Tóm tắt: Sự biến động về chính trị, xã hội của Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đã ảnh hưởng rất nhiều đến Phật giáo nước nhà, nên tông chỉ tu tập giữa các tông phái dần bị phai mờ, mất đi ranh giới mà thay vào đó là sự pha lẫn, hoà nhập chắt chiu tình lọc những cái hay từ thiền, mật, tịnh để tu tập thực hành trở thành xu hứng phổ biến đương thời. Hoà thượng Tâm Ấn Vĩnh Thừa bậc chân tu thạc đức thế hệ chữ Tâm’ thiền phải Liễu Quán đã khéo léo vận dụng pháp “tam hành” một cách linh hoạt trong hành trình chuyển hoá bản thân và khuyển hóa tha nhân đem đến lợi ích đích thực, và trở thành “tòng lâm thạch trụ” của Phật giáo Huế.

Vào những thập niên đầu của thế kỷ XX ở Huế thường lưu truyền câu “Nhất Thùy, nhì Thống, tam Thừa”. Vậy câu nói trên có ý nghĩa gì? Và đề cập đến những nhân vật nào của thời kỳ đó?

Câu nói trên mang ý nghĩa ca ngợi, tán dương học phong kiến thức uyên thâm Nho – Lão – Phật, đạo đức phẩm hạnh của ba vị Hòa thượng Thích Thanh Thủy, Thích Chánh Thống và Thích Vĩnh Thừa đại diện cho ba thiền phái đương thời ở Huế.

Thích Thanh Thùy vị giáo thọ từ miền Bắc vào đại diện cho thiền phái Thuỷ Nguyệt – Tào Động.

Thích Chánh Thống (1901-1968), pháp danh Chơn Đạo, hiệu Bích Phong khai sơn trú trì chùa Quy Thiện – Huế thuộc thiền phái Vạn Phong Thời Uỷ tổ đình Hải Đức – Huế.

Thích Vĩnh Thừa (1895-1976), pháp danh Tâm Ấn, hiệu Viên Quang trú trì chùa Tường Vân, khai sơn chùa Châu Lâm Huế.

Trong phạm vi đề tài hội thảo khoa học “Thiền phải Liễu Quản: Lịch sử hình thành và phát triển” tôi xin giới thiệu về: “Hòa thượng Tâm Ấn Vĩnh Thừa: Thiền – Mật – Tịnh tam hành”.

1. THÂN TH

Nước Việt Nam ta từ khi tắm gội những con sóng lớn của mưa pháp, tiếp bước dấu chân của bậc đại thánh để tu tập, đời đời không thiếu người tiếp nối ngọn đèn tâm của tuệ mạng Phật, gieo trồng hạt giống trí của đấng Phật đà để dẫn dắt hậu sinh, giáo hóa bốn chúng. Hòa thượng Tâm Ấn Vĩnh Thừa ngày nay chính là một người trong số đó2.

Hòa thượng thế danh là Nguyễn Hữu Ký, sinh ngày 20 tháng 11 năm Ất Mùi niên hiệu Thành Thái (1895), nguyên quân làng Đa Nghỉ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị nhưng sinh trưởng tại làng Lang Xá Bàu, xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Hữu Tỷ, pháp danh Thanh Phong, hiệu Sung Dật; thân mẫu là cụ bà Võ Thị Ngọ người làng Thần Phú, xã Thủy Châu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với những túc duyên thiện nghiệp đã gieo trồng trong tiền kiếp nên Hòa thượng sinh trưởng trong một dòng họ với nhiều đời thâm tín Tam bảo và là nơi lưu xuất các bậc cao tăng thạc đức như thiền sư Nguyễn Hữu Huấn (1858-1923), pháp danh Thanh Thái, hiệu Phước Chỉ, trú trì đời thứ ba tổ đình Tường Vân; thiền sư Nguyễn Hữu Chắc (7 – 1915), pháp danh Thanh Vân, tự Tường Thoại, hiệu Tâm Thành khai sơn chùa Từ Quang – Huế đều là chú ruột của ngải; hòa thượng Hồ Vĩnh Hựu, pháp danh Thanh Phước, tự Vĩnh Hựu, hiệu Tâm An tăng cang Diệu Đế Quốc tự, sùng kiến chùa Thọ Đức là cậu ruột. Thưở ấu thời, hòa thượng đã tỏ ra là người thông minh trác việt, vào tuổi trăng rằm (1909), được sự cho phép của song thân ngài phát tâm xuất gia tại chùa Tường Vân, thờ hòa thượng Phước Chí – người chú ruột lúc ấy đã vào tuổi ‘trị thiên mệnh” làm thầy. Sau 14 năm học tập, tu hành dưới sự chỉ dạy của người thầy vừa là chú ruột – hòa thượng Phước Chỉ viên tịch nên phải nương hòa thượng pháp danh Trừng Thanh, tự Hiền Lương, hiệu Tịnh Nhân (7 – 1924) đệ tử trú trì tổ đình Tường Vân là đại đệ tử của Hòa thượng Phước Chỉ làm bốn sư và được Hòa thượng cho pháp danh Tâm Ấn tự Vĩnh Thừa. Với bài kệ phú pháp sau:

Nguyên văn:

心印圓明悟道先

参禪了達透真源

拈花付汝如来藏

續焰玄燈萬古傳

Phiên âm:

Tâm Ấn viên minh ngộ đạo tiên

Tham thiền liễu đạt thấu chân nguyên

Niêm hoa phó nhữ Như lai tạng

Tục diệm huyền đăng vạn cổ truyền.

Nghĩa:

Tâm ấn sáng trong thấy đạo đầu

Tham thiền đạt đến cảnh thâm sâu

Đưa hoa giao giữ Như lai tạng

Thắp sáng ngàn sau ngọn lửa mầu.

2. HÀNH TRẠNG

2.1. Tầm sư học đạo

Năm Giáp Tý (1924) gần đến tuổi tam thập nhi lập’ ngài mới thọ cụ túc giới tại Giới đàn Từ Hiếu.

Sau khi thọ đại giới không lâu thì Hòa thượng bồn sư viên tịch, ngài vào nương và cầu học với Hòa thượng Huệ Pháp chùa Thiên Hưng, Huế.

Năm Đinh Mão (1927), ngài vào chùa Thập Tháp thuộc tỉnh Bình Định theo học với Hoà thượng Phước Huệ, sau đó vân du vào Sài Gòn Gia Định tham học với các vị thầy Hoa Kiều nên thông thạo được tiếng Quảng Đông. Con đường tham vấn cầu học của ngài thật ứng hợp với tâm nguyện “thượng cầu Phật đạo” của bậc thượng sĩ buổi đầu gửi vào chí nguyện xuất trần.

2.2. Pháp hành

2.2.1. Tự tu tự hành

Sau bao năm bôn ba tham vấn tầm sư học đạo với chư vị cao tăng thạc đức, ngài đã tỉnh thông kinh luật, nắm bắt được tỉnh yếu của pháp hành. Năm Quý Dậu (1933), ngài trở về Thuận Hoá (Huế), đến ấp Cữ Sĩ, làng Dương Xuân lập thảo am, đặt tên là Pháp Uyển Châu Lâm, để tu tập hành trì hằng ngày với ba thời khoá đều đặn.

Thời công phu sáng trì tụng “Ngũ đệ lăng nghiêm, thập chú” (Mật tông) xưng tán hồng danh đức Bổn sư Thích ca và chư vị bồ tát. Cúng ngọ dâng cúng phẩm vật và trì tụng kinh chú, xưng tán hồng danh chư Phật, bồ tát, thánh hiền, chư thiên thiện thần.

