1. Nguyên văn
啟建法筵 為牒仰事。茲據
越南國…省…縣(郡)…社…村、家居
奉 佛修香諷經設供施食孤魂祈陰超陽泰事。今齋主… 涓取…月…日、皈佛仗僧、依科肆設、品物具陳、仰 啟佛恩、俯垂接度。
痛念、伏為法界六道、十類孤魂、面燃所統、薜荔多 衆、塵沙種類、依草附木、魑魅魍魉、滯魄陰魂、自他 先亡、家親眷屬、遠及他方、近於當境、冤魂枉死、男 女傷亡、將帥遊魂、陣亡兵卒、客商丐者、刑戮囚人、 路途莖命、軍民士卒、府縣屯營、或被刀兵、或遭饑 歲、或蛇傷而失命、或虎咬以散身、殤亡橫死之流、饑 渴孤魂之衆。
竊念、只因逐妄、墮落邊鄉、不悟真常、沉淪苦趣。 今霄幸遇、甘露門開、承三寶力、來赴法筵、仗秘密 言、齊登覺岸。今則召到筵前、聽法聞經、受甘露味、 頓息貪瞋癡、修持戒定慧、冤親平等、咸脫苦淪、歸命 三尊、早登佛地。須至牒者。
右牒仰 恭望
南無面燃王菩薩證明、示下河沙男女無祀陰孤魂列位 允納。
歲次…年…月…日時、請薦牒
2. Phiên âm
KHẢI KIẾN PHÁP DIÊN Vị điệp ngưỡng sự.
Tư cứ: Việt Nam Quốc … Tinh,… Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh thiết cúng thí thực cô hồn kỳ âm siêu dương thái sự. Kim trai chủ … quyên thủ … nguyệt … nhật, quy Phật trượng tăng; y khoa tứ thiết, phẩm vật cụ trần; ngưỡng khải Phật ân, phủ thùy tiếp độ.
Thống niệm: Phục vị pháp giới Lục Đạo, Thập Loại cô hồn, Diện Nhiên sở thống, Bế Lệ Đa1 chúng, trần sa chủng loại, y thảo phụ mộc, ly mị võng lượng2, trệ phách3 âm hồn, tự tha tiên vong, gia thân quyến thuộc4, viễn cập tha phương, cận ư đương cảnh, oan hồn uổng tử, nam nữ thương vong, tướng soái du hồn, trận vong binh tốt, khách thương cái giả, hình lục tù nhân, lộ đồ táng mạng, quân dân sĩ tốt, phủ huyện đồn doanh, hoặc bị đao thương, hoặc tao cơ tuế, hoặc xà thương nhi thất mạng, hoặc hổ giảo dĩ táng thân, thương vong hoạnh tử chi lưu, cơ khát cô hồn chi chúng.
Thiết niệm: Chỉ nhân trục vọng, đọa lạc biên hương, bất ngộ chơn thường, trầm luân khổ thú. Kim tiêu hạnh ngộ, Cam Lộ môn khai; thừa Tam Bảo lực, lai phó pháp diên; trượng bí mật ngôn, tề đăng giác ngạn. Kim tắc triệu đáo diên tiền, thính pháp văn kinh, thọ Cam Lộ vị; đốn tức Tham Sân Si5, tu trì Giới Định Tuệ6; oan thân7 bình đẳng, hàm thoát khổ luân; quy mạng Tam Tôn8, tảo đăng Phật địa9. Tu chí điệp giả.
HỮU ĐIỆP NGƯỠNG
Cung vọng: Nam Mô Diện Nhiên Vương Bồ Tát chứng minh, thị hạ hà sa nam nữ vô tự âm cô hồn liệt vị doãn nạp.
Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời. Thỉnh tiến điệp.
3. Dịch nghĩa
Pháp Diên Mở Bày Điệp xin dâng cúng.
