Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên…

Tín ngưỡng thờ phụng và tu trì đức Phật Dược Sư đã phát triển rất đa dạng trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Không chỉ có ảnh hưởng tới sự tu trì mong đạt tới giác ngộ nơi các chư Tăng và các bậc hành giả, mà tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư còn lan tỏa tới nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, thơ phú, chính trị, đáp ứng sở cầu đa dạng của người dân.

Đức Phật Dược Sư – bậc hộ trì cho vương triều nhà Đường

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư  nhận được sự bảo trợ to lớn của triều đình nhà Đường, đặc biệt là dưới thời trị vì của Đường Trung Tông (lên ngôi vương năm 684 và năm 705-710) và Đường Túc Tông (lên ngôi vương năm 756- 762). Do nhân duyên ban đầu xuất phát từ mong cầu được bảo hộ thoát khỏi những hoàn cảnh chính trị bất lợi của mình, các nhà vua đời Đường đã tìm tới nương tựa nơi đức Phật Dược Sư. Động cơ thờ phụng và tu tập của các vị xuất phát từ những mong cầu có được những lợi ích cho ngôi vị và sự an bình cho người dân triều đại mình. Khi hai vị vua triều đại này phải đấu tranh để hóa giải những thách thức chính trị mà mình phải đối mặt, họ đã tôn kính đức Phật Dược Sư là bậc bảo hộ có quyền lực tối thượng đảm bảo cho sự an toàn chủ quyền và sự thịnh vượng của vương quốc.

Đường Trung Tông đã khởi niềm tôn kính và cầu nguyện đức Phật Dược Sư khi ông gặp phải những thách thức và sự thất vọng về quyền lực chính trị. Đường Túc Tông tôn kính và tu trì đàn tràng đức Phật Dược Sư trong hoàn cảnh ông phải vật lộn để đối phó với Cuộc nổi loạn An Lộc Sơn (755-763), cuộc nổi dậy quân sự tàn khốc nhất trong lịch sử nhà Đường. Đặt việc tu trì và niềm tin kính đức Phật trong bối cảnh lịch sử, chính trị và tôn giáo phức tạp thời đại này, chúng ta nhận ra vai trò của đức Phật trở thành một bậc hộ quốc hộ trì cho triều đình nhà Đường gắn liền với nhu cầu đa dạng của những phật tử ở những địa vị khác nhau trong xã hội.

Những vị vua nhà Đường, bắt đầu từ Hoàng đế Trung Tông, đã khởi niềm tôn kính và thờ phụng đức Phật Dược Sư. Hoàng đế Trung Tông đã đặc biệt tôn kính đức Phật khi ông đối mặt với những thách thức về mặt chính trị, thậm chí có thể ảnh hưởng tới sinh mạng của ông. Ông đã trở thành quốc vương hai lần, nhưng thời gian trị vị hai lần của ông đều không kéo dài. Năm 684, Đường Trung Tông đã lên ngôi vua với tư cách là người kế vị cha mình, Đường Cao Tông (lên ngôi vua từ năm 649-683). Thật không may khi ấy mẹ ông là Võ Tắc Thiên (lên ngôi từ năm 625- 705), đã kiểm soát toàn bộ triều đình. Sau đó, Hoàng đế Trung Tông bị Võ Tắc Thiên phế truất và lưu đày, rồi giáng ông xuống làm Lư Lăng Vương và phải lấy lại tên tục là Lý Triết.

Trong thời gian bị lưu đày ở Phòng Châu, rồi Quân  Châu, Lý Triết bị biệt giam nghiêm ngặt nên ông không  thể  gặp gỡ những người ủng hộ mình. Trong suốt hơn hai thập kỷ, Lý Triết phải đối mặt với những gian khổ và những nguy hiểm luôn rình rập tới tính mạng của mình, đặc biệt từ sau một tin đồn lan truyền rằng Võ Tắc Thiên đã ép một hoàng tử khác là Lý Hoằng (654- 684), phải tự vẫn. Hơn nữa, người con trai và con gái của Lý Triết cũng bị Võ Tắc Thiên ra lệnh sát hại vào năm 701, bởi vì họ đã đưa ra một số nhận xét chỉ trích về các tùy tùng hoàng gia yêu thích của Võ Tắc Thiên. Quyền lực tuyệt đối và sự cai trị độc tài của Võ Tắc Thiên dần dần gieo rắc nỗi sợ hãi trong tâm Lý Triết.

