Theo các tài liệu cho biết rằng ngày xưa, ở Ấn Độ chỉ có một giống dân tên Negro da đen, tóc quăn, nhỏ con và mặt choắt. Họ không biết canh tác trồng tỉa gì cả. Hiện nay, giống dân này còn sót lại ở một số vùng cao tại Ấn Độ và châu Úc.

Đến thời kỳ 4000 năm trước khi đức Phật ra đời, mới có giống dân Dravidien (Tamil) vào Ấn Độ sinh sống, nguồn gốc của họ cũng mập mờ nhưng chắc chắn họ là giống dân bộ lạc da đen, thấp lùn, mũi tẹt, có trình độ văn minh khá cao, thậm chí còn lâu đời nữa là khác. Phần nhiều giống dân này sống tập trung ở miền hạ lưu sông Sindhu.

Tới khoảng 3000 năm trước thời đức Phật thì giống dân Ariyans mới du nhập vào Ấn Độ, họ thuộc giống người da trắng ở Âu châu, cụ thế là vùng biển hồ Caspienne. Ngoài ra, còn có những người Ariyans lưu lạc khắp nơi trên thế giới, ngày nay họ đã trở thành cựu dân của Âu châu, Afghanistan, Pakistan…

Lúc mới vào xứ Ấn Độ, dân Ariyans đã chinh phục và đồng hóa các chủ đất bản xử bởi nhóm Ariyans này thông minh, có văn hóa hơn. Còn người Dravidien thì buổi đầu cũng sát cánh nhau lại để đánh đuổi nhóm người Ariyans nhưng vì thế cô yếu đuối nên cuối cùng phần thẳng cũng về tay nhóm Ariyans ngoại xâm.
Nhóm Ariyans nhờ vậy mới tràn xuống miền hạ lưu sông Hằng. Ở đây, họ cũng gặp sự chống đối của dân địa phương, rồi sau rốt, cánh dân bản xứ nào hùng mạnh thì tự cường tự lập, xưng quốc hiệu là Hindu, còn những nhóm yếu hơn thì bị người Ariyans bắt làm nô lệ.

Đời sống của xứ Ấn Độ lúc bấy giờ chủ yếu là bằng nghề canh tác trồng trọt bởi mọi người chỉ biết trực tiếp nương dựa vào thiên nhiên mà sống. Rừng, núi, sông ngòi, biển cả chính là nguồn sống của dân Ariyans, nên họ mới thấy rằng chỉ có thiên nhiên là một cái gì đó thiêng liêng cao cả nhất. Cho dù thiên nhiên có khắc nghiệt hay sao đi nữa, họ luôn nghĩ rằng thiên nhiên là nguồn gốc để tạo ra mọi thứ. Họ kính sợ thiên nhiên vì thiên nhiên có thể ưu đãi hoặc trừng phạt được họ.

Ngoài việc thờ cúng trời đất, giống dân Ariyans còn là những kẻ tôn sùng thuyết Bái vật, họ nuôi bò rồi thờ lạy con bò, họ cấm giết bò.

Người Ariyans rất thạo nghề cưỡi ngựa, họ nuôi dạy ngựa rất hay, từ thời đó mà họ đã biết dùng ngựa vào việc đánh trận. Như đã nói, người Ariyans tôn sùng thuyết Bái vật, thích thờ thú linh nên họ thêu dệt ra đủ mọi huyền thoại mơ hồ chung quanh các thú dữ như cọp, sư tử, voi, rồng, rắn…

TÍN NGƯỠNG THỜI KỲ DÂN ARIYANS DU NHẬP VÀO ẤN ĐỘ

Giống dân Ariyans vốn sẵn chủ trương việc thờ cúng các hiện tượng thiên nhiên nên họ đã đem tín ngưỡng đó cùng du nhập vào đất Ấn. Họ thờ cúng mặt trăng, mặt trời, thần sét, thần mưa, thần gió, thần lửa…

Dần dần, rồi họ kết hợp tín ngưỡng của mình với nền tín ngưỡng của dân bản xứ để tạo ra một thần tượng mới mang tính chất sống động, linh hoạt hơn, đó là Thượng đế, đấng sinh thành của vạn loài.

