổ đình, với các bậc cao Tăng thạc đức trong tổ chức Phật giáo miền Nam và Đông Nam Bộ cũng rất phát triển thịnh hành như Hòa thượng Từ Phong (chùa Giác Hải), Hòa thượng Thiện Quới và Thiện Hương (chùa Hội Khánh), Hòa thượng Thiện Tòng (chùa Trường Thạnh), Hòa thượng Hồng Hưng – Thành Đạo (chùa Giác Lâm), Hòa thượng Quảng Chơn (chùa Long Thạnh), Hòa thượng Thới Khiêm (chùa Bửu Nghiêm), Hòa thượng Thanh Tịnh (chùa Sắc Tứ Long Huê), Hòa thượng Hoằng Tuyên (chùa Sùng Phước), Hòa thượng Từ Tâm (chùa Bình Long), Hòa thượng Thiện Hồng (chùa Đức Sơn), Hòa thượng Thiện Thanh (chùa Phước Tường), Hòa thượng Mỹ Định (chùa Hội Sơn), Hòa thượng Nghĩa Thông (chùa Long Khánh)… Một bằng chứng cho lịch sử hiện hữu của tổ chức Lục Hòa Liên Xã, đó là tại chùa Giác Lâm (quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh) hiện vẫn còn lưu lại câu liễn của Hòa thượng Từ Văn được viết vào năm 1922 thuộc Hội Lục Hòa Liên Xã, như sau: “Thanh phong hoằng tế khai lục độ phổ thí nhân gian/Từ hải viên dung khải tam hoàng chiêu minh pháp giới” (1922). Việc thành lập Hội Lục Hòa Liên Xã do Hòa thượng Từ Văn và những bậc cao Tăng như Hòa thượng Từ Phong (chùa Giác Hải), Hòa thượng Hồng Nghĩa (chùa Giác Viên), Hòa thượng Quảng Chơn (chùa Long Thạnh) cùng Chư Tôn hòa thượng tại các chùa Phụng Sơn, chùa Bửu Lâm, chùa Từ Phước… đứng ra tổ chức, đã phản ảnh tinh thần duy trì giềng mối đạo pháp rất rõ rệt, nhưng quan trọng hơn, các bậc tiền bối Tăng già đã tranh thủ việc chư Tăng quy tụ sum họp, nhất là trong những ngày sóc vọng hay ngày húy kỵ để liên lạc, trao đổi thông tin thời sự và khơi dậy tinh thần yêu nước, có thể nói tinh thần yêu nước là một trong những nguyên nhân sâu xa để hình thành nên tổ chức Lục Hòa Liên Xã, đồng thời cũng là bản chất của Hội Danh dự yêu nước do Hòa thượng Chơn Thanh – Từ Văn cùng với cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Hồ Chủ Tịch) và cụ Tú Cúc Phan Đình Viện đứng ra thành lập trong khoảng thời gian này (1923) tại Tổ đình chùa Hội Khánh, bởi vì chủ trương của Hội Danh dự yêu nước là giáo dục mọi thành viên xã hội sống đúng với đạo lý con người, truyền bá tư tưởng yêu nước chống ngoại xâm trong đồng bào cũng như Tăng sĩ Phật giáo ở Thủ Dầu Một.

Có thể nói rằng tinh thần yêu nước là một bản chất cao quý rất đặc thù của Hội Lục Hòa Liên Xã và tinh thần yêu nước cũng chính là bản chất đặc trưng của Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ ra đời vào năm 1947 – một hậu thân của Hội Lục Hòa Liên Xã – điều này sẽ được minh chứng trên phương diện truyền thừa nhân sự và đã minh chứng qua suốt chặng đường cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ, kể từ năm 1947 thành lập Hội, cho đến năm 1952, khi Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ giải thể, để hình thành nên Giáo hội Phật giáo Lục Hòa Tăng. Với bản chất của cội nguồn sâu xa như vậy, nên Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam cũng mang trong mình bản chất nồng nàn yêu nước và điều này đã được lịch sử chứng minh qua hai cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong thời cận hiện đại mà Chư Tôn đức tiền bối cũng như Tăng tín đồ trong Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đã cống hiến máu xương và công sức cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong một thời kỳ lịch sử.

