Bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu là hiện vật gốc độc bản – một trong số những di vật hiếm hoi thời chúa Nguyễn còn giữ được gần như nguyên vẹn, có nhiều giá trị về mặt mỹ thuật.

Chúa Nguyễn Phúc Chu (Quốc Chúa) (1691-1725) là vị chúa thứ sáu trong các đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Ông là con cả của chúa Nguyễn Phúc Trăn. Mẹ ông người họ Tống, quê ở Thanh Hóa, con của Thiếu phó Quận công Tống Phúc Vinh. Bà được hầu Nguyễn Phúc Trăn từ khi chưa lên ngôi. Đến khi chồng lên ngôi chúa, bà được thăng làm Cung tần. Sinh được con trai là Nguyễn Phúc Chu lại càng được chúa yêu quý và bà phi của Phúc Trăn (không có con) càng vì nể và đem Phúc Chu về nuôi.

Nguyễn Phúc Chu sinh năm Ất Mão (1675), được cho ăn học khá cẩn thận vì thế văn hay chữ tốt, đủ tài lược văn võ. Lúc nối ngôi chúa mới 17 tuổi. Chúa Nguyễn Phúc Chu sùng đạo Phật. Khi mới lên ngôi chúa, chúa rất quan tâm chiêu hiền đãi sĩ, cầu lời noi thẳng, nạp lời can gián, bỏ xa hoa, bớt chi phí, giảm nhẹ thuế má, bớt việc hình ngục. Vừa lên ngôi, chúa cho xây dựng một loạt chùa miếu, mở hội lớn ở chùa Thiên Mụ, chùa núi Mỹ Am. Tự chúa cũng ăn chay ở vườn Côn Gia một tháng  trời;  chúa  phát  tiền gạo cho người nghèo thiếu.

Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ- Ảnh: St
Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ- Ảnh: St

Thời kỳ này, chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã tạm ngừng hơn 30 năm, bờ cõi yên ổn. Nguyễn Phúc Chu có điều kiện mở rộng đất đai xuống phía nam và đạt được những thành tựu đáng kể: đặt phủ Bình Thuận năm Đinh Sửu (1697) gồm các đất Phan Rang, Phan Rí trở về Tây, chia làm hai huyện An Phúc và Hòa Đa bắt đầu đặt phủ Gia Định: chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa), lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, lập xã Minh Hương…

Năm 1702, công  ty Ấn Độ của Anh do Ailen Catohpoie đem 200 quân đến chiếm đảo Côn Lôn. Chúa lập tức sai Chưởng dinh Trấn Biên Trương Phúc Phan dùng mưu đánh đuổi ra khỏi đảo..

Năm Mậu Tý (1708) chúa Nguyễn Phúc Chu dùng Mạc Cửu làm tổng trấn Hà Tiên (Chúa phong Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước là Cửu Ngọc Hầu).

Năm 1709, chúa cho đúc ấn Quốc bảo “Đại Việt quốc, Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo” (Ấn truyền quốc của các chúa Nguyễn, sau này là các hoàng đế triều Nguyễn).

Năm 1714, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đại trùng tu chùa Thiên Mụ.

Chùa Thiên Mụ còn gọi là chùa Linh Mụ. Chùa là một trong những kiến trúc tôn giáo cổ nhất và đẹp nhất ở Huế. Chùa được xây dựng trên đồi Hà Khê bên tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây, thuộc địa phận huyện Hương Trà.

Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601) đời chúa Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên) (1558-1613) – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị mưu đồ mở mang bờ cõi, xây dựng giang sơn. Trong một lần rong ruổi vó ngựa  dọc bờ sông Hương ngước lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên bờ dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như một con rồng đang quay đầu nhìn lại – ngọn đồi này có tên là Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì vậy nơi đây còn được gọi với tên linh thiêng là Thiên Mụ Sơn. Tư tưởng của chúa Nguyễn Hoàng dường như đã bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng, Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 chúa Nguyễn đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đồi, nhìn thẳng ra sông Hương và đặt tên là Thiên Mụ.

Kiến trúc của chùa cũng như nhiều ngôi chùa khác ở Việt Nam, nhưng đáng chú ý là ngọn tháp Phước Duyên. Tháp xây hình khối bát giác cao trên 21 mét, chia làm bảy tầng. Ở mặt phía nam, mỗi tầng tháp có một cửa cuốn đặt tượng Phật như một khám nhỏ. Riêng tầng trên cùng đặt ba pho tượng.

