Tứ Chánh Cần là một thuật ngữ quen thuộc đối với người Phật tử. Pháp này nằm ở phần Đạo Đế trong Tứ Đế. Ngoài ra còn được gọi là Tứ Chánh Đoạn, Tứ Ý Đoạn, Tứ Đoạn,…nhưng vẫn quen gọi là Tứ Chánh Cần.

Trong cuộc sống của mỗi người, chúng ta đều luôn sống cố gắng và phấn đấu không ngừng trên con đường của mình đã chọn. Đối với người Phật tử, cố gắng giảm bớt “Tham – Sân – Si” để cuộc sống vơi bớt đi muộn phiền chuyển hóa nghiệp xấu thành quả tốt. Chỉ có những lời dạy của Đức Phật chính là liều thuốc quý là phương pháp giúp chúng ta thoát khỏi u mê tìm đến con đường giác ngộ.

Tứ Chánh Cần chính là pháp nằm ở phần Đạo Đế trong Tứ Đế (4 niệm xứ, 4 chánh cần, 4 như ý túc, 5 căn, 5 lực, 7 bồ đề phần, 8 chánh đạo). Pháp còn có tên gọi khác là Tứ Ý Đoạn, Tứ Chánh Đoạn, Tứ Đoạn nhưng tên gọi quen thuộc là Tứ Chánh Cần.

Khái niệm Tứ Chánh Cần

Tứ Chánh Cần nằm trong 37 phẩm trợ đạo (Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo), thuộc Đạo Đế – tức là Con Đường Diệt Khổ, mà ai cũng cần phải tu tập nếu muốn giác ngộ, giải thoát, Niết-bàn.

Tứ Chánh Cần là bốn phép siêng năng tinh tấn hợp với chánh đạo. Bốn phép tinh tấn bao gồm:

  • Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh: Tâm mình chưa mộng tưởng điều ác thì phải cố gắng giữ gìn để không phát khởi điều ác.
  • Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh: Trong đời sống chúng ta nhất là khi chưa hiểu biết về Phật pháp và không tu tập nên đã phạm nhiều tội ác. Những tội ác này làm cho tâm chúng ta ngày càng tăm tối, lu mờ. Khi chúng ta nhận thấy những nguy hại của điều ác chúng ta cần phải quyết tâm đoạn trừ không để điều ác phát sinh. Ngăn chặn “Thân – Khẩu – Ý” không tạo nghiệp dữ.
  • Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh: Nhiều khi chúng ta phát khởi những ý định hay đẹp, giúp ích cho mọi người, nâng đỡ người khác nhưng vì tánh giải đãi hay thiếu nghị lực nên không thực hiện được những ý định tốt đẹp ấy. Dù bản thân có thiện chí cũng không đem lại lợi ích cho người xung quanh. Bởi vậy, chúng ta phải luôn luôn hăng hái phát triển những điều lành khởi trong tâm đừng chần chờ rồi ân hận mình chưa gây tạo được duyên lành.
  • Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh: Những điều lành khi phát ra hành động chúng ta đừng vội cho thế là vừa, là đủ, không cần phải cố gắng thêm nữa. Chúng ta cần phải tập làm điều thiệt trở thành thói quen cho đến khi mỗi ý nghĩ, lời nói hay việc làm đều thiện cả mới được.

Tóm lại, Tứ Chánh Cần là bốn phép siêng năng chân chính cần được phát huy trong cuộc sống để diệt trừ tội ác và phát triển điều thiện. Nó bao gồm những điều căn bản thiết yếu về đạo đức, luân lý.

Tứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật

Khi chúng ta hiểu rõ được khái niệm về “Tứ Chánh Cần” thì chúng ta mới biết điều kiện đầu tiên mà Đức Phật răn dạy người tu sĩ vào đạo Phật phải tu tập đầu tiên phải giữ gìn giới hành để làm cho thân thọ tâm pháp thanh tịnh, không phạm giới.

Pháp tu Tứ Chánh Cần nói về bốn nơi để chúng ta siêng năng. Cần ở đây là cần tu tức là siêng tu, hàng ngày chúng ta cần phải tu tập, cho nên gọi là Tứ Chánh Cần. Người tu hành mà không cần tu thì ngàn đời cũng chưa vào Thiền Định được.

Chữ “Cần” của Đức Phật, trong các pháp Đức Phật dạy chỉ có Tứ Chánh Cần mới gọi là cần còn các pháp khác Đức Phật không nói cần. Tứ Thánh Định hay Tứ Niệm Xứ, Tứ Diệu Đế Đức Phật cũng không có nói cần. Trong “Chánh Tinh Tấn” nằm trong Tứ Chánh Cần. Cho nên, gọi tấn căn là sự siêng năng từ ở chỗ pháp Tứ Chánh Cần mới sinh ra căn gốc siêng năng tạo thành tấn lực. Sự siêng năng đó không làm cho thân tâm lười biết mà phát khởi những điều thiện lành từ “Thân – Khẩu – Ý”.

