Các hiện tượng siêu nhiên huyền bí, kết hợp với niềm tin và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hình thành nên tín ngưỡng Tam Tứ Phủ đặc trưng của người Việt với các vị nữ thần chính trông coi các cõi của tự nhiên

Tôn tượng Bồ Tát Quan Âm tại Cung thờ Mẫu tại gia của một gia đình ở Hà Nội
Tôn tượng Bồ Tát Quan Âm tại Cung thờ Mẫu tại gia của một gia đình ở Hà Nội

Việt Nam là nơi giao thoa các nền tôn giáo, chịu ảnh hưởng nhiều từ hai nền văn hóa Trung hoa – Ấn Độ. Đạo Phật đã du nhập Việt Nam hơn 2000 năm, trong các giai đoạn phát triển, Đạo giáo và Khổng giáo đã bám rễ sâu, trở thành một phần của văn hóa người Việt.

Bên cạnh những giao thoa của tín ngưỡng và tôn giáo, người Việt đã vẫn duy trì và phát triển một di sản tín ngưỡng, có bản sắc riêng, di sản đó đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2017, đó là Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt.

Việt Nam – xứ sở của nền văn minh lúa nước và nền kinh tế nông nghiệp đã hình thành nên những câu chuyện của tình mẹ sáng tạo – mẹ Âu Cơ. Theo đó, các hiện tượng tự nhiên huyền bí như mưa sấm chớp… kết hợp với các luận giải của Phật giáo trong giai đoạn đầu Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã hình thành truyền thuyết về Phật Mẫu Man Nương cùng với sự giảng đạo của ngài Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189, từ đó tín ngưỡng thờ nữ thần bản địa kết hợp cùng Phật giáo hình thành nên hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp tại các ngôi chùa đó là Pháp Vân (thần mây) thờ ở chùa Bà Dâu; Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu; Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng; Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa Bà Dàn. Theo dấu lịch sử ta thấy ảnh hưởng của Tứ Pháp ở Việt Nam rất lớn, nhiều lần triều đình nhà Lý phải rước tượng Pháp Vân về Thăng Long để cầu mưa.

Người Việt cổ coi trọng Mẹ Đất, các hiện tượng siêu nhiên huyền bí, kết hợp với niềm tin và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hình thành nên tín ngưỡng Tam Tứ Phủ đặc trưng của người Việt với các vị nữ thần chính trông coi các cõi của tự nhiên: Thiên phủ – Mẫu Cửu; Địa phủ – Mẫu Liễu, Thủy Phủ – Mẫu Thoải, Nhạc Phủ – Mẫu Thượng ngàn.

Tín ngưỡng dân gian Việt không cố định về hệ thần linh, mà theo những mốc phát triển lớn của lịch sử dân tộc để biến đổi theo. Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn bước vào huyền thoại, trong tâm thức dân gian ông là vị thánh phù hộ cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước… Ngày tiệc đức Thánh Trần thường được tôn là ngày “giỗ Cha” của toàn thể dân tộc Việt Nam vào ngày 20/8 Âm lịch.

Và khi tín ngưỡng văn hóa Việt theo các thương thuyền lên vùng trung du rồi tiếp cận cả với vùng sâu, vùng xa để sau đó theo bước chân tộc người chủ thể mà tới nay lan tỏa ra gần khắp đất nước. Quá trình này cũng kèm theo sự hội nhập tín ngưỡng với các thần địa phương, như ông Hoàng Bảy, Hoàng Sáu, Hoàng Mười và các chầu, chúa khác… những vị nhân thần, sơn thần hộ quốc trợ dân, sinh vi tướng – tử vi thần (hóa vi thần), phù độ giúp dân ấm no hạnh phúc, những câu hát ca ngợi các vị nhân thần này được thể hiện rõ trong các giá hầu đồng.

Chầu Mười Đồng Mỏ, vị sơn thần đã từng phò giúp vua Lê Thái Tổ: Mười năm chiến lược tung hoành Dẹp tan giặc dữ triều đình phong công Rước chầu về đất Sơn Chung Gom dân lập ấp ở vùng Mỏ Ba. Về ông Hoàng Bảy: Biên Cương súng nổ đùng đùng Sa trường sương núi máu xương chẳng nề.

