Trong thập niên 1920 và 1930, ở Việt Nam có nhiều phong trào hồi sinh và canh tân các hoạt động Phật Giáo. Song song với sự chỉnh đốn các tổ chức Phật Giáo Phát Triển còn có nhiều chú tâm đến các hoạt động của truyền thống Nguyên Thủy, về hành thiền và các kinh sách dựa theo kinh tạng Pali, nhưng viết bằng tiếng Pháp. Trong số những người tiên phong truyền bá đạo Phật Nguyên Thủy vào Việt Nam có một vị bác sĩ thú y trẻ tên là Lê Văn Giảng. Ông sinh ra ở miền Nam, nhưng đi học ở Hà Nội, và sau khi tốt nghiệp, ông được cử sang làm việc tại Phnom Penh (Nam Vang) cho chính quyền Pháp.

Trong thời gian đó, ông bắt đầu để tâm đến đạo Phật. Ông theo học các pháp môn Tịnh độ và Mật tông, nhưng không thỏa mãn. Tình cờ ông gặp vị Phó Tăng Thống Cam Bốt, và được vị sư nầy giới thiệu một quyển sách tiếng Pháp, viết về Bát Chánh Đạo. Ông rất xúc động khi đọc những lời giảng rõ ràng trong quyển sách đó và quyết tâm hành trì theo truyền thống nầy. Ông học pháp hành thiền quán hơi thở (anapanasati) từ một vị tăng Cam Bốt tại chùa Unalom và đạt được mức thiền định rất cao. Ông tiếp tục hành trì theo pháp môn nầy và vài năm sau quyết định xuất gia, với pháp danh là Hộ Tông (Vansarakkhita).

Vào năm 1940, khi được một người bạn thân, ông Nguyễn Văn Hiểu, và một số Phật Tử Việt thỉnh mời, Tỳ kheo Hộ Tông trở về Việt Nam và giúp thiết lập chùa Bửu Quang ở Gò Dưa, Thủ Đức. Đây là ngôi chùa đầu tiên của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam. Sau đó, Hòa Thượng Chuon Nath, vị Tăng Thống Phật Giáo Cam Bốt cùng với 30 vị tỳ kheo Cam Bốt đã đến ngôi chùa nầy để làm lễ kết giới Sima. Năm 1947 chùa bị quân Pháp tàn phá, và được trùng tu vào năm 1951.

Tại chùa Bửu Quang, ngài Hộ Tông cùng với các vị tỳ kheo Việt khác, trước đó đã thọ giới và tu học tại Cam Bốt, như quý ngài Thiện Luật, Bửu Chơn, Kim Quang, Giới Nghiêm, Tịnh Sự, Tối Thắng, Giác Quang, Ẩn Lâm, bắt đầu truyền giảng Phật Pháp bằng tiếng Việt. Ngài cũng phiên dịch nhiều kinh điển từ kinh tạng Pali, và từ đó, Phật Giáo Nguyên Thủy trở thành một trong những hoạt động của Phật Giáo Việt Nam.

Vào năm 1949 – 1950, ngài Hộ Tông cùng với ông Nguyễn Văn Hiểu và một số cư sĩ thiện tâm đứng ra xây dựng chùa Kỳ Viên tại Bàn Cờ, Quận Ba, Sài Gòn. Từ đó, Kỳ Viên Tự trở thành một trung tâm chính của các hoạt động Phật Giáo Nguyên Thủy, và càng ngày càng thu hút nhiều Phật tử.

Năm 1957, Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam chính thức được thành lập, và Tăng đoàn Nguyên Thủy đề cử ngài Hộ Tông làm vị Tăng Thống đầu tiên của Giáo Hội.

Trong thời kỳ đó, các hoạt động Phật sự được tăng cường với sự hiện diện của Hòa Thượng Narada đến từ Tích Lan. Ngài Narada đã từng đến Việt Nam vào thập niên 1930 và có mang nhiều nhánh cây bồ đề để trồng tại nhiều nơi trong toàn xứ. Trong những lần viếng thăm vào thập niên 1950 và 1960, ngài đã thu hút được nhiều Phật tử đến với truyền thống Nguyên Thủy, trong số đó có một nhà dịch giả nổi tiếng là ông Phạm Kim Khánh. Ông Khánh đã xin quy y Tam Bảo với ngài, với pháp danh là Sunanda. Ông đã từng dịch nhiều sách của ngài Narada, trong đó có quyển Đức Phật và Phật Pháp, Phật Giáo Tóm Lược, Kinh Tứ Niệm Xứ, Kinh Pháp Cú, Cẩm Nang Vi Diệu Pháp, Tứ Vô Lượng Tâm, Những Bước Thăng Trầm, v.v. .

