Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua. Đại Nam thực lục là bộ chính sử do Quốc sử quán biên soạn, gồm 10 tập, riêng chép chuyện triều Minh Mạng đã chiếm hết 4 tập (từ tập 2 đến tập 5). Qua theo dõi bộ sử này, chúng tôi nhận thấy có nhiều chỉ dụ của nhà vua về chùa Thiên Mụ, ngôi chùa nổi tiếng của kinh đô Huế; tập trung vào hai việc: vua định dời chùa sang nơi khác và những lần cho lập trai đàn cầu siêu cầu phúc.

Qua khẩu dụ, ta thấy vua Minh Mạng vừa đánh giá cao giá trị của ngôi cổ tự bậc nhất đất thần kinh, cả về cảnh quan lẫn truyền thống lịch sử - tâm linh
Qua khẩu dụ, ta thấy vua Minh Mạng vừa đánh giá cao giá trị của ngôi cổ tự bậc nhất đất thần kinh, cả về cảnh quan lẫn truyền thống lịch sử – tâm linh

Ý ĐỊNH DỜI VĂN MIẾU VỀ CHỖ CHÙA THIÊN MỤ

Năm 1830, mùa thu, sau khi đến làm lễ tế thu ở Văn miếu trở về, xa giá qua chùa Thiên Mụ, vua bảo bầy tôi rằng: “Toàn cục chỗ này thực là núi sông tốt. Trẫm từng muốn dời Văn miếu về đây. Nhưng lại nghĩ chùa này là do Thái tổ Gia dụ hoàng đế (chúa Tiên Nguyễn Hoàng) dựng lên, các thánh nhân theo thờ, đến Thế tổ Cao hoàng đế (Gia Long) ta dựng lại cơ đồ, dựng lại nền cũ. Nay nếu dời đổi lòng thực không yên. Cho nên không thể không cứ theo cũ” [1]. Cũng trong một lần đến dự đàn trai ở chùa Thiên Mụ năm 1835, Vua bảo quan hầu rằng: “Ở Thừa Thiên, những nơi danh thắng rất nhiều, nhưng không đâu rộng rãi khang trang bằng (chỗ chùa Thiên Mụ). Nước ta yêu chuộng Nho học, há lại chẳng muốn dựng Văn miếu ở đây. Song chùa này làm từ triều trước cũng đã lâu năm. Ngụy Tây dù bạo ngược vô đạo, thế mà chùa chiền vẫn còn, bia, chuông như cũ, không phải là không có duyên cớ mà được thế đâu. Trẫm sửa sang thêm, cũng là một việc nối chí người trước mà thôi” (707) [2].

Rõ ràng, đó mới chỉ là ý định của nhà vua, và không chỉ xuất hiện một lần. Nhưng vì sao vua không cho thực hiện? Với nguyên tắc vua không nói chơi và bản tính quyết đoán, nếu thực lòng muốn dời Văn miếu về chỗ chùa Thiên Mụ, nhà vua sẽ cho thực hiện ngay. Qua khẩu dụ, ta thấy vua Minh Mạng vừa đánh giá cao giá trị của ngôi cổ tự bậc nhất đất thần kinh, cả về cảnh quan lẫn truyền thống lịch sử – tâm linh; vừa nói rõ vai trò truyền thống “hộ quốc” của Phật giáo đối với sự nghiệp mở cõi và xây dựng triều đình từ thời chúa Nguyễn đến nay. Có lẽ, nhà vua chỉ cốt giảng giải cho các quan hầu phần lớn theo Nho học rằng: Vua – triều đình ta đều yêu chuộng Nho học, việc cho sửa sang chùa chiền là “nối chí người trước mà thôi”.

