Màu tro bếp, màu nâu sồng của vạt áo, màu của đất mẹ, màu phai úa của thời gian trên những tác phẩm “Gốm chùa” gợi nhớ trong tâm thức nhiều người về ký ức xưa, đồng thời phảng phất những chiêm nghiệm về cuộc sống nhân sinh bình dị đời thường.

Thầy Thích Đạo Nguyên với công việc làm gốm tại chùa

Đường nét quê hương

Lần đầu tiên góp mặt tại triển lãm mỹ thuật Phật giáo với chủ đề “Tĩnh” tại TP.HCM, Đại đức Thích Đạo Nguyên, một tu sĩ trẻ để lại ấn tượng đặc biệt cho khách tham quan bởi những tác phẩm gốm nung củi độc bản của mình. Các tác phẩm mà thầy mang đến trưng bày thể hiện sự sáng tạo trong cách tạo hình, tinh tế trong kỹ thuật chế tác. Ẩn trong những tác phẩm mang sắc màu của thiền môn đó là một tâm hồn khoáng đạt, yêu thích tự do nhưng cũng chứa đầy những chiêm nghiệm về cuộc sống nhân sinh.

Người Việt chúng ta, chắc rằng không ai xa lạ với hình ảnh hoa sen, cây tre làng, quang gánh của mẹ trong những buổi chợ sớm… Những lớp cắt hết sức bình dị, gần gũi trong bức tranh của cuộc sống đời thường chốn làng quê ấy trở nên “sống động” dưới bàn tay của vị tu sĩ trẻ, được tùy biến một cách đầy cảm hứng trên những tác phẩm gốm.

Mỗi tác phẩm cho dù cùng một tạo hình, có khi được làm ra trong cùng một thời điểm nhưng lại chẳng có cái nào giống cái nào. Sự độc đáo trong từng tác phẩm khiến chúng trở thành “độc bản” với sắc thái riêng

Mỗi cái ly, cái dĩa, bình trà, bình cắm hoa với tạo hình gần gũi, với mảng sáng tối của màu tro, màu đất dường như đưa người xem trở về một chốn bình yên quen thuộc, vốn bị lãng quên dần bởi những biến thiên của cuộc sống.

Điều đặc biệt là mỗi tác phẩm cho dù cùng một tạo hình, có khi được làm ra trong cùng một thời điểm nhưng lại chẳng có cái nào giống cái nào. Sự độc đáo trong từng tác phẩm khiến chúng trở thành “độc bản” với sắc thái riêng, không trùng lặp. Đó cũng là tinh thần tự do không ràng buộc, tùy duyên theo hoàn cảnh, tự tại trong thế giới riêng của mình mà thầy Đạo Nguyên muốn truyền tải đến với nhiều người trong các tác phẩm “Gốm chùa”.

Bên cạnh chủ đề cuộc sống quê hương đời thường, hình ảnh Phật giáo cũng xuất hiện rất nhiều trên những sản phẩm “Gốm chùa”. Việc sử dụng đất chùa để làm gốm, cũng như các món pháp khí như chuông, mõ, chùy… cho đến hình ảnh hoa sen, hình bóng tu sĩ, Đức Phật trở thành chủ đề chính được chuyển tải một cách sinh động và đầy thi vị.

Niềm đam mê với gốm nung củi

Mặc dù gây ấn tượng với nhiều người về những tác phẩm trưng bày của mình nhưng ít ai biết, thầy Đạo Nguyên chỉ mới bắt đầu học làm gốm cách đây 2 năm. Phải một lần trở về chùa Tăng Hội, trú xứ mà thầy đang tu học và cũng là nơi sản sinh ra những sản phẩm gốm đặc biệt đó thì mới hiểu hết được những vất vả, gian nan cũng như niềm đam mê với đất của vị tu sĩ trẻ với loại hình này.

Với thầy Đạo Nguyên, làm gốm cũng như một phương tiện để tu học. Những giây phút bên lò nung là khoảng thời gian để thầy hòa nhập vào không gian bên trong tâm thức của mình, quan sát, chiêm nghiệm sâu hơn những triết lý mà Phật dạy. Vì vậy, mỗi ngày sau khi hoàn thành các thời khóa công phu sám bái, công việc trong chùa, thầy dành tất cả thời gian còn lại cho việc làm gốm. Đặt hết tâm tư của mình trong những cục đất sét tưởng như là vô tri, thổi hồn vào đó để biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật.

Thầy Đạo Nguyên bên lò nung gốm

Cũng theo chia sẻ của thầy, nhân duyên khởi phát lên niềm yêu thích làm gốm sau khi xem một video sinh tồn của một người nước ngoài trong rừng, với việc sử dụng lò nung bằng đất gò mối để chế tác các đồ vật để sử dụng hàng ngày. Bản thân thầy khi đó chợt nhớ đến các loại gốm truyền thống của dân tộc và nghĩ rằng bản thân có thể làm ra những sản phẩm tương tự.

