Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng tư tưởng mới trong một tôn giáo, cụ thể là đạo Phật.

Nhớ lại nhiều năm trước, khi các lạt-ma Tây Tạng lần đầu truyền vào Việt Nam bằng các pháp hội quán đảnh, Phật tử Việt Nam hâm mộ cực hạn, tham dự với số lượng vài nghìn người mỗi pháp hội. Bởi hình tướng mới lạ, âm thanh và biểu hiện mới lạ, cộng thêm yếu tố tâm linh huyền bí thêm chút huyễn hoặc, thế là phật tử Việt Nam với vốn niềm tin hời hợt đối với Tam Bảo, lập tức bị thu hút. Sau một thời gian rồi lại đâu vào đấy, ma đi đường ma, Phật về với Phật, những “ông Phật” chân chất, khiêm tốn, không bon chen đua đòi mà chỉ an bần lạc Đạo với chúng sinh “nhà mình” với phương châm tùy cơ giáo hóa.

Giữa cái nắng hạn của mùa hè đỏ lửa từ Nam tới Bắc nhân dân bị thiếu hụt nước dùng và không khí để thở, thì một cơn mưa tưới xuống đâu đó sẽ là Cam lồ vô cùng quý giá của trời ban. Cũng vậy đối với tâm bệnh của chúng sanh. Ví dụ như giữa xã hội phương Tây xô bồ, bức não bị công vụ và đồng tiền cuốn vào vòng xoáy, thì những phút giây thở và cười, sống chậm theo phương pháp thiền chánh niệm của Làng Mai sẽ là một phương thuốc an thần tuyệt đối phù hợp. Tuy nhiên, an thần vẫn là an thần, chỉ giảm đau tạm thời chứ không thể là phương pháp đích thực để đưa đến giải thoát tối hậu. Muốn giải thoát phải thể nhập Trí Tuệ giác ngộ thật tướng các Pháp.

Giữa cái thiếu hụt trầm trọng khi quần chúng (vốn là tín đồ trung thành của truyền thông mạng, lấy mạng xã hội làm từ điển, làm thước đo cho mọi khía cạnh sống) mãi loanh quanh tìm kiếm đâu là một chiếc “chân tu” ở xã hội nhiễu nhương này, thì Minh Tuệ xuất hiện như một đáp án thỏa mãn được cái thèm thuồng của trí thức quần chúng ấy.

Bởi vì, khi người ta chỉ lên reel của facebook, lên clip của tiktok … để tìm kiếm chân lý, qua các câu nói ngắn ngủi được “chiết xuất” có ý đồ, thì những câu nói của chư Tăng, các vị giảng sư trở nên bộ mặt đại diện méo mó, dị hợm của Phật Giáo. Phật tử với tình yêu sâu đậm đối với đức Phật, thì không thể chấp nhận những kiểu đại diện như thế, nên lập tức quay lưng, đi tìm mẫu đại diện khác. Và cách xác lập mẫu đại diện “chuẩn” nhất họ đã tìm được, cũng lại dựa vào số đông giống như một cuộc bỏ phiếu. Ví dụ, Pháp Hòa được 90/100 phiếu thì trở thành chân tu; Chơn Quang được 10/100 phiếu thì thành “ma tăng” theo khẩu phán của họ; Thái Minh được 20/100 phiếu thì thành sư lường gạt, v.v. Đấng tối cao vẫn là mạng xã hội.

Dùng cái thước đo của quần chúng để đánh giá mặt ngoài như vậy, cho nên tín đồ, người mến đạo, quần chúng chưa vào đạo (đều có điểm chung theo dõi trên màn hình điện thoại) mới thấy Phật giáo đang đi vào ngõ cụt, chư Tăng Phật Giáo hầu như chỉ là đám người bị vật chất tha hóa, chùa chiền đều là nơi bị thương mại hóa. Nhìn chùa bằng con mắt của nhà thơ thì chùa sẽ là cảm xúc sáng tác. Nhìn chùa bằng con mắt của kiến trúc sư thì chùa sẽ là một tác phẩm kiến trúc đẹp hay xấu. Nhìn chùa bằng con mắt kinh tế học, thì quanh chùa và quanh cửa miệng của các sư chỉ thấy tiền, mục đích của tiền, cách kiếm tiền, cách tiêu tiền, tội ác của tiền, v.v.

Những bộ óc trong trắng dần dần bị dẫn dắt bởi truyền thông hạ đẳng, thấy sư sãi thời nay không còn đáng tin nữa. Thành công của Ấn Độ giáo trong việc bứng gốc Phật giáo khỏi Ấn Độ thế kỷ 12 là biến đức Phật thành một hóa thân của thần Visnu. Thành công của những kẻ xấu đối với Phật giáo ngày nay, là đã vẽ nên được một bộ mặt Tăng già (trên mạng) thật là tệ mạt.