Để hóa giải những âu lo về tương lai bất định  của mình, Lý Triết đã giành nhiều thời gian cầu nguyện lên đức Phật Dược Sư và thỉnh cầu sự hộ trì nơi ngài trong thời gian ông bị lưu đày. Năm 698, Lý Triết trở lại kinh đô nhà Đường và trở thành người thừa kế ngôi vương một lần nữa. Cuối cùng, khi Võ Tắc Thiên bị bệnh và đánh mất quyền lực, ông đã lên ngôi vương lấy hiệu Trung Tông vào năm 705.

Khi Đường Trung Tông giành lại được vương quyền hợp pháp của mình, ông tin tưởng rằng bản thân được sự gia hộ to lớn của chư Phật. Ông từng tuyên bố rằng, chư Phật đã vô cùng từ bi đáp ứng niềm tôn kính và những lời cầu nguyện thiết tha của  ông, hộ trì cho ông và đất nước thoát khỏi những bất hạnh và hỗn loạn chính trị.(1) Để tưởng niệm sự kiện phục hồi vương vị, Đường Trung Tông đã thỉnh cầu Đại sư Nghĩa  Tịnh  (635-723), một hành giả Phật  giáo,  một du tăng từng hành hương tới nhiều thánh tích Phật giáo Ấn Độ quay trở lại đến Trung Quốc vào năm 695, để chuyển dịch những bộ kinh văn dâng cúng dường lên đức Phật Dược Sư. Theo đó, nhà vua đã thỉnh mời Đại sư Nghĩa Tịnh, cùng với một nhóm dịch thuật, đến ngôi chùa trong hoàng cung an cư trong thời gian dài để chuyên tâm chuyển dịch kinh văn. Dựa trên tiểu sử của Đại sư Nghĩa Tịnh, chúng ta biết được rằng vị hoàng đế thường trực tiếp tham gia vào dự án dịch thuật quy mô lớn này. Năm 707, bản dịch của đại sư Nghĩa Tịnh, có tựa đề kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức, đã được  hoàn thành dưới sự bảo trợ của triều đình.

Tại sao Đường Trung Tông lại chọn đức Phật Dược Sư là bậc hộ trì cho mình trong thời gian  bị lưu đày và khi nắm vương quyền? Trong bản dịch của đại  sư Nghĩa Tịnh, một số phần của các bản kinh văn có nói về mối quan hệ giữa Phật giáo, đức Phật và những bậc trị quốc. Một số đoạn trong kinh văn dạy những nhà lãnh đạo cách thức đưa ra chính sách khi đất nước phải đối mặt với những hoàn cảnh đầy thử thách. Rất nhiều những lời răn dạy đầy từ bi và trí tuệ giành cho những nhà lãnh đạo đất nước được đưa ra:
Một đức vua Ksatriya, người trên ngôi vị lãnh đạo

đất nước một cách chính thống thông qua nghi thức đăng quang, có thể phải đối mặt với nhiều nghịch cảnh, như dịch bệnh, sự xâm lược của ngoại bang, các cuộc nổi loạn nội bộ, thiên tai bất thường, nhật thực hoặc nguyệt thực, mưa gió trái mùa và hạn hán. Trong những hoàn cảnh này, vị vua Ksatriya mới đăng quang nên rèn luyện thân tâm, nuôi dưỡng lòng từ bi với mọi người dân và hết thảy chúng sinh. Nhà vua nên rộng lượng trả tự do và ân xá cho những tù nhân, những người bị giam giữ hay đang gặp nạn. [Cùng với đó] Nhà vua nên cùng tham gia thực hành những nghi thức cầu nguyện lên chư Phật.(2)

Ksatriya là một tầng lớp quân sự trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Tầng lớp bao gồm các chiến binh, cũng như các nhóm trị vị vương quốc và nhóm quý tộc. Ở đây về cơ bản, bản kinh văn đề cập đến chính vai trò và sứ mệnh của một vị quốc vương. Bản kinh văn cũng dạy rằng bậc trị vì vương quốc không chỉ nên thờ phụng đức Phật Dược Sư mà còn cần biết ân xá cho người bị tù tội. Có vẻ như Đường Trung Tông đã nỗ lực trở thành một nhà lãnh đạo nhân ái và nỗ lực ban nhiều chính sách theo những lời hướng đạo trong kinh văn. Ông đã ban bố nhiều lệnh đại xá, đặc biệt là trong giai đoạn lần thứ hai nắm vương quyền của mình. Năm 709, ông tiếp tục công bố lệnh ân xá cho những người bị lưu đày và cho phép họ trở về quê hương.(3)

