LUẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG
Soạn giả: HT. Thích Thanh Kiểm 

MỤC LỤC

KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HỌC
I- Tự luận
II- Giới luật
III- Phân loại Phật điển
IV- Tiểu thừa Luật bộ
V- Đại thừa Luật bộ
VI- Luật tạng kinh điển Pàli

GIÁO NGHĨA CỦA TIỂU THỪA LUẬT BỘ VÀ ĐẠI THỪA LUẬT BỘ
I- Giáo nghĩa của Tiểu thừa Luật bộ
II- Giáo nghĩa của Đại thừa Luật bộ

GIÁO ĐOÀN PHẬT GIÁO

I- Ý nghĩa Giáo đoàn
II- Thành phần của Giáo đoàn
III- Sinh hoạt của Giáo đoàn
IV- Quy định của Giáo đoàn
V- Sự biến thiên của Giáo đoàn
VI- Sứ mệnh của Giáo đoàn

LUẬT TÔN
I- Tên tôn
II- Giáo nghĩa
III- Truyền thừa
IV- Nội dung Tứ phần luật
V- Nội dung giới bản
VI- Nội dung yết ma
VII- Các pháp yết ma
VIII- Phân loại về giới pháp
IX- Bốn khoa của giới

I. TỰ LUẬN

Ba môn họcGiới họcĐịnh học và Tuệ học, được gọi là “Tam vô lậu học”. Lậu nghĩa là phiền não, nương vào Tam học mà đoạn trừ được phiền nãosiêu phàm nhập thánh, nên gọi là “Tam vô lậu học”.

Diệu quả Đại giác của Phật y vào Tuệ mà thành, nên có thể nói, trí tuệ phát sinh từ ở thiền địnhthiền định phát sinh từ ở giới luật. Muốn cầu được trí tuệ, tất phải tu thiền định, muốn được thiền định, trước hết phải giữ giới luật. Nếu giới luật mà khuyết, thiền định sẽ khó thành, thiền định không thành tựutrí tuệ cũng không thể do đâu mà phát sinh. Bởi thế, người học Phật chân chính cần phải tu tập “Tam vô lậu học”.

Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất.

II. GIỚI LUẬT

Giới luật, tiếng Phạn là Vinaya (Tỳ-ni), dịch là Luật, có nghĩa là pháp luật, pháp cấm chế. Luật có 3 tên:

1.- Tỳ-ni tức Tỳ -nại-da (Vinaya), dịch là Luật, hay Điều phục.

2.- Mộc-xoa tức Ba-la-đề-mộc-xoa (Pràtimoksa), dịch là Biệt giải thoát.

3.- Thi-la (Sila) dịch là Giới luậtĐiều phục, hay Giới, tên có khác nhau, nhưng cùng chung một thể, vì thế nên có tên ghép là “Giới luật”. Luật cũng giống như pháp luật hiện nay là những quy giới cưỡng chế, nương vào chỗ phạm giới nặng hay nhẹ mà trị phạt. Vậy chỗ kết hợp giữa giới và luật là để thuyết minh về lập trường giáo lý về Luật tôn.

III. PHÂN LOẠI LUẬT ĐIỂN

Luật điển trong Tam tạng gồm có các bộ về Tiểu thừa luật và Đại thừa luật. Các bộ luật như Thập tụng, Tăng kỳTứ phầnNgũ phần thuộc Tiểu thừa luật; như Du GiàPhạm Võng thuộc Đại thừa luật.

Lại luật điển cũng có chia ra hai thứ, giới luật xuất gia và giới luật tại gia. Như các bộ luật thuộc luật điển Tiểu thừa, phần nhiều thuộc về giới luật xuất gia. Như Ưu-bà-tắc giới kinh, là giới luật tại giaGiới luật xuất gia là những giới luật của Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Sa-di, Sa-di-ni phải tuân trì, tức là giới Cụ túc, rồi đến Thập giới.

Giới luật tại gia là những giới luậtnam nữ tại gia thọ trì, như Ngũ giớiBát giớiThập thiện giới. Thông thường, người tại gia không được xem luật điển của người xuất gia, vì chưa thọ giới xuất gia, không được nghe pháp cấm chế của Tăng Ni.

IV. TIỂU THỪA LUẬT BỘ

Tiểu thừa luật là các bộ luật hàng Tiểu thừa thọ trì. Những luật điển này đều thuộc trong Thanh Văn tạng, gọi là Tiểu thừa luậtTiểu thừa luật được truyền trì gồm có 5 bộ:

1.- Đàm Vô Đức bộ truyền luật Tứ phần.

2.- Tát Bà Đa bộ truyền luật Thập tụng.

3.- Di Sa Tắc bộ truyền luật Ngũ phần.

4.- Ca Diếp Di bộ truyền Giải thoát giới.

5.- Ma Ha Tăng Kỳ bộ truyền luật Tăng kỳ.

Đó là 5 bộ luật của Tiểu thừa.

Khi Phật còn tại thế, Ngài đi hoằng hóa khắp nơi chế ra thứ quy giới để ước thúc các hàng đệ tử, tùy chỗ phạm lỗi mà chế định, đó là khởi nguyên của luật. Sau khi Phật diệt độ, khi các đệ tử Phật kết tập lần thứ nhất, ngài Ưu Ba Ly Tôn giả, 80 lượt đọc ra tạng Luật, do đó nên có tên gọi là Luật Bát Thập Tụng. Từ đó về sau khoảng 100 năm, qua sự truyền trì của 5 vị: Ca Diếp (Mahàkàsyapa), Át Nan (Ananda), Mạt Điền Địa (Madhyàntika), Thương Na Hòa Tu (Sàna vàsa), Ưu Bà Cúc Đa (Upagupta) đều thuần nhất một vị, chưa phân dị kiến về giới luật. Tới ngài Ưu Bà Cúc Đa có 5 người đệ tử: 1. Đàm Vô Đức, 2. Tát Bà Đa, 3. Di Sa Tắc, 4. Ca Diếp Di, 5. Bà Ta Phú La, đều truyền trì luật tạng riêng mà phát sinh thành 5 bộ như trên.