Chuông chùa Thiên Mụ có tên là Đại Hồng Chung. Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ là một pháp khí quan trọng được chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc vào năm 1710 để cúng dường đức Phật. Chuông nặng 1.986 kg, cao 2,5m, đường kính 1,4m, có hình dáng cân đối; hoa văn trên thân chuông được chạm trổ tinh vi, sắc nét với các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng của cả 3 luồng tư tưởng lớn của Á Đông là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo, thể hiện ước nguyện mưa thuận gió hòa, đất nước thái bình, nhân dân yên ổn, vẹn toàn trí tuệ Phật pháp. Chuông chùa Thiên Mụ là một trong những quả chuông chùa lâu đời và có giá trị nhiều mặt ở cố đô Huế, là công trình tiêu biểu về giá trị mỹ thuật trang trí cũng như hội tụ các nét đặc trưng của nghệ thuật đúc đồng tinh xảo, đồng thời cũng đánh dấu sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong vào giai đoạn cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII.

Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ được công nhận là Bảo vật Quốc gia Việt Nam tháng 12 năm 2013. Hiện nay, dù nhà chùa không còn gióng tiếng chuông này, nhưng tiếng chuông của Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ vẫn đi vào rất nhiều bài ca dao, dân ca xứ Huế và trở thành một huyền thoại của đất cố đô.

Năm 1714, thấy chùa Thiên Mụ xuống cấp, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho đại trùng tu, xây dựng thêm công trình thiết yếu như: Sơn môn, thiên vương điện, ngọc hoàng điện, đại hùng bửu điện, nhà thuyết pháp, lầu tàng kinh…

Năm 1715, chúa Nguyễn Phúc Chu lên thăm chùa Thiên Mụ. Đứng ở khuôn viên chùa, chúa thấy dòng sông Hương thơ mộng chảy hiền hòa, xa xa lại có núi Kim Phụng với từng áng mây bồng bềnh trôi. Trước khung cảnh đẹp, chúa đã làm bài văn “Ngự kiến Thiên Mụ tự” gồm 1.250 chữ Hán.

Bia
Bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự”- Ảnh: St

Bài văn sau đó được khắc lên tấm bia đá cẩm thạch xám cao 2,5 m, trán chạm rồng, đầu và một đoạn thân uốn lượn giữa mây lửa. Diềm bia chạm hình rồng uốn lượn chầu hỏa châu, đường nét mềm mại. Bia đặt trên lưng con rùa đá trắng từ đầu đến đuôi dài 2 m, cao 0,51 m, ngang 1,58 m, chạm hoa văn hình bát giác. Rùa nằm trên bệ chân quỳ, cũng liền một khối cẩm thạch, mặt vuông mỗi cạnh 1,5 m. Tấm bia được đặt trong khuôn viên chùa Thiên Mụ năm 1715.

Trên văn bia, chúa Nguyễn Phúc Chu tự nhận mình là con nhà Phật. Nhiều lần đứng ở chùa Thiên Mụ, chúa nhận thấy địa thế nơi đây quá đẹp khi nhìn xa có núi Kim Phụng, gần có sông Hương. Sau gần một năm chùa Thiên Mụ trùng tu, chúa Nguyễn Phúc Chu đã ghé thăm chùa, khen ngợi dân phu tận tâm. Không chỉ nói đến quá trình tu bổ, cảnh quan chùa Thiên Mụ, chúa cũng nhắc đến thiền sư Thạch Liêm, người được mời về giảng kinh. Chúa ca ngợi đạo Phật, tự hào về đất nước, kể lại quá trình tôn tạo và mô tả ngôi chùa Thiên Mụ, bày tỏ ước nguyện vương triều tồn tại lâu dài cùng với trời đất.

Bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu là hiện vật gốc độc bản – một trong số những di vật hiếm hoi thời chúa Nguyễn còn giữ được gần như nguyên vẹn, có nhiều giá trị về mặt mỹ thuật. Đây là tác phẩm điêu khắc đá Việt Nam đầu thê kỷ XVIII với kích thước đồ sộ nhất trong số các bia đá thời chúa Nguyễn. Hình thức trang trí và kỹ thuật điêu khắc trên bia phản ánh sự kế thừa từ mỹ thuật từ Lê – Trịnh, đồng thời vẫn mang nét riêng của phong cách thời Nguyễn.

Với những giá trị về hình thức tạo tác, trang trí mỹ thuật như vậy; sự độc đáo và sâu sắc về giá trị tư tưởng, lịch sử, văn hóa thời chúa Nguyễn, đặc biệt liên quan trực tiếp đến chúa Nguyễn Phúc Chu – vị chúa Nguyễn có nhiều công lao trong sự nghiệp mở mang phát triển đất nước vào đầu thế kỷ XVIII, bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia của Việt Nam vào tháng 01 năm 2020.

Tác giả: Đặng Việt Thủy
Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 9/2024

Link bài viết gốc: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/chua-nguyen-phuc-chu-va-hai-bao-vat-quoc-gia-chua-thien-mu.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt
Lịch sử, Văn hóa - Xã hội

Phật giáo thời Lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt góp phần tạo nên bản sắc dân tộc ta trong giai đoạn nhà Lý trị vì. Tóm tắt: Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì...