Cho đến thể kỷ XVI, khi nền kinh tế và văn hóa phát triển hơn, thì tất yếu có một xu hướng hội các thần lại hoặc chọn ra một vị tiêu biểu để tôn thờ, một linh hồn Nữ Thần bất tử nữa với nhiều huyền tích, hình tượng người phụ nữ cao đạo, không chịu khuất phục, mong muốn khát vọng cuộc sống ấm no hạnh phúc trong bối cảnh lịch sử thời Vua Lê – Chúa Trịnh, xã hội rối loạn, nhân dân ly tán, khởi nghĩa nông dân diễn ra triền miên, kinh tế nông thôn chợ quê dần phát triển… bà trở thành một vị Nhân Thần mà dân gian tôn xưng là đệ nhất Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Tín ngưỡng thờ Mẫu mang một bộ mặt mới, người phụ nữ đời hình thành với khát vọng của người dân, bà ban lộc, chữa bệnh, ban phúc, trừ ma, diệt ác… Tín ngưỡng nhanh chóng lan tỏa khắp mọi miền đất nước vì đáp ứng được đời sống tâm linh tinh thần của quảng đại quần chúng nhân dân. Từ đó bốn vị thánh được dân gian tôn phong là Tứ Bất Tử là đức thánh Tản Viên biểu hiện cho ước vọng chiến thắng thiên tai, lụt lội. Thánh Gióng biểu hiện cho tinh thần chống giặc ngoại xâm; Chử Đồng Tử biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về vật chất và Mẫu Liễu Hạnh biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về tinh thần của người dân Việt. Điều này đã khiến cho đạo Mẫu ăn sâu vào tâm thức dân gian của người Việt, là nền tảng hình thành lên hệ thống tín ngưỡng của dân tộc chính là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ đã phát triển trong lịch sử và đang lan tỏa – phát triển như ngày nay.

Các vị thần gần với bản thể của vũ trụ được gắn với tính Mẹ, sản sinh ra các giá trị văn hóa, sản sinh ra các nghề, các vị nhân thần có công với dân với nước, đánh giặc ngoại xâm, ban tài phát lộc, cho sức khỏe, giúp dân ấm no hạnh phúc… nên tự lúc nào trong dân gian đã hình thành những bài hát truyền miệng ca ngợi lòng yêu nước, yêu lao động sản xuất như trong bài Chầu Thượng:

Chầu dậy người Kinh xuống sông thả lưới,

Chầu dậy người Mường phát rẫy làm nương.

Đến Thời Lê Thần Tông 1607 – 1662 đã cho phép thành lập Nội Đạo Tràng, một số vị Thánh của Đạo giáo thâm nhập vào tín ngưỡng Tam Tứ Phủ, như Nam Tào, Bắc Đẩu, các phép thuật trừ tà ma… nghi lễ hầu bóng dần ảnh hưởng Đạo Giáo, một mặt hình thành nên nguyên lý thờ Mẫu một mặt tăng thêm tính ma thuật vốn đã tiềm ẩn trong dân gian.

Tôn tượng Mã vàng Bồ Tát (Thánh Mẫu Liễu Hạnh) trong trang phục bán xuất gia, tượng từ thời Hậu Lê được gìn giữ tại chùa Biện Sơn, Yên Lạc, Vĩnh Phúc.
Tôn tượng Mã vàng Bồ Tát (Thánh Mẫu Liễu Hạnh) trong trang phục bán xuất gia, tượng từ thời Hậu Lê được gìn giữ tại chùa Biện Sơn, Yên Lạc, Vĩnh Phúc.

Việc thờ cúng ngoài việc cầu cho người yên vật thịnh còn là giúp con người được an lạc giải thoát vì vậy việc thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ là thờ thần trong đền miếu phủ thì đã có sự dung hợp thích nghi với văn hóa bản địa. Các hệ thống thờ đan xen với nhau tạo nên các ngôi chùa “tiền Phật, hậu Thần” hay “tiền Phật, hậu Mẫu”, kiến trúc này thể hiện rõ ở chùa Thầy, chùa Bối Khê… Người Việt cổ đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc… vào thờ trong chùa. Trong nghệ thuật tạc tượng, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp được “Phật giáo hóa” hoàn toàn điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật.

Tôn giáo nào cũng trong quá trình tu tập và hoàn thiện, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ cũng là một quá trình tiến tu nên cần sự giao hòa của Phật giáo. Đạo Mẫu lồng trong đạo Phật hướng con người đến những việc thiện, cuộc sống sung túc và cuối cùng là giải thoát, đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh khi đã là đệ nhất thánh mẫu nhưng cuối cùng vẫn xuất gia, các triều vua Nguyễn đã từng sắc phong ngài là Mã Vàng Bồ Tát.