Luật điển về Tiểu thừa hiện còn được chép trong “Tần Già tạng” gồm có 71 bộ, 496 quyển, luật điển chủ yếu là các bộ “Tứ phần luật”, “Thập tụng luật”, “Ngũ phần luật”, “Tăng kỳ luật” và “Giải thoát giới” tức Giải thoát giới kinh; Quảng luật chưa truyền tới. Ngoài ra còn có “Tát Bà Đa bộ”, sau dịch là “Căn bản Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Tỳ nại da”, nay cũng nằm trong tạng Tiểu thừa. (1) – Đàm Vô Đức bộ Quảng luật (Dharmaguptalka) – Tứ phần luật 60 quyển. Diêu Tần Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm cùng dịch. (2) – Tát Bà Đa bộ Quảng luật (Sarvasti-vada) – Thập tụng luật 61 quyển. Hậu Tần Phật Nhã Đa La và La Thập cùng dịch. (3) – Di Sa Tắc bộ Quảng luật (Mahisà-saka) – Ngũ phần luật 30 quyển. Lưu Tống Phật Đà Thập và Đạo Sinh cùng dịch. (4) – Ma Ha Tăng Kỳ bộ Quảng luật (Mahà-sanghika) 40 quyển. Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La và Pháp Hiển cùng dịch. (5) – Ca Diếp Di bộ giới bản (Kàsyapiya) – Biệt giải thoát kinh 1 quyển. Nguyên Ngụy Cù Đàm Bát Nhã Lưu Chi dịch. (6) – Căn bản Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Tỳ nại da (Mulasarvàtivàda-vinaya) 50 quyển. Đường Nghĩa Tịnh dịch.

Ngoài Tứ phần luậtQuảng luật ra, còn lưu truyền giới bản của Tăng Ni và Yết-ma gồm 6 bộ như sau:

– Tứ phần luật Tỷ-kheo giới bản. 1 quyển. Hậu Tần Phật Đà Da Xá dịch.

– (Biệt hành bản) Tứ phần Tăng giới bản. 1 quyển. Hậu Tần Phật Đà Da Xá dịch.

– Tứ phần luật Tỷ-kheo-ni giới bản. 1 quyển. Hậu Tần Phật Đà Da Xá dịch.

– Đàm Vô Đức luật bộ Tạp Yết-ma. 1 quyển. Tào Ngụy Khang Tăng Khải dịch.

– (Dị dịch bản) Yết-ma. 1 quyển. Tào Ngụy Đàm Đế dịch.

– Tứ phần Tỷ-kheo-ni Yết-ma pháp. 1 quyển. Tống Cầu Na Bạt Ma dịch.

Ngoài Thập tụng luậtQuảng luật ra cũng có quyển giới bản của Tăng Ni và Yết-ma gồm 3 bộ:

– Thập tụng Tỷ-kheo Ba-la-đề-mộc-xoa giới bản. 1 quyển. Diêu Tần Cưu Ma La Thập dịch.

– Thập tụng Tỷ-kheo-ni Ba-la-đề-mộc-xoa giới bản. 1 quyển. Tống Pháp Hiển tập.

– Đại Sa-môn Bách Nhất Yết-ma pháp. 1 quyển. Mất tên người dịch.

Ngoài Ngũ phần luậtQuảng luật ra cũng có truyền về giới của Tăng Ni và Yết-ma gồm 3 bộ:

– Di Sa Tắc Ngũ phần giới bản. 1 quyển. Tống Phật Đà Thập và Đạo Sinh dịch.

– Ngũ phần Tỷ-kheo-ni giới bản. 1 quyển. Lương Minh Huy tập.

– Di Sa Tắc Yết-ma bản. 1 quyển. Đường Ái Đồng lục.

Ngoài Tăng kỳ luật, Quảng luật ra cũng có truyền về giới bản của Tăng Ni gồm 2 bộ:

– Ma Ha Tăng Kỳ Đại Tỷ-kheo giới bản. 1 quyển. Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La dịch.

– Ma Ha Tăng Kỳ Tỷ-kheo-ni giới bản. 1 quyển. Đông Tấn Pháp Hiển và Giác Hiền cùng dịch.

Duy có Giải thoát luật chỉ truyền có “Giải thoát giới kinh” 1 quyển, còn Quảng luật và Yết-ma đều chưa truyền tới. Ngoài Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Tỳ-nại-da Quảng luật ra cũng còn truyền các bộ về giới bản của Tăng Ni và Yết-ma như sau:

– Căn bản Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Bí-sô-ni Tỳ-nại-da (Ni quảng luật). 20 quyển. Đường Nghĩa Tịnh dịch.

– Căn bản Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ giới kinh (Tăng giới bản). 1 quyển. Đường Nghĩa Tịnh dịch.

– Căn bản Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Bí-sô-ni giới kinh (Ni giới bản). 1 quyển. Đường Nghĩa Tịnh dịch.

– Căn bản Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Bách nhất Yết-ma (Yết-ma). 10 quyển. Đường Nghĩa Tịnh dịch.

– Căn bản Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Tỳ-nại-da tạp sự (Yết-ma). 40 quyển. Đường Nghĩa Tịnh dịch.

Ngoài các bộ Quảng luật kể trên, các Tổ y vào luật để tạo luận, còn có 5 bộ luận như sau:

1- Tỳ-ni mẫu luận kinh, 8 quyển. (Thất dịch).

2- Ma Đắc Lặc Già luận, gọi đầy đủ là Tát Bà Đa bộ Tỳ-ni Ma Đắc Lặc Già, 10 quyển. Lưu Tống Tăng Già Bạt Ma dịch, 2 bộ luận nay y ở luật bộ Tất Bà Đa.

3- Thiện kiến luận, vốn gọi là Thiện kiến luật Tỳ Bà Sa 18 quyển. Tiêu Tề Tăng Già Bạt Ma dịch.

4- Tát Bà Đa luận, vốn gọi là “Tát Bà Đa Tỳ-ni Tỳ-bà-sa, 9 quyển, mất tên người dịch. Luận này giải thích luật Thập tụng.

5- Minh Liễu luận, vốn gọi là “Luật Nhị Thập Nhị Minh Liễu luận”, 1 quyển, Tần Chân Đế dịch. Luận này giải thích giới – luật thuộc Chính lượng bộ.

Trong các bộ luật, luật điển được lưu hành rộng rãi nhất là Tứ phần luật do Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm phiên dịch, từ đời Đông Tấn. Hoằng truyền và giảng tập luật này đầu tiên là Pháp Thông luật sư (Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế, 471-499). Pháp Thông truyền cho đệ tử là Đạo Phú luật sư. Đạo Phú truyền cho Tuệ Quang luật sư, rồi đến Trí Thủ luật sư, đều soạn chú sớ để hoằng truyền Tứ phần luật. Tiếp đến Nam Sơn Đạo Tuyên luật sư (596-666), Ngài căn cứ vào nghĩa Đại thừa để giải thích luật Tứ phần trước tác các phần sớ, thích để thành lập Tứ phần luật tôn gọi là “Nam Sơn Tôn”. Lại cũng ở thời ấy còn có Pháp Lệ luật sưsáng lập “Tướng Bộ Tôn” và Hoài Tố luật sư (625-698) sáng lập “Đông Tháp Tôn”. Các luật sư này đều y cứ vào Tứ phần luật làm các sớ thích, cùng với Nam Sơn Đạo Tuyên luật sư, đều hoằng truyền 3 tông luật. Ba tông này, chỉ có Nam Sơn Tôn là đời đời hoằng truyền không dứt, vẫn thịnh hành mãi tới hiện nay. Vì sự hoằng truyền Tứ phần luật rất rộng, nên các chú sớ về luật Tứ phần từ xưa tới nay, cũng rất nhiều. Nay tóm lược những chú sớ chủ yếu như sau:

– Tứ phần luật sớ, 6 quyển. Đạo Phú soạn.