2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền

Chim có tổ, người có tông, hơn nữa, bất cứ tổ chức hệ phái nào cũng đều có cội nguồn, mà nguồn gốc sâu xa của tổ chức Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam xuất phát từ các bậc thiền sư thuộc phái Lâm Tế. Điển hình như quý Hòa thượng Thích Huệ Thành, nguyên Ðại Tăng trưởng Giáo hội Lục Hòa Tăng Việt Nam, Tăng tống Phật giáo Cổ truyền (Lâm Tế Gia Phổ, đời thứ 40); Hòa thượng Thích Thiện Thuận, nguyên Viện trưởng Viện hoằng đạo Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Viện chủ Tổ đình Giác Lâm (Lâm Tế Gia Phổ, đời thứ 40), Hòa thượng Thích Bửu Ý, nguyên Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Lục Hòa Tăng, Viện trưởng Viện Hoằng Đạo thuộc Phật Giáo Cổ truyền (Lâm Tế Gia Phổ, đời thứ 40)… Tất cả đều là hàng hậu bối của các vị thiền sư và điều đáng nói là ngoài sứ mạng nhập thế độ sanh, đồng hành cùng dân tộc, thì các bậc tiền bối Tăng già trong hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đều là những hành giả tỏ thông lý tánh, liễu đạt pháp không. Bản thân các ngài cống hiến cho đạo pháp và đất nước không tiếc gì hy sinh xương máu, chịu đựng sự kèm kẹp tra tấn và gian khổ tù đày, nhưng các ngài xem mạng sống nhẹ tựa lông hồng, xem lợi danh như phù du sớm còn tối mất, chính vì vậy mà các ngài luôn thể hiện một đời sống bình dị, thanh thản, ung dung tự tại trước quyền chức lợi danh, đó chính là nhờ xuất phát từ sự chân thật trong công phu tu hành mới có thể liễu ngộ vạn pháp giai không. Có thể nói đây chính là căn cơ duy trì giềng mối tu hành “hòa quang đồng trần” do Tổ Tổ tương tuyền mạng mạch Phật pháp, vốn là truyền thống của Phật giáo từ ngàn đời cho đến thời đại ngày nay.

Mặt khác, sự hành đạo của Tăng tín đồ trong tổ chức hệ phái Phật giáo cổ truyền, tuy không mang màu sắc bác học với phong thái khoa trương hình thức, nhưng lại rất sâu xa và căn bản, đó là tất cả bất kỳ vị Tăng nào của hệ phái Phật giáo cổ truyền Lục Hòa Tăng hay bất cứ giới tử nào tham dự các giới đàn do hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục Hòa Tăng tổ chức, cũng đều phải thuộc nằm lòng Tứ Phần Luật Giải, chúng ta thường gọi nôm na là bốn quyển luật (Từ Ni, Oai nghi, Sa Di, Cảnh Sách), điều này minh chứng rằng, hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục Hòa Tăng Việt Nam rất chú trọng đến căn bản giới luật Phật môn, luôn xem giới luật là nền tảng kỷ cương duy trì mạng mạch Phật pháp.

Ngoài ra, để tăng sự ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng cho nghi lễ Phật giáo, lấy đó làm phương tiện chiêu cảm và nhiếp hóa quần sinh, Chư Tôn đức trong hệ phái Phật giáo cổ truyền Lục Hòa Tăng rất chú trọng đến khoa nghi Thiền đường, chính vì vậy, trong khoảng cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, từ các Tổ đình thuộc hệ phái Phật giáo cổ truyền Lục Hòa Tăng đã lần lượt ra đời các nghi thức Tòng lâm, Thiền môn quy cũ, từ đây nhân rộng và phát triển mạnh tại nhiều tỉnh thành Nam Bộ. Nghi thức Thiền đường và “Ứng phú đạo tràng” sau này ở Nam Bộ chịu ảnh hưởng của Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh ngài có công rất lớn trong việc hệ thống khoa nghi để phù hợp với Thiền lâm qui củ để làm phương tiện truyền bá Phật pháp. Do vậy, trong nghi lễ Phật giáo của hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục Hòa Tăng, khoa nghi Thiền đường vốn không thể thiếu và nó trở thành phương tiện thù thắng để hoằng pháp lợi sinh.

Những điều chúng tôi đã nêu trên đây chính là truyền thống duy trì mạng mạch của Phật giáo Phật giáo Việt Nam…

Nếu như các tổ chức hay hệ phái khác trong ngôi nhà chung của Phật giáo Việt Nam đều có cội nguồn xuất phát, thì cội nguồn của hệ phái Cổ truyền Lục Hòa Tăng cũng được bắt nguồn từ nhiều vị Tổ sư kiệt xuất, giàu lòng yêu nước, có quá trình tham gia chống giặc ngoại xâm và rất nhiệt tình trong công cuộc chấn hưng Phật giáo cũng như hoằng pháp độ sanh. Trong đó, phải kể đến Tổ Huệ Đăng thuộc Tổ đình Thiên Thai (Long Điền – Bà Rịa), Tổ Phi Lai (Như Hiển – Chí Thiền), Tổ Chơn Thinh – Từ Văn (Thủ Dầu Một – Bình Dương) quý ngài đã góp công rất lớn cho Phật giáo và dân tộc đã thế phát xuất gia, đã đào tạo nên những bậc cao Tăng xuất sắc, những nhà lãnh đạo kỳ tài của hệ phái Phật giáo Cổ truyền Lục Hòa Tăng.