Từ Sài Gòn, đạo Phật Nguyên Thủy được truyền bá đến các tỉnh thành khắp miền nam và miền trung nước Việt và nhiều chùa được thiết lập. Theo thống kê năm 1997, có tất cả 64 chùa Nguyên Thủy, trong đó có 19 chùa tại Sài Gòn. Ngoài chùa Bửu Quang và Kỳ Viên, còn có nhiều chùa nổi tiếng khác như chùa Bửu Long, Giác Quang, Phổ Minh, Tam Bảo (Đà Nẵng), Thiền Lâm và Huyền Không (Huế), và Thích Ca Phật Đài ở Vũng Tàu.

Trong thập niên 1960 và 1970, nhiều vị tỳ kheo được gửi đi tu học nước ngoài, đông nhất là tại Thái Lan, và một vài vị khác tại Tích Lan và Ấn Độ. Chương trình tu học nầy được thiết lập trở lại trong những năm gần đây, và hiện có khoảng 20 vị đang tu học tại Miến Điện.

Trong lịch sử, có một sự liên hệ khắng khít giữa tăng đoàn Việt Nam và Cam Bốt. Cũng cần ghi nhận ở đây là vào năm 1979, sau khi nhóm Khơ-me Đỏ bị đánh đuổi ra khỏi Phnom Penh, Hòa Thượng Bửu Chơn và Giới Nghiêm cùng với một đoàn tỳ kheo Việt Nam đã đến thành phố này để tái truyền giới cho 7 vị tỳ kheo Cam Bốt và phục hồi Tăng đoàn Cam Bốt, vốn đã bị nhóm Khơ-me Đỏ tiêu diệt khi họ nắm quyền.

Kinh điển Phật Pháp bằng Việt ngữ được dịch ra từ 2 nguồn: Tam tạng Pali và Hán tạng A-hàm, cùng với nhiều kinh điển Phật Giáo Phát Triển khác. Từ thập niên 1980, một chương trình phiên dịch và ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam đã được thành lập và xúc tiến, với sự đóng góp của nhiều vị cao tăng học giả của Bắc tông lẫn Nam tông.

Đến nay, 27 quyển kinh dịch từ 4 bộ Nikaya, do Hòa Thượng Minh Châu dịch, và 4 bộ A-hàm, do Hòa Thượng Trí Tịnh, Thiện Siêu, và Thanh Từ dịch, đã được phát hành. Công tác dịch thuật bộ Nikaya thứ 5 hiện đang được tiến hành. Thêm vào đó, toàn bộ 7 tập Vi Diệu Pháp (A tỳ đàm, Abhidhamma) do Hòa Thượng Tịnh Sự dịch cũng đã được phát hành, cùng với các bộ Kinh Pháp Cú, Mi-lan-đa vấn đạo, Thanh Tịnh Đạo, Thắng Pháp Tập Yếu Luận, và nhiều tác phẩm khác.

Nguồn: vominhdenminh.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Nhìn lại nguyên nhân suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ
Lịch sử, Nghiên cứu

Phật giáo trải qua trên một ngàn năm ở Ấn Độ, tuy nhiên vẫn còn chưa biết đến điều gì đưa đến sự biến mất của Phật giáo khỏi vùng đất đã khai sinh ra đạo Phật. Nhiều học giả đã nỗ lực nghiên cứu bí ẩn này. Tuy nhiên, vì không đủ chứng cứ...

Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Dẫn nhập: Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng của Người là kho tàng tri thức vô giá, có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và thực tiễn trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tôn giáo. Hồ Chí Minh đã dành nhiều sự quan...

Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam với những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sau khi đệ nhất Tổ sư Thiền phái Tào Động – ngài Thủy Nguyệt truyền vào xứ Đàng Ngoài, đệ nhị Tổ Tông Diễn đã khai hóa triều đình, giải trừ ách nạn của Phật giáo thời nhà Lê ở xứ Đàng Ngoài. Đến nay, thiền phái Tào Động dần thâm nhập vào mọi tầng...

Hình tượng Quán Thế Âm trong các truyền thống Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thế giới ngày càng phát triển, những giá trị vật chất có thể làm con người quên đi bản chất thật sự của hạnh phúc. Nhưng nếu biết quay về với tâm từ bi, học theo hạnh nguyện của Quán Thế Âm, chúng ta sẽ tìm được sự bình yên trong cuộc sống. Mở đầu: Quán...

