Nghi lễ Phật Giáo, một kho tàng văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá, phong phú, đóng vai trò rất quan trọng và quyết định như là một phương tiện độ sanh vi diệu trong việc hoằng truyền giáo lý Phật Đà vào cuộc đời này. Trong đó, các loại văn thư như Sớ (疏), Điệp (牒), Trạng (狀), v.v…, là một phần của nghi lễ đó.
Tác phẩm trên tay của quý vị ra đời với hai mục đích chính. Thứ nhất là để nhằm khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nghỉ lễ Phật Giáo nói riêng và văn hóa Phật Giáo Việt Nam nói chung thông qua các bản văn nói trên. Thứ hai là để thực hiện trọn vẹn nguyện ước từ lâu của soạn giả.
Trước đây, chúng tôi có phổ biến với tính cách nội bộ hai văn bản: Sở Điệp Công Văn (疏牒攻文) và Thiền Môn Chánh Độ Viên Tịch Khoa Nghi (禪門正 度圓寂科儀). Cả hai chỉ là những bản thâu lục các lòng văn Sớ, Điệp trong quá trình tiến hành viết luận án tiến sĩ; vì vậy trong phần Lời Dẫn của bản Sở Điệp Công Văn, soạn giả có ghi rõ rằng:
“Khi nghiên cứu sâu vào nội dung của các văn bản này, tôi thấy rằng người soạn ra chúng quả thật rất uyên thâm giáo lý Phật Giáo qua những lời lẽ, ngôn từ được dùng trong đó. Tôi nghĩ rằng đây cũng là một kho tàng quý giá của văn hóa Phật Giáo chúng ta cần phải lưu giữ. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu về nguồn gốc văn bản, phiên dịch và chú thích nội dung của chúng, cũng là việc làm rất cần thiết để có thể lưu hành rộng rãi hơn cho bất cứ ai có quan tâm đến văn hóa Phật Giáo Việt Nam. Trong thời gian có hạn vì bận rộn những nghiên cứu khác, tôi chỉ đánh những văn bản Sở, Điệp này vào máy vi tính và phiên âm nội dung của chúng ra tiếng Việt mà thôi, với chủ tâm muốn để lưu lại những nội dung này trong máy vi tính cho khỏi thất lạc về sau. Còn việc nghiên cứu, dịch thuật cũng như chủ thích kỹ lưỡng như đã nói ở trên, tôi sẽ làm trong tương lai.”
Hai bản trên ra đời vào năm 2001 và mãi cho đến nay, 2009, trãi qua bao tuế nguyệt, vô thường và đổi thay của thời gian cũng như cuộc sống, hôm nay chúng tôi mới có thể hoàn thành được điều ước nguyện “sẽ làm trong tương lai”như đã trình bày ở trên.
Tùy theo từng địa phương, hình thức nghỉ lễ cũng như nội dung lòng văn Sớ ở ba miền Bắc, Trung, Nam rất phong phú và có phần khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ giới hạn các văn Sớ trong tác phẩm này được dùng ở miền Trung và chủ yếu tại Huế. Trong tương lai chúng tôi sẽ giới thiệu về văn Sớ của từng miền khác.
Vì vậy, về nội dung, với tựa đề là Thiền Môn Công Văn Sớ Điệp được chia làm hai tập, tập I gồm các lòng văn số dùng cho các lễ cầu an cầu siêu và các lễ khác v.v… tập II thâu lục những lòng văn sớ, điệp, trạng, hịch v.v…
Trong ấn bản này chúng tôi có sưu tập được những ấn triện dùng để đóng vào các lòng văn sớ, điệp và một số mộc bản cổ xưa dùng trong công tác in ấn văn sớ, một số thủ bản sớ điệp và một số lòng vẫn sở hiện đang lưu hành trong các chùa miền trung và một số các nơi khác.