Bên cạnh những lời răn dạy cho nhà lãnh đạo, trong bản kinh văn còn chứa đựng những diệu dụng của pháp tu trì đức Phật Dược Sư về sự thịnh vượng của quốc gia và sự hộ trì dành cho quốc vương. Một phần quan trọng của văn bản có nội dung như sau:

Nhờ đức hạnh của  [nhà vua] và lời thệ nguyện của đức Phật [Dược sư],  vương  quốc sẽ được chở che và trở nên an bình. Mưa gió sẽ thuận mùa và mùa màng sẽ bội thu. Tất cả cư dân trong vương quốc sẽ được khỏe mạnh, an toàn  và hạnh phúc. Thêm nữa, sẽ không có các loài ác quỷ hay tà ma nào có thể quấy rối và gây hại cho người dân. Những thiên tai, bất thường sẽ bị khiển trừ và vị vua Ksatriya đăng quang sẽ được hưởng một đời sống lâu dài, mạnh khỏe, đầy sức sống và an vui.(4)

Những đoạn kinh văn với nội dung tương tự có thể được tìm thấy trong một bản dịch trước đó do Đại sư Huyền Trang dịch, cũng nêu rõ lời hứa khả của đức Phật về việc bảo hộ một quốc gia khỏi thảm họa. Mặc dù phiên bản của Đại sư Huyền Trang nhìn chung tương ứng với bản kinh văn do đại sư Nghĩa Tịnh chuyển dịch, nhưng bản kinh văn sau bao gồm nhiều mô tả và luận giảng chi tiết hơn, đây có thể là một trong những lý do khiến Đường Trung Tông muốn cho dịch lại bản kinh văn một cách đầy đủ hơn.

Vua Đường Trung Tông  đã khởi niềm tin kính đức Phật Dược Sư trong những thời khắc khó khăn của cuộc đời chính trị và ông cũng đã nỗ lực dựa vào nơi chư Tăng để học hỏi tư tưởng lãnh đạo đất nước theo lời dạy của đức Phật Dược Sư trong bối cảnh triều đại phải đối mặt với những áp lực không ngừng trong nước và giữ vững chủ quyền của mình.

Kiến lập Đàn Tràng Dược sư Phật thời vua Đường Túc Tông

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên. Từ năm 755 đến 763, cuộc nổi dậy An Lộc Sơn, một cuộc nổi dậy mang tính hủy diệt chống lại chính quyền nhà  Đường, đã gây ra sự  hỗn  loạn  chính trị và xã hội to lớn. Năm 756, vua Đường Huyền Tông (712- 756) chạy trốn sang Tây Nam Trung Quốc để thoát khỏi nguy hiểm và bạo lực, khi quân nổi dậy giành được quyền kiểm soát hai kinh đô Lạc Dương và Trường An. Con trai thứ ba của vua Đường Huyền Tông, là Lý Hanh, rút lui về phía Tây Bắc, rồi lên ngôi lấy hiệu là Đường Túc Tông.

Trước khi cuộc nổi dậy An Lộc Sơn bùng nổ, triều đại nhà Đường đã trải qua giai đoạn với nền kinh tế thịnh vượng và xã hội ổn định, đặc biệt là trong thời Khai Nguyên (713-741). Tình hình đã thay đổi hoàn toàn khi cuộc nổi dậy bắt đầu. Khi mới lên ngôi, Đường Túc Tông quan tâm đến việc nhanh chóng khôi phục quyền lực của vương triều trung ương đối với chính quyền địa phương, rồi tiến tới thiết lập một xã hội hưng thịnh. Tuy nhiên, khi bắt đầu nắm vương vị, Đường Túc Tông đã không thành công trong việc trấn áp những cuộc nổi dậy vũ trang. Tình trạng thiếu lương thực thảm  khốc và thiếu viện trợ y tế đã khiến nhiều binh sĩ thiệt mạng, từ đó cản trở nỗ lực trấn áp quân nổi dậy của quân đội. Ngoài ra, một trận động đất ở phía Tây Bắc đất nước đã gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Sự chia rẽ chính trị và thảm họa tài chính không chỉ có tác động to lớn đến triều đình nhà Đường mà còn ảnh hưởng đến những thay đổi trong lĩnh vực tôn giáo, nổi bật nhất là tín ngưỡng thờ phụng và tu trì đức Phật Dược Sư.