– Công phu chiều thọ trì kinh “A di đà và Mông sơn thí thực” niệm danh hiệu A di đà và tứ thánh chúng. (Tịnh độ tông + Mật tông)

– Tối toạ thiền. Ngài đã tự xây cho mình một thiền đường mộc mạc bằng tranh tre nhưng xung quanh có rãnh nước để trùng kiến khỏi vào và các cửa ra vào đều có bọc lưới tránh muỗi, giữa căn nhà xây một toà sen cao một mét để ngồi thiền này là nơi hành thiền thường ngày, hoặc nhập thất tịnh tu dài ngày nhằm nâng cao, duy trì năng lượng tâm linh, quán tưởng nhiếp phục ba nghiệp thuần thục để tăng trưởng lợi ích trong các lần ứng phó đạo tràng hành đàn chẩn tế tiến bạt âm tình cô hồn ng Trung Khoa Du Già (Mật tông).

2.2.2. Hóa tu khuyến hành

Với lợi thế am tường các phương diện học thuật, nghệ thuật âm nhạc, sở hữu chất giọng oai hùng cao vút, thông thạo nhạc lí ngũ âm và một thân thể phước tướng ngũ trường trang nghiêm cao đến 1,8 mét rất thuận duyên cho ngài trên bước đường hoá đạo khuyến tu giúp đời.

Hằng năm vào hai kỳ nắng quái mưa dầm của mùa đông hạ xứ Huế, ngài đều tập chúng an cư hạn chế đi lại nhằm có thời gian công phu tu tập bái sám các bộ kinh văn: Thuỷ sám văn, Lương Hoàng sám văn, Vạn Phật và nhất là Pháp Hoa nhất tự nhất bải; đồng thời ngài triển khai giảng dạy cho đồ chúng trong và ngoài chùa ở sơn môn Huế tập trung về chùa Châu Lâm để học các bộ kinh: Lăng Nghiêm Trực Chi, Hoa Nghiêm, Di Đà Sớ Sao v.v. Và ngài cũng được cung thỉnh giảng dạy giới luật tại các trường hạ ở tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định v.v.

Với tài “thanh minh” ứng phó tài tình ngài đã cảm hoá được những tại gia đệ tử nổi tiếng kỳ khôi thể hiện qua hai câu chuyện truyền khẩu sau:

* Câu chuyện tìm thầy quy y:

Có một vị quan nọ ở làng Vĩnh Xuân gần Bao Vinh Huế nổi tiếng văn hay chữ tốt, suốt cả cuộc đời phụng hiến phục vụ cho xã hội với tinh thần “cư Nho mộ Thích”. Lúc về già lại muốn quy y Tam bảo học đạo nhưng chưa tìm ra vị thầy thích ứng cho mình.

Thế là ông ta ngày đêm suy nghĩ tìm phương thức để tầm minh sư quy y. Ông đem bộ kinh “Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa” bảy quyển bằng chữ Hán, với lí do không hiểu nghĩa lí kinh văn vì bản kinh viết từ đầu đến cuối không một dấu chấm, dấu phẩy đi hỏi khắp và nhờ chấm câu phân đoạn.

Một hôm trời mùa đông lạnh giá mưa gió, ông lặn lội lên gặp hoà thượng và trình bày lí do như trên.

Hoà thượng hứa khả giúp ông ta chấm câu phân đoạn và hẹn sau một tháng lên nhận lại.

Đúng như hẹn, ông ta lên xin lại và đem về dò đọc đúng như những gì mình đã đọc và đã chấm không. Rất ưng ý với những gì hoà thượng đã đàm đạo với ông ta và chấm phẩy trong bộ kinh. Từ đó ông rất mực kính phục về học phong và đạo hạnh của hoà thượng.

Chọn ngày lành tháng tốt sắm sửa lễ phẩm lên dâng cúng Tam bào và xin quy y dầu Phật.

Sau khi quy y Tam bảo, ông đã thay mặt toàn thể thiện nam tín nữ Phật tử khuôn hội Vĩnh Xuân dâng lên bài văn tán dương dưới đây còn lưu lại tại chùa Châu Lâm – Huế.

* Bài tán thân công đức của khuôn hội Vĩnh Xuân đối với hòa thượng Tâm Ấn – Vĩnh Thừa3

Nguyên văn:

永春淨土匡弟子眾等敬白:證明導師僧鋼珠林上人座下

弟子:

障深慧淺業重福輕

雖入佛學尚滯迷情

妄心執著我見隨萌

貪嗔競起疑慢橫生

無師指點永劫難成

終淪苦海更落邪坑

恭維!

尊足:鸞鳳儀型、臘高德重、教精律清

进水案濕、雨花壯平、紹隆三寶、濟度含靈

弟子夙福德一拜遽作如來相

仰慕心誠願垂開道願作證明松堪摩頂後亦聞經

弟子雖蠢尚獲人形願大哀憫度我愚盲

佛歷二千四百九十五歲次辛卯年佛成道日

永春匡會弟子眾等和南

Phiên âm:

Vĩnh Xuân Tịnh độ khuôn đệ tử chúng đẳng kính bạch:

Chứng minh đạo sư Tăng cang Châu Lâm thượng nhơn tòa hạ

Đệ tử:

Chướng thâm tuệ thiến, nghiệp trọng phước khỉnh

Tuy nhập Phật học thượng trệ mê tình

Vọng tâm chấp trước ngã kiến tùy manh

Tham sân cạnh khởi, nghi mạn hoạnh sanh Vô sư chỉ điểm vĩnh kiếp nan thành

Chung luân khổ hải cảnh lạc tà khanh.

Cung duy!

Tôn túc:

Loan phụng nghi hình, lạp cao đức trọng, giáo tỉnh luật thanh, bình thủy án thấp,

Vũ hoa tráng bình, thiệu long Tam bảo, tế độ hàm lính.

Đệ tử túc phước đức, nhất bải cự tác Như Lai tướng

Ngưỡng mộ tâm thành, nguyện thủy khai đạo, nguyện tác chứng minh

Tùng kham ma đành, hậu diệc văn kinh.

Đệ tử tuy xuẩn thượng hoạch nhơn hình

Nguyện đại ai mẫn, độ ngã ngu manh.

Phật lịch nhị thiên tử bách cửu thập ngũ, tuế thứ Tân mão, Phật thành đạo nhật

Vĩnh Xuân khuôn hội đệ tử chúng đằng hòa nam.

Dịch nghĩa:

Ngưỡng bạch: Hòa thượng Tăng cang, Chứng minh đạo sư, khai sơn chủa Châu Lâm

Đệ tử chúng con:

Nghiệp chướng sâu dày, phước tuệ mỏng thay Tuy đã học Phật vẫn đắm mê tình Tâm theo bám víu, thấy biết mù mờ Tham sân dễ khởi, nghi mạn hoành hành Không thầy chỉ bảo muôn kiếp khó thành Trôi lăn biển khổ, rơi rớt nẻo tà Chúng con kính biết Ngài là bậc thầy Mắt tai loan phụng, dáng vẻ oai hùng Đạo cao đức trọng, tỉnh thông kinh luật Trí lực uyên thâm thấm nhuần muôn vật Thắp sáng đèn Phật cứu độ chúng sanh. Chúng con hôm nay may nhờ được phước Bái lạy ơn thầy chỉ bày pháp Phật Lòng thành ngưỡng vọng, nguyện xin khai đạo Xin Ngài mình cho, xoa đầu thọ ký. Đệ tử chúng con tuy là ngu si nhưng được thân người Nguyện xin hòa thượng mở rộng lòng thương độ kẻ ngu thường.

Ngày Phật thành đạo Phật lịch 2495, năm Tân Mão (1951) Toàn thể đệ tử khuôn hội Vĩnh Xuân kính bái.

