Ở Việt Nam ta, các chùa đều thờ Phật, thờ Tổ, có nơi còn thờ thêm Thánh. Nhờ Phật độ nên mỗi năm tôi về Việt Nam một lần, mà lần nào tôi cũng đi từ Nam ra Bắc. Hầu hết thời gian tôi đều dành cho việc đi tham quan các chùa, do đó tôi thấy cách bài trí các tượng Phật, Bồ-tát luôn luôn có công thức và ý nghĩa rõ ràng. Thế nhưng, vì xưa nay không có sách vở nào ghi chép cho tinh tường, do đó người ta mỗi khi bước chân vào chùa thì không phân biệt được pho tượng nào biểu trưng cho vị nào. Nay ta muốn biết rõ, trước hết phải phân biệt tượng thờ chư Phật, tượng thờ chư Bồ-tát. Dưới đây tôi chỉ giải thích vấn đề nêu trên, không giải thích về sự thờ Thánh của một số chùa ở Việt Nam.

Trong chánh điện thờ Phật, triết lý vô thường của Phật giáo được đặt lên hàng đầu thể hiện qua tam thân Phật là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy, cho nên ở lớp trên cùng là thờ Pháp thân Phật, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ. Ở lớp thứ hai thờ Báo thân Phật, tức là thờ thọ dụng trí tuệ Phật ở cõi Cực Lạc. Ở lớp thứ ba là thờ Ứng thân Phật, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra xác thân ở trần thế. Lớp thứ 4 là lớp tượng Di lặc Bồ-tát và hai vị Phổ Hiền Bồ-tát và Văn thù Bồ-tát đứng hai bên, thường gọi là bộ tượng Di Đà Tam tôn. Lớp thứ năm trở xuống thường có tượng đức Phật tu khổ hạnh ở chân núi Tuyết Sơn, tượng đức Phật nhập Niết bàn và đức Phật đản sanh.

Vậy cách bài trí các tượng ở chánh điện từ trên xuống dưới theo thứ tự sau đây:

A) Tượng Tam thế Phật: Lớp trên cùng, ở chỗ giáp vách phía trong, có ba pho tượng để ngang một dãy, hình dáng giống nhau, tức là tượng “Thường trụ tam thế diệu pháp thân”, người ta thường gọi tắt là tượng Tam thế Phật; nghĩa là Phật thường trụ, trong thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai.

B) Tượng Di-Đà tam tôn: Lớp thứ hai có ba pho tượng lớn, pho tượng ngồi giữa là pho tượng đức A Di Đà Phật, tức là Thọ dụng trí tuệ thân, pho tượng đứng bên tả là tượng đức Quan Thế Âm Bồ-tát, pho tượng đứng bên hữu là tượng đức Đại Thế Chí Bồ-tát. Đức Phật và hai Bồ-tát ấy ở Tây phương Cực Lạc, chủ việc cứu độ chúng sinh ở cõi Sa-bà qua cõi Cực Lạc.

C) Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh: Lớp thứ ba có ba pho tượng lớn, pho tượng lớn ngồi giữa là tượng Thích-ca Mâu-ni Phật, tức là Ứng thân hay là biến hóa thân, giáng sinh xuống trần thế, tu thành chính quả và thuyết pháp độ chúng. Pho tượng ở bên phải, hoặc đứng trên tòa sen, hoặc ngồi trên con sư tử xanh là tượng Đức Văn-Thù Bồ-tát; pho tượng ở bên hữu, hoặc đứng trên tòa sen, hoặc ngồi trên con voi trắng là tượng Đức Phổ-Hiền Bồ-tát, theo thuyết nói trong Hoa Nghiêm kinh.

Ở lớp thứ ba ấy, có nhiều chùa thờ tượng đức Thích-ca Mâu-ni ngồi cầm hoa sen, như khi Ngài thuyết pháp ở núi Linh Thứu; bên tả là tượng Ca-Diếp Tôn giả, vẻ mặt già, bên hữu là tượng A-Nan-Đà Tôn giả, vẻ măt trẻ, là hai đại đệ tử của Đức Thích-ca khi Ngài còn ở thế-gian. Tượng hai vị Tôn giả ấy đều tạc đứng, mang hình dáng hai thầy tỳ-kheo.

D) Tượng Di Lặc: Lớp thứ tư, ở giữa là tượng Bồ-tát Di Lặc,vị Phật tương lai. Hai bên (nếu có) là hai vị Đại Bồ-tát Văn Thù và Phổ Hiền. Trong trường hợp này, ở lớp thứ ba, hai bên tượng đức Bổn sư không phải là hai vị Bồ-tát Văn Thù và Phổ Hiền nữa mà là hai vị đại đệ tử Ca-diếp và A-nan-đà.

