Ở đời hay trong đạo, các bậc cao niên luôn được mọi người tôn trọngcung kính. Nếu ai không tôn kính các bậc trưởng thượng, bô lão cao niên thì chắc chắn nhân cách người ấy có vấn đề. Nên “kính lão đắc thọ”, được thân gần phụng dưỡng và học tập kinh nghiệm của các bậc tiền bối là một phước báo lớn.

Như gừng càng già càng cay. Người già trải qua nhiều năm tháng của cuộc đời với bao kinh nghiệm vấp ngã, lầm lỗi thời trẻ nên chín chắn, chuẩn mực hơn.

Với lại, tự thân họ cũng cảm nhận rõ việc gần đất xa trời nên hầu hết đều mong muốn được dọn mình cho thanh sạch, nhẹ nhàng để ra đi thanh thản.

Tuy nhiên, lão người nhưng chưa hẳn đã là già nhân cách. Một số người già trở nên tự mãn với tuổi tác, vị trí và quyền uy của mình. Một số khác thì bị bệnh tật hành hạtính tình thường hay thay đổi nên khó chịu. Đặc biệt, một số ít người già cũng bị ta thán “già không nên nết”, “già gân”.

Thì ra, tuổi tác rất quan trọng nhưng phẩm hạnh còn quan trọng hơn rất nhiều đối với nhân cách của một người. Nhất là trong nhà đạo thì phẩm hạnh đặc biệt được xem trọng. Chính phẩm hạnh và tuệ giác đã tạo nên tính cách trưởng lão chứ không phải là tuổi tác. Thế Tôn đã xác quyết điều này như tinh thần pháp thoại dưới đây:

“Một thời Phật ở thành La-duyệt, tại vườn trúc Ca-lan-đà cùng năm trăm đại chúng Tỳ-kheo.

Bấy giờ, Thế Tôn thuyết pháp có vô số chúng vây quanh thì có một Trưởng lão Tỳ-kheo duỗi chân về phía Thế Tôn mà ngủ. Khi ấy, Sa-di Tu-ma-na vừa lên tám tuổi, cách Thế Tôn chẳng xa, ngồi kiết-già buộc niệm ở trước.

Thế Tôn xa trông thấy Trưởng lão Tỳ-kheo duỗi chân ngủ, lại thấy Sa-di ngồi ngay ngắn tư duyThế Tôn thấy rồi liền nói kệ:

Được gọi là Trưởng lão/Chưa chắc cạo tóc râu/Tuy tuổi tác lại lớn/Chẳng thoát khỏi hạnh ngu/Nếu có thấy pháp thật/Vô hại đối quần manh/Bỏ các hạnh uế ác/Đây gọi là Trưởng lão/Chưa hẳn xuất gia trước/Tu gốc nghiệp lành này/Phân biệt ở chánh hạnh/Nếu có người tuổi nhỏ/Các căn không thiếu sót/Đây gọi là Trưởng lão/Phân biệt chánh pháp hành.

Bấy giờ Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo:

– Các Thầy có thấy Trưởng lão này duỗi chân mà ngủ chăng?

Các Tỳ-kheo thưa:

– Đúng vậy, bạch Thế Tôn! Chúng con đều thấy.

Thế Tôn dạy:

– Trưởng lão Tỳ-kheo này trong năm trăm đời hằng làm thân rồng. Nay nếu mạng chung sẽ sanh trong loài rồng. Vì sao thế? Vì không có tâm cung kính đối với Phật, Pháp, Tăng. Nếu có chúng sanh không có tâm cung kính đối với Phật, Pháp, Tăng, lúc thân hoại mạng chung đều sẽ sanh trong loài rồng. Các Thầy có thấy Sa-di Tu-ma-na mới tám tuổi, cách Ta chẳng xa, ngồi ngay ngắn tư duy chăng?Các Tỳ-kheo thưa

– Đúng vậy, bạch Thế Tôn!