* Câu chuyện ứng xử khi đi ứng phó đạo tràng:

Với phước tướng ngũ trường trang nghiêm, chất giọng oai hùng, thông thạo ngũ âm nhạc lí hoà thượng đã khai mở tâm đại từ bi đi hoá duyên quần chúng bằng phương tiện nghi lễ cầu siêu chẩn tế, cầu an, hằng thuận v.v.

Có lần nọ, một họ tộc ở làng Thủ Lễ, huyện Quảng Điền tổ chức trai đàn chẩn tế cầu siêu trong họ tộc, trước khi vào lễ “hưng tác thượng đại tràng phan” khởi sự cho đại trai đàn, ba vị dại diện họ tộc trong trang phục truyền thống dân tộc áo dài rộng tay màu xanh, khăn đóng xanh trang nghiêm thưa với chư tăng rằng:

Thưa quí thầy! Trước khi buổi lễ cho chúng tôi hỏi một câu. Nếu quí thầy trả lời được thì mời quí thầy tiếp tục buổi lễ. Còn như không trả lời được, xin mời quí thầy dùng điểm tâm xong và ra về.

Trước thái độ mang tính thách đố đó, nhiều thầy trong ban kinh sư tỏ ra nóng giận. Có vị bảo: “Vô lễ, vô phép vô tắc, đã mời chư tăng về giúp cúng tế cho gia tiên mà còn đặt điều đặt kiện”.

Hòa thượng vẫn bình tĩnh thản nhiên bảo quí vị im lặng dù sao vẫn còn thầy ở đây, đồng thời nói: “Quí vị thắc mặc gì thì cứ hỏi”.

Một trong ba vị ấy thưa: “Quí thầy đi tu có đem vợ, con gì theo không?”.

Nghe đến câu hỏi này, có một vị tăng trẻ đã nổi nóng, và bảo đã không tin chư tăng thanh tịnh thì đừng có mời. Đã mời về đây còn chế giễu.

Cùng tâm trạng như nhau chư tăng đều suy nghĩ câu trả lời và phỏng đoán không biết hoà thượng trả lời như thế nào. Có là có như thế nào? Và không thì không như thế nào? Hòa thượng gật gù và cất tiếng xoá tan sự im lặng của mọi người và bảo: “Có”. Tiếp theo sau ngài ứng khẩu thành thơ: “Bát nhã vì thê, bồ đề vi tử”.

Ba vị đại diện họ tộc nghe xong liền sụp lạy và cung kính cung thỉnh chư tăng ở lại tiến hành đại lễ trai đàn.

Sau những lần hoá duyên hành đàn chẩn tế tại các miền quê ở Quảng Trị, Thừa Thiên, các khuôn hội, dân làng đã qui y thọ giới với ngài vào các dịp lễ vía rất đông, số lượng lên đến hàng ngàn.

2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam

Bằng tinh thần “thiệu long thánh chủng’, ngài đã tiếp nối các bậc tiền bối cha ông trở thành “tùng lâm thạch trụ của phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam nói chung và xứ Huế nói riêng thể hiện qua những mốc thời gian sau:

2.3.1. Văn bằng Bộ Lễ cấp, bổ dụng làm tăng chúng Quốc tự Diệu Đế

Ngày mồng 4 tháng 10 năm Kỷ Mùi 1919 được tiến cử làm tăng chúng quốc tự Diệu Đế

Nguyên văn:

禮部

為憑給事

茲據妙谛寺僧綱胡有永稟報伊寺僧眾懸缺繁。得寺內阮永承、海陵縣、多儀社、年庚乙未二十五歲、係童年出家、經律請詳可堪填替專。語挺殊塑像给猪为修行外、格北品行憑给,宜就伊寺愿行公務,若联总有咎。

右憑給妙諦寺僧眾玩永承據此。

啟定肆年拾月初建日。

Phiên âm:

Lễ bộ

Vì bằng cấp sự

Tư cứ Diệu Để tự tăng cang Hồ Hữu Vĩnh bẩm bảo y tự tăng chúng huyền khuyết phồn. Đắc tự nội Nguyễn Vĩnh Thừa, Hải Lăng huyện, Đa Nghi xã niên canh Ất mùi nhị thập ngũ tuế, hệ đồng niên xuất gia, kình luật am tường, khả kham điền thế chuyên. Ngữ đỉnh tự ưng ý, trừ lánh tu hành ngoại, cách thử phẩm hạnh bằng cấp. Nghỉ tựu y tự ứng hành công vụ, nhược khoảng đãi hữu cữu. Tu chỉ bằng cấp giả.

Hữu bằng cấp Diệu Đê tự tăng chúng Nguyễn Vĩnh Thừa cứ thử.

Khải Định tứ niên thập nguyệt sơ tứ nhật.

Dịch nghĩa:

Bộ lễ căn cứ công việc cấp cho

Nay dựa vào trình báo của Tăng cang chùa Diệu Đế – Hồ Hữu Vĩnh, chùa này thiếu nhiều tăng chúng. Được biết trong chùa có tăng sĩ Nguyễn Vĩnh Thừa quê quán xã Đa Nghi, huyện Hải Lăng, 25 tuổi là xuất gia từ nhỏ, am tường kinh luật, có thể bổ sung thay thế đặc biệt. Lời lẽ rõ ràng nên theo, ngoài việc tu hành ra, xét theo phẩm hạnh này cấp cho phải đến chùa này nhận lãnh lo liệu công việc, nếu biếng nhác có tội. Trao cho người được cấp.

Trân trọng cấp cho tăng chúng Nguyễn Vĩnh Thừa chùa Diệu Đế y theo điều trên. Ngày mồng bốn tháng mười năm thứ tư thời vua Khải Định (1919).

2.3.2. Văn bằng Tuần vũ Quảng Ngãi cấp, bỗ dụng làm trú trì chùa Bảo Lâm

Năm Quý Dậu (1933), ngài dựng thảo am Pháp Uyển Châu Lâm tại ấp Cũ Sĩ, làng Dương Xuân, xã Thuỷ Xuân, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế nay là chùa Châu Lâm giao cho người cháu gọi bằng chú ruột là hoà thượng Tâm Quang Chánh Pháp sau này trú trì chùa Phổ Quang – Huế trông coi. Một cơ sở Phật giáo khang trang từ xưa đến nay.

Ngày mồng 03 tháng 10 năm 1933 được bổ nhiệm trú trì chùa Bảo Lâm4 núi Đồi Voi, thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.

Nguyên văn:

領廣義省巡撫丁

為憑給事

據軟賜天印寺僧綱陳紗光稟敘屬美溪社寶林寺於保大六年八月日和尚 示寂,自来權他居奉。

茲择得阮永承貫廣治省、肇豐府、海陵縣、安仁鳃、 請充為伊寺住持等語。 多儀社語詳經律請充為伊寺住持等語。

在省概依合行憑給宜長住伊寺率眾功夫弘揚佛法。須至憑給者。

右憑給。

屬山静府、静洲慈、美溪西社、寶林寺住持阮有承遵據。

保大玖年拾月初三日。

Phiên âm:

Lãnh Quảng Ngãi tỉnh Tuần vũ Đình

Vì bằng cấp sự

Cứ sắc tứ Thiên Ấn tự tăng cang Trần Diệu Quang bẩm tự thuộc Mỹ Khê Tây xã Bảo Lâm tự ư Bảo Đại lục niên bát nguyệt nhật hòa thượng thị tịch, tự lai quyền tha cư phụng.

Tư trạch đắc Nguyễn Hữu Thừa quán Quảng Trị tỉnh, Triệu Phong phú, Hải Lăng huyện, An Nhơn tổng, Đa Nghỉ xã, am tường kinh luật, thỉnh sung vi y tự trủ trì đẳng ngữ.