NHỮNG LẦN CHO LẬP TRAI ĐÀN

Dù luôn nói yêu chuộng Nho học, song trên thực tế việc làm, vua Minh Mạng cũng yêu chuộng đạo Phật không kém. Nhà vua cho trùng tu, xây mới nhiều ngôi chùa lớn ở nhiều nơi trên cả nước: chùa Hoằng Phúc (1821, Quảng Bình), cho lấy lại tên chùa Báo Quốc và sát hạch chư tăng toàn quốc (1825, Huế), đại trùng tu các chùa trên núi Ngũ Hành Sơn gồm: Tam Thai, Ứng Chơn, Trang Nghiêm và Từ Tâm (1825, Đà Nẵng), trùng tu chùa Khải Tường (1832, Gia Định), xây chùa Thúy Vân (1836, Huế), chùa Thánh Duyên (1837, Huế), chùa Giác Hoàng (1839, Huế), chùa Vĩnh An (Quảng Nam)… Sử cũng chép rõ những lần vua cho lập đàn trai ở chùa Thiên Mụ để cầu siêu cầu phúc.

Chánh điện chùa Thiên Mụ. (ảnh: sưu tầm)
Chánh điện chùa Thiên Mụ. (ảnh: sưu tầm)

Lần thứ nhất: Năm Canh Thìn (1820), Minh Mạng nguyên niên, Thái trưởng công chúa Ngọc Tú xin làm trai tiến để trung tiến tiên đế Gia Long. Vua đem việc ấy bàn với các đại thần. Nguyễn Văn Nhân (1753-1822, Tổng trấn Gia Định) cho rằng: “Thái trưởng công chúa đã xin làm thì cấp kinh phí cho tự làm là phải”. Vua lại hỏi Phạm Đăng Hưng (1765-1825,Thượng thư bộ Lễ), Hưng đáp: “Nối chí noi việc là hiếu, việc bệ hạ làm là việc tiên đế đã từng làm, có gì là không thể làm được!”. Vua cho là phải. Sai Tôn Thất Dịch cùng Vệ úy Trần Đăng Long đến trước chùa Thiên Mụ, dựng nhà tranh, sắm đồ vật. Đàn chay diễn ra đến 21 ngày. Thái trưởng công chúa làm chủ đàn chay. Các tước công lần lượt đến dâng hương. Vua thường đến xem. [3]

Lần thứ hai: Năm Minh Mạng thứ 2 (1821) vua “cho lập đàn chay lớn ở chùa Thiên Mụ, sai bọn Tống Phước Lượng và Vũ Viết Bảo trông coi công việc. Thưởng cho binh và thợ hơn 1000 quan tiền”. Lần này Đại Nam thực lục không ghi chép lý do làm đàn chay và thời gian diễn ra bao lâu. Theo ghi chép trước đó, mùa xuân năm ấy, có sự kiện tấn tôn hoàng mẫu làm hoàng thái hậu. Có lẽ vua làm đàn chay để cầu chúc mẹ vua được “danh lớn chính đáng, phúc tốt dồi dào”. Cũng năm ấy, mùa hạ, tháng 7, vua đến đàn chay ở chùa Thiên Mụ cho các tăng hơn nghìn lạng bạc [4].

Minh Mạng là vị vua anh minh, quyết đoán, song không thiếu phần khôn khéo tinh tế.
Minh Mạng là vị vua anh minh, quyết đoán, song không thiếu phần khôn khéo tinh tế.

Lần thứ ba: Năm Canh Dần 1830, Minh Mạng thứ 11, mùa hạ, vua cho lập đàn chay ở chùa Thiên Mụ. Vua thương nhớ các tướng sĩ trận vong từ trước và tất cả những ma vô tự, sai lập đàn chay phổ độ dưới nước, trên cạn ở chùa Thiên Mụ. Vua đến xem và bảo các quan đi theo rằng: “Đặt đàn chay chưa biết những u hồn ở âm phủ có được thấm ơn không, chỉ là để tỏ ý trẫm thương nhớ bề tôi mà thôi”. [5]