Nay căn cứ: việc gia đình hiện ở tại Thôn … Xã …, Huyện (Quận) Tinh …., nước Việt Nam dâng hương tụng kinh, thiết cúng thí thực có hồn, cầu âm siêu dương thái … Nay có trai chủ … ngày nầy hương hoa dọn khắp, lễ phẩm đủ bày; ngưỡng mong Phật ơn, cúi thương tiếp độ:
Xót nghĩ: Kính vì pháp giới Sáu Nẻo, Mười Loại cô hồn, Diện Nhiên thống lãnh, các chúng Ngạ Quỷ, vô số các loại, bám cây nương cỏ, quỷ thần ly mị, hồn phách lang thang, ta người quá vãng, thân thích quyến thuộc, xa tận tha phương, gần ngay vùng này, oan hồn chết uống, nam nữ chết thương, tướng soái khuất hồn, binh lính chết trận, ăn mày buôn bán, xử chém tù nhân, giữa đường mất mạng, quân dân lính tốt, phủ huyện đồn dinh, hoặc bị đao binh, hoặc gặp đói khát, hoặc rắn cắn mà mất mạng, hoặc cọp xé mà tan thân, thương chết oan uổng hạng người, đói khát cô hồn các chúng.
Trộm nghĩ: Chỉ vì sai lạc, đọa lạc vùng ven; chẳng ngộ chơn thường, đắm chìm nẻo khổ. Chiều nay may gặp, Cam Lộ cửa bày; nhờ Tam Bảo lực, mời đến pháp diên, nương bí mật kinh, cùng lên bờ giác. Nay lúc mời đến trước đàn, nghe pháp nghe kinh, nhận Cam Lộ vị; dứt hết Tham Sân Si, tu tập Giới Định Tuệ; oan thân bình đẳng, đều thoát khổ vòng; quy y Tam Tôn, sớm lên cõi Phật. Kính dâng điệp nầy.
Kính Dâng Điệp
Kính trông: Nam Mô Diện Nhiên Vương Bồ Tát chứng minh tiếp độ, hạ lệnh hà sa nam nữ vô tự âm linh cô hồn các vị thọ nhận.
Ngày … tháng … năm … Điệp thỉnh cúng.
4. Chú thích:
- Bế Lệ Đa (s: preta, 薜荔多): còn gọi là Bế Lê Đa (開黎多), Bế Lệ Đa (閉麗多,閉戾多), Ti Lễ Đa (鞞禮多), Ti Đế Lệ (卑帝黎), Di Lệ Đa (彌荔多), Ti Lễ Đa (俾禮多); dịch là tổ phụ (祖父), gọi tắt là Bế Lệ (薜荔); là tên gọi chung của Ngạ Quỷ (餓鬼,quỷ đói). Trong Nê Lê Kinh (泥犁經, Taishō Vol. 1, No. 86) diễn tả rõ cảnh giới của Ngạ Quỷ rằng: “Nhân tác ác, tại Bế Lệ trung giả, thường thực phí thi niệu, sở dĩ thường thực phí thi niệu giả hà ? Kỳ nhân bình sanh tại thế gian thời, tâm niệm ác, khẩu ngôn ác, thân hành ác, xan tham tích ẩm thực, cố tại Bế Lệ trung, hựu Bế Lệ dĩ nùng huyết vi thực, kỳ nhân bình sanh tại thế gian thời, tác ác thị mỹ cố, kim thực nùng huyết, bế lệ trung hữu hắc cẩu bạch cầu, chủ thực Bế Lệ cơ nhục(人作惡、在薜荔中 者、常食沸屎尿、所以常食沸屎尿者何、其人平生在世間時、心 念惡、口言惡、身行惡、慳貪惜飲食、故在薜荔中、又薜荔以膿 血為食、其人平生在世間時、作惡嗜美故、今食膿血、薜荔中有 黑狗白狗、主食薜荔肌肉,người làm việc ác, ở trong cõi Ngạ Quỷ, thường ăn phân nước tiểu hôi hám, vì sao thường ăn phân nước tiểu hôi hám như vậy ? Vì người ấy lúc còn sống ở đời, tâm nghĩ điều ác, miệng nói điều ác, thân làm việc ác, keo kiệt tham lam, ham ăn uống, cho nên đọa vào cõi Ngạ Quỷ. Lại nữa, Ngạ Quỷ lấy máu mủ làm thức ăn, vì người ấy lúc còn sống ở đời, làm điều ác ham thích đẹp, nên nay ăn máu mủ. Trong cõi Ngạ Quỷ có chó đen, chó trắng, chủ yếu ăn da thịt của Ngạ Quỷ).”