– Tứ phần luật sớ, 4 quyển. Tuệ Quang soạn.

– Tứ phần luật sớ, 20 quyển (hiện còn quyển 9). Đường Trí Thủ soạn.

– Tứ phần luật Ngũ Đại Bộ sớ sao (Hành sự sao, Giới sớ, Nghiệp sớ, Thập Tỳ-ni nghĩa sao, Tỷ-kheo-ni sao), 38 quyển. Đường Đạo Tuyên soạn.

– Tứ phần luật sớ, 20 quyển. Đường Pháp Lệ soạn.

V. ĐẠI THỪA LUẬT BỘ

Đại thừa luật, vì là luật của hàng Đại thừa thọ trì thuộc Bồ-tát tạng, nên gọi là Đại thừa luật bộ. Giới luật chủ yếu trong Đại thừa luật là “Phạm Võng giới” và “Du Già giới”. Thông thường ngày nay gọi là Bồ-tát Tăng giới. Giới Phạm Võng, y vào kinh Phạm Võng mà lập thành 10 giới trọng và 48 giới khinh. Giới Du Già, y vào Bồ-tát giới bảnthành lập 4 giới trọng và 41 giới khinh. Lại kinh Phạm Võng thuộc Tính Tôn, nên lại gọi là “Đại thừa Tính Tôn giới”. Bồ-tát giới bản thuộc Tướng Tôn, nên lại gọi là “Đại thừa Tướng Tôn giới”. Hai thứ giới luật Đại thừa này hoằng truyền rất thịnh hành ở Trung Quốc.

Kinh Phạm Võng gọi đầy đủ có tên là “Phạm Võng Kinh Lô Xá Na Phật Thuyết Bồ Tát Tâm Địa Giới Phẩm”. Các chú sớ có 4 bộ trọng yếu như sau:

– Phạm Võng kinh bản sớ, 6 quyển. Đường Pháp Tạng soạn.

– Phạm Võng kinh cổ tích ký, 6 quyển. Đường Thái Hiền tập.

– Phạm Võng kinh nghĩa sớ phát ẩn, 5 quyển. Tùy Trí Giả sớ. Minh Châu Hoằng phát ẩn.

– Phạm Võng kinh hợp chú, 7 quyển. Minh Trí Húc chú.

“Bồ-tát giới bản” là phần lưu hành riêng biệt của Bồ-tát địa giới phẩm trong Du-già-sư-địa luận. “Bồ-tát địa trì kinh” và “Bồ-tát thiện giới kinh” lại đều là những bản dịch riêng của “Bồ-tát địa”. Nên trong 2 kinh này đều có một phẩm của “giới phẩm” này. Nay chỉ có lưu hành riêng rẽ “giới phẩm” trong “Địa trì kinh” và “Du-già luận” tức là “Bồ-tát giới bản kinh” và “Bồ-tát giới bản”. Nay tóm lược những chú sớ lưu hành chủ yếu như sau:

– Bồ-tát giới bản kinh (một phần trong Địa trì kinh), 1 quyển. Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch.

– Bồ-tát giới bản kinh tiên yếu, 1 quyển. Minh Trí Húc tiên yếu.

– Bồ-tát giới bản (một phần trong Du-già luận), 1 quyển. Đường Huyền Trang dịch.

– Bồ-tát giới bản ký, 1 quyển. Đường Đạo Luân ký.

– Bồ-tát giới Yết-ma văn, 1 quyển. Đường Huyền Trang dịch.

– Bồ-tát giới Yết-ma văn thích, 1 quyển. Minh Trí Húc thuật.

Ngoài ra còn có “Ưu-bà-tắc giới” và “Thập thiện giới”, là giới Đại thừa của chúng tại gia thọ trì, có các luật điển như sau:

– Ưu-bà-tắc giới kinh, 7 quyển. Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch.

– Thập thiện nghiệp đạo kinh, 1 kinh. Đường Thực Xoa Nan Đà dịch.

– Thọ Thập thiện giới kinh, 1 quyển. Mất tên người dịch.

VI. LUẬT TẠNG (VINAYA-PITAKA)

(Trong kinh điển tiếng Pàli).

Luật tạng Pàli chia thành 3 bộ phận:

1. Kinh Phân biệt (Suttavibhanga) giải thích về các giới điều của Tỷ-kheo và Tỷ-kheo-ni, chia thành 2 bộ phận là Đại phân biệt và Tỷ-kheo-ni phân biệt.

1- Đại phân biệt (Bhikkhu-vibhanga). – Chú thích Tỷ-kheo giới kinh, tức giải thích về 227 giới điều của Tỷ-kheo.

2- Tỷ-kheo-ni phân biệt (Bhikkhuni-vibhanga). – Chú thích Tỷ-kheo-ni giới kinh, tức giải thích về 311 giới điều của Tỷ-kheo-ni.

2. Kiền-độ (Khandhaka). – Phần bổ khuyết của kinh Phân biệt, bao quát các điều hạn quyết định về sinh hoạt của Tăng già, lại chia thành 2 bộ phận:

A. ĐẠI PHẨM (Mahavagga), gồm 10 thiên, tức 10 Kiền-độ:

1- Đại Kiền-độ (Mahakhandhaka) (thọ giới)

2- Bồ-tát Kiền-độ (Uposatha – K.)

3- Nhập vũ an cư Kiền-độ (Vassupanayika – K.)

4- Tự tứ Kiền-độ (Pavarana – K.)

5- Bì cách Kiền-độ (Camma – K.)

6- Dược Kiền-độ (Bhasajja – K.)

7- Ca-hi-na-y Kiền-độ (Kathina – K.)

8- Y Kiền-độ (Cirara – K.)

9- Chiêm-ba Kiền-độ (Campeyya – K.)

10- Câu-thiểm-di Kiền-độ (Kosamba – K.)