Chính quyền Chúa Nguyễn với các ngôi chùa Sắc tứ ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)
Lịch sử, Nghiên cứu

Các chùa sắc tứ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền chúa Nguyễn, mặt khác, thông qua các hoạt động và thực hành nghi lễ Phật giáo với quy mô lớn, thời kỳ này các ngôi chùa sắc tứ đã tỏ rõ vai trò quan trọng trong việc xiển dương Phật...

Đi tìm cơ sở truyền thừa của Ni giới tại Việt Nam qua thư tịch Hán cổ
Lịch sử, Nghiên cứu

Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn. Ngay như tại Việt Nam, do đặc thù của các điều kiện lịch sử, thế nên nhiều nguồn thư tịch quý giá cổ xưa...

Hai bảo vật quốc gia ở chùa Sùng Khánh và chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Vị Xuyên – Hà Giang không chỉ nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên phong phú, nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và những di tích lịch sử mang đậm nét bản sắc dân tộc, mà còn nhiều điểm du lịch tâm linh như: Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, đền thờ...

Chủ nghĩa Platon và giáo lý đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thời đó, khoa học chưa phát triển, máy móc còn thô sơ nhưng họ hướng tới sự tìm tòi thế giới, bản tính con người một cách sâu sắc. Phật pháp ở thế gian, không xa sự giác ngộ của thế gian, tuy hai nền triết học khác nhau nhưng đều chung tư tưởng giúp...

Chấn hưng Phật giáo – Con đường truyền bá tư tưởng yêu nước của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Lịch sử, Nghiên cứu

Trong hành trình phương Nam, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp quan trọng cho phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ… Tóm tắt: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người yêu nước. Trong hành trình trên mảnh...

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua trường hợp Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở vùng đồng bằng sông Hồng qua trường hợp thiền Sự Từ Đạo Hạnh đã tạo nên hỗn hợp Phật – Thánh mang tính quy chuẩn từ kiến trúc không gian thờ tự cho đến nội dung tôn giáo, trở thành một tổng thể tương đối...

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên… Tín ngưỡng thờ...

Bước đầu khảo cứu mộc bản kinh sách Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thông qua hoạt động tổ chức khắc in kinh sách, chúng ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền chúa Nguyễn với các vị cao tăng, bên cạnh đó là mối quan hệ gắn bó, cầu tiến, giúp đỡ lẫn nhau giữa các vị sư tăng ở các tông phái khác nhau....

Quá trình phát triển giáo dục Phật giáo miền Nam 1954-1981
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Giáo dục Phật giáo là nền tảng cho mọi hoạt động hoằng pháp của tăng ni, tri thức giúp họ gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp truyền thừa mạng mạch phật pháp. Lời mở đầu Lịch sử Việt Nam được hình thành và phát triển trên hai nghìn năm văn...

Bồ-tát Quán Thế Âm Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Người Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người đều có hình ảnh về vị Bồ-tát luôn đầy lòng bi mẫn này. Ngài là một đối tượng tín ngưỡng thiêng liêng nhưng đồng thời là một người Mẹ thân thương luôn là chỗ dựa cho con cái trên đường đời lắm thác ghềnh,...

Thuyết tái sinh góp phần xây dựng giá trị đạo đức xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Theo nhân quả nghiệp báo thì một hành động thiện sẽ dẫn đến các cảnh giới tái sinh tốt đẹp, do đó, tinh thần bất bạo động được xây dựng dựa trên nền tảng từ bi vô ngã trí tuệ của Phật giáo. Tóm tắt: Thuyết tái sinh và nghiệp báo là một trong những chủ...

Hòa thượng Tâm An phụng sự Đạo pháp và Dân tộc
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Từ những buổi đầu Phật giáo suy vi, dân tộc chịu ách thống trị của thực dân Pháp, ngài tham gia cuộc chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ. Khi có Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngài tích cực tham gia phong trào Phật giáo Cứu Quốc. Dẫn nhập Phật...

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự nhấn mạnh vào nhận thức bản thân, từ bi tâm và công lý xã hội đã biến đạo Phật thành một động lực kiên cường cho sự chuyển hoá tích cực. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế...

Những đóng góp của triều đại nhà Trần đối với Phật giáo Việt Nam về văn hoá, tư tưởng
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Triều đại nhà Trần không chỉ là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong công cuộc khôi phục và phát triển đất nước, mà còn là thời kỳ đánh dấu sự thăng hoa của Phật giáo trong mọi lĩnh vực văn hóa, giáo dục và tinh thần của dân tộc. Chương I. Khái quát...

Các thiền sư thời Lê sơ và sự nỗ lực chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc Đại Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, đánh bạt âm mưu xâm lược, nô dịch văn hóa của thế lực phương bắc ngay từ những thế kỷ đầu. Tóm tắt Phật giáo thời Lê sơ (1428 – 1527) tuy ít được triều đình...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.