- Ly mị võng lượng (魑魅魍魉): ly mị cũng như võng lượng đều là tên của quỷ thần. Như trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (妙法蓮華經, Taishō Vol. 9, No. 262) quyền 2, phẩm Thí Dụ (譬喻品) thứ 3, có đoạn: “Kỳ xá khủng bố, biển trạng như thị, xứ xứ giai hữu, ly mị võng lượng ( 舍恐怖、變狀如是、處處皆有、魑魅魍魉, nhà ấy sợ hãi, biển trạng như vậy, nơi nơi đều có, ly mị võng lượng).” Danh các vị này được đề cập đến trong khá nhiều kinh điển như Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Phật Thuyết Tôn Thắng Đại Minh Vương Kinh(佛說尊勝大明王經, Taishō Vol. 21, No. 1413), Phật Thuyết Phật Danh Kinh (佛說佛名經, Taishō Vol. 14, No. 441), Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh (大佛頂如來密 因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經, Taishō Vol. 19, No. 945), A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận (阿毘達磨大毘婆沙論, Taishō Vol. 27, No. 1545), Từ Bi Thủy Sám Pháp (慈悲水懺法,Taishō Tripitaka Vol. 45, No. 1910), Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thi Thực Nghi (瑜伽集要焰口 施食儀, Taisho Vol. 21, No. 1320), Du Già Tập Yếu Chú Tập Toản Yếu Nghi Quỹ (瑜伽燄口註集纂要儀軌,卍Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1084), Hoa Nghiêm Kinh Hải Án Đạo Tràng Sám Nghi (華嚴經海印 道場懺儀,卍Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1470), Tu Thiết Du Già Tập Yếu Thi Thực Đàn Nghi (修設瑜伽集要施食壇儀,卍Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1081), v.v. Trong Pháp Hoa Nghĩa Sớ (法華義疏, Taishō Vol. 34, No. 1721) quyển 6, phẩm Thí Dụ (譬喻品), có đoạn ghi rõ rằng: “Trương Bình Tử Tây Kinh Phú chú giải vân: ‘Sơn thần vi ly, hổ hình dã; trạch thần vi mị, trư đầu nhân hình, thân hữu vĩ, mộc thạch yêu quái vì võng lượng. ‘Xuân Thu đệ thập quyền vân: ‘Chú đỉnh tượng vật cố hữu bách thú chi hình, sử nhân nhập sơn xuyên bất phùng ly mị võng lượng. ‘Chú vân ly thị sơn thần thú hình, mị vi quái vật, võng lượng giả thủy thần (張平子西京賦注解云、山神為魑、虎形也、宅神為魅、 豬頭人形、身有尾、木石天怪為魍魎、春秋第十卷云、铸鼎像物 故有百獸之形、使人入山川不逢魑魅魍魎、注云魑是山神獸形、 魅為怪物、魍魎者水神,Tây Kinh Phú của Trương Bình Tử giải thích rằng: “Thần núi là ly, hình con cọp; thần nhà là mị, đầu heo thân người, thân có đuôi; cây đá yêu quái là võng lượng. Xuân Thu quyển 10 cho rằng: ‘Khi đúc vạc, tượng vật thì nên có hình trăm thú, khiến người đi vào núi sông không gặp quỷ ly mị võng lượng. Và giải thích thêm rằng ly là thần núi có hình thú, mị là quái