B. TIỂU PHẨM (Cullavagga), gồm 12 thiên, tức 12 Kiền-độ:

1- Yết-ma Kiền-độ (Kamma-khandhaka)

2- Biệt trụ Kiền-độ (Pàsivâsika – K.)

3- Phú tàng Kiền-độ (Samuccaya – K.)

4- Diệt tránh Kiền-độ (Samatha – K.)

5- Tạp sự Kiền-độ (Khuddavatthu – K.)

6- Phòng xá Kiền-độ (Senàsana – K.)

7- Phá Tăng Kiền-độ (Samghabhedaka – K.)

8- Oai nghi Kiền-độ (Vatta – K.)

9- Giá Bồ-tát Kiền-độ (Patimakhathapana – K.)

10- Tỷ-kheo-ni Kiền-độ (Bhikkani – K.)

11- Ngũ bách nhân Kiền-độ (Pancasatika – K.)

12- Thất bách nhân Kiền-độ (Sattasatika – K.)

C. PHỤ TÙY (Parivara), gồm có 19 chương, là những điều văn huấn giới có quan hệ về giới luật ở 2 bộ phận trên.

VII. BẢNG SO SÁNH

Các giới điều (Ba-la-đề-mộc-xoa) Tỷ-kheo giới và Tỷ -kheo-ni giới kinh trong các bộ luật Pàli, Tứ phần, Thập tụng, Ngũ phầnTăng kỳ và Căn bản Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ như sau:

(Coi tiếp biểu đồ trang sau)

I. GIÁO NGHĨA TIỂU THỪA LUẬT BỘ

Luật bộ lấy Luật tạng làm sở y, nên gọi là Luật. Khi Đức Phật còn tại thế, nhân những sự việc đã xảy ra mà chế giớitùy cơ duyên mà giảng dạy. Sau khi Phật diệt độ, ngài Ưu Ba Ly kết tập Luật tạng. Sau đó 100 năm, luật lại lần lượt chia ra nhiều bộ. Các bộ luật truyền tới Trung Quốc gồm có 4 bộ:

1.- Tát Bà Đa bộ tức luật Thập tụng

2.- Đàm Vô Đức bộ tức luật Tứ phần

3.- Ma Ha Tăng Kỳ bộ tức luật Tăng kỳ

4.- Di Sa Tắc bộ tức luật Ngũ phần.

Giáo nghĩa của giới luật không ngoài điều “Chỉ ác” và “Tu thiện”, hoặc gọi là “Chỉ trì” và “Tác trì”.

Chỉ trì là môn chỉ ác, tác trì là môn tu thiện. Trong môn chỉ trì lại chia ra Tăng Ni 2 giới. Hai thứ Chỉ trì và Tác trì này bao trùm hết thảy giới luật của 4 bộ kể trên. Nay đem phân loại theo nội dung đó như sau:

Ngoài ra còn các bộ đại trước tác của Đạo Tuyên luật sư để khai triển về luật học cũng nằm trong 2 môn Chỉ trì và Tác trì này. Vì Ngài nương theo giáo nghĩa của Tứ phần luật làm căn bản. Trong luật Tứ phần có chia ra 4 bộ phận:

Phần đầu nói về giới pháp của Tỷ-kheo, phần 2 nói về giới pháp của Tỷ-kheo-ni, 2 phần này thuộc về “Chỉ trì môn”.

Phần 3 và phần 4 nói về các pháp an cư, tự tứ, gồm 20 Kiền-độ (thiên), 2 phần này thuộc về “Tác trì môn”. Nên:

1.- Tứ Phần luật hành sự sao, 3 quyển, thuyết minh về pháp hành trì giới luật hằng ngày của Tăng già, thì quyển thượng, quyển hạ thuộc “Tác trì môn”, quyển trung thuộc “Chỉ trì môn”.

2.- Tứ Phần luật Yết-ma sớ, 4 quyển, giải thích về nghi thức tác pháp thọ giớikết giới v.v… thuộc “Tác trì môn”.

3.- Tứ Phần luật giới bản sớ, 4 quyển, giải rõ về bản thể của giới, thuộc “Chỉ trì môn”.

4.- Thập Tỳ-ni nghĩa sao, 3 quyển, đều nương vào “Chỉ trì môn” mà soạn ra.

5.- Tỷ-kheo-ni sao, 3 quyển, giải thuyết về cả hai môn “Chỉ trì” và “Tác trì”.

II. GIÁO NGHĨA CỦA ĐẠI THỪA LUẬT BỘ

1.- Khái thuyết về giáo nghĩa của “Phạm Võng Bồ-tát giới kinh”. Kinh Phạm Võng nói đủ là “Phạm Võng kinh Lô-xá-na Phật thuyết Bồ-tát tâm địa giới phẩm đệ thập”. Kinh này chia thành 2 quyển, thượng và hạ. Ngài Tăng Triệu pháp sư, trong Tứ Thánh (Đạo SinhTăng Triệu, Đạo Dong, Tăng Duệ), môn hạ của La Thập Tam Tạng, có viết lời tựa kinh Phạm Võng. Nếu y vào lời tựa này thì Phạn bản của kinh Phạm Võngnguyên lai gồm có 120 quyển, trong đó có 61 phẩm, ngài La Thập chỉ mới phiên dịch một phẩm “Tâm địa giới phẩm” lại chia ra 2 quyển, thượng và hạ.

Quyển thượng thuyết minh về hàng vị của các Bồ-tát: Thập Phát Thú (Thập trụ), Thập Trưởng Dưỡng (Thập hành), Thập Kim Cương (Thập hồi hướng) và Thập Địa. Quyển hạ nói rõ về 10 giới trọng và 48 giới khinh.

Nương vào kinh Phạm Võng của La Thập Tam Tạng đã dịch, các ngài Đạo Dong, Đạo Ảnh gồm 300 người đều y vào La Thập Tam Tạng để thọ giới Bồ-tát của Phạm Võng. Đó là giới pháp của Phạm Võng được truyền thọ đầu tiên ở Trung Quốc. Những người đã được thọ giới, hàng ngày thường đọc tụng các giới “Thập trọng và Tứ thập bát kinh giới”, thực hành rất nghiêm khắc, nên mới rút ra những bộ phận nói về “Thập trọng giới và Tứ thập bát khinh giới”, từ phần kệ tụng của Phật Lô Xá Na nói cho tới cuối bài kệ ở quyển hạ, biến thành một quyển riêng, gọi là “Bồ-tát giới kinh” hay “Bồ-tát giới bản”.