Nghĩ là làm, thầy bắt đầu mày mò tìm hiểu và làm theo. Là người mới chập chững bước vào nghề, chẳng có ai hướng dẫn nên việc bắt chước gặp phải thất bại ngay từ lần đầu tiên, kết quả tất yếu là lò bị sập khi đang nung. Không bỏ cuộc, thầy tiếp tục tìm hiểu các kỹ thuật làm gốm, mua các trà cụ hay các sản phẩm gốm từ Nhật về để tham khảo, làm quen với các thao tác.

Việc khó nhất trong giai đoạn đầu là làm lò nung gốm. Ban đầu bắt chước theo kiểu lò Anagama (lò nung lỗ) của Nhật, tận dụng các loại gạch bỏ đi nhưng thất bại, nung ra sản phẩm gốm còn non, chưa đạt chuẩn về hình thức cũng như màu sắc. Làm sao để thiết kế một cái lò nung vừa đảm bảo tiêu chuẩn, vừa tiết kiệm chi phí, phù hợp với bản thân là điều mà thầy luôn trăn trở. Sau khi thất bại với hơn 5-6 lò nung, thầy đã tạo ra một lò nung của riêng mình bằng những chất liệu thông dụng, rẻ tiền như gạch, bông, khung sắt…

Điều đặc biệt đây là lò nung đầu tiên ở Việt Nam với kích thước nhỏ nhưng có thể nung trên 1.200 độ, tiết kiệm củi và thời gian rất nhiều (thời gian nung từ 8-12 tiếng) nhưng vẫn đảm bảo đúng các yêu cầu khắt khe khi nung đồ gốm, thậm chí là cả đồ sứ. Nhiều người trong nghề tỏ ra không tin vì để đạt những yêu cầu trên thì phải là những loại lò lớn, tiêu thụ vật liệu nhiều. Tuy vậy, những sản phẩm gốm liên tục ra lò đã chứng minh tất cả.

Các tác phẩm trưng bày tại triển lãm “Tĩnh”

Mỗi sản phẩm làm ra, nhìn kết cấu đất sét còn rõ rệt cùng màu sắc giản dị nhưng nó là độc nhất, không cái nào giống cái nào bởi những biến đổi tự nhiên trong lò nung mà người thợ không thể lường trước được. Điều này đòi hỏi người làm gốm phải luôn tập trung và tỉ mỉ trong các thao tác của mình để điều chỉnh các yếu tố củi, lửa, tro, nhiệt độ. Đổi lại, những sản phẩm làm ra lại có nét riêng biệt, một “độc bản” mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ nhân.

Những kiến thức, kinh nghiệm đó sau khi có được thầy đều chia sẻ rộng rãi cho người khác mà chẳng giữ lại cho riêng mình. Với mong muốn làm sao có một ngôi chùa làm gốm để gìn giữ truyền thống làm gốm nung củi. Cũng như có một không gian triển lãm trưng bày các sản phẩm bằng gốm tại chùa để nhiều người có cơ hội tiếp cận với loại hình này. Không gian đó giúp mọi người có thể vừa làm vừa chơi, và có những phút giây thư giãn, chiêm nghiệm thêm những triết lý của nhà Phật để có cuộc sống tinh thần an vui hơn.

Quảng Đạo/ Nguồn: Báo Giác Ngộ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Không ai và không điều gì thực sự có quyền khiến ta khổ
Đời sống

Ta không khổ vì mất mát, mà vì ta chấp vào ý nghĩ rằng: Cái này là của tôi, tôi không được mất nó. Tham ái và chấp thủ chính là sợi dây vô hình buộc chặt ta vào vòng luân hồi của đau khổ. Đau khổ thường được ta gán cho những lý do...

Lỗi lầm và chướng ngại lớn nhất của đời người là truyền bá thị phi
Đời sống

Vào thời xưa, người tu hành tại sao chọn ở chỗ núi sâu, nơi không có dấu chân người đến? Người tu hành vì sao không thể thành tựu? Chung sống cùng nhau bạn thử nghe, điều mà họ nói đều là thị phi, hay dở. Phía trước tôi nhìn thấy một mục công án,...

Hãy cười cho đời bớt khổ
Đời sống

Cười là một món quà nhiệm màu mà cuộc sống ban tặng cho mỗi chúng ta. Là người Phật tử, tôi luôn tin rằng, một nụ cười chân thành có thể hóa giải những nỗi khổ đau, làm nhẹ đi gánh nặng của kiếp người, và mang lại sự an lạc ngay trong chính tâm...