vật, võng lượng là thần nước).” Trong Kim Cang Tam Muội Kinh Thông Tông Ký (金剛三昧經通宗 記, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 35, No. 652) quyền 6, phần Âm Dịch (音釋), còn cho biết thêm rằng: “Hữu ly mị võng lượng lưỡng chúng, ly mị, tứ túc, hảo mê hoặc nhân, sơn lâm dị khí sở sanh, nãi tình quái chỉ vật (有 魑魅魍魎兩種、魑魅、四足、好迷惑人、山林異氣所生、乃精怪 之物, có hai loại ly mị võng lượng; ly mị bốn chân, thích làm mê hoặc người, do khí lạ của núi rừng sanh ra, là vật của tinh quái).” Trong các điển tịch cổ của Trung Quốc có đề cập đến ‘ly mị võng lượng’ với tư cách là quỷ thần, và kinh điển Phật Giáo cũng mượn dùng đến; tuy nhiên, trong Phạn bản của Kinh Pháp Hoa, v.v., không có nguyên ngữ tương đương với 4 từ ly mị võng lượng nầy.
- Trệ phách (滯魄): hồn phách lang thang đây đó không nơi nương tựa. Như trong Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要 施食壇儀,卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1083) có đoạn: “Trệ phách bắc tùy vân ám ám, khách hồn đông trục thủy du du (滯魄北隨雲黯 黯、客魂束逐水悠悠, trệ phách Bắc theo mây u ám, hồn khách đông chảy nước miên man).” Hay trong Tỳ Bà Ký (琵琶記), phần Nhất Môn Tỉnh Tưởng (一門旌奨), của Cao Minh(高明,?-?) nhà Minh, lại có câu: “U đồ diểu diểu, trệ phách trầm trầm, thùy dữ chiêu hồn (幽途渺 渺、滞魄沉沉、誰與招魂, đường tối mờ mịt, trệ phách trầm trầm, ai gọi hồn cho).”
- Cả đoạn “Diện Nhiên sở thống … gia thân quyến thuộc” được trích từ trong Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要施食 壇儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1083) quyển Hạ, với nguyên văn là: “Nhất tâm triệu thỉnh, pháp giới Ngũ Đạo, Thập Loại cô hồn, Diện Nhiên sở thống, Bế Lệ Đa chúng, trần sa chủng loại, y thảo phụ mộc, ly mị võng lượng, trệ phách cô hồn, tự tha tiên vong, gia thân quyến thuộc đẳng chúng, duy nguyện thừa Tam Bảo lực, trượng bí mật ngôn, thử dạ kim thời, lai lâm pháp hội, thọ thử vô già, Cam Lộ pháp thực (一心召 請、法界五道、十類孤魂、面然所統、薜荔多眾、塵沙種類、依 草附木、魑魅魍魉、滞魄孤魂、自他先亡、家親眷屬等眾、惟願 承三寶力、仗秘密言、此夜今時、來臨法會、受此無遮、甘露法 食, một lòng mời thỉnh, pháp giới Năm Nẻo, Mười Loại cô hồn, Diện Nhiên thống lãnh, các Ngạ Quỷ chúng, rất nhiều chủng loại, nương có bám cây, ly mị võng lượng, trệ phách cô hồn, ta người quá vãng, thân thích quyến thuộc các chúng, xin nguyện nương Tam Bảo lực, nhờ bí mật kinh, lúc này đêm nay, đến dự pháp hội, nhận bình đẳng này, Cam Lộ cơm pháp).”
