Giai đoạn lịch sử xã hội đầy biến chuyển, phản ảnh đời sống con người văn học chữ Nôm giai đoạn này cũng đã ghi nhận vào mình khá đầy đủ mọi phương diện về đời sống tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Đời sống ấy được quy chiếu vào văn thơ từ các hình thức biểu hiện đơn giản cho đến nội dung triết lý sâu xa, được biểu hiện cả mặt tốt lẫn mặt xấu.

DẪN NHẬP

Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX là giai đoạn Lịch sử Việt Nam có nhiều biến động trên mọi mặt, chính trị, kinh tế và tôn giáo, v.v. triều đình phong kiến suy thoái, vua chỉ biết ôm ngai vàng làm bù nhìn, đất nước bị chia đôi bởi hai tập đoàn phong kiến Trịnh- Nguyễn cấu xé nhau. Chính lúc này đây “ kiêu binh nổi loạn trong phủ chúa Trịnh. Tây Sơn diệt Nguyễn ở Đàng trong và Trịnh ở Đàng ngoài. Quân Thanh xâm lược, quân Thanh đại bại, Quang Trung băng hà, Tây Sơn lung lay, Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn…những biến cố diễn ra nhanh chóng đến mức người đương thời chưa kịp tìm ra nguyên nhân của cái trước thì cái sau đã diễn ra”[1]. Như vậy, giai đoạn lịch sử xã hội đầy biến chuyển, phản ảnh đời sống con người văn học chữ Nôm giai đoạn này cũng đã ghi nhận vào mình khá đầy đủ mọi phương diện về đời sống tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Đời sống ấy được quy chiếu vào văn thơ từ các hình thức biểu hiện đơn giản cho đến nội dung triết lý sâu xa, được biểu hiện cả mặt tốt lẫn mặt xấu.

Nhìn chung các tác giả Nho sĩ thời này, một mặt họ là nhà thơ của nhân dân, tiếp thu tư tưởng tiếng nói của nhân dân, cũng đồng thời tiếp nhận quan điểm về một tín ngưỡng, đạo đức Phật giáo theo kiểu bình dân. Mặt khác họ là những Nho sĩ có học thức cao, có kiến thức uyên bác về Phật giáo qua quá trình học hỏi. Tuy nhiên tùy theo góc độ tiếp nhận xu hướng sáng tác của mọi người mà quan điểm về tư tưởng Phật giáo bình dân hay trí thức thể hiện ít hoặc nhiều trong từng tác phẩm.

Do đó, người viết chỉ nghiên cứu “Ảnh hưởng Phật giáo trong Văn học chữ Nôm trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ XIX” qua những tác phẩm, tác giả nổi tiếng như truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều, Vịnh Phật của Nguyễn Công Trứ. Dù cố gắng nhưng không sao tránh khỏi những thiếu sót, kính mong chư vị chỉ dạy thêm để lấy đó làm kinh nghiệm cho bài viết sau.

NỘI DUNG

1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo

Tầng lớp nhân dân trong thời điểm này đến với Phật giáo bằng sự hiểu biết rất đơn giản, họ không cần tư duy, suy nghĩ nhiều chỉ cần hiểu những gì phù hợp với đời sống. Thật ra họ luôn đi tìm một nguồn an ủi hơn là đi tìm chân lý . Trong khi đó Phật giáo có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu đáp ứng mọi tầng lớp xã hội. Cho nên, nhân dân cảm thấy hạnh phúc khi đến với Phật giáo, ở đó họ tìm thấy một hướng phát triển nhân cách tốt đẹp với tinh thần nương tựa Tam Bảo và giữ gìn Ngũ Giới, mặc dù tầng lớp nhân dân không hiểu nhiều về Lý duyên khởi hay Tứ diệu đế , nhưng họ cảm nhận được nguyên nhân của sự đau khổ là do trồng nhiều việc bất thiện, họ luôn luôn suy nghĩ hạnh phúc trong tương lai đến với họ là làm nhiều phước thiện trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra họ cũng đã nhận ra học thuyết nhân quả và luân hồi. Như vậy, Phật giáo cũng đã giúp họ hoàn thiện về đạo đức và tinh thần.