Tại tỉnh nghĩ y hợp hành bằng cấp nghi trường trú y tự suất chúng công phu hoằng dương Phật pháp. Tu chỉ bằng cấp giả.

Hữu bằng cấp.

Thuộc Sơn Tịnh phủ, Tịnh Châu tổng, Mỹ Khê Tây xã, Bảo Lâm tự trú trì Nguyễn Hữu Thừa tuân cử.

Bảo Đại cửu niên thập nguyệt sơ tam nhật.

Dịch nghĩa:

Tuần vũ họ Đinh lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi

Dựa vào chứng cứ cấp cho

Theo tăng cang Trần Diệu Quang chùa vua ban Thiên Ân bẩm trình hòa thượng chùa Bảo Lâm xã Mỹ Khê Tây đã viên tịch vào ngày mồng 8 tháng 8 năm Bảo Đại thứ 6, từ đó đến này ông ấy tạm quyền cai quản phụng thờ.

Nay tuyển chọn được Nguyễn Hữu Thừa nguyên quán xã Đa Nghi, tổng An Nhơn, huyện Hải Lăng, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị am tường kinh luật thỉnh mời bổ sung làm trú trì chùa này.

Tỉnh nhà quyết định dựa theo điều trên tiến hành cấp cho đương sự thường trú tại chùa này dẫn dắt tăng chúng công phu tu tập, hoằng dương Phật pháp. Gửi đến người được cấp.

Kính ban cấp!

Nguyễn Hữu Thừa trú trì chùa Bảo Lâm thuộc xã Mỹ Khê Tây, tổng Tịnh Châu, phủ Sơn Tịnh tuân theo điều này.

Ngày mồng ba tháng 10 năm Bảo Đại thứ 9 (1933).

2.3.3. Văn bằng Bộ Lễ cấp, bỗ dụng làm trú trì Quốc tự Thánh Duyên

Năm Đinh Sửu (1936), ngài được cử làm trú trì Quốc tự Thánh Duyên thuộc núi Túy Vân, thôn Tư Hiền xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên.

Nguyên văn:

禮部

為遵給憑事

茲欽奉端徽皇太后懿旨準妙諦寺僧眾阮有承貫廣治省、海陵府、多儀 社、年庚四十三歲充填聖緣寺住持等意。

本部遵依,除另咨財政部炤給月餉並按貫飾遵外,合遵給憑伊名。認 回呈知。就充寺務要得專勤,若曠怠有咎。須至遵憑給者。

右遵給聖緣寺住持阮有承據此。

保大拾貳年拾月初柒日

Phiên âm:

Lễ Nghi bộ

Vì tuân cấp bằng sự

Tư khâm phụng Đoan Huy hoàng thái hậu ý chỉ, chuẩn Diệu Để tự tăng chúng Nguyễn Hữu Thừa quán Quảng Trị tỉnh, Hải Lăng phủ, Đa Nghi xã, niên canh tứ thập tam tuế sung điền Thánh Duyên tự trú trì đẳng ý.

Bốn bộ tuân y, trừ lánh tư tài chính bộ chiếu cấp nguyệt hướng tịnh án quán sức tuân ngoại, hợp tuân cấp bằng y danh. Nhận hồi trình trị. Tựu sung tự vụ yếu đắc chuyên cần, nhược khoáng đãi hữu cữu. Tu chỉ tuân cấp bằng giá.

Hữu tuân cấp

Thánh Duyên tự trú trì Nguyễn Hữu Thừa cứ thử.

Bảo Đại thập nhị niên, thập nguyệt, sơ thất nhật.

Dịch nghĩa:

Bộ nghi lễ tuân thủ tiêu chuẩn cấp cho

Nay cung kính phụng mệnh ý chỉ của hoàng thái hậu Doan Huy phê chuẩn Nguyễn Hữu Thừa quê quán xã Đa Nghi, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, 43 tuổi tăng chúng chùa Diệu Đế đến làm trú trì chùa Thánh Duyên.

Bộ Nghi Lễ tuân thủ làm theo, ngoài gửi công văn đến bộ Tài Chánh cấp phát lương bổng hàng tháng và cùng nhau làm rõ ràng thông suốt ra, cùng chung cấp cho đúng tên tuổi này.

Nhận rồi đến trình báo rõ. Sung cử đến chùa công tác phái siêng năng chăm chỉ, biếng nhác ắt có tội. Gửi đến người được cấp.

Cung kính tuân thủ cấp cho Trú trì chùa Thánh Duyên – Nguyễn Hữu Thừa căn cứ vào các khoản trên.

Ngày mồng bảy tháng mười năm Bảo Đại thứ 12 (1936)

2.3.3. Các hoạt động Phật sự khác

Năm Mậu Dần (1938), ngài được thỉnh làm đệ tam Tôn Chứng tại giới đàn chùa Đại Bi tỉnh Thanh Hoá.

Năm Canh Thìn, Bảo Đại thứ 15 (1940), chùa Châu Lâm được vua Bảo Đại sắc phong Sắc tứ Châu Lâm tự.

Năm Tân Tỵ (1941), ngài được mời làm Tăng cang chùa Diệu Đế.

Năm Nhâm Ngọ (1942) ngài được Sơn Môn mời làm trú trì chùa Từ Đàm.

Năm 1948, ngài được cung thỉnh làm đệ tam tôn chứng tại đại giới đàn Bảo Quốc. Năm 1952, ngài được mời làm Giáo thọ a xà lê sư tại giới đàn Bảo Quốc.

Năm 1965, đại giới đàn Vạn Hạnh tổ chức tại chùa Từ Hiếu, cố đô Huế ngài được cung cử làm Yết ma sư.

Năm 1970, đại giới đàn Vĩnh Gia tổ chức tại chùa Phổ Đả, thành phố Đà Nẵng, ngài được cung thỉnh làm Yết ma sư.

Từ năm 1973 cho đến khi viên tịch, hòa thượng cũng đã đảm nhận chức vụ trú trì đời thứ 6 chùa Tường Vân, chùa Báo Quốc.

2.4. Giáo hóa đồ chúng

Ngoài thời gian bận rộn vì công việc Phật sự ra, ngài vẫn thường xuyên mở lớp tại chùa Châu Lâm giảng dạy kinh điển, tiếp tăng độ chúng, truyền trao kiến thức cho hậu thế đúng tỉnh thần “tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức”. Từ đó, ngài đã giáo dưỡng nên các bậc danh tăng đệ tử tu học xuất chúng như: Hòa thượng Thiên Hòa thọ giới năm 1938 tại giới đàn Đại Bi – Thanh Hoá và đạt thủ khoa, chứng minh đại đạo sư Phật giáo miền Cao nguyên Lâm Viên (Đà Lạt – Lâm Đồng); hòa thượng Thiên Ân – người Việt Nam tốt nghiệp với học vị tiến sĩ văn học đầu tiên tại Nhật Bản, khai sáng chùa Việt Nam tại Los Angeles được xem như ông tổ đầu tiên truyền bá du nhập Phật giáo Việt Nam vào Mỹ; hòa thượng Thiên Hỷ khai sơn chùa Thiên Hỷ… đều là giáo phẩm lãnh đạo giáo hội lúc đó.