E) Tượng Cửu Long: Lớp thứ năm có pho tượng Cửu Long để giữa. Tượng này theo điển tích nói khi đức Thích-ca Mâu-ni mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho Ngài tắm, đoạn Ngài đi bảy bước, tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ xuống đất mà nói rằng:“Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn – Trên trời, dưới đất, chỉ có ta là quí hơn cả”. Bởi vậy tượng Cửu-long làm chín con rồng vây bọc chung quanh một pho tượng nhỏ đang chỉ một tay lên trời một tay xuống đất, đó là tượng Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật lúc sơ sanh. Bên tả tượng Cửu Long có tượng Đế Thích ngồi ngai, mặc áo đội mũ Hoàng Đế, bên hữu có tượng Đại Phạm Thiên cùng một kiểu như pho tượng Đế Thích, đó là theo điển nói hai vị Đại Thiên Vương này chủ tể ở cõi sa-bà thế-giới và lúc nào cũng hộ trì đức Thích Ca khi Ngài chưa thành Phật.

Hệ thống tượng như trên thường có mặt ở trong hầu hết các chùa có quy mô nhỏ và vừa. Những chùa có quy mô lớn, thường có kiểu mặt bằng nội công ngoại quốc thì được bày thêm các lớp tượng sau:

F) Tượng Tứ Thiên Vương: Ở ngoài tượng Cửu Long để bốn pho tượng Tứ Thiên Vương mặc Vương phục, bày làm hai dãy đối nhau, tức là bốn vị hộ thế gian.

G) Tượng tứ Bồ-tát: Có chùa bỏ tượng Tứ Thiên Vương mà bày tượng bốn vị Bồ-tát, tạc hình Thiên thần gọi là Ái Bồ-tát, tay cầm cái tên; Sách Bồ-tát, tay cầm cái cây; Ngũ Bồ-tát, tay cầm cái lưỡi; Quyền Bồ-tát tay nắm lại và để vào ngực.

H) Tượng Kim Cương bát bộ: Có nhiều chùa tạc 8 vị Kim Cương, là thần tướng trên trời, thường gọi là Bát Bộ Kim Cương, gồm có:

1) Thanh Trừ Tài Kim Cương.

2) Tích Độc Thần Kim Cương.

3) Hoàng Tuỳ Cầu Kim Cương.

4) Bạch Tĩnh Thủy Kim Cương.

5) Xích Thanh Hoả Kim Cương.

6) Định Trừ Tai Kim Cương.

7) Tử Hiền Kim Cương.

8) Đại Thần Lực Kim Cương.

Bốn vị Bồ-tát và Tám vị Kim Cương này, theo điển tích ở trong các kinh thì có nhiều thuyết khác nhau, xong đại ý là nói những bậc thần đã phát Bồ-đề Tâm, đem thần lực mà hộ trì Phật Pháp.

Tuy nhiên, cách bố trí các tượng thờ không phải nhất nhất theo đúng bố cục trên, thực tế mỗi chùa tuỳ theo hoàn cảnh mà có sự sai khác, đó là chưa nói đến sự khác nhau giữa các miền Bắc-Trung-Nam. Miền bắc thờ thêm nhiều Thánh, hệ thống tượng thờ vì thế trở nên phức tạp; miền Trung nói chung là rất đơn giản và thuần tuý; miền Nam thì có sự gặp gỡ giữa các miền.

TUỆ MINH ĐẠO

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự nhấn mạnh vào nhận thức bản thân, từ bi tâm và công lý xã hội đã biến đạo Phật thành một động lực kiên cường cho sự chuyển hoá tích cực. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế...

Những đóng góp của triều đại nhà Trần đối với Phật giáo Việt Nam về văn hoá, tư tưởng
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Triều đại nhà Trần không chỉ là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong công cuộc khôi phục và phát triển đất nước, mà còn là thời kỳ đánh dấu sự thăng hoa của Phật giáo trong mọi lĩnh vực văn hóa, giáo dục và tinh thần của dân tộc. Chương I. Khái quát...

Các thiền sư thời Lê sơ và sự nỗ lực chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc Đại Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, đánh bạt âm mưu xâm lược, nô dịch văn hóa của thế lực phương bắc ngay từ những thế kỷ đầu. Tóm tắt Phật giáo thời Lê sơ (1428 – 1527) tuy ít được triều đình...

Hoà thượng Tâm Ấn Vĩnh Thừa Thiền – Tịnh – Mật tam hành
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Tóm tắt: Sự biến động về chính trị, xã hội của Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đã ảnh hưởng rất nhiều đến Phật giáo nước nhà, nên tông chỉ tu tập giữa các tông phái dần bị phai mờ, mất đi ranh giới mà thay vào đó là sự pha lẫn, hoà...