Và từ sự kết hợp đó, đã làm nảy sinh một manh nha mới nữa trong tư tưởng mọi người là các chuyển đổi như sau:

  • Chủ trương thờ cúng ma quỷ

Dân Cổ Ấn cho rằng con người ta khi chết rồi dù thân xác có rã tan nhưng thần thức vẫn tồn tại bất diệt và thần thức ấy cũng vẫn phải ăn uống như người sống, thế là họ bày ra chuyện cúng kiến, giỗ kỵ. Họ còn cho rằng cái vong hồn tức thần thức nọ có thể nhiễu hại, hay phù hộ người sống. Rồi để cho cái vong hồn đó được vừa lòng họ đã đưa ra đủ mọi cách thức cúng tế rườm rà.

Sau đó, họ cho rằng mỗi vong hồn sau khi chết sẽ bị dẫn đi sang thế giới của Diêm Vương nên khi cúng tế vong hồn người chết, họ cũng dâng lễ cho thiên thần để các vị này tiếp dẫn và phò trợ vong hồn họ. Rồi từ những quan niệm đó họ còn cho rằng không có con cái sau khi chết sẽ bị đọa vào một địa ngục tên là Aputtaka, cho nên người Ấn xưa rất coi trọng việc có con trai nối dõi.

  • Chủ trương thờ thiên thần

Từ sự kết hợp tín ngưỡng của dân Ariyans đã làm nảy sinh ra niềm tin vào thiên thần, ma quỷ. Bởi họ muốn đối tượng thờ cúng của mình có chút gì đó sống động và linh thiêng hơn, hấp dẫn hơn. Họ phân ra ba hạng thiên thần là một hạng sống trên mặt đất, một hạng sống trên không trung và hạng cuối cùng là những thiên thần trên tiên giới.

Vào thời kỳ thánh thư Veda ra đời, người ta còn thêu dệt thêm rất nhiều huyền thoại về khả năng, uy lực của các thiên thần mà họ tôn xưng là những đấng quyền phép.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA BÀ-LA-MÔN GIÁO

Quá trình hình thành của Bà-la-môn giáo rất mập mờ nhưng điều chắc chắn đó là xuất phát từ các tín ngưỡng của dân Ariyans với tín ngưỡng của các dân tộc bản xứ Ấn Độ, nhưng theo các Bà-la-môn thì họ cho rằng tôn giáo của mình đã có từ rất lâu đời, ngay cả những cổ thư Bà-la-môn giáo cũng nói là việc biên soạn, sáng tác của các giáo sĩ Bà-la-môn đã có trước khi nền sử học được thành hình.

Trích PHẬT GIÁO SỬ – Tác giả: Ṭhitañāṇathera

Dịch giả: sư Giác Nguyên (Toại Khanh)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Khởi Nguồn Giáo Hội Phật Giáo Nam Tông Kinh Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Trong thập niên 1920 và 1930, ở Việt Nam có nhiều phong trào hồi sinh và canh tân các hoạt động Phật Giáo. Song song với sự chỉnh đốn các tổ chức Phật Giáo Phát Triển còn có nhiều chú tâm đến các hoạt động của truyền thống Nguyên Thủy, về hành thiền và các...

Lịch Sử Của Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma)
Lịch sử, Nghiên cứu

Trong tuần lễ thứ tư sau khi Đức Phật giác ngộ, Ngài đã suy xét một cách chi tiết về Vô Tỷ Pháp là cốt lõi liên quan đến pháp siêu lý (Tâm, Sở hữu tâm, Sắc pháp, Níp-bàn) cũng là cốt lõi của giáo pháp trong Phật giáo suốt 7 ngày. Trong lúc suy...

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Các chúa Nguyễn thực hiện chính sách di dân, mở cõi về phía Nam của đất nước, theo các đoàn di dân có các thiền sư người Việt Nam và Trung Hoa. Mở cõi đến đâu, các thiền sư đều lập am, chùa đến đó để làm chỗ dựa tinh thần cho người dân trên...

49 năm đức Phật thuyết pháp hay im lặng?
Lịch sử

Tóm tắt: Quan điểm của các nhà tư tưởng Đại thừa giáo cho rằng trong suốt 49 năm đức Phật chưa từng nói một lời, nhằm phản ánh tinh thần phá chấp vào ngôn ngữ, chấp ngã, chấp pháp, nêu bật tính siêu việt của triết lý tính không, nhận ra tự tính chân thật...

Rồng trong mỹ thuật Phật giáo thời Lý: Từ huyền thoại đến hiện thực
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Hình ảnh rồng trong thời Lý không chỉ phong phú về hình dáng và truyền thuyết, mà còn thể hiện sự kết nối chặt chẽ với những giá trị tâm linh và văn hóa. Mở bài Khi đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, kiến trúc Phật giáo bắt đầu chập chững những...