Căn cứ theo “Bồ-tát giới kinh nghĩa lý” 2 quyển của Thiên Thai Trí Giả đại sư, thời kinh Phạm Võng thuộc Nhất thừa giáo theo giáo phán và là phần giới thọ trì cộng thông cho cả hai hàng xuất gia và tại gia.

Giáo nghĩa cũng khác nhau giữa Tiểu thừa Thanh văn giới và Phạm Võng Bồ-tát giới. Có mấy điều chủ yếu:

Thứ nhất, Tiểu thừa giới là “Ngũ thiên thất tụ”, Phạm Võng giới là “Nhị thiên tam tụ”. Biểu đồ khái yếu như sau:

1. TIỂU THỪA 5 THIÊN 7 TỤ:

GHI CHÚ: Năm Thiên là nương ở chỗ nặng nhẹ của tội quả. Bảy Tụ là những loại tụ căn cứ ở tội tính và nguyên nhân của tội. Thâu-lan-giá gọi là Phương tiện tội (tức nhân tội) của Ba-la-di và Tăng tànÁc tác là tội phạm về thân. Ác thuyết là tội phạm về khẩu.

2. ĐẠI THỪA 2 THIÊN 3 TỤ:

Liệt kê các tên giới của 10 giới trọng và 48 giới khinh như sau:

– 10 GIỚI TRỌNG:

1.- Giới sát sinh.

2.- Giới trộm cướp.

3.- Giới dâm.

4.- Giới vọng ngữ.

5.- Giới bán rượu.

6.- Giới nói lỗi tứ chúng.

7.- Giới khen mình chê người.

8.- Giới sẻn tiếc mắng đuổi.

9.- Giới tâm sân không nhận hối lỗi.

10.- Giới hủy báng Tam bảo.

– 48 GIỚI KHINH:

1.- Giới không kính thầy bạn.

2.- Giới uống rượu.

3.- Giới ăn thịt.

4.- Giới ăn ngũ tân.

5.- Giới không dạy người sám hối.

6.- Giới không cung cấp thính pháp.

7.- Giới lười không nghe pháp.

8.- Giới trái Đại thừa hướng Tiểu thừa.

9.- Giới không chán bệnh.

10.- Giới chứa dụng cụ sát sinh.

11.- Giới đi sứ.

A-12.- Giới buôn bán.

13.- Giới hủy báng.

14.- Giới phóng hỏa.

15.- Giới dạy giáo lý cạn hẹp.

16.- Giới vì lợi nói pháp không thứ lớp.

17.- Giới cậy thế cầu xin.

0-18.- Giới không hiểu làm thầy.

19.- Giới nói lưỡi hai chiều.

20.- Giới không phóng sinh cứu sinh.

21.- Giới sân đánh trả thù.

22.- Giới kiêu mạn không thính pháp.

23.- Giới kiêu mạn sẻn pháp.

24.- Giới không tập học Đại thừa.

25.- Giới không khéo hòa chúng.

0-26.- Giới thọ lợi dưỡng riêng.

A-27.- Giới thọ biệt thỉnh.

28.- Giới biệt thỉnh Tăng.

29.- Giới tà mệnh tự sống.

30.- Giới không kính thời tốt.

31.- Giới không cứu chuộc.

32.- Giới tổn hại chúng sinh.

A-33.- Giới tà nghiệp nghe xem.

34.- Giới tạm nghĩ Tiểu thừa.

35.- Giới không phát nguyện.

36.- Giới không phát thệ.

37.- Giới vào chỗ hiểm nạn.

38.- Giới trái tôn ti thứ tự.

39.- Giới không tu phước tuệ.

0-40.- Giới lựa chọn thọ giới.

0-41.- Giới vì lợi làm thầy.

42.- Giới vì người ác thuyết giới.

A-43.- Giới không thẹn nhận thí.

44.- Giới không cúng dường kinh điển.

45.- Giới không giáo hóa chúng sinh.

46.- Giới thuyết pháp không như pháp.

47.- Giới chế hạn phi pháp.

A-48.- Giới phá pháp.

GHI CHÚ: Tam tụ tịnh giới và 10 giới trọng là giới pháp cộng thông cho cả hai hàng tại gia và xuất gia. Trong 48 giới khinh, 5 giới có phụ thêm “0” là những giới chế cho Tỷ-kheo và Tỷ-kheo-ni. 5 giới có phụ thêm “A” là những giới chỉ chế đối với người xuất gia.

Thứ hai, trần thuật về “Tiệm chế” và “Đốn chế” của hai giới Đại thừaTiểu thừa cùng trái nhau. 250 giới của Tiểu thừa được chế định theo thứ lớp ở nơi phạm lỗi của các đệ tử Phật, từ lúc Phật sơ chuyển pháp luân ở Lộc Dã Uyển cho tới khi Phật nhập Niết bàn nơi Sa la Song thọ. Giới Phạm Võng, Phật Lô Xá Na vì Biện Hải Vương và Vương tử mà kết thành luôn 58 giới. Nên giới Tiểu thừa là Tiệm chế, còn giới Đại thừa thuộc Đốn chế.

Tiểu thừa giới 4 Ba-la-di, Phạm Võng giới lại nói 10 Ba-la-di. Lại, giới Tiểu thừa nói Dâm, Đạo, Sát, Vọng theo thứ lớp, giới Phạm Võng nói Sát, Đạo, Dâm, Vọng theo thứ lớp. Ở Tiểu thừa, giới Dâm để thứ nhất, vì việc dâm dục người nào cũng khó giữ và dễ phạm, đã phạm thời không thoát khỏi sinh tử, nên giới Dâm để đầu là trọng chế. Nhưng ở giới Phạm Võnggiới sát sinh trở nên Tính tội, nên trọng chế để ở hàng đầu. Lại, chỗ chế của Tiểu thừa giới chỉ hạn chế ở hai nghiệp thân, khẩu; Phạm Võng giới thì thông cả ba nghiệp thân, khẩu, ý. Lại, ở giới Tiểu thừa phán ở tội khinh, giới Phạm Võng lại phán ở tội trọng. Như lấy trộm của Phật nơi chùa tháp, ở Tiểu thừa cho là tội khinh nhưng ở Đại thừa lại là trọng tội.