Nhà thơ Nguyễn Gia Thiều đã mượn một hình ảnh người con gái luôn ước mơ có cuộc sống bình thường như bao con người khác, để nói lên một cuộc đời ngắn ngủi nhiều đau khổ. Cảm nhận vô thường và đau khổ qua thực tế đời sống:

“Gót danh lợi bùn pha sắc xám

Mặt phong trần nắng nám mùi dâu

Nghĩ thân phù thế mà đau

Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.”

Cung oán ngâm khúc câu 69-72

Như vậy chính tác giả đã thấy thân phận người dân sống trong xã hội phong kiến nhiều đau khổ, nên tìm đến cửa Phật để tìm một nguồn an vui như:

“Cái gương nhân sự chiền chiền

Liệu thân này với cơ thiền phải nao”

Cung oán ngâm khúc câu 107-108.

Chính trong nỗi đau bất tận đó người cung nữ bâng khuâng tự hỏi mà mơ hồ vì chưa có lời giải đáp:

Hẳn túc trái làm sao đây tá?

Hay tiền nhân hậu quả xưa kia?

Lúc bấy giờ thi hào Nguyễn Du thay mặt Nguyễn Gia Thiều để trả lời một cách bình dân giản dị:

Kiếp xưa đã vụng đường tu

Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi (truyện kiều, câu: 1195-1196)

Việc tu hành làm lành lánh dữ là con đường đưa đến “nghiệp duyên cân lại nhắc đi còn nhiều”. Như vậy rút ra từ bài học này là hướng cho mọi người đến đời sống tốt đẹp với “tu là cội phúc”, còn trong tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều cũng nói lên giáo lý Vô thường và khổ trong Tứ đế, nhưng chỉ nói một cách tổng quát mà chuyển sang đề cập đến cánh cửa từ bi làm êm ấm lòng người, giống như trong Lão tử: “lấy gió mát trăng thanh kết nghĩa hay thà mượn thú tiêu giao cửa Phật” còn hơn là để giác ngộ chân lý vô thường – vô ngã của Phật giáo. Đây là điểm hạn chế của ông xuất phát từ hạn chế của cuộc sống và quan điểm của quần chúng lao động. Đến Nguyễn Du ta thấy ông nhìn nhận và bước thêm về phía người dân. Ông đã thay hình ảnh người cung nữ bằng người con gái tài sắc nhưng phải chịu cảnh phong trần, ông đã cảm nhận sự đau khổ qua từng nhân vật như Đạm Tiên, đặc biệt nhất là hoàn cảnh của Thúy Kiều trong tác phẩm truyện Kiều tác giả Nguyễn Du đã nói nhiều về Nhân quả, Luân hồi và Nghiệp báo nhưng tất cả là quan niệm về triết lý phổ thông. Người nông dân quan niệm về nghiệp rất nông cạn, họ xem như một tha lực kiến tạo, mặc dù vậy ta cũng thấy Nguyễn Du cũng lẫn lộn chữ “ nghiệp” trong nhà Phật và chữ “định mệnh” trong Nho giáo. Không dừng lại ở đó ông còn nhìn nhận giáo lý Nhân quả của Phật giáo với định luật nhân quả chi phối vũ trụ, cuộc đời Nho giáo. Thật ra Nguyễn Du đã cố ý khi bế tắt về thuyết định mệnh ông đã xen vào Nghiệp của nhà Phật, thuyết Nghiệp báo của Phật giáo là một nhân bản, chứ không phải là định mệnh như:

“Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa” câu 3249-3250

Không dừng lại ở đây Nguyễn Du đã đề cập đến chữ “tâm” để đưa con người ra khỏi định mệnh: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” câu 3252

Giờ đây quan niệm chữ “ tâm” của Nguyễn Du gần gũi với quan điểm bình dân dễ hiểu hơn chữ “ tâm” trong kinh Bát nhã. Nên Nguyễn Du đã khuyên mọi người tu tâm dưỡng tính làm những điều thiện đừng cậy vào tài mà rước tai họa vào thân :

“Chữ tài liền với chữ tai một vần”

Ngoài vấn đề nghiệp duyên ở trên Nguyễn Du lại bước sang một lĩnh vực khác mang tính nhân đạo bằng nghi lễ Phật giáo giải oan cho Thúy Kiều:

“Chiêu hồn thiết vị lễ hương

Giải oan lập một đàn tràng bên song”