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Sa-di này sau bảy ngày sẽ được Bốn thần túc, và được pháp Tứ đếtự tại ở Tứ thiền, khéo tu Tứ ý đoạn. Vì sao thế? Sa-di Tu-ma-na có tâm cung kính đối với Phật, Pháp, Tăng. Thế nên, các Tỳ-kheo! Hãy siêng năng cung kính Phật, Pháp, Tăng thêm. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tu đà
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.109)

Suy nghiệm

Rõ ràng, lớn tuổi và đi trước ở trong nhà đạo cũng chưa nói lên được điều gì cả. Bậc Trưởng lão đích thực là người có nhân cách cao thượng của bậc Thánh, thành tựu Giới-Định-Tuệ. Người con Phật nên nhìn vào tự thân để xác định nhân cách và vị trí của mình, đó là cách ứng xử tuệ giác và chuẩn mực nhất.

Ngày nay, để phù hợp với sự phát triển xã hội, Tăng-già cũng phương tiện lập ra các danh vị, chức phận để gánh vác và điều hành Phật sự, có phân biệt cao thấp thứ bậc rõ ràng nhưng ai cũng biết đó là hư danh, huyễn chức (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng – Kinh Kim cương). Nếu ai không nhận ra điều này, lấy giả làm chơn thì có khi dâng trọn cả đời vẫn chỉ là “tương tợ Trưởng lão” mà thôi.

Mới hay, Giới-Định-Tuệ là thước đo tư cách Trưởng lão chính xácchân thực nhất. Thường lấy gương Tam vô lậu học để soi chiếu lại mình và tự ứng xử, tiến thoái sao cho hợp với lương tâm và hoàn cảnh. Tự nhắc mình để không bị hư danh và huyễn chức đánh lừa. Tự thấy mình còn non kém để phấn đấu và tu dưỡng thêm may ra mới có thể dự phần vào hàng Trưởng lão.

Quảng Tánh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Bình tâm trước tám ngọn gió đời
Lời Phật dạy

Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh, chúng ta bị tác động và chi phối thì đã đành. Nhưng với thuận cảnh, nếu không khéo giác tỉnh thì chúng ta cũng dễ bị tác động để tạo...

Đức Thế Tôn dạy nhận biết và đoạn khổ, không dạy về lý luận siêu thực
Lời Phật dạy

Đức Thế Tôn đưa tới lộ trình nhận thấy rõ quá trình pháp bất thiện chưa hiện khởi, khởi lên, và đoạn diệt, sống với nội tâm không bị phiền trược, tuệ tri chứ không dạy chúng sinh tranh cãi về những lý luận siêu thực, vượt qua khả năng thực chứng.  I. Duyên khởi...

Học hạnh không kiêu ngạo và nói ít
Lời Phật dạy

Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên. Một thời Phật du hóa tại thành Vương Xá, trong rừng Trúc Lâm, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ Tỳ-kheo Cù-ni-sư vì có chút...

Người con Phật phải luôn hướng đến Chánh tư duy
Lời Phật dạy

Cần phải nhớ rằng những điều thầm kín trong tâm ý của mình, chư Phật, Bồ tát, chư Thiên, Hộ pháp và ma quỷ đều biết rõ. Do đó, để nhận được sự hộ niệm của chư vị, người tu cần phải tịnh hóa tư duy của mình bằng sự hổ thẹn, tự trách và...

Phước đức hao mòn
Lời Phật dạy

Phước đức là nền tảng của mọi điều thành tựu ở thế gian. Sức khỏe, tài sản, trí tuệ, danh tiếng, sắc đẹp cùng bình an, vui vẻ mà chúng ta có được đều do phước đức. Phước đức do mỗi người tạo ra, là thành quả của những nghiệp lành. Nếu biết tích lũy...

Người Phật tử cần làm giàu với năm mục đích cao thượng
Lời Phật dạy

Đề cập đến Phật giáo, xưa nay đa phần đều nghĩ về khuynh hướng ly dục, muốn ít và thanh bần. Ít ai ngờ rằng, Thế Tôn từng khuyến khích hàng đệ tử phải cố gắng làm giàu. Hãy gầy dựng tài sản, làm giàu với năm mục đích cao thượng. Một thời, Thế Tôn...