Phật giáo dung hòa với tín ngưỡng bản địa tạo nên những nét văn hóa riêng biệt độc đáo, tinh thần tùy duyên bất biến của đạo Phật nhiều nhà sư đã dùng những phương tiện thiện xảo hòa nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ. Ngoài căn quả, việc hầu thánh, hầu mẫu, các sư muốn giáo hóa chúng sinh phải nhập thế theo văn hóa vùng miền để thông qua việc nhập thế giáo hóa chúng sinh, hướng chúng sinh đến cửa Phật, bởi một người hiểu đạo Phật sẽ có cái nhìn chân chính với đạo Mẫu, giúp tôn giáo là Phật giáo và nét đẹp tín ngưỡng bản địa của người Việt luôn trường tồn cùng văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên việc lưu giữ bản sắc văn hóa và mê tín là khác nhau, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ là tự do tín ngưỡng tôn giáo nên không thể can thiệp khi có những hiện tượng không tốt. Những người không có căn quả ra trình đồng mở phủ theo trào lưu – một số bộ phận hiểu lầm, một số ít đồng thầy cho ra đồng sai gây nên việc “Thờ thì dễ – giữ lễ thì khó”. Về góc độ trần gian không sai về tự do tín ngưỡng. Về góc độ tâm linh việc tốn tiền bạc công sức, tạo sự mê tín dẫn đến nhiều hệ lụy sai khác.

Với những thanh đồng được ăn lộc thánh – giúp người dân giải quyết những khúc mắc về tâm linh thường dễ mắc phải ba điều gọi là Tam nghiệp tiết lộ thiên cơ, can thiệp vào nhân quả nghiệp lực của người khác, sẽ chắc chắn là không tốt nếu ảnh hưởng đến gia đình, cuộc sống của người khác nhưng cũng sẽ tích lũy công đức khi có tâm giúp người giác ngộ giáo hóa.

Thanh đồng đạo quan tu Thánh lấy đạo Phật làm gốc, trong phát triển luôn đề cao giá trị Văn hóa gốc của người Việt, văn hóa tâm linh truyền miệng, thành kính mẹ thiên nhiên và nhân thần, các vị anh hùng dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp non sông đất nước, mang nét đẹp văn hóa vùng miền từ trang phục, nghi lễ, văn hóa tế, nhảy đồng, cung văn nhạc lý truyền bá giao lưu cho các thế hệ sau. Đại đa số các vị theo lối tích Mẫu Liễu Hạnh, khi về già hầu Thánh xong sẽ “Cáo thánh” Quy y cửa Phật.

Đức Phật đã từng nói “Ta là Phật đã thành chúng sinh là Phật sẽ thành”. Dù là tín đồ Phật giáo hay tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ đều mục tiêu sâu xa là giải thoát cho kiếp sống tạm, hướng chúng ta đến cái thiện, giúp chúng ta luôn cảm thấy được chở che, có một nơi để tìm về. Chính vì vậy, khi tìm hiểu về tiến trình phát triển của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy cộng đồng phật tử và cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ đã có sự gắn bó hữu cơ biện chứng trong cộng đồng xã hội và cộng đồng văn hóa Việt Nam.

Cát Khánh – Hoàn Kiếm, Hà Nội Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 9/2021

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự nhấn mạnh vào nhận thức bản thân, từ bi tâm và công lý xã hội đã biến đạo Phật thành một động lực kiên cường cho sự chuyển hoá tích cực. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế...

Những đóng góp của triều đại nhà Trần đối với Phật giáo Việt Nam về văn hoá, tư tưởng
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Triều đại nhà Trần không chỉ là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong công cuộc khôi phục và phát triển đất nước, mà còn là thời kỳ đánh dấu sự thăng hoa của Phật giáo trong mọi lĩnh vực văn hóa, giáo dục và tinh thần của dân tộc. Chương I. Khái quát...

Các thiền sư thời Lê sơ và sự nỗ lực chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc Đại Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, đánh bạt âm mưu xâm lược, nô dịch văn hóa của thế lực phương bắc ngay từ những thế kỷ đầu. Tóm tắt Phật giáo thời Lê sơ (1428 – 1527) tuy ít được triều đình...

Hoà thượng Tâm Ấn Vĩnh Thừa Thiền – Tịnh – Mật tam hành
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Tóm tắt: Sự biến động về chính trị, xã hội của Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đã ảnh hưởng rất nhiều đến Phật giáo nước nhà, nên tông chỉ tu tập giữa các tông phái dần bị phai mờ, mất đi ranh giới mà thay vào đó là sự pha lẫn, hoà...

Đức Phật nói gì về chính trị và pháp trị quốc?
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo...