Tiếp theo tinh thần nhân đạo này Nguyễn Du đã sáng tác văn chiêu hồn , tác phẩm này được “rút ra từ Du già khoa nghi của Phật giáo”[2]. Trong tác phẩm này tác giả đã rung động trước những linh hồn đã mất, mặc dù trước đây họ đã tạo thiện hay ác, đối với Nguyễn Du họ đều bình đẳng không phân biệt đẳng cấp sang hèn:

Còn chi ai khá ai hèn

Còn chi mà nói kẻ hiền người ngu

Cảm nhận tư tưởng bình đẳng của Phật giáo, ông đã đắm mình cùng với nhân dân khởi tâm niệm Phật cầu cho thập loại cô hồn đều siêu thoát. Như vậy, Phật giáo đã làm lên tính nhân đạo một cách dũng mãnh. Phật giáo trên quan niệm bình dân văn học chữ Nôm trong giai đoạn này đã chuyển hóa đạo đức Phật giáo thành đạo đức trong đời sống nhân dân, làm giá trị con người cao hơn. Cũng có một số nhà nghiên cứu văn học trong giai đoạn này đã phê phán Phật giáo là yểm thế tiêu cực “duy tâm phản động”[3].

Không riêng như thế có người còn gắng ghép Phật giáo bằng những cụm từ không hay lắm như từ “ chủ nghĩa” như “ chủ nghĩa khổ hạnh”, “chủ nghĩa hư vô”[4], “ chủ nghĩa định mệnh” [5]. Nếu như đã nghiên cứu truyện Kiều của Nguyễn Du và thơ của Hồ Xuân Hương mà không biết các thứ “ chủ nghĩa” kiểu này bị bác bỏ hoàn toàn trong giáo lý Phật giáo. Có thể nói đây là sự hạn chế của các nhà Nho một chiều, bên cạnh đó có nhiều nhà nghiên cứu đã cảm nhận trong nền văn học chữ nôm “một tín ngưỡng Phật giáo được phố biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân,người dân không biết gì về triết lý cao xa của Phật mà chỉ biết cầu phúc, chỉ biết chuyện quả báo luân hồi. từ lâu, đã từ lâu rồi triết lý Phật giáo đã được chuyển thành một thứ đạo đức học mà từ bi bác ái cứu khổ cứu nạn là hạt nhân”[6] .

Lúc bấy giờ các nhà thơ cũng biết sự hạn chế của người dân bình thường khi tiếp xúc với Phật giáo còn nhiều mặt hạn chế. Còn các nhà nghiên cứu khẳng định “ Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến thi ca, đến các nhà văn, nhà thơ có tâm huyết với thời cuộc, với nhân sinh, làm cho họ có cách nhìn riêng biệt đối với cuộc sống xã hội với đời sống con người”[7]. Nói như thế nhưng cũng ngầm thể hiện sự hạn chế khi nói đến Phật giáo của các tác giả vì mục đích, góc độ sáng tác, vì tầng lớp nhân dân của họ. Như vậy họ đã nhận ra hạn chế từ khách quan chứ không phải nội tại tư tưởng Phật giáo, hạn chế từ phía quần chúng , đối tượng văn học, vì hoàn cảnh xã hội, và tín ngưỡng , hạn chế từ phía phản ảnh, chủ thể văn học, vì các tác giả chủ yếu là Nho sĩ, nên dù muốn hay không họ vẫn bị ràng buộc tư tưởng Nho giáo, vì những tác giả này đến với nhân dân nên họ theo quan điểm của nhân dân, nên khi đụng đến Phật giáo, họ chưa nghiên cứu sâu sắc. Ngoài ra sự hạn chế quan trọng nhất đó là sự suy yếu của Phật giáo. Tuy nhiên tác giả trong thời kỳ này đã khẳng định được giá trị của con người với tính nhân đạo được tìm thấy trong Phật giáo. Cho nên, Phật giáo trên quan niệm bình dân trong văn học chữ nôm rất sâu sắc.