Sự hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm thời nhà Trần
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Việc ra đời Thiền phái Trúc Lâm đã kết thúc thời kỳ các tông phái Phật giáo Việt Nam do người nước ngoài sáng lập, chứng minh Phật giáo đã thực sự bắt rễ tại Việt Nam, thực sự được người Việt đương thời tiếp thu và phát triển. Tóm tắt: Nhà Trần (1226-1400) là...

Triết lý Phật giáo qua bài Kệ vô thường lúc bấy giờ của Trần Thái Tông
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mở đầu Nhà Trần, như một ngọn hải đăng sáng chói giữa biển cả lịch sử phong kiến Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc. Trong suốt 175 năm trị vì, với mười hai đời vua và bảy năm thời hậu Trần, triều đại này không chỉ nổi bật...

Văn học Phật giáo Đàng Trong: Sự dung hòa tư tưởng Phật – Nho – Đạo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Hòa hợp Tam giáo không phải là sự dung hợp mang tính áp đặt, mà là sự bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên một hệ tư tưởng toàn diện Trong dòng chảy lịch sử văn hóa Việt Nam, sự dung hợp giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo (Tam giáo đồng...

Văn học Phật giáo Đàng trong và sự dung hợp các tông phái Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Trong bối cảnh lịch sử đặc thù, sự dung hợp giữa các tông phái Thiền tông, Tịnh độ tông, và Mật tông không chỉ phản ánh tinh thần sáng tạo của Phật giáo mà còn khẳng định vai trò trung tâm của nó trong đời sống xã hội. Trong lịch sử phát triển văn hóa...

Triết học cho giáo dục gia trong thế giới cuồng loạn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

“Chúng ta đang thiếu tinh thần công cộng và lòng ái quốc chân chánh ngay bây giờ. Chúng ta còn đang mưu cầu lợi ích cá nhân, gia đình quá nhiều. Nếu mưu lợi này được thỏa mãn, xin đừng nhân danh này, nọ đến mọi người, khi sự việc bất hạnh xảy đến họ....

Ngài Thế Thân: Cuộc đời, Tác phẩm, Duy Thức, và Những tranh luận
Lịch sử, Nghiên cứu

Ngài Thế Thân (thế kỷ thứ 4 sau Tây Lịch) được đánh dấu niên đại ở vào thời cực thịnh của triều đại Gupta bởi vì sự kiện, theo ngài Chân Đế [Paramàrtha], thì ngài [Thế Thân] đã dạy cho thái tử, hoàng hậu của Vua “Vikramàditva” – danh xưng dành cho Đại Đế Chandragupta...

Thiền Trúc Lâm Yên Tử – Dòng thiền Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Xuất phát từ dân tộc Việt, với đặc thù riêng, không như các thiền phái khác, thiền Trúc Lâm Yên Tử là dòng thiền Việt Nam. Lịch sử Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Thiền phái Trúc Lâm xuất hiện cách chúng ta hơn 8 thế kỷ. Do sử liệu Thiền tông Việt Nam bị...

Vua Phật Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

(Đề tài tham luận Hội thảo: “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Thiền phái Trúc Lâm” Do trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội tổ chức ngày 27/11/2016 tại Thiền viện Sùng Phúc) Đã hơn bảy thế kỷ trôi qua từ khi Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên...

Khảo sát về nguồn gốc của nghi lễ tấn hương
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Tập tục tấn hương qua các mục thảo luận trên chúng ta thấy có rất nhiều thuyết khác nhau, nhưng rõ và gần nhất là về câu chuyện của ngài Sa Môn Thích Chí Đức ở chùa Thiên Hỷ tại Kim Lăng vào đời nhà Nguyên được ghi chép trong “Đại Minh Cao Tăng truyện”....

Vài điều liên hệ trong sự nghiệp của Đại sư Thiện Hoa ở Việt Nam và Đại sư Huyền Trang ở Trung Hoa
Lịch sử, Nghiên cứu

Mỗi dân tộc, tôn giáo trong từng giai đoạn lịch sử đều có những bậc vĩ nhân. Có thể tiêu chí về bậc vĩ nhân giữa các cộng đồng dân tộc, tôn giáo không đồng nhất, nhưng điểm chung của các bậc vĩ nhân là tạo nên những đóng góp to lớn về nhiều mặt...

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua. Đại Nam...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.