I. Ý NGHĨA GIÁO ĐOÀN

Thuật ngữ của Giáo đoàn Phật giáo gọi là Tăng-già (Sangha), dịch là hòa hợp chúng. Chúng có nghĩa là đoàn thể hòa hợp, đoàn thể tự trị. Nên Tăng-già có ý nghĩa đoàn thể tự trị. Tối thiểu từ 4 người trở lên đều là hòa hợp chúng mới gọi là Tăng-già, gọi tắt là Tăng. Từ 3 người trở xuống không được gọi là Tăng mà gọi là Quần (Gana). Đức Thích Tôn sau khi thành đạo, “Sơ chuyển pháp luân”, Ngài nói pháp Tứ đế ở vườn Lộc Dã (Mâgadeva) thuộc nước Ba La Nại Tư (Vàrànasè) độ 5 người đệ tử đầu tiên là A Nhã Kiều Trần Như (Ajnõata-Kaudinya), A Thấp Bà (Asùvajit), Bạt Đề (Bhadrika), Ma Ha Nam (Màhànàman) và Thập Lực Ca Diếp (Dàshada-Kàsypa). Ngôi Tam Bảo bắt đầu có từ đây.

Cũng ở Lộc Dã UyểnĐức Phật còn độ cho Da Xá (Yassa) và song thân của ông làm tại gia Phật tử. Bên nam gọi là Ưu-bà-tắc, bên nữ gọi là Ưu-bà-di, hai chúng tại gia Phật tử có từ đây. Phật cũng còn độ cho thân hữu của Da Xá làm đệ tử gồm 50 người.

Đức Phật và 5 Tỷ-kheo đi hóa độ các nơi. Ngài đi về phía nước Ma Kiệt Đà (Magadha), đã độ cho 3 anh em Ca Diếp, trưởng huynh là Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp (Uruvilvà-Kàsyapa), thứ huynh, Na Đề Ca Diếp (Nani-K.), em út, Già Da Ca Diếp (Gigà-Kàsyapa), đều thuộc Bà La Môn giáo, theo Phật làm đệ tử. Các ông này còn có 1000 người đồ đệ cũng đều được Phật hóa độGiáo đoàn của Đức Phật ngày một lớn mạnh.

Khi ở Vương Xá thành (Ràlagaha), thủ phủ nước Ma Kiệt Đà ở nơi Trúc Lâm tinh xá (Venuvana-Vihàra) do vua Tần Tỳ Xa La (Bimbisàra) sai trưởng giả Ca Lan Đà (Karanda) xây cất, Đức Phật đã độ cho 3 ông cũng thuộc Bà La Môn giáo là Xá Lợi Phất (Sàriputra), Mục Kiền Liên (Mauâralyàyana) và Đại Ca Diếp (Mahàkasyapa). Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên có 250 đệ tử cũng đều xin theo Phật làm đệ tử. Đến lúc này đệ tử của Đức Phật có 1.250 người, thường thường đi theo Phật giáo hóa. Trong kinh điển thường nói: “Đại Tỷ kheo chúng thiên nhị bách ngũ thập nhân”.

Khi trở về thăm bệnh phụ vương, Đức Phật còn giáo hóa cho cả vua Tịnh Phạn và các hàng vương tử. Trong các hàng vương tử, có chính con của Ngài là La Hầu La (Rahula), người em khác mẹ là Nan Đà (Nanda), em họ là A Nan Đà (Ànanda), Đề Bà Đạt Đa (Devadatta), A Nâu Lâu Đà (Anurudha), đều được Phật độ làm đệ tử. Phật thành đạo được 5 năm thì phụ vương mất, kế mẫu của Phật là Ba Xà Ba Đề (Pralàpati) và công chúa Da Du Đà La (Yasoddharà) cũng được Phật độ cho xuất gia làm Tỷ-kheo-ni. Đó là lần đầu tiên mà bên nữ giới được Phật độ vào hàng đệ tử xuất gia. Đến đây, giáo đoàn của Phật đã gồm đủ tứ chúng, hai chúng xuất gia: Tỷ-kheo (Tăng đoàn) và Tỷ-kheo-ni (Ni đoàn), hai chúng tại gia là Ưu-bà-tắc (nam giới) và Ưu-bà-di (nữ giới).

II. THÀNH PHẦN CỦA GIÁO ĐOÀN

Giáo đoàn của Phật giáo gọi là Tăng-già, thành phần tổ chức của Tăng-già là đoàn thể tôn giáo. Đức Thích Tôn còn tại thế, phương thức đoàn thể tôn giáo cũng đã được chế định. Những pháp quy của đoàn thể Tăng-già gọi là Luật tạngquy định về cách tổ chức và sinh hoạtThành phần của đoàn thể Tăng-già gồm có 7 chúng xuất gia và tại gia:

1. Tỷ-kheo (Bhiksu). – Phái nam xuất gia từ 20 tuổi trở lên đã thọ giới Cụ túc.

2. Tỷ-kheo-ni (Bhiksuni). – Phái nữ xuất gia từ 20 tuổi trở lên đã thọ giới Cụ túc.

3. Sa-di (Sràmanera). – Phái nam xuất gia đã thọ 10 giới.

4. Sa-di-ni (Sràmaneri). – Phái nữ xuất gia đã thọ 10 giới.

5. Thức-xoa-ma-na (Sikkhamàna). – Phái nữ xuất gia phải 2 năm học “lục pháp” đã thọ và học giới để chuẩn bị thọ giới Tỷ-kheo-ni.

6. Ưu-bà-tắc (Upàsaka). – Phật giáo đồ phái nam.

7. Ưu-bà-di (Upàsika). – Phật giáo đồ phái nữ.

Trong 7 chúng, 5 chúng trên thuộc chúng xuất gia, 2 chúng sau thuộc chúng tại gia.

Về đoàn thể Tăng-già có nghĩa rộng và nghĩa hẹp, nên Tăng-già được khu phân thành 3 loại:

1. Lý tưởng Tăng-già: Lý tưởng Tăng-già thì không phân biệt tại gia hay xuất gia, vì ai nấy đều là Phật tử, đều là Phật giáo đồ, nếu quyết tâm tu hành cũng đều có thể chứng ngộgiải thoát. Về lý tưởng Tăng-già có thể khảo sát theo 2 phương diện: khảo sát theo phần lượng về nghĩa rộng của Tăng-già, thì hết thảy chúng sinh đều bao hàm trong nghĩa Tăng-già; khảo sát về phần chất, hết thảy chúng sinh đều có thể chứng ngộ.

2. Xuất gia Tăng-già: Tức Tỷ-kheo Tăng-già và Tỷ-kheo-ni Tăng-già. Sa-di thuộc Tỷ-kheo Tăng-già, Sa-di-ni và Thức-xoa-ma-na thuộc Tỷ-kheo-ni Tăng-già.