Bên cạnh phần Nguyên Văn và Phiên Âm như trong bản Sở Điệp Công Văn hiện đang lưu hành, chúng tôi tiến hành dịch nghĩa và chú thích tất cả các thuật ngữ, từ ngữ, điển cố được đề cập trong các văn Sớ, ngỏ hầu làm sáng tỏ và nêu cao giá trị nội dung cũng như tầm quan trọng của các văn Sớ ấy.
Để tránh nhầm lẫn nội dung của các lòng vẫn Sớ với nhau, chúng tôi căn cứ vào những chữ đầu tiên của mỗi văn bản, hoặc 2 hay nhiều từ, và đặt tên cho từng bản. Tỷ dụ như trong phần Sớ Cầu An có bản “Phật nãi tam giới y vương, năng trừ chúng sanh bệnh khổ (佛乃三界醫王、能除眾生病苦)”, thì tựa đề của bản này sẽ là “Phật Nãi Tam Giới Y Vương”; hay như bản “Nhất niệm tâm thành, bách bảo quang trung vô bất ứng(一念心誠、百寶光中無不應)”, có tựa đề là “Nhất Niệm Tâm Thành”. Hoặc như trong văn Sớ Cầu Siêu có bản “Ta Bà giáo chủ, hoằng khai giải thoát chi môn (娑婆教主、弘開解脫之門)”, thì tựa đề sẽ là “Ta Bà Giáo Chủ”, v.v…
Càng tiến hành nghiên cứu sâu vào nội dung các văn Sớ, chúng tôi có vài nhận định như sau:
- Chư vị cao tăng thạc đức, tác giả của các lòng văn Sở này là những vị có tri thức về Phật học cũng như thế học vô cùng uyên thâm; từ đó, quý ngài đem sở học ấy cũng như đức tu của mình chuyển tải vào các lòng văn Sở để làm rung động lòng người, chuyển hóa tâm thức, khuyên tu tâm dưỡng tánh và đưa Phật Giáo đến gần với cuộc đời hơn. Như trong văn Phục Nguyện của lòng Sở Cầu An Từ Tâm Vô Lượng có đoạn: “Hồi quang nhất niệm, công đức vô biên, kỳ lụy sanh nghiệp chướng đì băng tiêu, nhất thiết thiện căn nhi thành tựu, niệm niệm Bồ Đề quả kết, sanh sanh Bát Nhã hoa khai, thường cư Tử Tự chỉ trung, tất hoạch vạn toàn chỉ phước, pháp giới oán thân, đồng triêm lợi lạc (回光一 念、功德無邊、祈累生業障以冰消、一切善根而成就、念念菩提果結、 生生般若花開、常居四序之中、必獲萬全之福、法界怨親、仝霑利樂, hồi quang một niệm, công đức vô biên, cầu nhiều đời nghiệp chướng tiêu tan, hết thảy thiện căn được thành tựu, từng niệm Bồ Đề trổ quả, đời đời Bát Nhã đơm hoa, bốn mùa vui sống an nhiên, tất đạt vạn toàn phước đức, pháp giới oán thân, thấm nhuần lợi lạc).”