- Tam Độc (三毒): còn gọi là Tam Hòa (三火), Tam Cấu (三垢), Tam Bất Thiện Căn (三不善根); là ba độc, ba loại phiền não, gồm Tham Dục (食欲), Sân Nhuế (瞋恚) và Ngu Si (愚癡); hay Tham, Sân, Si. Hết thảy phiền não đều được gọi là độc; ba loại phiền não nầy thông nhiếp cả Ba Cõi, làm độc hại thiện tâm của chúng sanh; có thể khiến cho chúng hữu tình vĩnh kiếp chịu khổ, không thể nào lìa ra khỏi được. Ba Độc nầy là căn nguyên các việc làm ác của thân, miệng và ý. Đại Trí Độ Luận (大 智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 34 phân ba độc thành Chánh Tam Độc (正三毒, tức Tham Dục, Sân Nhuế, Ngu Si) và Tà Tam Độc (邪三毒, tức Tà Tham Dục, Tà Sân Nhuế, Tà Kiến Ngu Si). Đối với Tà Tam Độc thì khó độ, Chánh Tam Độc thì dễ độ; cho nên cõi Tịnh Độ của chư Phật chỉ có Chánh Tam Độc mà thôi. Theo Đại Tạng Pháp Số (大藏 法數) quyển 15, hàng Nhị Thừa, Bồ Tát đều có Ba Độc. Hàng Nhị Thừa có Tam Tụ Tịnh Giới (三聚淨戒), 10 giới trọng, 48 giới khinh, v.v. (2) Định Học (定學), là pháp giúp ngăn chận sự tán lọan của tâm và đem đến sự an tĩnh. Phật Giáo Nguyên Thủy có 4 Thiền Định (禪定), 4 Vô Sắc Định (無色定), 9 Tưởng (想), 8 Bối Xả (背捨), v.v. Phật Giáo Đại Thừa lại thêm 9 loại Đại Thiền, 180 Tam Muội (三昧), 120 Tam Muội, v.v. (3) Tuệ Học (慧學), là con đường phá trừ mê hoặc để chứng đạt chân lý. Phật Giáo Nguyên Thủy thì quán Tứ Đế (s: catur-ārya-satya, p: catu-ariya-sacca, 四谛), Thập Nhị Nhân Duyên (s: dvādaśānga- pratītya-samutpāda, p: dvādasanga-pațicca-samuppāda,十二因緣). Phật Giáo Đại Thừa quán chân như, thật tướng. Thông thường kinh điển Phật Giáo được phân thành 3 tạng Kinh, Luật và Luận; mỗi loại đều xác định rõ Giới Học, Định Học và Tuệ Học là chủ. Trong các kinh luận có liên quan đến 3 pháp học vô lậu này, đều có thêm vào trước hai từ tăng thượng (增上,thù thắng); như Tăng Thượng Giới (s: adhiśīla, 增上戒), Tăng Thượng Tâm (s: adhicitta, 增上心), Tăng Thượng Tuệ (s: adhiprajñā, 增上慧). Trong Bách Trượng Thanh Quy Chứng Nghĩa Ký (百丈清規證義記,卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1244) quyển 5, phần Đình Quan (停棺), có đoạn rằng: “Ngô tông sở trọng giả, duy Giới Định Tuệ chỉ chân tu, hữu Thiền Giáo Luật chi thật đức (吾宗所 重者、唯戒定慧之真修、有禪教律之實德,cái xem trọng của tông ta chính là sự chân tu của Giới Định Tuệ, có thật đức của Thiền Giáo Luật).” Trong Truy Môn Cảnh Huấn (幾門警訓, Taishō Vol. 48, No. 2023) quyển 4, phần Giới Định Tuệ (戒定慧), khẳng định rõ rằng: “Giới Định Tuệ Tam Học giả, chúng sanh tự tánh bồn hữu chi vật, bất nhân tu chứng nhi đắc, phi duy chư Phật Bồ Tát cụ túc, nhất thiết phàm phu tất giai cụ túc (戒定慧三學者、眾生自性本有之物、不 因修證而得、非唯諸佛菩薩具足、一切凡夫悉皆具足, ba môn học Giới Định Tuệ là vật vốn có trong tự tánh của chúng sanh, không phải do tu chứng mà có được, chẳng phải chỉ chư Phật Bồ Tát mới có đầy đủ, mà tất cả phàm phu thảy đều đầy đủ).”