1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thức

Như ở trên đã nói đa số tác giả trong giai đoạn này là nhà Nho, nhưng ảnh hưởng Phật giáo, họ tiếp thu tư tưởng Phật giáo từ nhiều phía từ sinh hoạt của người nhân dân, thông tin sách vở, cũng có trường hợp ảnh hưởng trực tiếp đến các tăng sĩ. Tư tưởng Phật giáo trên quan điểm của hàng trí thức không phải học hỏi rồi viết lên thơ văn, mà đòi hỏi sự chứng nghiệm trong quá trình tu tập bản thân để giác ngộ, các nhà Nho tuy có tư tưởng tiến bộ, nhưng để đạt đến sự am hiểu Phật pháp là rất khó. Ngay cả thời Lý- Trần Phật giáo rất hưng thạnh, có nhiều nhà Nho đến tham vấn các vị thiền sư, nhưng dừng lại lý thuyết. Như vậy, trong giai đoạn này các tác giả để bước chân vào lĩnh vực Phật giáo rất ít, nổi bậc nhất là Nguyễn Công Trứ , Nguyễn Du. Bởi vì hai nhà thơ này dùng tâm huyết để giao thoa ba tôn giáo đang hiện hữu “ Tam giáo đồng nguyên”, bởi lẽ hai nhà thơ này đã kế thừa truyền thống và đang đi tìm điểm chung của ba tôn giáo này(Phật- Nho- Lão). Họ đã đi sâu vào Phật giáo nên được thể hiện trong các tác phẩm như “ truyện Kiều” “ triết lý Phật giáo phổ thông của đại chúng”[8]. Nhưng trong việc bố trí nhân vật ông đã sắp xếp nhân vật đạo cô Tam Hợp và Giác Duyên, đã thể hiện tinh thần dung hợp của Tam giáo. Chúng ta để ý đoạn này Nguyễn Du đã đưa nhân vật đạo cô Tam Hợp luôn nhắc đến nghiệp duyên của Phật giáo, còn sư Giác Duyên nói đến đạo hiếu của Nho giáo. Như vậy giữa cuộc đối thoại đã có sợi dây nối kết Tam giáo. Cũng có đôi khi ông nhắc đến “ trời” nhưng không phải là đấng tối cao quyền năng chi phối vũ trụ, ông đã dung hòa trời của quan niệm Nho giáo lại gần với nghiệp quả của nhà Phật. Trong khi đó , Nguyễn Công Trứ quan điểm về Tam giáo đồng nguyên như “đứng ngay về phương diện nhật dụng, đạo Phật không phải là một đạo khác, rằng mục đích “ kiến tính” của Phật cũng như mục đích “ xuất tính” của Nho”[9]. Như thế thì ông lại vượt hơn Nguyễn Du, ông quan niệm “ trực chỉ chơn tâm, kiến tính thành Phật” trong kinh Kim Cang Bát Nhã, và “ xuất tính chi vi đạo” trong sách Trung Dung, giống như nhau. Thật ra cái gọi là giống nhau chỉ là tương đối để hòa nhập “Tam giáo đồng nguyên”. Như vậy cũng đã tốt rồi, trong thời kỳ Nho giáo muốn chiếm độc tôn, mà các nhà nhơ đã tìm ra điểm gần tương đồng là việc không dễ, với tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” hai tác giả đã thâm nhập vào giáo lý Phật giáo một cách uyên bác. Có một điểm chung là hai tác giả này đã đi từ hiểu biết ban sơ từ tầng lớp nông dân đến chỗ nhận ra chân lý của Phật giáo. Nguyễn Du cho đời là bể khổ không thể vượt ra vòng định mệnh nhất là nhân vật Thúy Kiều trong truyện Kiều, rồi đến thể loại văn chiêu hồn ông đã vượt ra khỏi học thuyết định mệnh với một tinh thần nhập thế triết lý tính “Không” trong Bát nhã ba la mật.

Kiếp phù sinh như hình với ảnh

Có chữ rằng “ vạn cảnh giai không”

Ai ơi lấy Phật làm lòng

Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.

Còn Nguyễn Công Trứ thấy con đường làm quan gặp nhiều lận đận bèn nghĩ đến kiếp sau:

Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Trong giây phút khó khăn bế tắt đó, ông đã chợt bình tỉnh quay về với thực tại đã nói trong bài vịnh Phật:

Nghiệp duyên vốn tự mình ra

Nơi vuông tấc có thiên đường địa ngục

Không ngừng lại tại đây, bằng cao trào nhiệt huyết đã khai thông trí huệ để đi sâu vào giáo lý nhà Phật, ông đã thốt lên:

Thiên thượng thiên hạ vô như Phật

Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài

Đây là tư tưởng trong kinh Hoa Nghiêm ông đã nhìn thấu được.