- Văn chương quý ngài dùng trong các lòng văn Sớ bao trùm cả một biển Phật học, giáo lý giải thoát vô tận với rất nhiều thuật ngữ, Pháp số, điển cố, v.v… Như đoạn văn “Thắng Hội hoằng khai, Thế Tôn xuất hiện, Hàn Lâm ký thiết, trệ phách lai y; tháo dục thân căn, thừa ân thọ giới; hưởng Tô Đà chỉ diệu thực, các bảo cơ hư; thính Hoa Tạng chỉ huyền văn, táo đăng giác địa (勝會弘開、世尊 出現、寒林既設、滞魄來依、澡浴身根、承恩受戒、享酥配之妙食、各 飽飢虛、聽華藏之玄文、早登覺地,Thắng Hội rộng bày, Thế Tôn xuất hiện; Hàn Lâm đã mở, cô hồn đến nương, rửa sạch thân căn, nhờ ơn thọ giới, hưởng món mầu nhiệm Tô Đà, thảy đều no đủ, nghe văn huyền diệu Hoa Tạng, sớm lên cõi giác)”, với các thuật ngữ như “Hàn Lâm (寒林)”, “Tô Đà (酥配)”, “Hoa Tạng (華藏)”, v.v… Hay câu “Diện Nhiên Đại Sĩ, uy quang khắc đáo ư kim tiêu; Địa Tạng từ tôn, thần lực đại chương ư thử dạ, Diêm Ma Thập Điện, chiếu khai Thập Bát Địa Ngục chỉ môn, Tả Hữu Phán Quan, thiêu tận ức kiếp luân hồi chỉ tịch; tỷ Lục Đạo Tử Sanh chỉ vì mạng, khô mộc phùng xuân; sử Cửu Huyền Thất Tổ chỉ sảng lĩnh, đồng đăng giác ngạn (面燃大士、威光刻到於今霄。地藏慈 尊、神力大彰於此夜。閻魔十殿、照開十八地獄之門。左右判官、燒盡 億劫輪迴之籍。俾六道四生之微命、枯木逢春。使九玄七祖之爽靈、同 登覺岸,Diện Nhiên Đại Sĩ, ánh sáng oai lực đến đêm nay; Địa Tạng từ bi, thần lực hiến bày vào tối này. Diêm Ma Mười Điện, mở Mười Tám Địa Ngục cửa tung, Phán Quan phải trái, đốt sạch hồ sơ luân hồi muôn kiếp, cho mạng nhỏ của Bốn Loài Sáu Đường, cây khô gặp xuân; khiến hương linh của Cửu Huyền Thất Tổ, cùng lên bờ giác)” với một số thuật ngữ khác như “Diện Nhiên Đại Sĩ (面燃大士)”,“Diêm Ma Thập Điện (閻魔十殿)”, “Lục Đạo Tử Sanh (六道四 生)”, “Cửu Huyền Thất Tổ (九玄七祖)”, v.v… Từ đó, chúng ta có thể thấy được chất giải thoát, tự tại toát ra từ các lòng văn Sớ như vậy.
- Về thể học, quý ngài cũng rất tỉnh tường, quán thông cả cổ kim; cho nên trong các lòng văn Sớ thường xuất hiện khá nhiều thuật ngữ, điển cố, văn từ của các thư tịch xưa của Trung Quốc như Thi Kinh (詩經), Lễ Ký (禮記), Sử Ký (史 記), Nhan Thị Gia Huấn (顏氏家訓), Âu Học Quỳnh Lâm (幼學瓊林), v.v… Tỷ dụ trong lòng văn Sở Cúng Bạt Độ Tổ Tiên Tổ Đức Lưu Phương có một số thuật ngữ như “qua điệt miên miên (瓜瓞綿綿)”, “chung tư chập chập (螽斯蟄蟄)”, “lân chỉ trình tường (麟趾呈祥)”, v.v…, phần lớn được tìm thấy trong Thí Kinh và các thư tịch khác. Hay như trong lòng văn Sớ Cúng Cha Lục Nga Phế Độc có điển tích “Lục Nga phế độc (蓼莪廢讀, bỏ đọc chương Lục Nga)”, được tìm thấy trong Bát Đức Cố Sự (八德故事), Hiếu Thiên (孝篇), kể câu chuyện chí hiếu của Vương Bầu (王夏) nhà Ngụy thời Tam Quốc. Sự tích này cũng được thâu lục trong Nhị Thập Tứ Hiếu (二十四孝), câu chuyện Văn Lôi Khấp Mộ ( 雷泣墓,nghe sắm khóc mộ). Cũng như trong lòng văn Sở Cúng Mẹ Tuyết Sầu Bắc Lãnh có điển tích “thái y chỉ lạc (彩衣之樂).” Thuật ngữ này vốn phát xuất từ điển cố Lão Lai Tử (老莱子) nhà Chu, câu chuyện thứ 17 trong Nhị Thập Tứ Hiếu (二十四孝). Ông là người rất