Lần thứ tư: Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), mùa thu, vua cho lập đàn trai siêu độ ở chùa Thiên Mụ sau việc đánh dẹp ở Bắc Kỳ đã xong. Vua sai quyền thự Thống chế Bùi Công Huyên và Biện lý Công bộ Nguyễn Đức Trinh coi công việc làm đàn đó. “Nghĩ lại: lúc có việc, ở nơi chiến trường, nhiều người không khỏi mắc phải mũi tên, hòn đạn. Đối với những người chết trận hoặc chết bệnh, ta đã từng tùy việc, gia ơn truy tặng và cấp tiền tuất, đầm đìa ưu hậu, vinh quang tận suối vàng. Lại lập đàn, ban lễ tế, để hả hương hồn”. Vua giảng giải thêm rằng: “Đạo Phật lấy tế độ làm trọng, có lẽ giúp cho âm phúc được nhờ. “Vậy sai bộ Lễ sắm vật liệu trước, đến ngày Trung nguyên (rằm tháng bảy âm lịch) truyền cho các sư tập họp ở chùa Thiên Mụ lập đàn tràng thủy lục 21 ngày để siêu độ vong hồn những quan quân ta đã chết vì việc nước”. [6]

Triều đình truyền sai vân tập những nhà sư ở chùa các địa hạt, người nào tinh tấn giữ giới đến Kinh, cấp cho giới đao độ điệp. Lại dụ bộ Lễ cấp cho hai trụ trì chùa Thiên Mụ và quán Linh Hựu, một người một đạo văn bằng tăng cương. Đến kỳ lập đàn chay, sắc cho bộ Lại, bộ Binh liệu phái, văn thì chủ sự, tư vụ, võ thì suất đội, tất cả vài mươi người luân phiên đến đàn chay, làm lễ. Vua đến chùa Thiên Mụ, tới trước đàn thờ các tướng sĩ, chính tay rót rượu, sai các quản vệ dâng tế.

Đàn chay thủy bộ ở chùa Thiên Mụ diễn ra được 7 ngày thì quan quân hạ được thành Phiên An, vua lại sai “cho bày thêm bài vị, tiếp tục làm chay siêu độ cho các tướng biền, binh lính vì đánh dẹp Phiên An mà chết trận, chết bệnh”. Vua lại ra chơi xem làm chay ở chùa Thiên Mụ, nhân bảo quan hầu rằng: “Nhà Phật dùng thần đạo để dạy đời, Khổng Tử chỉ dạy luân thường là món dùng hằng ngày, song tóm lại, chung quy đều dạy người tà làm điều thiện mà thôi. Kể ra người ta sinh ra ở trong vòng trời đất, nên làm điều thiện, tránh điều ác. Đối với đạo Phật dạy người bằng thuyết họa phúc, báo ứng, ta không nên nhất khái cho là dị đoan. Một việc khuyên người làm điều thiện của nhà Phật, dầu thánh nhân sống lại, cũng không thể đổi bỏ được”. [7]

Lần thứ năm: Mùa thu năm Ất Mùi 1835, Minh Mạng thứ 16, vua lại cho lập đàn chay để cúng phổ độ cho những người tôn nhân đã chết. “Lại nghĩ đến những người tôn thất đã chết: có người trước đây bỏ mình vì cuộc binh cách, có người nửa vời mà chết trẻ, có người còn trẻ mà chết non, nghĩ đến rất là đau xót! Vậy nên làm lễ truy tiến phổ độ, cầu phúc đường âm để yên ủi hương hồn, nhằm tiết Hạ nguyên tháng 10, lập đàn phổ độ”. Nhưng rồi sợ tiết Hạ nguyên là mùa rét, lại hay mưa gió, binh dịch làm việc nhọc nhằn nên vua đổi sang tiết Thượng nguyên tháng giêng sang năm, lập đàn chay trọng thể ở chùa Thiên Mụ, 21 ngày đêm cúng phổ độ linh hồn cho các tôn nhân xa gần đã quá cố.” Sai cả bộ Lễ cùng bộ Công cùng dự tính làm trước. “Lại sắm nhiều đồ mã như quần áo, đồ dùng và bạc, vàng, tiền giấy để tỏ ý cảm nhớ như còn sống” [8].