Đường Túc Tông dường như cũng đã vô cùng mỏi mệt vì phải chỉ huy những cuộc chiến chống lại những cuộc nổi loạn liên tục với quy mô lớn, vì vậy ông đã tìm tới đức Phật Dược Sư để vừa giúp an định và niềm an vui về tinh thần, đồng thời mong cầu ngài trở thành bậc bảo hộ cho vương quốc vượt thoát khỏi nghịch cảnh, chiến tranh và khó khăn. Theo tiểu sử của Nguyên Giao (715- 808?), một tăng sĩ phục vụ tại triều đình, nhà vua đã yêu cầu hai mươi mốt tăng sĩ tới triều đình cử hành các nghi thức đàn tràng pháp hội đức Phật Dược Sư tại tự viện Khai Nguyên, nằm ở khu vực Phượng Tường.(5) Ngôi chùa được triều đình công nhận này đã thành lập một “Đàn tràng thờ phụng đức Phật Dược Sư” để cầu nguyện cho hòa bình và an ninh của quốc gia.

Dưới sự hướng đạo của Đại sư Nguyên Giao, chư tăng đã tụng kinh và thắp nến cầu nguyện để cử hành các nghi lễ trong khoảng thời gian dài cả ngày lẫn đêm. Sau khi các nghi lễ được thực hiện trong nhiều ngày, nhiều người đã kể lại rằng, có một cây mận trong tự viện đột nhiên mọc ra bốn mươi chín thân  cây.  Không rõ hiện tượng siêu nhiên này có thực sự xảy ra hay không, nhưng đã được báo lên triều đình. Đường Túc Tông đã rất vui trước hiện tượng này và ông đã ban cho Đại sư Nguyên Giao, một danh hiệu Đại sư bảo hộ vương triều.(6)

Dựa trên thông tin được ghi chép lại trong Quan tang văn, thì Đường Túc Tông cũng đích thân viết những bài thơ để thể hiện niềm vui trước những thành tựu của đàn tràng đức Phật Dược Sư:

Những cây mận cát tường đã sinh sôi nảy nở nhanh chóng, đây là dấu hiệu của sự thịnh vượng của vương triều. Nó đang phát triển trong tự viện, và ta rất vui mừng khi biết được sự phát triển mạnh mẽ của cây như ý này. Có điềm lành tuyệt vời như vậy, ta đã rất hoan hỷ cùng với chư tăng. Với ngôi vị một nhà vua, hiện tượng phi thường này mang hai ý nghĩa tích cực. Đầu tiên, cây mận nở hoa như đã nói trong câu thơ hàm ý về một tương lai thịnh vượng, một vương triều hưng thịnh. Thứ hai, từ li là từ đồng âm biểu thị nhiều ý nghĩa, có thể thể chỉ một quả mận nhưng nó cũng có nghĩa là họ Lý, là họ của hoàng gia nhà Đường.

Theo đó, hiện tượng phi thường xuất hiện tại Đàn tràng Phật Dược Sư trong Hoàng cung được luận giải là những “điềm lành” từ việc thành tâm và nghiêm mật cử hành các nghi thức Phật giáo. Những điểm lành này cũng mang nhiều điều khích lệ với những người nắm quyền trong vương triều, đặc biệt là sau nhiều nỗ lực không hiệu quả để đánh bại quân nổi dậy. Đường Túc Tông tin kính vào năng lực hộ  trì của đức Phật và xem Ngài như bậc bảo hộ vương triều, mang lại hòa bình và thịnh vượng cho đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế lịch sử, Cuộc nổi dậy An Lộc Sơn chưa hoàn toàn kết thúc cho đến năm 763 khi triều đại Đường Đại Tông (ở ngôi vương năm 762-779) còn cai trị đất nước.