Khi ta mong cầu, ta đã đặt một cái “ngã” lên trên mọi sự
Đời sống

Trong dòng chảy vô tận của cuộc đời, chúng ta thường bị cuốn vào những khát khao và mong cầu. Đôi khi, ta cố gắng nắm bắt điều gì đó một thành công, một tình yêu, hay thậm chí là một cảm giác an lạc tạm thời với hy vọng rằng điều đó sẽ mang...

Cái gì rồi cũng đến, đến rồi qua, qua rồi mất
Đời sống

Biết mộng rồi thức luôn hay biết mộng rồi nằm dài ngủ nữa? Đó là câu hỏi tôi đặt ra cho quí vị. Nếu chúng ta thật tình là người biết không muốn mộng nữa, thì phải gan dạ trỗi dậy, thắp đèn lên, mộng sẽ không còn cơ hội tiếp diễn nữa. Như thế...

Ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống hôn nhân
Đời sống

Thông qua lời Phật dạy, với những giá trị về từ bi, trí tuệ và chân thật, mang đến những bài học quý giá giúp các cặp vợ chồng nhìn nhận, đối diện và vượt qua khó khăn trong hôn nhân một cách dễ dàng hơn. Hôn nhân không chỉ là sự gắn kết giữa...

Năm tháng dần trôi
Đời sống

Đời người sống vài mươi năm, thật quá ngắn ngủi so với vòng luân hồi vô tận. Mỗi một hành nghiệp của chúng ta, dù tốt hay xấu, đều ẩn tàng lý nhân quả ở đó. Cuộc đời là một hành trình luôn đưa ta về phía trước, không giậm chân tại chỗ, không lùi...

Sống cẩn thận không bao giờ là thừa
Đời sống

Sống cẩn thận là một triết lý sống quan trọng, giúp chúng ta tránh được nhiều rủi ro và sai lầm không đáng có. Dưới đây là một số gợi ý để sống cẩn thận hơn: 1. Cẩn thận khi đánh giá người khác. Bạn gặp một người được mấy lần? Bạn cảm giác về họ...

Hãy xem mình là khách viễn du
Đời sống

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau. Khoảng chừng 50 năm nữa thì tôi, Tenzin Gyatso, một tu...

Chuyển hoá nhận thức, sống đời an lạc
Đời sống

Cải thiện nhận thức không chỉ là chìa khóa cho sự chuyển hóa bản thân mà còn là nền tảng để ta tìm được con đường dẫn đến hạnh phúc thật sự – một trạng thái mà đức Phật gọi là tâm bất động trước mọi khổ đau. Trong cuộc sống đầy rẫy biến động...

Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”
Đời sống

Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã “Xem thường bảo vật trong tay” như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ… Để rồi “Dày đạp lên trên hạnh phúc” mà đi, thật xót xa...

Vipassana và kinh doanh
Đời sống

Vipassana (Thiền Minh sát) là một môn khoa học vĩ đại, môn khoa học tâm thức để hiểu biết về hiện tượng vật chất. Đây là một quá trình thanh tịnh tâm thức, không bị bó buộc bởi môn phái, giai cấp hay tín ngưỡng. Vipassana (Thiền Minh sát) là một môn khoa học vĩ đại,...

Huy hoàng nhất của đời người là gì, bạn có biết không?
Đời sống

Chỉ cần có những khoảng lặng, tâm yên tĩnh, dạ bình an, bạn sẽ chinh phục được những bão giông đang gào thét trong lòng. Bạn sẽ nhận ra rằng, những nỗi khổ tâm kia, những vết trầy xước kia, cũng chỉ là một trong những khoảnh khắc bất như ý bên đời… Nhân sinh...

Chuyển hóa cảm xúc tiêu cực
Đời sống

Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóa nhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm. Nhận thức đúng sẽ giúp chúng ta đạt được sự giải thoát sâu sắc này. Mở đầu: Xã hội phát triển nhanh, nhu cầu về đời sống của con người...

Bí quyết nấu món chay ngon, đủ dinh dưỡng
Đời sống

Ăn chay không chỉ là cách để sống khỏe mạnh mà còn góp phần bảo vệ môi trường và thể hiện lòng từ bi. Tuy nhiên, để duy trì sức khỏe tối ưu khi ăn chay, việc nấu các món chay đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng. Dưới đây là những bí quyết...

Uống nước ép rau này giúp tránh ung thư, hạ huyết áp
Đời sống

Nước ép làm từ các loại thực vật tự nhiên cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa. Mọi người thường dùng nước ép trái cây. Nhưng trên thực tế, nước ép từ các loại rau cũng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Một ly nước...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.