Lần thứ sáu: Năm Minh Mạng thứ 17, tức năm 1836, mùa thu, “làm chay ở lăng Anh Duệ hoàng thái tử và trước đền hai quận vương Thiệu Hóa, Vĩnh Tường. Sai Tôn nhân phủ, Lễ bộ hội đồng với quản thị vệ trông coi việc ấy. Đến ngày tết Trung nguyên mời các sư đến tụng kinh 7 ngày đêm, đốt nhiều vàng mã tiền giấy để cầu âm phúc”. [9]

Tóm lại, Minh Mạng là vị vua anh minh, quyết đoán, song không thiếu phần khôn khéo tinh tế. Dù ưu ái đề cao Đạo Phật, dựa vào Phật giáo để gắn kết lòng người, khuyến khích điều thiện; dành nhiều tiền của và tâm lực để góp phần hoằng dương Phật pháp; song cách nói của nhà vua với quan lại là cốt để giới quan lại Nho học không so bì phản ứng, nhất là thời kỳ đầu nhà vua mới lên ngôi. Còn về sau, khi ngôi vương vững chắc, triều đình hùng mạnh, nhà vua càng đề cao Phật giáo, cho xây dựng nhiều chùa mới, sai lập trai đàn không chỉ ở chùa mà còn ở lăng tẩm cầu siêu cho thân nhân của mình.

Quảng Định


Chú thích và tài liệu tham khảo:

[1] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (Viện sử học dịch, 2007), tập 3, Nxb. Giáo dục, tr.92.
[2] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (Viện sử học dịch, 2007), tập 4, Nxb. Giáo dục, tr.707.
[3] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (Viện sử học dịch, 2007), tập 2, Nxb. Giáo dục, tr.70-71.
[4] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (Viện sử học dịch, 2007), tập 2, Nxb. Giáo dục, tr.130-144.
[5] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (Viện sử học dịch, 2007), tập 3, Nxb. Giáo dục, tr.87.
[6] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (Viện sử học dịch, 2007), tập 4, Nxb. Giáo dục, tr.706.
[7] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (Viện sử học dịch, 2007), tập 4, Nxb. Giáo dục, tr.718.
[8] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (Viện sử học dịch, 2007), tập 4, Nxb. Giáo dục, tr.771.
[9] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lụcc (Viện sử học dịch, 2007), tập 4, Nxb. Giáo dục, tr.974.
[10] Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội sự điển lệ, tập 7, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
[11] Quốc sử quán triều Nguyễn (2014), Đại Nam liệt truyện, tập 1&2, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sơ lược truyền thừa phái Ni dòng Lâm Tế miền Bắc
Lịch sử, Nghiên cứu

Ghi chép truyền thừa về Ni giới ở ta thời xưa, cách ghi chép ngắn gọn, thường ghi các đời trụ trì một ngôi chùa. Nhiều vị thiền tổ Ni, chỉ nhắc đến tên, hoặc cho vài thông tin như tộc tính, quê quán.  Nguồn sử liệu Trước hết, xin giới thiệu Thiền môn tu trì...

Động và tĩnh – Triết lý sống trong bài thơ “Dụng chân tâm” của Trần Thánh Tông
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Dụng chân tâm không chỉ đơn thuần là một bài thơ thiền sâu sắc mà còn là một lời nhắc nhở giản dị về lối sống hài hòa giữa động và tĩnh. Hãy để bài thơ này trở thành kim chỉ nam cho cuộc sống của chúng ta, dẫn dắt chúng ta tìm thấy sự...

Giới thuyết về Thiền uyển tập anh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Trích yếu: Thiền uyển tập anh là bộ sử Phật giáo quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Thiền uyển tập anh tập hợp các tiểu truyện thiền sư trong khoảng gần 1000 năm lịch sử, hàm chứa các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, tôn giáo của Việt Nam từ...

Cuộc đời Tôn giả Rahula qua Kinh tạng Nikaya
Lịch sử, Nghiên cứu

Thế Tôn dạy cho Rahula phải biết quán xét, suy ngẫm tường tận điều nào đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai thì hãy buông bỏ để giữ cho mọi hành động của ba nghiệp thân, khẩu, ý được thanh tịnh trong sạch đưa đến sự an lạc giải thoát trong đời sống....

Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt
Lịch sử, Văn hóa - Xã hội

Phật giáo thời Lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt góp phần tạo nên bản sắc dân tộc ta trong giai đoạn nhà Lý trị vì. Tóm tắt: Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì...

Chính quyền Chúa Nguyễn với các ngôi chùa Sắc tứ ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)
Lịch sử, Nghiên cứu

Các chùa sắc tứ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền chúa Nguyễn, mặt khác, thông qua các hoạt động và thực hành nghi lễ Phật giáo với quy mô lớn, thời kỳ này các ngôi chùa sắc tứ đã tỏ rõ vai trò quan trọng trong việc xiển dương Phật...

Đi tìm cơ sở truyền thừa của Ni giới tại Việt Nam qua thư tịch Hán cổ
Lịch sử, Nghiên cứu

Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn. Ngay như tại Việt Nam, do đặc thù của các điều kiện lịch sử, thế nên nhiều nguồn thư tịch quý giá cổ xưa...

Hai bảo vật quốc gia ở chùa Sùng Khánh và chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Vị Xuyên – Hà Giang không chỉ nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên phong phú, nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và những di tích lịch sử mang đậm nét bản sắc dân tộc, mà còn nhiều điểm du lịch tâm linh như: Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, đền thờ...

Chủ nghĩa Platon và giáo lý đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thời đó, khoa học chưa phát triển, máy móc còn thô sơ nhưng họ hướng tới sự tìm tòi thế giới, bản tính con người một cách sâu sắc. Phật pháp ở thế gian, không xa sự giác ngộ của thế gian, tuy hai nền triết học khác nhau nhưng đều chung tư tưởng giúp...

Chấn hưng Phật giáo – Con đường truyền bá tư tưởng yêu nước của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Lịch sử, Nghiên cứu

Trong hành trình phương Nam, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp quan trọng cho phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ… Tóm tắt: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người yêu nước. Trong hành trình trên mảnh...

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua trường hợp Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở vùng đồng bằng sông Hồng qua trường hợp thiền Sự Từ Đạo Hạnh đã tạo nên hỗn hợp Phật – Thánh mang tính quy chuẩn từ kiến trúc không gian thờ tự cho đến nội dung tôn giáo, trở thành một tổng thể tương đối...

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên… Tín ngưỡng thờ...

Bước đầu khảo cứu mộc bản kinh sách Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thông qua hoạt động tổ chức khắc in kinh sách, chúng ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền chúa Nguyễn với các vị cao tăng, bên cạnh đó là mối quan hệ gắn bó, cầu tiến, giúp đỡ lẫn nhau giữa các vị sư tăng ở các tông phái khác nhau....

Quá trình phát triển giáo dục Phật giáo miền Nam 1954-1981
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Giáo dục Phật giáo là nền tảng cho mọi hoạt động hoằng pháp của tăng ni, tri thức giúp họ gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp truyền thừa mạng mạch phật pháp. Lời mở đầu Lịch sử Việt Nam được hình thành và phát triển trên hai nghìn năm văn...

Bồ-tát Quán Thế Âm Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Người Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người đều có hình ảnh về vị Bồ-tát luôn đầy lòng bi mẫn này. Ngài là một đối tượng tín ngưỡng thiêng liêng nhưng đồng thời là một người Mẹ thân thương luôn là chỗ dựa cho con cái trên đường đời lắm thác ghềnh,...

Thuyết tái sinh góp phần xây dựng giá trị đạo đức xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Theo nhân quả nghiệp báo thì một hành động thiện sẽ dẫn đến các cảnh giới tái sinh tốt đẹp, do đó, tinh thần bất bạo động được xây dựng dựa trên nền tảng từ bi vô ngã trí tuệ của Phật giáo. Tóm tắt: Thuyết tái sinh và nghiệp báo là một trong những chủ...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.