Sự ủng hộ của triều đình nhà Đường đối với Phật giáo nói chung, trong đó có việc tu trì đức Phật Dược Sư, diễn ra trong bối cảnh những biến động chính trị to lớn trong nước. Đối mặt với những hoàn cảnh khắc nghiệt, cả Đường Trung Tông và Đường Túc Tông đều mong đợi đức Phật từ bi sẽ mang lại những lợi lạc không chỉ ở phương diện xuất thế gian mà cả lợi lạc trực tiếp về phương diện thế gian, bao gồm những phúc lợi cho quốc gia, sự bình an cho vương triều và trấn áp những cuộc nổi loạn. Trong khi người dân thường tôn  kính đức Phật là hiện thân của sự chữa lành, uy lực của ngài có thể xoa dịu nỗi đau thể xác và giúp chữa lành những căn bệnh đau thương một cách nhanh chóng, thì các nhà cai trị nhà Đường lại có những mối quan tâm và mong cầu khác muốn nương tựa nơi Phật pháp. Niềm tôn kính và hộ trì của họ cho việc thờ phụng đức Phật Dược Sư minh họa mối quan hệ không thể tách rời giữa tôn giáo và chính trị, đồng thời cung cấp một cái nhìn sâu sắc về sự phức tạp của lịch sử tôn giáo Trung Quốc.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc tu tập và tin kính đức Phật Dược Sư của các nhà vua đời Đường chỉ xuất phát từ động cơ trần tục, tuy nhiên nếu nhìn vô số nhu cầu và khổ đau khác nhau của con người và chúng sinh ở những địa vị, bối cảnh xã hội khác nhau, chúng ta sẽ thấu hiểu được từ bi tâm, trí tuệ thiện xảo của chư Phật. Trong đời sống xã hội, có những người nghèo khổ, có những người bị tật bệnh, có những người mong cầu sinh con trai, có những người ở ngôi vị cao, tưởng như vô cùng an  lạc nhưng cũng vô cùng khổ đau. Thấu suốt được những nỗi khổ đau và nhu cầu khác nhau đó, đức Phật Dược Sư với trí tuệ thiện xảo, từ bi tâm rộng lớn đã phát nguyện hóa thân thành bậc bảo hộ vương quốc, thành người chữa lành tật bệnh, người bảo hộ cho kẻ đi đường xa, nguyện hóa độ tất thảy họ, giúp họ dần hóa giải những khổ đau trần tục đa dạng của mình, để rồi dần mới dẫn họ vào đạo giải thoát, để rồi chuyển hóa động cơ trần tục của họ thành hiểu biết rộng lớn hơn về bản chất chân thực của đời sống và con đường đạo giải thoát đích thực. Bởi vậy việc nghiên cứu các vấn đề lịch sử Phật giáo, theo chúng tôi, cần nương vào các hạnh nguyện, trí tuệ thiện xảo của chư Phật, cùng với việc đặt từng con người, sự kiện trong bối cảnh lịch sử, xã hội, chính trị, văn hóa cụ thể thì sẽ có cách nhìn chân xác và đầy đủ hơn những cách tiếp cận thông thường.

Tác giả: TS Anh Vũ & La Sơn Phúc Cường
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 11/2024

Dịch và tổng hợp theo: The Worship of Medicine Buddha in Medieval China, Yujing Chen, University of Florida, 2017


TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

1. Zanning’s 贊寧 (918-1001) Song gao seng zhuan 宋高僧傳 (The Song-dynasty Collection of Biographies of Eminent Monks), T
50.710c15.

2. The aforementioned rituals refer to a set of practices that includes the making of seven images of the Buddha, lighting forty-nine lamps, reciting the scriptures for forty-nine times, setting up colorful banners, and releasing creatures. See T 14.415c29-416a4.

3. 100 Jiu tang shu, 7.135-151; Zizhi tongjian, 208.6596-6606 and 209.6637-6638.

4. 101 T 14.516a5-9. English translation is adapted (with minor modifi ations) from Raoul Birnbaum, The Healing Buddha, 205-206.

5. Song gao seng zhuan, T 50.864b16-c3. Fengxiang is located in present-day Shaanxi province in China. 146 6.  108 Fozu tongji, T 49.375c18-376a24.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt
Lịch sử, Văn hóa - Xã hội

Phật giáo thời Lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt góp phần tạo nên bản sắc dân tộc ta trong giai đoạn nhà Lý trị vì. Tóm tắt: Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì...

Chính quyền Chúa Nguyễn với các ngôi chùa Sắc tứ ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)
Lịch sử, Nghiên cứu

Các chùa sắc tứ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền chúa Nguyễn, mặt khác, thông qua các hoạt động và thực hành nghi lễ Phật giáo với quy mô lớn, thời kỳ này các ngôi chùa sắc tứ đã tỏ rõ vai trò quan trọng trong việc xiển dương Phật...

Đi tìm cơ sở truyền thừa của Ni giới tại Việt Nam qua thư tịch Hán cổ
Lịch sử, Nghiên cứu

Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn. Ngay như tại Việt Nam, do đặc thù của các điều kiện lịch sử, thế nên nhiều nguồn thư tịch quý giá cổ xưa...