Ngoài ba vị trên đệ tử xuất gia tăng của ngài khá đông: Hòa thượng Thích Thiên Nhiên, hòa thượng Thích Hộ Nhẫn, hoà thượng Thích Giác Hải trú trì chùa Châu Hoằng Liên Xã. Thích Tâm Dung. Thích Bửu Đàm, thượng tọa Thích Trí Mình trú trì chùa Khánh Sơn, thượng tọa Thích Tâm Đoan, Thích Đức Hậu, Thích Nguyên Hậu, hỏa thượng Thích Phước Thành trú trì chùa Châu Lâm, Thích Phước Viên, Thích Phước Lâm, hòa thượng Thích Phước Sung (Tâm Minh), Thích Phước Thắng, Thích Phước Long

Đệ tử xuất gia nỉ qui y và nương tựa ngũ giới: Ni trưởng Thích nữ Chơn Thông (chùa Diệu Viên), Ni trưởng Thích nữ Chơn Nguyên (chùa Phò Quang), Ni trưởng Thích nữ Chơn Hiền (chùa Diệu Hỳ), Ni trưởng Thích nữ Minh Tánh (chùa Long Thọ), Ni trưởng Thích nữ Huyền Thâm, Ni sư Thích nữ Như Trang (chùa Đại Bi Sài Gòn), Ni sư Thích nữ Bích Châu, Ni sư Thích nữ Như Hải, Ni sư Thích nữ Mình Pháp, Ni sư Thích nữ Diệu Thuận, Ni sư Thích nữ Diệu Thoại, Ni sư Thích nữ Diệu Lí, Ni sư Thích nữ Diệu Trang…

Đệ tử tại gia qui y với ngài qua các thế hệ trên 4.000 người khắp các vùng thuộc tỉnh Thừa Thiên và tiêu biểu thế hệ đầu như: Cư sỹ Phan Ngọc Hoàng, cư sỹ Võ Như Nguyện, thế hệ sau cư sỹ Nguyễn Tường Bách, cư sỹ Trần Kiêm Đoàn, cư sỹ Hoàng Hữu Tuệ v.v. đều là những cư sỹ uyên thâm Phật pháp và góp phần hoằng truyền Phật giáo ở hải ngoại.

2.5. Duyên trần đã mãn

Như lời dự trì thời chỉ về sự kết thúc duyên trần của mình nên tết năm Bính Thìn, ngài làm bài thơ:

TẾT ĐAU BỆNH CÚM

Tết nhứt năm nay chẳng thấy vui

Cúm đi cúm lại mỏi hai cùi

Ngày thì đắp chiếu nằm co rút

Đêm lại sương mù lạnh nứt mui.

Tiết xuân năm Bính thìn (1976) sau khi tham dự buổi húy kỵ tổ sư khai sơn chùa Bảo Quốc về, ngài lâm bệnh nhẹ và đã xả báo thân vào buổi sáng ngày 14 tháng Giêng, thọ 82 tuổi đời và 53 hạ lạp.

3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN

3.1. Thơ ca

Mặc dù hòa thượng đã mãi mãi chia xa trong cuộc tương phùng với hậu thế chúng ta nhưng những âm vang chất giọng oai hùng của bài kệ trống tại chùa Báo Quốc năm 1962, những băng từ ghi âm chẩn tế, cọng với những vần thơ mộc mạc đầy tính thời cuộc vẫn còn vang vọng mãi đến hôm nay.

Thơ ca của hòa thượng số lượng tuy khiêm tốn (hiện sưu tầm được hơn 20 bài thơ), nhưng đề tài thể hiện khá phong phú. Về thể loại, với thế hệ hòa thượng, chúng ta thường bắt gặp là thể thơ Đường luật truyền thống “thất ngôn tứ tuyệt’ hay ‘thất ngôn bát củ nhưng đối với hòa thượng lại ngoại lệ có thêm thế tự do như bài “Mừng các tưởng lãnh cách mạng thành công” được làm dựa theo sách “Tam thiên tự”.

Trước những áp bức phi lí của gia đình họ Ngô đã tạo nên những cảnh tang thương đối với Phật giáo Việt Nam của thập niên 60 thế kỷ trước, đặc biệt đối với Phật giáo Huế, dưới sự lãnh đạo của chư tôn giáo phẩm bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động như tuyệt thực, tự thiêu để bảo vệ đạo pháp dân tộc.

Cảm phục trước tinh thần lãnh đạo đấu tranh và tuyệt thực tài tình của Hoà thượng Trí Quang trong cuộc tranh đấu năm 1963, hòa thượng đã viết:

TẶNG THẦY TRÍ QUANG SAU KHI TUYỆT THỰC

Tuyệt thực trăm ngày sống giỏi ghê

Gandi Ấn Độ sảnh đâu tề

Tây âu hào kiệt còn kiêng nế

Nam á anh hùng chẳng dám chê

Ý chỉ vững bền như ngọc thạch

Tinh thần sáng suốt tợ pha lê

Hy sinh tranh đấu cho nền đạo

Chuộng nước yêu dân khắp bốn bề.

Hay sự hiên ngang anh dũng như một võ sỹ đạo mổ bụng rồi tự thiêu của thầy Tiêu Diêu phản đối chính sách tàn bạo của giới cầm quyền họ Ngô, để đòi quyền bình đẳng tôn giáo.

Nguyên văn:

為法自願燒

獻身奉保道

視常生死事

故大德逍遙

Phiên âm:

Vị pháp tự nguyện thiêu

Hiến thân phụng bảo đạo

Thị thường sanh tử sự

Cố đại đức Tiêu Diêu.

Dịch nghĩa:

Vì pháp nguyện thiêu thân

Cúng dường bảo vệ đạo

Xem thường chuyện sống chết

Đó là thấy Tiêu Diêu.

Trong lần xuống đường cùng chư tôn hòa thượng tuần hành đấu tranh và may mắn được thoát thân, hòa thượng đã kể lại cảnh những người bị cảnh sát bắt bớ bằng thơ với từ ngữ di dòm và đẩy hình tượng.

BÁC ĐỘI THĂNG BỊ BẮT

May tui chút nữa xúc lên xe

Đau đớn Tâm Thăng bị khẻ què

Thân thể ngay đơ không nhúc nhích

Tay chân bùn rùn chẳng ngo ngoe

Bệnh lành trở lại giam lao xả

Phóng thích lui ra viếng bạn bè

Cầu trời khẩn Phật mau sức khỏe

Châu lâm vãng cảnh tiệc xôi chè.

Mượn hình ảnh của những con vật rất đỗi gần gũi, thân quen trong đời sống con người như: con mèo, con rắn mối, ông thiêng (con chuột), con chó, con tôm, con cá trong bài vịnh con mèo hòa thượng đã nêu lên những kẻ chuyên cậy thế cậy quyền vu khống, cáo buộc, chụp mũ người khác, bóc lột nhân dân và là tay sai ngu xuẩn của giới cầm quyền đương thời.

VỊNH CON MÈO

Chú mĩu bình sinh tỉnh đảo điên

Làm cho nhà bếp mãi ưu phiền

Tài năng luồn léo xoong tôm luộc

Trí xảo mưu mô đĩa cá chiên

Sớm tối toan rình ba chú mối5

Ngày đêm hăm dọa mấy ông thiêng6

Oai vang thế lực ngồi ngang chủ

Sẩy bước sa chân chó ngoạp liền.

Bài vịnh ông táo hòa thượng đã mô tả lại sự liên kết ba chân hay thế liên hoàn chân kiền ông táo của anh em nhà họ Ngô tham quyền cố vị muốn áp đặt chính sách gia đình trị của mình lên toàn xã hội mà không quan sát, tham vấn xung quanh nên cuối cùng đã thảm bại bởi cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963, chẳng khác nào cảnh tổng cựu nghỉnh tân’ của ông táo vào ngày 23 tháng chạp hằng năm.