Đức Thế tôn giảng như thế nào về việc “vái tứ phương” Đông, Tây, Nam, Bắc và hai hướng Trời, Đất
Lời Phật dạy

Thế Tôn giảng thuyết những lời phương tiện để làm sáng tỏ ý nghĩa vái lạy 4 phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và 2 hướng trên dưới (Trời, Đất) theo tinh thần thực hành Chính pháp trong đời sống con người.  Nội dung được trích dẫn từ kinh Giáo thọ Thi – ca – la –...

Du Hành Nhiều Bị Phật Quở
Lời Phật dạy

Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa. Đức Phật cũng tán thán hạnh du hành, không khuyến khích các Tỳ-kheo sống quá lâu tại một nơi. Tuy vậy, nếu Tỳ-kheo du hành trường kỳ lại bị Ngài quở trách. Kiểu tu hành mà cứ đi mải miết, ngày đi đêm nghỉ rồi lại đi...

Có Pháp Đốt Cháy Và Pháp Không Đốt Cháy
Lời Phật dạy

Ngọn lửa bốc cháy thiêu rụi củi rác là hình ảnh thân thuộc của đời sống thôn dã. Ngọn lửa này đã được Thế Tôn dùng làm ảnh dụ trong rất nhiều pháp thoại của Ngài. Pháp thoại dưới dây, ngọn lửa dữ đã thiêu đốt thân tâm, đốt cháy thiện căn công đức của người thường tạo ba nghiệp thân khẩu ý bất thiện Nhân quả – nghiệp báo luôn chính xác và công bằng. Nghiệp do mình tạo ra...

Phật Tán Dương Hạnh Đầu-đà
Lời Phật dạy

Chúng ta đều biết, đạo Phật là trung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh mà thành tựu đạo quả. Sau khi giác ngộ, trên bước đường hoằng hóa, Thế Tôn vẫn nêu cao lập trường trung đạo. Tuy vậy, những ai kham nhẫn được với sự thanh bần, thực hành hạnh đầu-đà đến trọn đời vẫn được Thế Tôn ca ngợi. Trong hàng đệ tử Phật, Tôn giả Đại Ca-diếp đã trọn đời giữ hạnh đầu-đà. Dù rằng, lúc tuổi...

Phật dạy chúng ta không được có tâm oán hận, báo thù
Lời Phật dạy

Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Vì ngay đời này bạn báo thù họ, đời sau họ lại báo thù lại bạn, đời đời kiếp kiếp báo tới báo lui không hề ngừng dứt, hơn nữa oán...

Ôm chặt lấy niềm đau hay vượt lên mà vui sống
Lời Phật dạy

Sống trên đời, mỗi người đều có những người thân thương như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Khi xảy ra những mất mát, chia ly ai cũng thương tiếc và khổ đau. Có lẽ niềm đau lớn nhất của con người là cuộc chia tay với những người rất thân yêu, vĩnh viễn ra...

Tôn giả Xá-lợi-phất giáo hóa bệnh Cấp Cô Độc
Lời Phật dạy

Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài thường đi thăm bệnh các Tỳ-kheo và một số gia đình Phật tử thân tín. Các vị đệ tử lớn như Tôn giả Xá-lợi-phất, A-nan cũng thường thay mặt Thế Tôn đi thăm bệnh. Nhất là lúc bệnh nặng sắp mất, sự có mặt của các Tỳ-kheo an...

Cẩn Trọng Với Lợi Dưỡng
Lời Phật dạy

Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời...

Vì sao người giàu mà ta nghèo?
Lời Phật dạy

Giàu sang cũng không nên quá tự hào và ỷ lại, mà nghèo khó cũng không nên quá tự ti và làm quấy làm càn. Hãy chiêm nghiệm lời dạy của Thế Tôn về sự giàu nghèo để tìm ra hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình. Quan sát cuộc sống xung quanh chúng...

Như Lai là bậc “Nói gì thì làm vậy, làm gì thời nói vậy”
Lời Phật dạy

“Nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy” thoạt nhìn như đơn giản, bình thường nhưng thật sự phi thường. Nói ra sự thấy biết bằng trải nghiệm, những gì đã kinh qua đồng thời làm được, sống trọn vẹn với những gì mình nói. Như Lai (Tathàgata) là một trong những danh...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.