Đức Phật nói gì về chính trị và pháp trị quốc?
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo...

Trúc Lâm đầu đà – một phong cách xuất trần Thượng sĩ
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Hòa hợp xã hội là một phương pháp chính trị của vương quyền nhà Trần, nhưng cũng mang phong cách của Ngài từ ảnh hưởng giáo lý nhà Phật thấm nhuần. Tìm lại dấu xưa là để ôn cố tri tân vậy. Bài viết này chúng tôi muốn nói lên phong cách đặc thù của Tổ...

Đặc tính tư tưởng của Thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Thiền phái Lâm Tế truyền vào Việt Nam từ Trung Hoa qua hai giai đoạn chính là vào thời nhà Trần và đời Lê Trung hưng (vua Lê chúa Trịnh, chúa Nguyễn). Sau khi truyền vào Việt Nam, Thiền phái Lâm Tế có những thay đổi cơ bản để thích nghi với văn hóa, phong...

Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tiến trình phát triển tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Các hiện tượng siêu nhiên huyền bí, kết hợp với niềm tin và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hình thành nên tín ngưỡng Tam Tứ Phủ đặc trưng của người Việt với các vị nữ thần chính trông coi các cõi của tự nhiên Việt Nam là nơi giao thoa các nền tôn giáo,...

Đạo Mẫu và Tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ qua trật tự các giá Hầu
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần Việt. Nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến việc tôn vinh những vị nữ thần tối cao mà người ta tôn là Thánh Mẫu hay Quốc Mẫu, tuy nhiên trong đạo thờ Mẫu, người ta không...

Các kỳ kết tập Kinh điển Tam Tạng Pali
Lịch sử, Nghiên cứu

Công việc học Tam Tạng và Chú giải Pāḷi để bảo tồn trọn vẹn pháp học Phật giáo là bổn phận của mọi người Phật tử, là bậc xuất gia cũng như các hàng tại gia cư sĩ. Để giữ gìn duy trì pháp học Phật giáo cho được đầy đủ, không để rời rạc,...

Bốn trường phái nghiên cứu Phật học trên thế giới
Nghiên cứu

Đến thế kỷ XX, Phật giáo lan toả sang vô phương Tây, việc nghiên cứu Phật giáo ở phương Tây được định hình có phương pháp tư duy khoa học nên phát triển mạnh mẽ, với ba trường phái lớn tại các khu vực Anh – Đức, Pháp – Bỉ, và Nga. Mỗi trường phái...

Vai trò của vua Trần Thái Tông trong việc thiết lập nền tảng cho sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Tóm tắt: Bên cạnh vai trò là một vị vua hiền về mặt trị quốc, Trần Thái Tông còn được biết đến với tư cách là người đã có vai trò quan trọng trong việc tiếp nối, duy trì và phát triển Thiền tông Việt Nam trong giai đoạn chuyển giao quyền lực Lý –...

Sự thành lập Giáo đoàn Ni Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Hơn hai nghìn năm Giáo đoàn Ni có mặt trên thế gian này, dù trải qua bao biến cố trong những giai đoạn thăng trầm của lịch sử, nhưng những nữ tu sĩ Phật giáo vẫn luôn thể hiện khả năng xuất sắc của giới nữ trong tu tập, hộ quốc an dân và phát...

Đóng góp và giá trị của Tạp chí Viên Âm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Hoạt động hoằng pháp của tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo… Hoạt động hoằng pháp của Tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt...

Vài nét về âm nhạc Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Âm nhạc là lĩnh vực không được nói đến nhiều trong Phật giáo, càng không phải lĩnh vực được đề cao và khuyến khích, ít nhất là trong Phật giáo thời kỳ đầu. Điều này không có gì lạ, vì theo truyền thống Phật giáo, âm nhạc là thứ đức Phật khuyên dạy những đệ...

Về tên gọi Thượng Tọa và Thượng Tọa Bộ trong các nguồn tư liệu Phật giáo Trung Hoa
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

VỀ TÊN GỌI THƯỢNG TOẠ (STHĀVIRA, THERA) VÀ THƯỢNG TOẠ BỘ (STHĀVIRAVĀDA) TRONG CÁC NGUỒN TƯ LIỆU PHẬT GIÁO TRUNG HOA (Sthavira, Thera and ‘*Sthaviravāda’ in Chinese Buddhist Sources)  của Max Deeg THÍCH NHUẬN CHÂU dịch Lời người dịch Bhikkhu Sujato, vị tỉ-khưu uyên bác người Úc châu, đã dịch bốn bộ Nikāya từ tiếng Pāli sang tiếng Anh. Bhikkhu...