Từ đây, chúng ta thấy số lượng tác phẩm văn học chữ Nôm ảnh hưởng đến Phật giáo rất ít. Những cái ít ỏi đó cũng tạo nên kho tàng tư tưởng Văn học Việt Nam. Nhất là tư tưởng Tam giáo đồng nguyên thể hiện lên tinh thần đoàn kết dân tộc.

Tóm lại, Phật giáo trong quan điểm bình dân hay trí thức trong Văn học chữ Nôm giai đoạn cuối thế kỷ 18 nửa đầu thế kỷ 19, cũng đã thể hiện tư tưởng Phật giáo trong đời sống sinh hoạt của người dân. Văn học chữ Nôm trong giai đoạn này cũng giới thiệu được hai tác giả có tầm ảnh hưởng trong giới nhà văn. Họ đã cố gắng thể hiện tính dung hòa kết hợp các nguồn tư tưởng và tiếp thu triết lý Phật giáo. Có thể nói trong 100 năm lịch sử đầy biến động, Phật giáo suy yếu trên hình thức, nhưng mạch sống tư tưởng vẫn chảy mãi trong lòng dân tộc.

KẾT LUẬN

Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du ít thì nhiều cũng đã thâm nhập giáo lý nhà Phật, tất cả đều kế thừa truyền thống, nhưng Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du luôn đi tìm mẫu số chung của “Tam giáo đồng nguyên”. Từ đây chúng ta thấy họ luôn sẵn sàng tiếp nhận các tư tưởng lớn, song bên cạnh đó họ dùng cái hiểu biết của mình thể hiện trên tác phẩm chữ nôm. Vì vậy một số nhà nghiên cứu cũng đánh giá Phật giáo trong văn học chữ Nôm, họ không nhìn ra sự hạn chế căn bản về giới bình dân và vội vàng cho Phật giáo là yểm thế là “chủ nghĩa duy tâm phản động”[10].

Tác giả: Thích Đồng Niệm

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Phật học


Chú thích:

[1] . Nguyễn Tài Thư (1991), Lịch sử Phật giáo Việt nam, NXB Khoa học xã hội , Hà nội, tr.355.

[2] . Nguyễn Lang(1992), Việt Nam Phật giáo sử luận (tập II), Nxb Văn học, tr. 298.

[3] . Nguyễn Lộc(1978), Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, tập 2, NXB Đại học- Trung học chuyên nghiệp, Hà nội, tr. 133.

[4] . Nguyễn Lộc(1978), Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, tập 2, NXB Đại học- Trung học chuyên nghiệp, Hà nội, tr. 121.

[5] . Nguyễn Lộc (1978), Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, tập 2, NXB Đại học- Trung học chuyên nghiệp, Hà nội, tr.133.

[6] . Trần Văn Giàu, Hệ ý thức phong kiến- sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, tập I , Nxb, Tp. HCM, tr. 528.

[7] . Nguyễn Tài Thư (1991), Lịch sử Phật giáo Việt nam, NXB Khoa học xã hội , Hà nội, 1991, tr.391.

[8] . Nguyễn Lang(1992), Việt nam Phật giáo sử luận (tập II), Nxb Văn học, tr. 297.

[9] . Nguyễn Lang(1992), Việt nam Phật giáo sử luận (tập II), Nxb Văn học, tr. 295.

[10] . Nguyễn Lộc(1978), Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, tập 2, NXB Đại học- Trung học chuyên nghiệp, Hà nội, tr. 133.

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Lang(1992), Việt nam Phật giáo sử luận , Nxb Văn học.
2. Nguyễn Lộc(1978), Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, tập 2, NXB Đại học- Trung học chuyên nghiệp, Hà nội,
3. Trần Văn Giàu(1991), Hệ ý thức phong kiến- sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, tập I , Nxb, Tp. HCM.4.
4. Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Lịch sử Phật giáo Việt nam, NXB Khoa học xã hội , Hà nội.
5. Nguyễn Tài Thư (1991), Lịch sử Phật giáo Việt nam, NXB Khoa học xã hội , Hà nội.
6. Lê Mạnh Thát(2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam (Tập III), Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
7. Mật Thể (1996), Việt Nam Phật giáo,Nxb. Thuận Hoá,1996.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt
Lịch sử, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtDẪN NHẬPNỘI DUNG1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thứcKẾT LUẬN Phật giáo thời Lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt góp phần tạo nên bản sắc...

