Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng tư tưởng mới trong một tôn giáo, cụ thể là đạo Phật.

Nhớ lại nhiều năm trước, khi các lạt-ma Tây Tạng lần đầu truyền vào Việt Nam bằng các pháp hội quán đảnh, Phật tử Việt Nam hâm mộ cực hạn, tham dự với số lượng vài nghìn người mỗi pháp hội. Bởi hình tướng mới lạ, âm thanh và biểu hiện mới lạ, cộng thêm yếu tố tâm linh huyền bí thêm chút huyễn hoặc, thế là phật tử Việt Nam với vốn niềm tin hời hợt đối với Tam Bảo, lập tức bị thu hút. Sau một thời gian rồi lại đâu vào đấy, ma đi đường ma, Phật về với Phật, những “ông Phật” chân chất, khiêm tốn, không bon chen đua đòi mà chỉ an bần lạc Đạo với chúng sinh “nhà mình” với phương châm tùy cơ giáo hóa.

Giữa cái nắng hạn của mùa hè đỏ lửa từ Nam tới Bắc nhân dân bị thiếu hụt nước dùng và không khí để thở, thì một cơn mưa tưới xuống đâu đó sẽ là Cam lồ vô cùng quý giá của trời ban. Cũng vậy đối với tâm bệnh của chúng sanh. Ví dụ như giữa xã hội phương Tây xô bồ, bức não bị công vụ và đồng tiền cuốn vào vòng xoáy, thì những phút giây thở và cười, sống chậm theo phương pháp thiền chánh niệm của Làng Mai sẽ là một phương thuốc an thần tuyệt đối phù hợp. Tuy nhiên, an thần vẫn là an thần, chỉ giảm đau tạm thời chứ không thể là phương pháp đích thực để đưa đến giải thoát tối hậu. Muốn giải thoát phải thể nhập Trí Tuệ giác ngộ thật tướng các Pháp.

Giữa cái thiếu hụt trầm trọng khi quần chúng (vốn là tín đồ trung thành của truyền thông mạng, lấy mạng xã hội làm từ điển, làm thước đo cho mọi khía cạnh sống) mãi loanh quanh tìm kiếm đâu là một chiếc “chân tu” ở xã hội nhiễu nhương này, thì Minh Tuệ xuất hiện như một đáp án thỏa mãn được cái thèm thuồng của trí thức quần chúng ấy.

Bởi vì, khi người ta chỉ lên reel của facebook, lên clip của tiktok … để tìm kiếm chân lý, qua các câu nói ngắn ngủi được “chiết xuất” có ý đồ, thì những câu nói của chư Tăng, các vị giảng sư trở nên bộ mặt đại diện méo mó, dị hợm của Phật Giáo. Phật tử với tình yêu sâu đậm đối với đức Phật, thì không thể chấp nhận những kiểu đại diện như thế, nên lập tức quay lưng, đi tìm mẫu đại diện khác. Và cách xác lập mẫu đại diện “chuẩn” nhất họ đã tìm được, cũng lại dựa vào số đông giống như một cuộc bỏ phiếu. Ví dụ, Pháp Hòa được 90/100 phiếu thì trở thành chân tu; Chơn Quang được 10/100 phiếu thì thành “ma tăng” theo khẩu phán của họ; Thái Minh được 20/100 phiếu thì thành sư lường gạt, v.v. Đấng tối cao vẫn là mạng xã hội.

Dùng cái thước đo của quần chúng để đánh giá mặt ngoài như vậy, cho nên tín đồ, người mến đạo, quần chúng chưa vào đạo (đều có điểm chung theo dõi trên màn hình điện thoại) mới thấy Phật giáo đang đi vào ngõ cụt, chư Tăng Phật Giáo hầu như chỉ là đám người bị vật chất tha hóa, chùa chiền đều là nơi bị thương mại hóa. Nhìn chùa bằng con mắt của nhà thơ thì chùa sẽ là cảm xúc sáng tác. Nhìn chùa bằng con mắt của kiến trúc sư thì chùa sẽ là một tác phẩm kiến trúc đẹp hay xấu. Nhìn chùa bằng con mắt kinh tế học, thì quanh chùa và quanh cửa miệng của các sư chỉ thấy tiền, mục đích của tiền, cách kiếm tiền, cách tiêu tiền, tội ác của tiền, v.v.

Những bộ óc trong trắng dần dần bị dẫn dắt bởi truyền thông hạ đẳng, thấy sư sãi thời nay không còn đáng tin nữa. Thành công của Ấn Độ giáo trong việc bứng gốc Phật giáo khỏi Ấn Độ thế kỷ 12 là biến đức Phật thành một hóa thân của thần Visnu. Thành công của những kẻ xấu đối với Phật giáo ngày nay, là đã vẽ nên được một bộ mặt Tăng già (trên mạng) thật là tệ mạt.