Hai bảo vật quốc gia ở chùa Sùng Khánh và chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Vị Xuyên – Hà Giang không chỉ nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên phong phú, nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và những di tích lịch sử mang đậm nét bản sắc dân tộc, mà còn nhiều điểm du lịch tâm linh như: Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, đền thờ...

Chủ nghĩa Platon và giáo lý đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thời đó, khoa học chưa phát triển, máy móc còn thô sơ nhưng họ hướng tới sự tìm tòi thế giới, bản tính con người một cách sâu sắc. Phật pháp ở thế gian, không xa sự giác ngộ của thế gian, tuy hai nền triết học khác nhau nhưng đều chung tư tưởng giúp...

Chấn hưng Phật giáo – Con đường truyền bá tư tưởng yêu nước của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Lịch sử, Nghiên cứu

Trong hành trình phương Nam, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp quan trọng cho phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ… Tóm tắt: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người yêu nước. Trong hành trình trên mảnh...

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua trường hợp Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở vùng đồng bằng sông Hồng qua trường hợp thiền Sự Từ Đạo Hạnh đã tạo nên hỗn hợp Phật – Thánh mang tính quy chuẩn từ kiến trúc không gian thờ tự cho đến nội dung tôn giáo, trở thành một tổng thể tương đối...

Bước đầu khảo cứu mộc bản kinh sách Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thông qua hoạt động tổ chức khắc in kinh sách, chúng ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền chúa Nguyễn với các vị cao tăng, bên cạnh đó là mối quan hệ gắn bó, cầu tiến, giúp đỡ lẫn nhau giữa các vị sư tăng ở các tông phái khác nhau....

Quá trình phát triển giáo dục Phật giáo miền Nam 1954-1981
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Giáo dục Phật giáo là nền tảng cho mọi hoạt động hoằng pháp của tăng ni, tri thức giúp họ gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp truyền thừa mạng mạch phật pháp. Mục lục bài viếtĐức Phật Dược Sư – bậc hộ trì cho vương triều nhà ĐườngKiến lập Đàn Tràng Dược sư Phật...

Bồ-tát Quán Thế Âm Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Người Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người đều có hình ảnh về vị Bồ-tát luôn đầy lòng bi mẫn này. Ngài là một đối tượng tín ngưỡng thiêng liêng nhưng đồng thời là một người Mẹ thân thương luôn là chỗ dựa cho con cái trên đường đời lắm thác ghềnh,...

Thuyết tái sinh góp phần xây dựng giá trị đạo đức xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Theo nhân quả nghiệp báo thì một hành động thiện sẽ dẫn đến các cảnh giới tái sinh tốt đẹp, do đó, tinh thần bất bạo động được xây dựng dựa trên nền tảng từ bi vô ngã trí tuệ của Phật giáo. Tóm tắt: Thuyết tái sinh và nghiệp báo là một trong những chủ...

Hòa thượng Tâm An phụng sự Đạo pháp và Dân tộc
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Từ những buổi đầu Phật giáo suy vi, dân tộc chịu ách thống trị của thực dân Pháp, ngài tham gia cuộc chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ. Khi có Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngài tích cực tham gia phong trào Phật giáo Cứu Quốc. Dẫn nhập Phật...

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự nhấn mạnh vào nhận thức bản thân, từ bi tâm và công lý xã hội đã biến đạo Phật thành một động lực kiên cường cho sự chuyển hoá tích cực. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế...

Những đóng góp của triều đại nhà Trần đối với Phật giáo Việt Nam về văn hoá, tư tưởng
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Triều đại nhà Trần không chỉ là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong công cuộc khôi phục và phát triển đất nước, mà còn là thời kỳ đánh dấu sự thăng hoa của Phật giáo trong mọi lĩnh vực văn hóa, giáo dục và tinh thần của dân tộc. Mục lục bài viếtĐức...

Các thiền sư thời Lê sơ và sự nỗ lực chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc Đại Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, đánh bạt âm mưu xâm lược, nô dịch văn hóa của thế lực phương bắc ngay từ những thế kỷ đầu. Tóm tắt Phật giáo thời Lê sơ (1428 – 1527) tuy ít được triều đình...

Hoà thượng Tâm Ấn Vĩnh Thừa Thiền – Tịnh – Mật tam hành
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Tóm tắt: Sự biến động về chính trị, xã hội của Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đã ảnh hưởng rất nhiều đến Phật giáo nước nhà, nên tông chỉ tu tập giữa các tông phái dần bị phai mờ, mất đi ranh giới mà thay vào đó là sự pha lẫn, hoà...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.