3. Hội nghị Tăng-già: Tỷ-kheo Tăng-già và Tỷ-kheo-ni Tăng-già, căn cứ vào nhân số trong các cuộc tập họp mà thành lậpNghi thức hội nghị của Tăng-già, cần phải có từ 4 người trở lên mới được gọi là Tăng-già, từ 3 người trở xuống thì không gọi là Tăng-già mà gọi là “Quần” (Gana). Hội nghị Tăng-già chia làm 5 loại: (1) Hội nghị Tăng-già gồm 4 người. (2) Hội nghị Tăng-già gồm 5 người. (3) Hội nghị Tăng-già gồm 10 người. (4) Hội nghị Tăng-già gồm 20 người. (5) Hội nghị Tăng-già gồm 20 người trở lên. Nghi thức hội nghị chia nhiều thứ như vậy, là vì dựa vào từng công việc mà xử sự.

III. SINH HOẠT CỦA GIÁO ĐOÀN

Đức Thích Tôn khi còn tại thế, Ngài đã chế định ra giới luật để làm tiêu chuẩn cho việc tu hành và sinh hoạt của các đệ tử. Sau khi Phật diệt độ, các bậc Kỳ túc Trưởng lão lại theo đó mà giải thích và quy định lại, biên thành Tỷ-kheo giới bản và Tỷ-kheo-ni giới bản. Y vào luật Tứ Phầnkinh giới bản của Tỷ-kheo có 250 giới, Tỷ-kheo-ni có 348 giới. Theo Nam truyền luật tạng, Tỷ-kheo có 227 điều, Tỷ-kheo-ni có 311 điều. Các giới điều tuy có khác, nhưng chỉ khác phần chi tiết, còn phần nội dung căn bản vẫn giống nhau.

Người xuất gia, sau khi được thọ Cụ túc giới, cần phải nương theo vào các điều giới luật như trong giới bản để làm mực thước sinh hoạt hàng ngày. Về sinh hoạt của người xuất gia, phải nương vào Tứ Y pháp:

1.- Y vào khất thực để sinh sống.

2.- Y vào áo vải thô để che thân.

3.- Y vào dưới gốc cây để ngủ nghỉ.

4.- Y vào thuốc hủ nát để chữa bệnh.

Nghĩa là sự sinh hoạt hàng ngày của người xuất gia, không chú trọng ở các vật xa hoa, các món ăn ngon, chỉ lấy thanh đạm làm mãn nguyện. Tuy nương vào Tứ Y pháp làm tiêu chuẩn cho sinh hoạt, nhưng tùy từng địa phương, từng trường hợp, các hàng tại gia Phật tửđàn việt làm tinh xágiảng đường, áo mặc, đồ ăn đem cúng dườngbố thí vẫn được thọ dụng mà không trái với tinh thần Tứ Y pháp.

Vật sở hữu của Tỷ-kheo, chia ra cá nhân sở hữu và Tăng-già sở hữu. Vật cá nhân sở hữu, nếu y vào chế định Nam phương Phật giáo là 3 tấm cà-sa: An-đà-hội (Antarivàsaka), Uất-đa-la-tăng (Uttaràsasangha) và Tăng-già-lê (Samhàli), bình bát, khăn lọc nước, dao thế phát, kim khâu và túi, gồm 8 vật. Nếu y vào chế định của Bắc phương Phật giáo là 3 tấm cà-sa, bình bát, khăn lọc nước và tọa cụ gọi là 6 vật. Ngoài ra là những dụng cụ như giày dép, khăn mặt, khăn lau tay v.v… Vật sở hữu của Tăng-già như: tự việngià lamgiảng đường, phòng xá, vườn rừng, cây quả, chăn màn, giường gối v.v… đều là vật công cộng của toàn thể chư Tăng, ai cũng có quyền được sử dụng.

Công việc hàng ngày của các Tỷ-kheo: buổi sáng sớm thì tụng kinhtọa thiền, trước giờ Ngọ phải đi khất thực, mang về phòng ăn đúng giờ Ngọ, xong, có giờ chỉ tĩnh, rồi lại chuyên việc tu hànhgiảng đạo, buổi tối tụ tập tại Thiền đường công cộng để cùng nhau bàn về pháp thoại, và có giờ nghiên cứu công cộng, mãi tới đêm khuya mới đi nghỉ. Tóm lại, về sinh hoạt hàng ngày của Tỷ-kheo lấy sự tu luyện làm cốt yếu.

IV. QUY ĐỊNH CỦA GIÁO ĐOÀN

Một bộ phận của Luật tạng là giới bản thuộc phần Chỉ-trì, ngoài ra còn có một bộ phận gọi là Kiền-độ, tức là Tác-trì là những quy định về các pháp thọ giới, bố-tát, an-cư, tự-tứ v.v… của đoàn thể Tăng-già. Nội dung của Kiền-độ phần thì rất phức tạp, phần phức tạp này là do các bậc Kỳ túc, Trưởng lão của Giáo đoàn chế định thêm, còn y vào quy định ở thời Đức Thích Tôn còn tại thế thì đơn giản hơn.

Công việc quan trọng nhất của Giáo đoàn là việc tác pháp tiến cụ (Upasampadà). – Nghi thức công nhận người gia nhập đoàn thể. Trước hết, nếu ai tin theo Phật, được Phật hứa khả, tức là nghi thức tác pháp công nhận người đó gia nhập đoàn thể Phật giáo đồ. Như người được trao truyền cho giới Tam quy yquy y Phậtquy y Phápquy y Tăng, tức là nghi thức hứa khả cho người đó gia nhập đoàn thể Phật tử. Người được trao truyền cho 10 giới, tức là nghi thức hứa khả cho gia nhập đoàn thể Sa-di. Người được sự tác pháp trao truyền cho giới Cụ túc, tức là nghi thức hứa khả cho gia nhập đoàn thể Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni. Người được nhận vào đoàn thể Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni, phải là người đủ 20 tuổi trở lên, và lục căn cụ túc. Về phía người hứa khả cho gia nhập đoàn thể Tỷ-kheo, lúc đầu thì duy có tự thân Đức Phật, đó là trường hợp đặc biệt, nhưng về sau phải có 10 vị Trưởng lão Tỷ-kheo làm thầy giới sự để trao truyền giới pháp. Sau khi được nhận vào đoàn thể Tỷ-kheo, ai nấy đều phải căn cứ vào giới luật để tu trì, vào kinh điển để học tập.

Quy định về nghi thức Bố-tát (Upavasatha). – Bố-tát mỗi tháng có 2 kỳ, nghĩa là các Tỷ-kheo hoặc Tỷ-kheo-ni cùng ở một già lam hay trong một phạm vi kiết giới nào, mỗi tháng vào ngày 15 và 30 đều phải tận tập, bạch yết-ma làm lễ bố-tát, cử một Tỷ-kheo tụng giới bảnđại chúng đều ngồi nghe, ai nấy đều tự phản tỉnh và nếu phạm vào điều giới luật nào, phải ra trước đại chúng sám hối, hoặc tự phát lộ.