VỊNH ÔNG TÁO

Chum miệng ba ông nói chuyện chỉ

Thân hình lem luốt lọ đen sì

Trên đầu lửa cháy đành trơ vậy

Dưới đít tro nung chẳng sợ chi

Gió thổi nhà xiêu không nhúc nhích

Mưa sa nước sấy cứ ngồi lì

Ham ăn lùi thủi trong khuông bếp

Tháng chạp hăm ba tống cổ đi

Trận chiến mùa xuân Mậu thân (1968) là một trong những trận giao chiến ác liệt nhất giữa quân đội Việt Mình và quân Việt Nam cộng hòa do Mỹ yểm trợ mà phần tháng rốt cuộc thuộc về quân Việt Minh, mở đường cho chiến dịch giải phóng miền nam Việt Nam sau này. Trận chiến ấy đã làm kinh động cả kinh đô Huế trong những ngày đầu xuân đã được hòa thượng khắc họa qua thi ca bằng những hình ảnh, từ ngữ rất sinh động và dân dã về chuyện chạy giặc của nhân dân, và sự hao tổn thiệt hại về cơ sở vật chất tôn giáo mà chánh điện chùa Châu Lâm cũng không ngoại lệ.

TRẬN MẬU THÂN

(Ứng khẩu thân tặng phái đoàn Công giáo đến thăm)

Trận giặc mậu thân quả lạ kỳ

Phật trời thần thánh chẳng kể chỉ

Ma-ri đức mẹ ra tro bụi

Di lặc tôn sư hỏa kém chỉ

Cha chú kinh hồn tìm ngỏ núp

Thầy trò khiếp vía kiểm phương đi

Thời gian yên lặng về quê cũ

Thấy cảnh tang thương giọt lệ thay.

Vịnh cảnh sư Hộ Nhẫn ôm bình bát đi khất thực và bà vãi Nguyên Ân ôm chuông đi trong cảnh chạy giặc.

Trận giặc mậu thân quả lạ kỳ

Chùa chiền tan nát chẳng còn chỉ

Ông sư ôm bát đi đường tắc7

Bà vãi ôm chuông chạy ngả rì

Súng nổ dập dồn chân thúc bước

Tàu bay ở ạt gọi người đi

Gặp nhau chào hỏi nam mô Phật

Sắc diện bị ai hạt lệ thùy.

Tiếp nối khí thể thắng lợi trên đà đi lên của chiến dịch mùa xuân Mậu Thân (1968), quân giải phóng đã liên tiếp chiến thắng trên mọi trận địa và sớm đưa đất nước đến ngày giải phóng, thống nhất độc lập trong tiếng hò reo vui mừng của nhân dân và hòa thượng cũng là một trong số đó cất tiếng vui mừng với vần thơ mộc mạc ở tuổi 82.

TUỔI 82

Tuổi tác năm nay đã tám hai

Mùng cuộc chiến tranh khỏi kéo dài

Phản lực phi cơ bay về

Mỹ Độc lập hoàn toàn chẳng sợ ai

Với bài “mừng các tướng lãnh cách mạng thành công” cho chúng ta thấy sự vận dụng khéo léo ngôn từ trong sách học chữ Hán vỡ lòng “Tam thiên tự” vào thí ca để ca ngợi công lao vang dội của những chiến sỹ tướng lãnh bộ đội đã hy sinh xương máu để giải phóng quê hương.

MỪNG CÁC TƯỚNG LÃNH CÁCH MẠNG THÀNH CÔNG

Công cách mạng vĩ đại như thiên trời địa đất

Giang sơn tổ quốc cử cất tồn còn

Nay các bạn tử con tôn cháu8

Chớ nghe lời lục sáu tam ba

Cùng nhau xây dựng gia nhà quốc nước

Để ghi ơn tiền trước hậu sau

Bọn phản động ra tuồng ngưu trâu mã ngựa

Gia đình họ Ngô nhiều lời cự cựa nha răng

Vu tội cho nhân dân vô chăng hữu có

Thiệt là loài khuyển chó dương dê

Quân đội ta đánh cho nó qui về tẩu chạy

Lũ hàng bình bái lạy quỳ quỳ

Cởi mở xiềng xích để khứ đi lai lại

Giải thoát tất cả nữ gái nam trai

Thời phong kiến còn đái đai quan mũ

Bóc lột của nhân dân túc đủ đa nhiều

Gây chia rẻ ái yêu tăng ghét

Như vậy mà chẳng thức biết tri hay

Quân dân ta lấy đạo đức làm mộc cây căn rễ

Làm cách mạng đâu phải dị dễ nan khôn

Lo cho dân chỉ ngon cam ngọt

Lấy nhân dân làm trụ cột lương rường

Bà con ta cùng sàng giường tịch chiếu

Tình quê hương khiếm thiếu dư thừa

Nông dân ta giữ sừ bừa cúc cuốc

Lòng sáng soi như chúc đuốc đăng đèn

Dù phong trào có thăng lên giáng xuống

Cũng chăm lo điền ruộng trạch nhà

Anh em ta ngã ta tha khác

Cũng cùng chung một bá bác di dì

Mấy lời già lão tu mi

Xin đem cổ điển ghép y theo vẫn

Tỏ lòng ái nước thương dân

Chút tình tương ái tương thân đời đời.

Ngài thể hiện sự quý mến vô bờ bến của mình trước màu áo nâu hiền hòa của những người xuất gia dù trong hoàn cảnh nào vẫn khoác giữ trên mình màu áo ấy bằng những vần thơ mộc mạc, chân chất sau:

ĐỂ TẶNG THẦY QUANG PHỦ – ĐẠO QUANG (THIÊN HÒA)

Tâm tính chất trực dáng kẻ tu

Đường đường tăng tướng chẳng phàm ngu

Tương lai đạo pháp lo gìn giữ

Xuất hướng siêu trần chiếc áo nu9.

ĐỂ TẶNG THẦY THIÊN ÂN

Tuệ đức song hành chỉ trượng phu

Xa thấy hương nước mấy xuân thu

Châu lâm rìng thẳm còn ghi nhớ

Đất lạ quê người giữ áo nu.

3.2. Đối liên

Đối liên ngài làm hiện còn không nhiều vì khi sáng tác cho tặng không để lại bút danh nên nay sưu tầm rải rác đâu đó gần 20 cặp nhưng chủ yếu ở chùa Châu Lâm và thân tặng các bạn đồng đạo.

3.2.1. Câu đổi tại chùa Châu Lâm

* Cặp thứ nhất:

Nguyên văn:

入如來室依如來衣坐如来座。

見大法鐘擊大法鼓吹大法螺。

Phiên âm:

Nhập Như Lai thất y Như Lai y, tọa Như Lai tòa

Kiến đại pháp chung kích đại pháp cổ, xuy đại pháp loa.

Dịch nghĩa:

Vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai.

Thấy pháp chung lớn, đánh trống pháp to, thổi tù và to.

*Cặp thứ hai:

Nguyên văn:

皈於覺皈於正皈於和一心頂禮。

淨其意淨其身淨其口三業齊修。

Phiên âm:

Quy ư giác, quy ư chảnh, quy ư hòa nhất tâm đảnh lễ,

Tịnh kỳ ý, tịnh kỳ thân, tịnh kỳ khẩu tam nghiệp tề tu.

Dịch nghĩa:

Nương tựa Phật, nương tựa pháp, nương tựa tăng một lòng kính lễ. Làm sạch ý, làm sạch thân, làm sạch miệng cùng tu ba nghiệp.

* Cặp thứ ba:

Nguyên văn:

宗風永振續傳燈心以印心。

祖道初興付法藏相而無相。

Phiên âm:

Tông phong vĩnh chấn tục truyền đăng tâm đĩ ấn tâm.

Tổ đạo sơ hưng phó pháp tạng tướng nhỉ vô tướng.

Dịch nghĩa:

Tông phong vững chãi tiếp ngọn đèn, dùng tâm ấn tâm.