Khi quần chúng đang chỉ thấy một bộ mặt Tăng già tệ mạt, tham cầu vật chất, đấu khẩu lẫn nhau, v.v. như vậy thì khi xuất hiện hình ảnh một “ông sư” đi chân trần, mặc áo vá, ngủ bờ bụi, đi xin ăn… hoàn toàn đáp ứng được mong cầu tìm kiếm một người tu không bị vật chất lôi cuốn. Lập tức, hình ảnh ấy biến thành “chân tu”. Tuy nhiên, chân tu là tu đúng, là bước khởi đầu để tìm đạo; chứ không thể xem là đã thành tựu, đã chứng ngộ. Nhiều vị vội vàng phán đoán đó là Phật tái thế gì gì, xin thưa là không phải chánh ngữ.

Minh Tuệ là một bậc “chân tu” thì cũng chỉ có Minh Tuệ giải thoát. Những vị ngồi tìm kiếm trên màn hình, đánh giá, so sánh… cũng chẳng được một chút lợi ích gì, nếu các vị vẫn mãi tham đắm, khẩu nghiệp, ăn ngủ, nhậu nhẹt. Tìm ra được bậc chân tu như vậy, thì người tìm được vẫn theo quy trình nhân quả của mình. “Bậc chân tu” kia nếu thấy được pháp, chứng ngộ thoát ly ái dục, việc làm đã xong, phạm hạnh đã thành, thì bậc ấy đi vào Niết Bàn, cũng không dính líu gì đến đạo Phật, đến quần chúng. Nó chỉ dính líu duy nhất, là khi bậc ấy thuyết pháp, chia sẻ pháp hành, các vị cùng thực hành, cùng buông bỏ, cùng chân thành sống đời thánh thiện,… các vị sẽ an trú cảnh giới tịnh lạc của tâm thức.

Sau này, khi hiện tượng Minh Tuệ chìm xuống, Phật giáo vẫn là Phật giáo, đạo Phật Việt Nam vẫn như 2000 năm qua sống trong lòng dân tộc, vì dân tộc Việt Nam mà thay đổi hình tướng, thay đổi diện mạo, đánh mất tôn nghiêm để dung hợp, biến thành một cái Đạo mà chỉ phù hợp với định tính dân tộc tại xứ này. Trong cội nguồn của cái Đạo (không phải đạo Phật gốc) đó, biết bao nhiêu suối nguồn đạo lý, đạo đức nuôi lớn dân tộc Việt Nam, biết bao nhiêu xương máu hy sinh của những cá nhân “cởi Ca sa khoát chiến bào” để bảo vệ quê hương xứ sở, v.v. Bên trong chiếc Đạo không mang hình thái gốc (mà chúng ta xem nhẹ để hướng ngoại tìm cầu) đó, vẫn còn như nhiên hiện hữu những “ông chủ nhà” đầy thiện chí, hiếu khách, chí hiền chí thiện để mặc cho các vị khách tự do thoải mái lục lọi lấy đi bảo vật trân châu trong chiếc rương đạo lý được gia truyền bởi đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Đạo Phật Việt Nam là vậy đó. Ngày sau, rồi sau nữa, hết hiện tượng lạ này rồi lại sẽ xuất hiện những hiện tượng lạ khác làm nức lòng khán giả, đem đến những bông hoa tươi mát, hoan hỷ theo nhiều thiên hướng khác nhau cho quần chúng, cho chúng ta, cho những người vẫn còn lưu xứ Ta Bà đầy uế trược này.

(Chút trầm tư mùa Phật Đản PL.2568; nạp tử vô danh mạn bút)

Đạo Quang
Nguồn: phatgiaovadoanhnhan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Tái hiện khất thực: Làm sai thì sẽ gây phản cảm, để lại hình ảnh xấu dung tục
Điểm nhìn

Trong vài năm gần đây, vào mỗi dịp Vu lan, bỗng thấy xuất hiện các hình thức cúng sớt bát, đặt bình bát với thức ăn chứa sẵn hoặc đi khất thực, Phật tử quỳ dâng cúng. Cúng sớt bát hay tổ chức trì bình khất thực nhằm tái hiện lại hình ảnh Tăng đoàn...

Bảo Vệ Sự Truyền Trao Và Tiếp Nhận Giới Luật Trong Phật Giáo
Điểm nhìn

Phật giáo, với hơn hàng ngàn năm lịch sử, đã xây dựng một hệ thống giới luật nghiêm ngặt và quan trọng để hướng dẫn người tu hành trên con đường tu tập và giải thoát. Những quy định này không chỉ là các quy tắc về hành vi mà còn là biểu hiện của đạo đức và tâm linh, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự thanh tịnh và phát triển của tăng đoàn và cộng đồng Phật tử. Quá trình truyền...

Xoay Quanh Câu Chuyện Thầy Minh Tuệ – Niềm Vui Và Nỗi Buồn
Điểm nhìn

Những ngày gần đây, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất, đắp một tấm y chắp vá từ nhiều mảnh vải được nhặt nhạnh từ đâu đó, và ôm bình bát tự chế bằng ruột nồi cơm điện, đi khất thực dọc theo chiều dài con đường quốc lộ mà không xác định điểm đến. Nhiều người nói rằng vị...