Kính thưa quý vị Đại biểu

Hội thảo khoa học lần này sẽ là dịp để tất cả chúng ta cùng nhau ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc; đặc biệt, sự nghiệp của những bậc danh Tăng trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam trọn đời sống cho lý tưởng phụng sự đạo pháp – dân tộc, mãi mãi là những bài học sâu sắc về tâm đức, trí tuệ, hạnh nguyện dấn thân cứu khổ; về tấm gương yêu nước, tinh thần trách nhiệm cao cả đối với đạo pháp và dân tộc.

Kính chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!

Tác giả bài viết: Hòa thượng THÍCH HUỆ THÔNG

Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Lịch sử hình thành GHPG cổ truyền Việt Nam
và những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc, tháng 6/ 2020

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sự hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm thời nhà Trần
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2.1 Bản chất yêu nước2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền Việc ra đời Thiền phái Trúc Lâm đã kết thúc thời kỳ các tông...

Triết lý Phật giáo qua bài Kệ vô thường lúc bấy giờ của Trần Thái Tông
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2.1 Bản chất yêu nước2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền Mở đầu Nhà Trần, như một ngọn hải đăng sáng chói giữa biển cả...

Văn học Phật giáo Đàng Trong: Sự dung hòa tư tưởng Phật – Nho – Đạo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2.1 Bản chất yêu nước2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền Hòa hợp Tam giáo không phải là sự dung hợp mang tính áp đặt,...

Văn học Phật giáo Đàng trong và sự dung hợp các tông phái Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2.1 Bản chất yêu nước2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền Trong bối cảnh lịch sử đặc thù, sự dung hợp giữa các tông phái...

Triết học cho giáo dục gia trong thế giới cuồng loạn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2.1 Bản chất yêu nước2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền “Chúng ta đang thiếu tinh thần công cộng và lòng ái quốc chân chánh...

Ngài Thế Thân: Cuộc đời, Tác phẩm, Duy Thức, và Những tranh luận
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viết1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2.1 Bản chất yêu nước2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền Ngài Thế Thân (thế kỷ thứ 4 sau Tây Lịch) được đánh dấu niên...

Thiền Trúc Lâm Yên Tử – Dòng thiền Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2.1 Bản chất yêu nước2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền Xuất phát từ dân tộc Việt, với đặc thù riêng, không như các thiền...

Vua Phật Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2.1 Bản chất yêu nước2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền (Đề tài tham luận Hội thảo: “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản...

Khảo sát về nguồn gốc của nghi lễ tấn hương
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2.1 Bản chất yêu nước2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền Tập tục tấn hương qua các mục thảo luận trên chúng ta thấy có...

Vài điều liên hệ trong sự nghiệp của Đại sư Thiện Hoa ở Việt Nam và Đại sư Huyền Trang ở Trung Hoa
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viết1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2.1 Bản chất yêu nước2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền Mỗi dân tộc, tôn giáo trong từng giai đoạn lịch sử đều có những...

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2.1 Bản chất yêu nước2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ...

Sơ lược truyền thừa phái Ni dòng Lâm Tế miền Bắc
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viết1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2.1 Bản chất yêu nước2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền Ghi chép truyền thừa về Ni giới ở ta thời xưa, cách ghi chép...

Động và tĩnh – Triết lý sống trong bài thơ “Dụng chân tâm” của Trần Thánh Tông
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2.1 Bản chất yêu nước2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền Dụng chân tâm không chỉ đơn thuần là một bài thơ thiền sâu sắc...

Giới thuyết về Thiền uyển tập anh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2.1 Bản chất yêu nước2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền Trích yếu: Thiền uyển tập anh là bộ sử Phật giáo quan trọng trong lịch...

Cuộc đời Tôn giả Rahula qua Kinh tạng Nikaya
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viết1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2.1 Bản chất yêu nước2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền Thế Tôn dạy cho Rahula phải biết quán xét, suy ngẫm tường tận điều...

Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt
Lịch sử, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2. Bản chất của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam2.1 Bản chất yêu nước2.2 Bản chất duy trì giềng mối tu hành cổ truyền Phật giáo thời Lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực giáo...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.