- Oan thân (冤親): oan nghĩa là nhà oán cừu, thù địch, thân tức là người thân ái, thân thích; nghĩa là hai hiện hữu đối nghịch nhau. Cõi ta bà này là thế giới của khổ đau, bất toàn, cho nên người mình thương quý thì khó gặp, cách xa nhau; còn người mình thù ghét, không hợp ý thì lại gặp nhau thường xuyên. Đó chính là oan gia trái chủ. Lặp cước trên quan niệm từ bi, Phật Giáo xem người thân thương với kẻ oán thù đều bình đẳng như nhau. Như trong Kim Cang Kinh Chú Giải Thiết Tuyên Hăm (金剛經註解鐵鎚餡,卍Tục Tạng Kinh Vol. 24, No. 470) quyền Hạ có dạy rằng: “Bất khởi nhân ngã đằng tướng, oan thân bình đẳng, tâm vỏ não hận, niệm niệm thường hành Bát Nhã Ba La Mật hạnh, như thị tu hành, tiên thể tội nghiệp tức vị tiêu diệt(不起人我等相、冤親平 等、心無惱恨、念念嘗行般若波羅密行、如是修行、先世罪業即 為消滅, không khỏi các tướng nhân, ngã, v.v., oan thân bình đẳng, tâm không buồn bực oán hận, mỗi niệm thường thực hành hạnh Bát Nhã Ba La Mật, tu hành như vậy, tôi nghiệp của đời trước tức đều tiêu diệt).” Hay trong bài tựa của Duy Tâm Tập (唯心集,卍Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1208) cũng có đoạn: “Nhất cú A Di Đà, giải thoát oan thân, nhất củ A Di Đà, phổ tế quần sanh (句阿彌陀、解脫冤親、一句阿 彌陀、普濟群生, một câu A Di Đà, giải thoát oan thân, một câu A Di Đà, cửu khắp quần sanh).”
- Tam Tôn (三尊): ba đấng tôn kính, còn gọi là Tam Tôn Phật (三尊佛), lấy đấng ở giữa làm chủ, hai bên có hai đấng khác hầu cận. Hình thức nầy vốn phát xuất từ hình thức Nhất Quang Tam Tôn (一光三尊) của Ấn Độ; thông thường đấng ở giữa là Phật Thích Ca Mâu Ni (s: Śākyamuni, p: Sakyamuni,釋迦牟尼), bên trái là Phật Dược Sư (s: Bhaisajyaguru, 藥師) và bên phải là Phật A Di Đà (s: Amitābha, 阿彌陀). Ngoài ra, còn có hình thức một Phật hai Bồ Tát, như ở giữa là đức Phật và hai bên có hai Bồ Tát, hoặc Thanh Văn, Minh Vương, đồng từ theo hầu. Xưa nay, Tam Tôn có hình thức nhất định; như Phật Thích Ca với hai đệ từ Thanh Văn là Ma Ha Ca Diếp (s: Mahākāśyapa, p: Mahākassapa, 摩訶迦葉) và A Nan Đà (s, p: Ānanda, 阿難陀); hay Phật Thích Ca với hai Bồ Tát Văn Thù (s: Mañjuśrī, 文殊) và Phổ Hiền (s: Samantabhadra, 賢); được gọi là Thích Ca Tam Tôn (釋迦三尊). Bên cạnh đó, có Phật A Di Đà với hai Bồ Tát Quan Thế Âm (s: Avalokiteśvara,觀世音) và Đại Thế Chí (s: Mahāsthāmaprāpta, 大勢至), được gọi là Di Đà Tam Tôn (彌陀三尊) hoặc Tây Phương Tam Thánh (西方三聖). Dược Sư Như Lai cùng