Bởi vậy, Tứ Chánh Cần là bốn chỗ siêng năng hàng ngày cần được phát khởi trong cuộc sống đó chính là pháp tu quý báu giúp chúng ta hiểu rõ căn cơ và tu tập tinh tấn mỗi ngày.

Theo Bchanel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức

Mục lục bài viếtKhái niệm Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật 37 phẩm trợ đạo là những yếu tố giúp hành giả tu tập đạt đến con đường giác ngộ và giải thoát. Đạo Phật, với giáo lý tinh tấn và hướng về sự giác ngộ và giải...

Ý nghĩa của 6 chữ: Nam Mô A Di Đà Phật
Kiến thức

Mục lục bài viếtKhái niệm Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật Niệm A Di Đà là một cách tu, nhanh chóng, dễ dàng, dựa vào tha lực, và đại nguyện của đức Phật A Di Đà, bằng cách nhất tâm niệm danh hiệu của Ngài để trau dồi...

6 loại pháp khí Mật tông
Kiến thức

Mục lục bài viếtKhái niệm Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật Pháp khí hay còn gọi là Phật khí, Phật cụ, pháp cụ là những dụng cụ dùng để thực hành các loại pháp sự, dâng cúng lên chư Phật, trang nghiêm đạo tràng, hay làm dụng cụ...

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức

Mục lục bài viếtKhái niệm Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm...

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức

Mục lục bài viếtKhái niệm Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật Nhờ trí tuệ thấu rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo, thấm nhuần giáo lý Trung đạo, phát khởi tâm Bồ đề… Bằng trí tuệ thấu suốt bản chất của khổ đau và thực hành...

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức

Mục lục bài viếtKhái niệm Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình. Đức Phật là bậc đại từ, đại...

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức

Mục lục bài viếtKhái niệm Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật Lục hòa là 6 phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần từ lời nói đến việc làm. Hòa ở đây với mục đích tích cực tiến tới sự cao...

Ý nghĩa tên các “bộ” trong kinh tạng Nikaya
Kiến thức

Mục lục bài viếtKhái niệm Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật Theo truyền thống Phật giáo ghi nhận trong hệ thống kinh điển Phật giáo sơ kỳ, kinh tạng mang nội dung là những lời dạy của chính đức Phật Thích ca Mâu ni trong suốt cuộc đời...

Kim Cang Hộ Pháp là ai? Công đức và hình tướng của Ngài
Kiến thức

Mục lục bài viếtKhái niệm Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật Đối với Phật tử Việt Nam, hình ảnh Kim Cang Hộ Pháp rất quen thuộc, thường xuất hiện tại các ngôi chùa. Vậy bạn có thực sự biết Ngài Kim Cang Hộ Pháp là ai, tìm hiểu...

Tam độc là gì và phương pháp diệt trừ Tam độc?
Kiến thức

Mục lục bài viếtKhái niệm Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật Tam độc là ba thứ ác độc mang đau khổ đến cho con người, phá hoại mọi hạnh phúc an vui của con người. Theo thứ tự thông thường của nó là Tham, Sân, Si; song đặt...

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Kiến thức

Mục lục bài viếtKhái niệm Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật Kinh cầu an là những bộ kinh được soạn ra nhằm cầu nguyện cho mọi chúng sinh được bình an, hạnh phúc, và tìm thấy sự thanh thản trong cuộc sống, giúp họ vượt qua mọi khó...

Các vị Phật và Bồ tát phổ biến trong Phật giáo
Kiến thức

Mục lục bài viếtKhái niệm Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật Trong nhà Phật, có rất nhiều chư vi Phật và chư vị Bồ Tát. Bạn có biết hết những vị này là ai không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. Trong đạo...

Khái lược các tông phái chính trong Phật giáo
Kiến thức

Mục lục bài viếtKhái niệm Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật Hiện nay Phật giáo có ba tông phái chính bao gồm Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda Buddhism), Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Buddhism) và Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayāna Buddhism) Hiện nay Phật giáo có ba tông...

16 Vương Quốc Lớn Thời Phật
Kiến thức

Mục lục bài viếtKhái niệm Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật Trong thời đức Phật tại thế, bán đảo Ấn-độ gồm có hàng trăm quốc gia, trong đó, 16 quốc gia được coi là lớn nhất (kể cả mọi mặt: đất đai rộng lớn, văn hóa phát triển,...

Phật Giáo Ấn Độ Suy Tàn Như Thế Nào ?
Kiến thức

Mục lục bài viếtKhái niệm Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật Người ta thường lấy điểm mốc Phật giáo Ấn Độ suy tàn là vào khoảng thế kỷ thứ XII khi Hồi giáo xâm lăng Ấn Độ. Nhưng Phật giáo Ấn Độ bắt đầu suy tàn thì phải...

Sự Khác Biệt Của Đạo Phật So Với Các Tôn Giáo Khác
Kiến thức

Mục lục bài viếtKhái niệm Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật Nếu nói rằng mọi tôn giáo (trừ các tà giáo) trên thế giới đều hướng về điều thiện, điều tốt đẹp. Vậy giá trị của Đạo Phật nằm ở đâu? Tại sao cần khai sinh thêm Đạo...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.