Khi quần chúng đang chỉ thấy một bộ mặt Tăng già tệ mạt, tham cầu vật chất, đấu khẩu lẫn nhau, v.v. như vậy thì khi xuất hiện hình ảnh một “ông sư” đi chân trần, mặc áo vá, ngủ bờ bụi, đi xin ăn… hoàn toàn đáp ứng được mong cầu tìm kiếm một người tu không bị vật chất lôi cuốn. Lập tức, hình ảnh ấy biến thành “chân tu”. Tuy nhiên, chân tu là tu đúng, là bước khởi đầu để tìm đạo; chứ không thể xem là đã thành tựu, đã chứng ngộ. Nhiều vị vội vàng phán đoán đó là Phật tái thế gì gì, xin thưa là không phải chánh ngữ.

Minh Tuệ là một bậc “chân tu” thì cũng chỉ có Minh Tuệ giải thoát. Những vị ngồi tìm kiếm trên màn hình, đánh giá, so sánh… cũng chẳng được một chút lợi ích gì, nếu các vị vẫn mãi tham đắm, khẩu nghiệp, ăn ngủ, nhậu nhẹt. Tìm ra được bậc chân tu như vậy, thì người tìm được vẫn theo quy trình nhân quả của mình. “Bậc chân tu” kia nếu thấy được pháp, chứng ngộ thoát ly ái dục, việc làm đã xong, phạm hạnh đã thành, thì bậc ấy đi vào Niết Bàn, cũng không dính líu gì đến đạo Phật, đến quần chúng. Nó chỉ dính líu duy nhất, là khi bậc ấy thuyết pháp, chia sẻ pháp hành, các vị cùng thực hành, cùng buông bỏ, cùng chân thành sống đời thánh thiện,… các vị sẽ an trú cảnh giới tịnh lạc của tâm thức.

Sau này, khi hiện tượng Minh Tuệ chìm xuống, Phật giáo vẫn là Phật giáo, đạo Phật Việt Nam vẫn như 2000 năm qua sống trong lòng dân tộc, vì dân tộc Việt Nam mà thay đổi hình tướng, thay đổi diện mạo, đánh mất tôn nghiêm để dung hợp, biến thành một cái Đạo mà chỉ phù hợp với định tính dân tộc tại xứ này. Trong cội nguồn của cái Đạo (không phải đạo Phật gốc) đó, biết bao nhiêu suối nguồn đạo lý, đạo đức nuôi lớn dân tộc Việt Nam, biết bao nhiêu xương máu hy sinh của những cá nhân “cởi Ca sa khoát chiến bào” để bảo vệ quê hương xứ sở, v.v. Bên trong chiếc Đạo không mang hình thái gốc (mà chúng ta xem nhẹ để hướng ngoại tìm cầu) đó, vẫn còn như nhiên hiện hữu những “ông chủ nhà” đầy thiện chí, hiếu khách, chí hiền chí thiện để mặc cho các vị khách tự do thoải mái lục lọi lấy đi bảo vật trân châu trong chiếc rương đạo lý được gia truyền bởi đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Đạo Phật Việt Nam là vậy đó. Ngày sau, rồi sau nữa, hết hiện tượng lạ này rồi lại sẽ xuất hiện những hiện tượng lạ khác làm nức lòng khán giả, đem đến những bông hoa tươi mát, hoan hỷ theo nhiều thiên hướng khác nhau cho quần chúng, cho chúng ta, cho những người vẫn còn lưu xứ Ta Bà đầy uế trược này.

(Chút trầm tư mùa Phật Đản PL.2568; nạp tử vô danh mạn bút)

Đạo Quang
Nguồn: phatgiaovadoanhnhan.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sự kiện lịch sử của Phật giáo Việt Nam
Điểm nhìn, Sự kiện

Sau khi đất nước được độc lập và hòa bình, thống nhất Phật giáo là nguyện vọng của tất cả Tăng Ni, Phật tử trong cũng như ngoài nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, các tổ chức, giáo hội, hệ phái có mặt ở nước ta đã cùng một ý...

Giữa Tâm Bão Xã Hội: Phật Giáo và Con Đường Tỉnh Thức
Điểm nhìn

Trong thế giới hiện đại, khi sự ồn ào của mạng xã hội và sự chuyển động không ngừng của truyền thông làm khuấy đảo tâm trí con người, Phật giáo dường như đang bị đẩy vào một vở kịch xã hội đầy rẫy những diễn đàn tranh luận vô nghĩa. Người ta nhìn nhận...

Nét đẹp khất thực tại khóa xuất gia gieo duyên ở Huế
Sự kiện

Khoá Xuất gia gieo duyên mùa Đông năm 2024 (Khóa 22) do chùa Huyền Không (TP.Huế, tỉnh TT-Huế) tổ chức có trên 100 thiện tín, nam nữ Phật tử tham dự, đang diễn ra kể từ ngày 3/10. Tại khóa tu, ngoài việc trải nghiệm về hình tướng – trở thành một nhà sư thực...

Chạnh lòng Phật viện Đồng Dương: Chỉ còn tháp Sáng chực chờ ngã đổ
Điểm nhìn, Tin tức

Phật viện Đồng Dương, di tích quốc gia đặc biệt ở Quảng Nam, một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Champa, đến nay xuống cấp trầm trọng, gần như là phế tích khiến người dân không khỏi xót xa, chạnh lòng. Trải qua nhiều thế kỷ, khu di tích Phật viện Đồng Dương đã...