chí hiếu, hết mình phụng dưỡng song thân, dầu đến tuổi 70 mà ông vẫn chưa bao giờ cho là già, thường mặc áo 5 sắc màu ngộ nghĩnh, loang lổ, giả làm trẻ nít đùa giỡn trước mặt song thân để làm cho hai người vui, hay lấy nước rưới lên nhà rồi già sẩy chân té, khóc như đứa con nít, v.v… 4. Về thể văn, các lòng Sớ, Biểu, v.v…, đều tùy cơ duyên mà trước thuật, phải hợp vào cảnh huống lúc khấn nguyện, tức là Khế Cơ và Khế Lý, nên ngày xưa chư liệt Tổ, các vị cổ đức, các bậc thiện tri thức Cư Sĩ, Phật tử uyên bác đã trước thuật nội dung các lá Sớ, Biểu, v.v…, để dâng cúng chư Phật, chư Bồ Tát theo quan niệm chư Phật là đấng Thế Tôn; vì vậy, cách hành văn cho đến thể văn đều có qui cách nhất định, thường theo lối Biền Ngẫu đối nhau rất sát và chuẩn (đối câu, đối chữ, đối nghĩa, đổi ý, v.v…). Trong Tô Thức Văn Tập (蘇軾文集) quyển 62 của đại thi hào Tô Đông Pha (蘇東坡,1036-1101) có khá nhiều bài văn Sở do ông sáng tác, hình thức đối Biền Ngẫu cũng được sử dụng rất tài tình. Như trong bài Trùng Thinh Giới Trưởng Lão Trú Thạch Tháp Sở(重請戒長老住石塔疏) có câu: “Đại Sĩ vị tầng thuyết pháp, thùy tác kim mao chỉ thanh, chúng sanh các tự khai đường, hà quan Thạch Tháp chỉ sự 大士未曾說法、誰 作金毛之聲、眾生各自開堂、何關石塔之事, Đại Sĩ chưa từng thuyết pháp, ai làm Sư Tử tiếng vang, chúng sanh mỗi tự khai đường, lo gì Thạch Tháp sự việc). Trong tác phẩm này, như đoạn “Phạm tưởng nguy nguy, sa giới ngưỡng vô biên chỉ thẳng phước; trai diên tế tế, pháp môn khai bất dị chỉ huyền văn, hương chủ kim lô, thành thông bảo tòa (梵相巍巍、沙界仰無邊之勝福、齋 篷濟濟、法門開不異之玄文、香炷金爐、誠通寶座)” của lòng văn Sở Vu Lan. “Nguy nguy” đối với “tế tể”; “vồ” đối với “bất”; “kim lồ” đối với “bảo tòa”; và nhìn tổng thể thì “Phạm tướng nguy nguy, sa giới ngưỡng vô biên chỉ thắng phước” đối rất sát với “trai diên tế tế, pháp môn khai bất dị chỉ huyền văn”. Hay như đoạn “Ta Bà giáo chủ, hoằng khai giải thoát chi môn, Cực Lạc đạo sư, tiếp dẫn vãng sanh chỉ ló (娑婆教主、弘開解脫之門、極樂導師、接引往生之 路)” của Sở Cầu Siêu Thông Dụng, trong đó, câu “Ta Bà giáo chủ, hoằng khai giải thoát chỉ môn” đối với “Cực Lạc đạo sư, tiếp dẫn vãng sanh chỉ lộ”, v.v… Hoặc như đoạn văn Phục Nguyện “Hoàng Thiên giảng phước, phước lưu vĩnh vĩnh vô cùng, Hậu Thổ thì ân, ân giáng miên miên bất tận; gia môn thanh cát, trưởng ấu hàm an; tụ Đông Tây Nam Bắc chỉ tài, nạp Xuân Hạ Thu Đông chỉ lợi (皇天降福、福留永永無窮、后土施恩、恩隆綿綿不盡、家門清吉、長 幼咸安、聚東西南北之财、納春夏秋冬之利)” trong Sớ Cúng Vớt Đất. Câu “Hoàng Thiên giáng phước, phước lưu vĩnh vĩnh vô cùng” đối rất chuẩn với “Hậu Thổ thì ân, ân giáng miên miên bất tận”; cũng như “tụ Đông Tây Nam Bắc chi tài” đối rất khớp với “nạp Xuân Hạ Thu Đông chỉ lợi”, v.v…
Những lòng văn Sớ được thâu lục trong tác phẩm này vốn dựa chủ yếu trên mấy nguồn tư liệu chính:
- Một số văn Sớ thỉnh được tại Chùa Tường Quang (祥光寺), Đường Chi Lăng, Thành Phố Huế.