với hai Bồ Tát Nhật Quang (s: Süryaprabha,日光) và Nguyệt Quang (s: Candraprabha,月光), được gọi là Dược Sư Tam Tôn (藥師三尊); hoặc Dược Sư Như Lai cùng với hai Bồ Tát Dược Vương (s: Bhaisajyarāja, 槃王) và Dược Thượng (s: Bhaișajyasamudgata, 藥 上). Cũng có trường hợp Bát Nhã Bồ Tát (般若菩薩) với hai vị trời Phạm Thiên (s: Brahmā, 梵天) và Đế Thích (s: Indra, p: Inda,帝釋). Bất Động Minh Vương (s: Acalanātha, 不動明王) với hai đồng tử Chế Tra Ca (s: Cetaka, 制吒迦) và Căng Yết La (s: Kimkara, 矜羯羅), v.v. Như trong Cư Sĩ Truyện (居士傳,卍 Tục Tạng Kinh Vol. 88, No. 1646) quyển 22, phần Dương Thứ Công Vương Mẫn Trọng Truyện (楊次公王 敏仲傳) có đoạn: “Quy mạng Chánh Biến Tri, Như Lai diệu pháp tạng, thập phương đại Bồ Tát, Tam Tôn chơn Thánh chúng, ngã kim ư pháp bảo, nguyện tác thắng diệu duyên (歸命正遍知、如來妙法藏、十方 大菩薩、三尊具聖眾、我今於法寶、願作勝妙緣,quy kính Chánh Biến Tri, Như Lai pháp tạng mầu, mười phương đại Bồ Tát, Tam Tôn các bậc Thánh, con nay nơi Pháp bảo, nguyện tạo nhân duyên lành).” Trong Phật Thuyết Tử Bối Kinh (佛說四輩經, Taishō Vol. 17, No. 769) lại có câu rằng: “Đệ nhất hiếu thuận phụ mẫu, trị gia dưỡng tử, triêu mộ thiêu hương, nhiên đăng, khể thủ Tam Tôn, hối quá thập phương (第一孝順父母、治家養子、朝暮燒香、然燈、稽首三尊、悔過十 方, thứ nhất hiếu thuận cha mẹ, quản lý việc nhà nuôi con, sáng tối đốt hương, thắp đèn, kính lạy Tam Tôn, sám hối mười phương).”
- Phật địa (佛地): có 3 nghĩa chính. (1) Cảnh giới siêu thoát sanh tử và đoạn diệt phiền não, tức cảnh giới Phật. Như trong Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh (六祖大師法寶壇經, Taishō Vol. 48, No. 2008), chương Bát Nhã (般若) thứ 2, dạy rằng: “Nhất sát na gian, vọng niệm câu diệt, nhược thức tự tánh, nhất ngộ tức chí Phật địa (一剎那間、妄念俱 滅、若識自性、一悟郎至佛地, trong một sát na, vọng niệm đều diệt, nếu biết tự tánh, một khi đạt ngộ thì đến cảnh giới Phật).” Hay trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄, Taishō Vol. 51, No. 2076) quyển 1 lại có đoạn: “Bất lập văn tự, trực chỉ tâm nguyên, bất tiễn giai thê, kinh đăng Phật địa (不立文字、直指心源、不踐楷梯、徑登佛 地, không lập chữ nghĩa, chỉ thẳng nguồn tâm, chẳng đạp nấc thang, tắt lên cảnh Phật).” (2) Như đức Phật. (3) Chỉ tự viện, đất Phật. Như trong bài thơ Đề Chân Nương Mộ (題真娘墓) của Trương Hỗ (張祜,?-?) nhà Đường có câu: “Phật địa táng la y, cô hồn thử thị quy (佛地葬羅衣、 孤魂此是歸, đất Phật chôn thân nữ, cô hồn thảy về đây).”