Tỉnh thức giữa bão tố truyền thông
Điểm nhìn

Truyền thông về Phật giáo, hiện tượng lan truyền các video cắt xén, bóp méo các bài giảng của tăng, ni đã trở thành một vấn đề đáng báo động, dẫn đến sự hiểu lầm và xuyên tạc giáo lý. Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, truyền thông mạng xã hội đã trở thành một phần...

Dẫn chương trình Phật Giáo
Sự kiện

Lời Phi Lộ Trong mọi sự sinh hoạt lễ hội Đạo cũng như Đời phải có Người Dẫn Chương Trình.  Cho nên vai trò Người Dẫn Chương Trình vô cùng quan trọng. Thất bại hay thành công  trong buổi lễ ấy phần lớn phụ thuộc sự khéo léo , nhạy cảm của người Dẫn Chương...

Kỹ năng dân chương trình Phật Giáo – Lễ đặt đá xây dựng Chùa
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄ Đặt đá xây dựng hay lễ khởi công/động thổ xây dựng chùa là một buổi lễ có ý nghĩa công bố cho quần chúng biết bắt đầu xây dựng một công trình tâm linh và kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ cúng dường của Tăng Ni tín đồ...

Siêu bão Milton và góc nhìn đạo Phật
Điểm nhìn

Qua hai cơn bão mạnh nhất gần đây, cơn bão Yagi và siêu bão Milton đang hoạt động tại Mỹ đã cho chúng ta nhìn thấy những giá trị quý báu cần được nâng niu gìn giữ của thiên nhiên và môi trường đối với đời sống con người Siêu bão Milton Sáng ngày 06/10/2024,...

Vì sao núi Bà Đen, Tây Ninh được chọn là điểm đến của 1.000 đại biểu trong đại lễ Vesak 2025?
Sự kiện

Đại diện Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) đã không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của núi Bà Đen, Tây Ninh trong chuyến khảo sát nơi được chọn là điểm đến tham quan của hàng ngàn đại biểu từ 80 quốc gia trong đại lễ Vesak 2025 Biểu tượng...

Khẩn cấp ứng cứu Phật viện Đồng Dương
Điểm nhìn

Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ còn sót lại chút “hình hài” là cổng tháp Sáng sau hơn nghìn năm tồn tại. Nhưng tháp này cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang phải vất vả chống đỡ. “Mất tháp Sáng sẽ mất luôn Phật viện Đồng...

Góc nhìn đạo Phật về mâu thuẫn tôn giáo và chiến tranh ở Trung Đông
Điểm nhìn

Khi cuộc chiến có nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm tại Gaza, thành một cuộc xung đột khu vực, trí tuệ Phật giáo đã soi sáng điều gì về chu kỳ bạo lực? Sau khi Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus,...

Kỹ năng dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Bổ Nhiệm Trụ Trì
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ LỄ BỔ NHIỆM TRỤ TRÌ Bổ nhiệm trụ trì, nói chính xác là công bố quyết định bổ nhiệm (vị nào) trụ trì chùa (gì đó), đây là một lễ hành chính quan trọng trong Phật giáo, thường có sự chứng minh và tham dự của đông đảo chư tôn đức...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Lễ Hằng Thuận
Sự kiện

LỄ HẰNG THUẬN 1 (ĐÁM CƯỚI TẠI CHÙA) I. KHÁI QUÁT VỀ BUỔI LỄ Lễ Hằng thuận là lễ thành hôn được tổ chức tại chùa. Cũng như các tôn giáo khác, muốn gắn bó những cột mốc quan trọng trong cuộc đời các tín đồ bằng những dấu ân tâm linh. Hằng thuận có...

Góc nhìn Phật giáo về tranh luận bầu cử ở Mỹ và chính ngữ đạo Phật
Điểm nhìn

Cựu Tổng thống Donald Trump gọi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là “kẻ vô năng” và chỉ trích khả năng nhận thức của ông, trong khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đáp trả bằng cách gọi cựu Tổng thống Donald Trump là “kẻ mị dân nguy hiểm” và nhiều lần gọi ông là...

Cẩn trọng khi “sùng bái” hạnh đầu đà
Điểm nhìn

Đầu đà (Sanskrit: Dhūtaguna, Pāli: Dhutanga) là nhóm phương pháp khổ hạnh mang tính chất tự nguyện trong Phật giáo, nhằm dứt trừ sự dính mắc, tham dục, phiền não. Đầu đà là một trong những phương pháp tu tập của Phật giáo. Thời đức Phật tại thế, hạnh đầu đà được một bộ phận...

Kỹ Năng Dẫn chương trình Phật Giáo – Đêm hội trăng rằm
Sự kiện

I. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH Đêm hội trăng rằm là chương trình tết thiếu nhi dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Trong gần mười năm trở lại, các chùa có xu hướng tổ chức đêm hội trăng rằm, trước hết cho con em Phật tử, và rộng ra là cho thiếu niên...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.