- Bản chép tay bằng Hán ngữ Phật Môn Giản Lược Công Văn Thiện Bản (佛門簡略攻文善本, ghi Phật Lịch 2510, ngày mồng 8 tháng 2 năm Bính Ngọ [1966]) của cố Hòa Thượng Thích Tâm Giải (釋心解), nguyên trú trì Chùa Từ Quang (慈光寺), Thành Phố Huế, với dòng chữ “Bình An Sơn Từ Quang Tự Tỷ Kheo Tâm Giải phụng sao (平安山慈光寺比丘心解奉抄,Tỳ Kheo Tâm Giải ở Từ Quang Tự thuộc Bình An Sơn vâng chép)”.
- Bản chép tay bằng Hán ngữ Công Văn (攻文) rất công phu, không rõ năm, không rõ tác giả và năm sao chép; nhưng rất súc tích với khá đầy đủ các lòng văn Sở đùng cho mọi trường hợp. Bản này do Hòa Thượng Thích Minh Tuấn, Trú Trì Thiền Viện Bồ Đề, Thành Phố Đà Nẵng, cung cấp.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm nhiều tài liệu khác như Bạt Độ Trùng Tang Nam Thương Huyết Hồ Chẩn Tế Khánh Sanh Trai Đàn Công Văn (拔度重喪南殤血湖賑濟慶生齊壇攻文,bản chép tay, Nhâm Thân [1932]) cũng như Thường Hành Tiện Lâm (常行便覽,bản chép tay, Ất Hợi [1935]) của cố Hòa Thượng Thích Giác Thể (釋覺體), nguyên Trú Trì Sắc Tứ Tịnh Quang Tự (淨光寺), Quảng Trị, v.v… Những tư liệu này có dẫn rõ trong phần Thư Mục Tham Khảo ở cuối sách.
Hiện tại chúng tôi vẫn chưa xác định rõ ai là tác giả của những áng văn Sớ tuyệt tác, bất hủ như thế này; nhưng qua bộ Thiền Lâm Sớ Ngữ Khảo Chứng(禪林疏語考證,CBETA No. 1252), gồm 4 quyển, do Thạch Cổ Chủ Nhân Thích Nguyên Hiền (石鼓主人釋元賢) nhà Minh (1368-1662) soạn, chúng tôi nhận thấy rằng tác giả của các lòng văn Sở này có tham khảo tác phẩm Thiền Lâm Sớ Ngữ Khảo Chứng.