Tâm linh qua góc nhìn Khoa học và Tôn giáo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm. Với không ít người, khi nói đến “tâm linh”, người ta cho rằng đó là một cụm từ mang tính đe dọa và đáng sợ. Thế...

Chúa Nguyễn và sự hình thành hệ thống chùa làng ở Đàng Trong (1558-1777)
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Chùa làng ngoài việc đáp ứng nhu cầu thực hành Phật giáo của người dân, còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp người dân tái cố kết cộng đồng, ổn định cuộc sống trong quá trình khai hoang, lập làng lập ấp. Tóm tắt Trong quá trình Nam tiến, Phật giáo theo chân...

Vai trò của Phật giáo trong việc xây dựng quốc gia Đại Việt thời Lý – Trần
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mở đầu Từ buổi đầu du nhập Phật giáo đã sớm hòa mình vào trong tín ngưỡng văn hóa bản địa và bén rễ sâu vào trong đời sống xã hội, gắn bó với dân tộc. Phật giáo với tư cách là một tôn giáo, đã không ngừng đóng góp trong sự nghiệp dựng nước và giữ...

Nghiên cứu về ngày, tháng Thành đạo của Ðức Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha; với Phật giáo Bắc truyền, ngày Thành đạo diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch. Trong ngày hôm nay, thời gian tổ chức sự kiện Đức Phật...

Những nhân vật tiêu biểu trong quá trình hình thành Tổng hội Phật giáo Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Quá trình hình thành Tổng Hội Phật giáo Việt Nam năm 1951 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, khi Phật giáo chính thức có một tổ chức đại diện thống nhất trên toàn quốc. Bối cảnh lịch sử – xã hội và thực trạng Phật giáo Việt Nam đầu...

Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Ngôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân trong mỗi chúng ta. Khắp nơi nơi trên cả nước, đâu đâu cũng có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có, tất cả đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam. Về tên...

Khảo cứu lịch sử chất liệu ghi chép lưu trữ kinh Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Thời điểm xưa nhất tài liệu ghi chép, Vua A Dục (Asoka, 268-233 trước Dương lịch) vào lần tập kết kinh điển lần thứ 3 đã cho cán mỏng đồng đỏ thành lá để ghi chép và lưu trữ kinh Phật. Tổng lược các lần tập kết kinh điển theo góc nhìn các nhà nghiên...

Văn bia Phật giáo Quảng Nam – Đà Nẵng thời Nguyễn (1802-1945): Một số vấn đề về hình thức
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Theo đà tiến bước của lưu dân Đại Việt về phương Nam, Phật giáo cũng từng bước xuất hiện và cắm rễ sâu trên vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng, trở thành một yếu tố văn hóa không thể tách rời trong bức tranh đa sắc của tiểu vùng văn hóa xứ Quảng. Trong...

Các Giống Dân Cổ Ấn Trước Thời Đức Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Theo các tài liệu cho biết rằng ngày xưa, ở Ấn Độ chỉ có một giống dân tên Negro da đen, tóc quăn, nhỏ con và mặt choắt. Họ không biết canh tác trồng tỉa gì cả. Hiện nay, giống dân này còn sót lại ở một số vùng cao tại Ấn Độ và châu...

Lịch Sử Của Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma)
Lịch sử, Nghiên cứu

Trong tuần lễ thứ tư sau khi Đức Phật giác ngộ, Ngài đã suy xét một cách chi tiết về Vô Tỷ Pháp là cốt lõi liên quan đến pháp siêu lý (Tâm, Sở hữu tâm, Sắc pháp, Níp-bàn) cũng là cốt lõi của giáo pháp trong Phật giáo suốt 7 ngày. Trong lúc suy...

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Các chúa Nguyễn thực hiện chính sách di dân, mở cõi về phía Nam của đất nước, theo các đoàn di dân có các thiền sư người Việt Nam và Trung Hoa. Mở cõi đến đâu, các thiền sư đều lập am, chùa đến đó để làm chỗ dựa tinh thần cho người dân trên...

49 năm đức Phật thuyết pháp hay im lặng?
Lịch sử

Tóm tắt: Quan điểm của các nhà tư tưởng Đại thừa giáo cho rằng trong suốt 49 năm đức Phật chưa từng nói một lời, nhằm phản ánh tinh thần phá chấp vào ngôn ngữ, chấp ngã, chấp pháp, nêu bật tính siêu việt của triết lý tính không, nhận ra tự tính chân thật...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.