Chốn tổ mới phát kết kinh tạng, tướng mà không tướng.

* Cặp thứ tư:

Nguyên văn:

見性離塵超分別而隨緣自在。

真心無妄出是非以妙慧莊嚴。

Phiên âm:

Kiến tánh li trần siêu phân biệt nhi tùy duyên tự tại

Chơn tâm vô vọng xuất thị phi đĩ diệu tuệ trang nghiêm

Dịch nghĩa:

Tánh thấy rời trần chẳng phân biệt mà tùy duyên tự tại

Tâm thật chẳng sai hết thị phi lấy trí tuệ trang nghiêm.

3.2.2. Đối tặng đồng đạo bạn lữ

– Câu đối tặng Hòa thượng Thích Đôn Hậu, pháp danh Trừng Nguyên trú trì Linh Mụ Quốc tự – Huế, Trung thu năm Bính Ngọ (1966)

Nguyên văn:

富樓那再世說法無耽名相十方共領圓音。

達摩祖續焰傳燈不立文章四眾同沾炒旨。

Phiên âm:

Phú-Lâu-Na10 tải thể thuyết pháp vô đam danh tướng, thập phương cộng lãnh viên âm.

Đạt Ma Tổ tục diệm truyền đăng bất lập văn chương, tứ chúng đồng triêm diệu chỉ.

Dịch nghĩa:

Phú Lâu Na tái thể thuyết pháp chẳng màng danh tướng mười phương đã nghe thấu hiểu.

Tổ Đạt Ma tiếp lửa truyền đèn không dùng văn tự bốn chúng đều tỏ ý mầu.

– Câu đối tặng Hòa thượng Thích Hưng Dụng, pháp danh Trừng Hóa, hiệu Lương Bật trú trì chùa Kim Tiên – Huế

Nguyên văn:

大善哉!正信出家報國龍山參妙偈。

最勝矣!真誠入道金仙鹿苑振禪宗。

Phiên âm:

Đại thiện tai! Chánh tín xuất gia Bảo Quốc Long sơn tham diệu kệ.

Tối thắng hỉ! Chơn thành nhập đạo Kim tiên lộc uyển chẩn thiền tông.

Dịch nghĩa:

May mắn thay! Trọn niềm xuất gia học hành giáo lí tại chùa Báo Quốc núi Hàm Long.

Tuyệt vời nhỉ! Lòng thành giữ đạo dựng xây chốn thiền ở vườn Lộc Uyển chùa Kim Tiên.

–  Câu đối tặng Hoà thượng Thích Chánh Trực, pháp danh Tâm Trung chùa Kim Tiên – Huế năm 1966

Nguyên văn:

心中般若常明說法度生魔王攝伏。

正直菩提不退隨緣應世佛子稱揚。

Phiên âm:

Tâm trung bát nhã thường mình, thuyết pháp độ sanh ma vương nhiếp phục

Chánh trực bồ để bất thối, tùy duyên ứng thế Phật từ xưng dương.

Dịch nghĩa:

Trí tuệ trong tâm thường sáng, thuyết pháp cứu đời thu phục vua ma.

Bồ đề vững cội chẳng lay, tuỳ duyên ứng xử Phật tử ngợi ca.

– Câu đối tặng Hòa thượng Thiện Trí, pháp danh Tâm Thái chùa Hiếu Quang – Huế

Nguyên văn:

孝敬為人詩思清騷梅村共喜。

光明本性梵音微妙連社同歡。

Phiên âm:

Hiếu kính vì nhơn thì tử thanh tao Mai thôn11 cọng hỷ.

Quang mình bản tánh phạm âm vi diệu Liên xã đồng hoan.

Dịch nghĩa:

Là người hiểu kính, thơ văn tao nhã cùng vui với hội Mai thôn.

Bản tánh thông minh, âm thanh điêu luyện chung ca cùng đoàn Liên xã.

– Câu đối tặng hậu tổ chùa Từ Quang – Huế năm Bính Ngọ 1966

Nguyên văn:

祖道初興卓錫名藍傳妙旨。

宗風永振重修梵字續禪燈。

Phiên âm:

Tổ đạo sơ hưng trác tích danh lam truyền diệu chỉ

Tông phong vĩnh chấn trùng tu phạm vũ tục thiền đăng.

Dịch nghĩa:

Dựng xây chốn tổ, rạng rỡ chùa chiền truyền diệu chỉ.

Phát triển tông môn, sửa sang phạm vũ nổi đèn thiền.

– Câu đối cổng chùa Viên Thông Huế

Đến cửa Viên thông mến chốn danh lam cổ tự

Nhìn xem núi Ngự nhớ nơi thắng cảnh xuân thành.

Bằng nhiều cách khác nhau, khi ra ứng phó đạo tràng thực hành Phật sự góp phần hoằng dương chánh pháp, chấn hưng Phật giáo nước nhà hay khi lui về giảng kinh độ chúng cho đến lúc sáng tác thơ văn gửi gắm chút ưu cảm của mình… Ngài đều tỏ ra là bậc đống lương Phật pháp luôn tinh tấn sớm tối khai mở cánh cửa từ bi, tháng ngày chèo thuyền bất nhã đề giáo hòa quần mê như những gì ngài đã thể hiện qua hai câu đổi tại cổng chùa Châu Lâm là một minh chứng.

Cửa từ bi sớm tối chỉ đường quay trở lại nguồn chơn bờ giác

Thuyền bát nhã tháng ngày đưa khách vượt ra ngoài bể khổ sông mê

Với tấm lòng kính trọng, ngưỡng mộ sâu sắc, xin mượn hai câu đối của Hòa thượng Tâm Như Trí Thủ đã tán dương, ca ngợi, dâng tặng ngài như một lời kết về hình ảnh dung dị thoát tục của bậc chân tu “tam hành” viên dung Hòa thượng Tâm Ấn Vĩnh Thừa.

Nguyên văn:

美矣導師據獅子座演大法音唤醒迷人聞妙偈。

善战文士著驛站依现小乘相挽回前子付家珍,

Phiên âm:

Mỹ hỷ đạo sư cử sự từ tòa điễn đại pháp âm hoán tỉnh mê nhơn văn diệu kệ.

Thiên tai văn sỹ trước tệ cáu y hiện tiểu thừa tưởng vãn hồi Cùng tử12 phó gia trân.

Dịch nghĩa:

Đẹp thay bậc thấy ngồi tòa sư tử nói pháp âm lớn thức tỉnh kẻ mê nghe kinh kệ.

Lành thay kẻ sỹ mặc áo rách chằm hiện tướng tiểu thừa gọi kẻ nghèo hèn trao của quí.

Chùa Châu Lâm – Huế, ngày 31 tháng 7 năm 2023

Tác giả bài viết: TT. Ths. Thích Thiện Quang*


Tài liệu tham khảo

1. Lê Mạnh Thất (2004), Toàn tập Chân Đạo Chánh Thắng, Nxb. Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Thích Thiện Quang (2014), Diệu Pháp Liên Hoa Kinh phiên âm Hàn – Việt Nxb. Thuận Hóa.
3. Thích Thiện Quang (2018), Châu Lâm Đường Thượng Thì Thư, Nxb. Thuận Hóa.
4. Thích Thiện Quang, Vườn Pháp Rừng Châu, chưa xuất bản
5. Thanh Thái Phước Chỉ: “Mộc sơn đường ngăm thào (木山堂吟) “Hàm Long Sơn Chí”

Chú thích:

*Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

(2) Thích Thiện Quang, Vườn Pháp Rừng Châu chưa xuất bản.

(3) Thích Thiện Quang, Vườn Pháp Rừng Châu chưa xuất bản.