Tỷ dụ như trong Sở Quy Y Bào Thai có câu “tần phiền dung chất, bồ liễu vì khu, tương lâm ngọa nhục chỉ thần, thâm chấn triệt tang chi niệm; hùng bi ứng mộng, thượng cư do dự chỉ trung; chương ngõa trình tường, thả tại hồ nghi chỉ vức, duy kí bảo an nhị tự, cảm vong tri kính Tam Tôn (蘋藝庸質、蒲柳 微軀、將臨臥蓐之辰、深軫徹桑之念、熊羆應夢、尚居猶豫之中、璋瓦 呈祥、且在狐疑之域、惟冀保安二字、敢忘致敬三尊, yếu mềm tư chất, bồ liễu tấm thân, sắp kỳ chuyển bụng sinh con, nỗi lo sửa sang tổ ấm; gấu beo bảo mộng, sao còn do dự làm chỉ, gái trai điềm lành, vẫn còn hồ nghi lưỡng lự, chỉ mong bình an hai chữ, dám quên thành kỉnh Tam Tôn)”; câu này được tìm thấy trong Thiền Lâm Só Ngữ Khảo Chứng quyển 2, phần Bảo Thai (保胎): “Thiết niệm: Mỗ dựng thê tần phiền tiện chất, bồ liễu vi xu, tương lâm ngọa nhục chỉ kỳ, thâm chấn triệt tang chỉ niệm; hùng bị ứng mộng, thả cư do dự chỉ trung; xà hủy trình tường, diệc tại hồ nghi chỉ vức; duy kí bảo an nhị tự, cảm vong trí kính Tam Tôn (切念、某孕妻繫蘋賤質、蒲柳徹軀、將臨臥蓐之期、深軫 徹桑之念、熊羆應夢、且居猶豫之中、蛇虺呈祥、亦在狐疑之域、惟冀 保安之二字、敢忘致敬三尊,Nép nghĩ: vợ mang thai … yếu mềm hèn mọn, thân mảnh bồ liễu, sắp đến kỳ chuyển bụng sinh con, xót thương niềm lo lót ổ, gấu cọp ứng mộng, sao mãi do dự làm chi, rắn mang điểm tốt, liệu còn nghi ngờ lưỡng lự, chỉ mong bình an trong hai chữ, dám quên kính ngưỡng đắng Tam Tôn)”, v.v…
Tác phẩm này hoàn thành không phải do một mình soạn giả thực hiện, mà được sự hỗ trợ cũng như góp công của rất nhiều người. Trước hết, tác giả xin chân thành tri ân sự phụ trợ của tiến sĩ Phật Điển Hành Tư, người đã để dành hầu hết thời gian đọc, hiệu đính bản thảo và viết lời giới thiệu cho tác phẩm. Xin thành kính cám ơn Hòa Thượng Thích Minh Tuấn, Trú Trì Thiền Viện Bồ Đề, thành phố Đà Nẵng; Thượng Tọa Thích Như Minh, Trú Trì Chùa Việt Nam, thành phố Los Angeles, California, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho soạn giả trong quá trình viết tác phẩm này; thầy Thích Giải Phước, Thích Tâm Chiếu, Thích Tâm Lương; bác Nguyễn Chương, pháp danh Nguyên Hòa ở thành phố Salt Lake, tiểu bang Utah, Mỹ Quốc; bác Phan Văn Đặng, pháp danh Quảng Kiệt ở thành phố Đà Nẵng, đã hoan hỷ cung cấp nhiều tài liệu quý giá để tác giả dùng làm tham khảo cho tập sách này.
Cảo bản đánh bằng máy vi tính ra đời vào năm 2001, thời gian soạn giả còn đang du học tại Nhật Bản; vì vậy nhân khi tác phẩm này hoàn thành mỹ mãn, chúng tôi cũng xin ngỏ lời tri ân đến Tiến sĩ Tiền Điền Huệ Học (前田惠 學, Egaku Mayeda), Giáo Sư Danh Dự Trường Đại Học Aichi Gakuin, Tiến sĩ Đại Dã Vĩnh Nhân(大野榮人,Õno Hideto), Giáo Sư Trường Đại Học Aichí Gakuin, Giáo Sư Lăng Điền Bang Phu (菱田邦夫, Hishida Kunio); Đại sư Cao Cương Tú Sướng (高岡秀暢, Takaoka Shūchō), Trú Trì Đức Lâm Tự (德林寺, Tokurin-ji), thành phố Nagoya (名古屋), và liệt quý vị ân nhân tại Nhật Bản, đã giúp đỡ nhiều mặt về tinh thần cũng như vật chất trong quá trình soạn giả lưu học.
Cuối cùng soạn giả xin chân thành cảm tạ tất cả chư vị ân nhân, Phật tử xa gần đã động viên, ủng hộ trong quá trình viết tác phẩm. Xin trân trọng giới thiệu đến quý liệt vị độc giả kho tàng văn hóa tâm linh này.
Chùa Việt Nam, thành phố Los Angeles, Mỹ Quốc
Mùa An Cư 2009
Thích Nguyên Tâm