Chính quyền Chúa Nguyễn với các ngôi chùa Sắc tứ ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtDẪN NHẬPNỘI DUNG1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thứcKẾT LUẬN Các chùa sắc tứ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền chúa Nguyễn, mặt khác, thông qua các hoạt động và thực hành nghi lễ Phật giáo...

Đi tìm cơ sở truyền thừa của Ni giới tại Việt Nam qua thư tịch Hán cổ
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtDẪN NHẬPNỘI DUNG1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thứcKẾT LUẬN Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn....

Hai bảo vật quốc gia ở chùa Sùng Khánh và chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtDẪN NHẬPNỘI DUNG1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thứcKẾT LUẬN Vị Xuyên – Hà Giang không chỉ nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên phong phú, nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và những di tích lịch sử mang đậm...

Chủ nghĩa Platon và giáo lý đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtDẪN NHẬPNỘI DUNG1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thứcKẾT LUẬN Thời đó, khoa học chưa phát triển, máy móc còn thô sơ nhưng họ hướng tới sự tìm tòi thế giới, bản tính con người một cách sâu sắc. Phật pháp...

Chấn hưng Phật giáo – Con đường truyền bá tư tưởng yêu nước của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtDẪN NHẬPNỘI DUNG1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thứcKẾT LUẬN Trong hành trình phương Nam, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp quan trọng cho phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ…...

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua trường hợp Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtDẪN NHẬPNỘI DUNG1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thứcKẾT LUẬN Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở vùng đồng bằng sông Hồng qua trường hợp thiền Sự Từ Đạo Hạnh đã tạo nên hỗn hợp Phật – Thánh...

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtDẪN NHẬPNỘI DUNG1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thứcKẾT LUẬN Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà...

Bước đầu khảo cứu mộc bản kinh sách Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtDẪN NHẬPNỘI DUNG1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thứcKẾT LUẬN Thông qua hoạt động tổ chức khắc in kinh sách, chúng ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền chúa Nguyễn với các vị cao tăng, bên cạnh...

Quá trình phát triển giáo dục Phật giáo miền Nam 1954-1981
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtDẪN NHẬPNỘI DUNG1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thứcKẾT LUẬN Giáo dục Phật giáo là nền tảng cho mọi hoạt động hoằng pháp của tăng ni, tri thức giúp họ gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp...

Bồ-tát Quán Thế Âm Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Người Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtDẪN NHẬPNỘI DUNG1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thứcKẾT LUẬN Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người đều có hình ảnh về vị Bồ-tát luôn đầy lòng bi mẫn này. Ngài là...

Thuyết tái sinh góp phần xây dựng giá trị đạo đức xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtDẪN NHẬPNỘI DUNG1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thứcKẾT LUẬN Theo nhân quả nghiệp báo thì một hành động thiện sẽ dẫn đến các cảnh giới tái sinh tốt đẹp, do đó, tinh thần bất bạo động được xây dựng dựa...

Hòa thượng Tâm An phụng sự Đạo pháp và Dân tộc
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtDẪN NHẬPNỘI DUNG1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thứcKẾT LUẬN Từ những buổi đầu Phật giáo suy vi, dân tộc chịu ách thống trị của thực dân Pháp, ngài tham gia cuộc chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ. Khi có Đảng...

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtDẪN NHẬPNỘI DUNG1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thứcKẾT LUẬN Sự nhấn mạnh vào nhận thức bản thân, từ bi tâm và công lý xã hội đã biến đạo Phật thành một động lực kiên cường cho sự chuyển hoá tích...

Những đóng góp của triều đại nhà Trần đối với Phật giáo Việt Nam về văn hoá, tư tưởng
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtDẪN NHẬPNỘI DUNG1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thứcKẾT LUẬN Triều đại nhà Trần không chỉ là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong công cuộc khôi phục và phát triển đất nước, mà còn là thời kỳ đánh dấu...

Các thiền sư thời Lê sơ và sự nỗ lực chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc Đại Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtDẪN NHẬPNỘI DUNG1.1. Quan điểm bình dân nhìn nhận về Phật giáo1.2. Phật giáo theo quan niệm hàng trí thứcKẾT LUẬN Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, đánh bạt âm mưu xâm lược, nô dịch văn hóa của...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.