(4) Bảo Lâm nhưng có đọc thành Bửu Lâm vì tránh kỵ huý tên vua Bảo Đại.

(5) Chú mối: con rắn mối, các đại gia.

(6) Ông thiêng: con chuột, các thầy tu.

(7) Tắc và rì là thuật ngữ nhà nông trong khi cày trâu. Tắc: rẻ phải; Rì: rẻ trái.

(8) Phần in đậm nghiêng là phần trích dụng của “Tam Thiên Tự”

(9) Áo nu: áo màu nâu, áo chuyên chỉ cho thầy tu Phật Giáo.

(10) Phú-lâu-na: một trong thập đại đệ tử của Phật với biệt tài thuyết pháp đệ nhất.

(11) Mai thôn liên xã: là hội thi văn ca Huế tổ chức sinh hoạt tại chùa Hiếu Quang trước năm 1975.

(12) Gã cùng tử Phẩm thứ 4 Tín Giải – kinh Pháp Hoa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. THÂN THẾ2. HÀNH TRẠNG2.1. Tầm sư học đạo2.2. Pháp hành2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam2.4. Giáo hóa đồ chúng2.5. Duyên trần đã mãn3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN3.1. Thơ ca3.2. Đối liên Sự nhấn mạnh vào nhận thức bản thân, từ bi tâm và công lý xã...

Những đóng góp của triều đại nhà Trần đối với Phật giáo Việt Nam về văn hoá, tư tưởng
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. THÂN THẾ2. HÀNH TRẠNG2.1. Tầm sư học đạo2.2. Pháp hành2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam2.4. Giáo hóa đồ chúng2.5. Duyên trần đã mãn3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN3.1. Thơ ca3.2. Đối liên Triều đại nhà Trần không chỉ là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong...

Các thiền sư thời Lê sơ và sự nỗ lực chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc Đại Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. THÂN THẾ2. HÀNH TRẠNG2.1. Tầm sư học đạo2.2. Pháp hành2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam2.4. Giáo hóa đồ chúng2.5. Duyên trần đã mãn3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN3.1. Thơ ca3.2. Đối liên Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong sự...

Đức Phật nói gì về chính trị và pháp trị quốc?
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. THÂN THẾ2. HÀNH TRẠNG2.1. Tầm sư học đạo2.2. Pháp hành2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam2.4. Giáo hóa đồ chúng2.5. Duyên trần đã mãn3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN3.1. Thơ ca3.2. Đối liên Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh...

Trúc Lâm đầu đà – một phong cách xuất trần Thượng sĩ
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. THÂN THẾ2. HÀNH TRẠNG2.1. Tầm sư học đạo2.2. Pháp hành2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam2.4. Giáo hóa đồ chúng2.5. Duyên trần đã mãn3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN3.1. Thơ ca3.2. Đối liên Hòa hợp xã hội là một phương pháp chính trị của vương quyền nhà Trần,...

Đặc tính tư tưởng của Thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viết1. THÂN THẾ2. HÀNH TRẠNG2.1. Tầm sư học đạo2.2. Pháp hành2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam2.4. Giáo hóa đồ chúng2.5. Duyên trần đã mãn3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN3.1. Thơ ca3.2. Đối liên Thiền phái Lâm Tế truyền vào Việt Nam từ Trung Hoa qua hai giai đoạn...

Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tiến trình phát triển tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. THÂN THẾ2. HÀNH TRẠNG2.1. Tầm sư học đạo2.2. Pháp hành2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam2.4. Giáo hóa đồ chúng2.5. Duyên trần đã mãn3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN3.1. Thơ ca3.2. Đối liên Các hiện tượng siêu nhiên huyền bí, kết hợp với niềm tin và tín ngưỡng...

Đạo Mẫu và Tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ qua trật tự các giá Hầu
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. THÂN THẾ2. HÀNH TRẠNG2.1. Tầm sư học đạo2.2. Pháp hành2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam2.4. Giáo hóa đồ chúng2.5. Duyên trần đã mãn3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN3.1. Thơ ca3.2. Đối liên Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần Việt....

Các kỳ kết tập Kinh điển Tam Tạng Pali
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viết1. THÂN THẾ2. HÀNH TRẠNG2.1. Tầm sư học đạo2.2. Pháp hành2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam2.4. Giáo hóa đồ chúng2.5. Duyên trần đã mãn3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN3.1. Thơ ca3.2. Đối liên Công việc học Tam Tạng và Chú giải Pāḷi để bảo tồn trọn vẹn pháp...

Bốn trường phái nghiên cứu Phật học trên thế giới
Nghiên cứu

Mục lục bài viết1. THÂN THẾ2. HÀNH TRẠNG2.1. Tầm sư học đạo2.2. Pháp hành2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam2.4. Giáo hóa đồ chúng2.5. Duyên trần đã mãn3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN3.1. Thơ ca3.2. Đối liên Đến thế kỷ XX, Phật giáo lan toả sang vô phương Tây, việc nghiên cứu...

Vai trò của vua Trần Thái Tông trong việc thiết lập nền tảng cho sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. THÂN THẾ2. HÀNH TRẠNG2.1. Tầm sư học đạo2.2. Pháp hành2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam2.4. Giáo hóa đồ chúng2.5. Duyên trần đã mãn3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN3.1. Thơ ca3.2. Đối liên Tóm tắt: Bên cạnh vai trò là một vị vua hiền về mặt trị quốc,...

Sự thành lập Giáo đoàn Ni Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viết1. THÂN THẾ2. HÀNH TRẠNG2.1. Tầm sư học đạo2.2. Pháp hành2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam2.4. Giáo hóa đồ chúng2.5. Duyên trần đã mãn3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN3.1. Thơ ca3.2. Đối liên Hơn hai nghìn năm Giáo đoàn Ni có mặt trên thế gian này, dù trải...

Đóng góp và giá trị của Tạp chí Viên Âm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. THÂN THẾ2. HÀNH TRẠNG2.1. Tầm sư học đạo2.2. Pháp hành2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam2.4. Giáo hóa đồ chúng2.5. Duyên trần đã mãn3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN3.1. Thơ ca3.2. Đối liên Hoạt động hoằng pháp của tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành...

Vài nét về âm nhạc Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. THÂN THẾ2. HÀNH TRẠNG2.1. Tầm sư học đạo2.2. Pháp hành2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam2.4. Giáo hóa đồ chúng2.5. Duyên trần đã mãn3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN3.1. Thơ ca3.2. Đối liên Âm nhạc là lĩnh vực không được nói đến nhiều trong Phật giáo, càng không...

Về tên gọi Thượng Tọa và Thượng Tọa Bộ trong các nguồn tư liệu Phật giáo Trung Hoa
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. THÂN THẾ2. HÀNH TRẠNG2.1. Tầm sư học đạo2.2. Pháp hành2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam2.4. Giáo hóa đồ chúng2.5. Duyên trần đã mãn3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN3.1. Thơ ca3.2. Đối liên VỀ TÊN GỌI THƯỢNG TOẠ (STHĀVIRA, THERA) VÀ THƯỢNG TOẠ BỘ (STHĀVIRAVĀDA) TRONG CÁC NGUỒN...

Văn bản Giải Địa Tạng Kinh của Hương Hải Thiền sư
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viết1. THÂN THẾ2. HÀNH TRẠNG2.1. Tầm sư học đạo2.2. Pháp hành2.3. Chung tay dựng xây ngôi nhà Phật giáo Việt Nam2.4. Giáo hóa đồ chúng2.5. Duyên trần đã mãn3. THƠ CA, ĐỐI LIÊN3.1. Thơ ca3.2. Đối liên Tóm tắt Địa Tạng kinh giải thích Hoa ngôn đây là một trong 20 tác...