Suy Ngẫm Về Ngày Phật Đản Vesak (song ngữ)
Sự kiện

Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp. Những lời nói trên đây, được trích dẫn từ buổi trình bày, và nói chuyện về Kinh Pháp Cú. Ngày Ra Đời Của Đức Phật (Ngày Phật Đản) là một cơ hội hiếm có, là một ngày vui vẻ bởi vì Đức Phật đã đem ánh sáng đến cho thế gian đang chìm trong màn...

Tu Theo Hạnh Đầu Đà Hay Nhập Thế Độ Sanh?
Điểm nhìn

Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi...

Đức Phật nhà văn hóa lớn của nhân loại
Lịch sử, Nghiên cứu, Sự kiện, Văn hóa

Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là cuộc đời hoằng hóa và hệ thống giáo lý của Ngài đã cống hiến cho nhân loại nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa. Nhà Phật học H.W. Schumann đã phát biểu về Đức Phật trong tác phẩm thời danh của Ông, nhan đề Đức Phật lịch sử (The Historical Buddha) rằng: “Rất hiếm nhân vật trong lịch sử tư tưởng nhân...

Ngát Hương – Vô Ưu
Sự kiện, Tuỳ bút, Văn học

Hằng năm cứ độ tháng Tư lại về, bầu trời trong xanh tươi mát, gió thoảng đong đưa, người trời hân hoan đón mừng bậc Thế Tôn giáng trần. Là người con Phật ai ai cũng hiểu ngày đó, chính là ngày Đức Thế Tôn đản sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Chúng ta một lòng hướng về cội...

Hiện Tượng Thầy Minh Tuệ
Điểm nhìn

Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như...

Về vấn nạn truyền thông nhắm vào Phật giáo
Điểm nhìn

Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng! Một vài năm gần đây những ai thường theo dõi hoặc quan tâm tới truyền thông trên...

Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại
Điểm nhìn, Đời sống

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa Quý Vị, Lần này Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (World Buddhist Sangha Council) thảo luận về đề tài Environment Restoration for Harmonious CoExistence (Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại). Dựa vào đề tài này, chúng tôi xin gửi đến quý vị quan điểm của mình như sau. Đạo Phật là đạo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cho...

Quản lý thùng công đức, quản ‘công’ hay quản ‘đức’?
Điểm nhìn

Sẽ lợi hại thế nào khi quản lý thùng công đức, chưa nói thành công hay thất bại về mặt kinh tế, hãy đo nhân tâm của đa số tín đồ, tu sĩ để xem có thể quản ‘công’, chứ làm sao quản được ‘đức’ để mà quản lý ‘công đức’? Không vì chuyện sử...

Khẩu Nghiệp Ở Việt Nam Đang Rất Nặng!
Điểm nhìn

1. Khẩu nghiệp từ đâu ra? Chúng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen. Nếu ta thường xuyên sống bình an, nhẹ nhàng, thanh tịnh, vô ngã vị tha thì chúng ta tạo nghiệp thiện, được sinh về các cảnh giới thiện lành, được làm chư thiên và làm người hạnh phúc. Nếu chúng ta thường xuyên tức giận, quát nạt kẻ khác, ức hiếp người khác...

Thực tập hạnh lắng nghe và thấu hiểu theo Bồ tát Quán Thế Âm
Đời sống, Sự kiện

Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau, nội kết và thù hận, mang lại an lạc hạnh phúc cho mọi người. Nỗi đau khổ của con người cần phải được xoa dịu bằng tình thương, chỉ...

Thành Kính Tưởng Niệm Ngày Đức Từ Tôn Nhập Niết Bàn
Sự kiện

Trên đường từ thành Tỳ-xá-ly về Câu-thi-na, sau khi thọ buổi cơm cúng dường cuối cùng của người thợ rèn Chunda (Thuần-đà), Thế Tôn đã nhiễm bệnh lỵ huyết rất nặng, song Ngài vẫn nhẫn nại chịu đựng cơn đau đi cùng tôn giả A-nan và một số tăng chúng, thỉnh thoảng Ngài dừng chân nghỉ. Trên đường, Thế Tôn nhận hai chiếc y kim sắc sáng rỡ do Pukkusa dâng cúng. Tôn...

Đức Phật cần gì ở đại gia?
Điểm nhìn

Thời Phật, trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường Phật cả một khu vườn lát vàng ròng để xây tịnh xá Kỳ Viên, nhưng Phật không nhận cúng dường tịnh xá cho Phật mà Phật chỉ nhận cúng dường cho tăng thân. Vì thế tài sản trở nên ít có ý nghĩa, bởi hàng ngày...

Hãy Đón Nhận Đề-bà-đạt-đa
Điểm nhìn

Devadatta, phiên âm Hán Việt quen thuộc ở nước ta là Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) vốn là anh em họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từng gia nhập Tăng đoàn thời Đức Thế Tôn tại thế. Devadatta giữa chúng ta Sau khi trực tiếp yêu cầu Đức Phật giao phó Tăng đoàn cho mình lãnh đạo không thành, ông đã mượn thế lực của vua A-xà-thế để thực hiện âm mưu ám hại Đức Phật bằng cách cử sát thủ...