Trúc Lâm đầu đà – một phong cách xuất trần Thượng sĩ
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Hòa hợp xã hội là một phương pháp chính trị của vương quyền nhà Trần, nhưng cũng mang phong cách của Ngài từ ảnh hưởng giáo lý nhà Phật thấm nhuần. Tìm lại dấu xưa là để ôn cố tri tân vậy. Bài viết này chúng tôi muốn nói lên phong cách đặc thù của Tổ...

Đặc tính tư tưởng của Thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Thiền phái Lâm Tế truyền vào Việt Nam từ Trung Hoa qua hai giai đoạn chính là vào thời nhà Trần và đời Lê Trung hưng (vua Lê chúa Trịnh, chúa Nguyễn). Sau khi truyền vào Việt Nam, Thiền phái Lâm Tế có những thay đổi cơ bản để thích nghi với văn hóa, phong...

Đạo Mẫu và Tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ qua trật tự các giá Hầu
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần Việt. Nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến việc tôn vinh những vị nữ thần tối cao mà người ta tôn là Thánh Mẫu hay Quốc Mẫu, tuy nhiên trong đạo thờ Mẫu, người ta không...

Các kỳ kết tập Kinh điển Tam Tạng Pali
Lịch sử, Nghiên cứu

Công việc học Tam Tạng và Chú giải Pāḷi để bảo tồn trọn vẹn pháp học Phật giáo là bổn phận của mọi người Phật tử, là bậc xuất gia cũng như các hàng tại gia cư sĩ. Để giữ gìn duy trì pháp học Phật giáo cho được đầy đủ, không để rời rạc,...

Bốn trường phái nghiên cứu Phật học trên thế giới
Nghiên cứu

Đến thế kỷ XX, Phật giáo lan toả sang vô phương Tây, việc nghiên cứu Phật giáo ở phương Tây được định hình có phương pháp tư duy khoa học nên phát triển mạnh mẽ, với ba trường phái lớn tại các khu vực Anh – Đức, Pháp – Bỉ, và Nga. Mỗi trường phái...

Vai trò của vua Trần Thái Tông trong việc thiết lập nền tảng cho sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Tóm tắt: Bên cạnh vai trò là một vị vua hiền về mặt trị quốc, Trần Thái Tông còn được biết đến với tư cách là người đã có vai trò quan trọng trong việc tiếp nối, duy trì và phát triển Thiền tông Việt Nam trong giai đoạn chuyển giao quyền lực Lý –...

Sự thành lập Giáo đoàn Ni Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Hơn hai nghìn năm Giáo đoàn Ni có mặt trên thế gian này, dù trải qua bao biến cố trong những giai đoạn thăng trầm của lịch sử, nhưng những nữ tu sĩ Phật giáo vẫn luôn thể hiện khả năng xuất sắc của giới nữ trong tu tập, hộ quốc an dân và phát...

Đóng góp và giá trị của Tạp chí Viên Âm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Hoạt động hoằng pháp của tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo… Hoạt động hoằng pháp của Tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt...

Vài nét về âm nhạc Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Âm nhạc là lĩnh vực không được nói đến nhiều trong Phật giáo, càng không phải lĩnh vực được đề cao và khuyến khích, ít nhất là trong Phật giáo thời kỳ đầu. Điều này không có gì lạ, vì theo truyền thống Phật giáo, âm nhạc là thứ đức Phật khuyên dạy những đệ...

Về tên gọi Thượng Tọa và Thượng Tọa Bộ trong các nguồn tư liệu Phật giáo Trung Hoa
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

VỀ TÊN GỌI THƯỢNG TOẠ (STHĀVIRA, THERA) VÀ THƯỢNG TOẠ BỘ (STHĀVIRAVĀDA) TRONG CÁC NGUỒN TƯ LIỆU PHẬT GIÁO TRUNG HOA (Sthavira, Thera and ‘*Sthaviravāda’ in Chinese Buddhist Sources)  của Max Deeg THÍCH NHUẬN CHÂU dịch Lời người dịch Bhikkhu Sujato, vị tỉ-khưu uyên bác người Úc châu, đã dịch bốn bộ Nikāya từ tiếng Pāli sang tiếng Anh. Bhikkhu...

Văn bản Giải Địa Tạng Kinh của Hương Hải Thiền sư
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt Địa Tạng kinh giải thích Hoa ngôn đây là một trong 20 tác phẩm dịch Nôm lớn của Hương Hải thiền sư, được nhắc tới trong Hương Hải Ngữ Lục và trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn với tên gọi là Giải Địa Tạng kinh. Đây là tác phẩm dịch...