Quy định về nghi thức An-cư (Varsavasana). – Vì mỗi năm cứ vào mùa mưa, nước lũ dâng lên tràn ngập cả đường lối, sự đi lại giáo hóatruyền đạo và khất thực không thuận tiện, hơn nữa lại là mùa côn trùng sinh nở đầy đường, đi lại sợ tổn hại đến sinh mạng các loài côn trùng, nên Phật cùng các đệ tử phải tụ tập lại một nơi nào thuận tiện để chuyên việc tu hành trong 3 tháng, kể từ ngày 16 tháng 4 đến 15 tháng 7, gọi là “Vũ-kỳ an-cư”.

Quy định về nghi thức Tự-tứ (Pavarana). Ngày 15 tháng 7, ngày cuối cùng của khóa an-cư là ngày làm lễ Tự-tứ. Tự-tứ có nghĩa là trong 3 tháng tu trì, nếu trong đại chúng có ai phạm vào tội lỗi mà đại chúng ngờ vực, thì được tự do cử tội. Pháp an-cư, tự-tứ có từ ngày Đức Thích Tôn còn tại thế. Nghĩa là Đức Thích Tôn thành đạo sau một năm, cho tới khi Ngài nhập diệt, Ngài không để thiếu một khóa an-cư, tự-tứ nào.

V. SỰ BIẾN THIÊN CỦA GIÁO ĐOÀN

Khi Đức Thích Tôn còn tại thế, Tăng-già được sự bao dung nhân cách vĩ đại của Ngài, nên đã ít xảy ra vi phạm tội lỗi. Nhưng nếu có chỗ vi phạm là do nơi quần chúng không tốt của Lục-quần Tỷ-kheo trà trộn, nên Đức Thích Tôn đã chế định ra ít nhiều về giới luật. Sau khi Đức Thích Tôn nhập diệt, ngài Đại Ca Diếp cố giữ cho giới luật của Phật đã chế định, không để thất thoát, quyết tâm tuân thủ và truyền trì. Nhưng sau khi Đức Thích Tôn nhập diệt 100 năm, thì Giáo đoàn của Phật giáo cũng không nằm trong “Chính pháp nhất vị”, mà đã phân liệt thành 2 phái tư tưởng cũ mới đối lập, nên đã phát sinh ra phái truyền thừa về hình thức của giới luật thành “Thượng Tọa bộ (Sthaviràh)”, sau gọi là Tuyết Sơn bộ (Haimavàtàh), và nắm bắt về tinh thần của giới luật mà hình thành “Đại Chúng bộ (Mahàsamghikàh)”. Thế rồi sau đó,2 bộ này có những bất đồng tư tưởng, lại lần lượt phân liệt thành các bộ nhỏ khác. Như Đại Chúng bộ chia thành 8 bộ:

1. Nhất Thuyết bộ (Ekavyavahàrihàh)

2. Thuyết Xuất Thế bộ (Lokottaravadinàh)

3. Kê Dận bộ (Kaukktikàh)

4. Đa Văn bộ (Bàhusrutiyàh)

5. Thuyết Giả bộ (Prajnàptivadinàh)

6. Chế Đa Sơn bộ (Caityasailàh)

7. Tây Sơn Trụ bộ (Aparasailàh)

8. Bắc Sơn Trụ bộ (Uttarassailàh).

Và Thượng Tọa bộ cũng chia thành 10 bộ:

1. Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ (Saivàstivàdàh) còn gọi là Thuyết Nhân bộ (Hatuvàdàh)

2. Độc Tử bộ (Vàtsiputriyàh)

3. Pháp Thượng bộ (Dharmattariyàh)

4. Hiền Trụ bộ (Bhadrayànihàh)

5. Chính Lượng bộ (Sàmmitiyàh)

6. Mật Lâm Sơn bộ (Sandagirikàh)

7. Hóa Địa bộ (Mahìsàsakàh)

8. Pháp Tạng bộ (Dharmaguptakàh)

9. Ẩm Quang bộ (Kàsyapiyàh)

10. Kinh Lượng bộ (Sautràntikàh).

Như vậy, 2 bộ phận liệt thành 18 bộ, cộng thêm 2 bộ căn bản, gọi là “Tiểu thừa nhị thập bộ”.

Trong các bộ phái kể trên, các bộ đều có những bộ luật riêng cho bộ mình. Trong Luật tạng Hán dịch, Tứ Phần luật thuộc Pháp Tạng bộNgũ Phần luật thuộc Hóa Địa bộThập Tụng luật thuộc Hữu bộMa Ha Tăng Kỳ luật thuộc Đại Chúng bộCăn bản Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Tỳ-nại-da dĩ nhiên là luật sở truyền của Hữu bộ. Luật Pàli sở thuộc hệ Thượng Tọa bộ, gọi là “Phân Biệt Thuyết bộ”, do Giáo đoàn Phật giáo Tích Lan là “Đại Tịnh xá Tự phái” (Màhàvihara) truyền trì. “Đại Tịnh xá Tự phái”: gọi tắt là Đại Tự phái thuộc Thượng Tọa bộ (Theriya-Nikàya). Nghi thức thọ giới nương vào giới luật được thực hành đầu tiên ở Trung Quốc là “Thời đại Tam quốc”, thời đại Quảng luật thì chưa hoàn toàn truyền tới nên chưa nhất trí về giáo nghĩa “Giới thể” và “Giới hạnh”, ngay khi Quảng luật đã truyền tới, vấn đề đó cũng vẫn chưa được giải quyết. Mãi đến thời Pháp Thông luật sư đời Bắc Ngụy, ngài chuyên nghiên cứu về “Tứ phần luật”, do đó mới giải quyết nhất trí được vấn đề giữa “Giới thể” và “Giới hạnh”. Đệ tử của Pháp Thông là Đạo Phú luật sư, được trao truyền tư tưởng của thầy, trước tác bộ “Tứ Phần luật sớ” 6 quyển.

Sau đó, Tuệ Quang luật sư (468-537) được truyền thừa khoa văn trên, nghiên cứu tinh tường luật Tứ phầnthành lập ra hệ thống cơ sở cho tông này. Tới Đạo Tuyên luật sư (596-667) thì ngài hoàn thành được hệ thống Tứ Phần luật tôn, gọi là “Nam Sơn Tôn”. Luật tôn trong đời Đường có tất cả 3 tông phái, nhưng duy có Nam Sơn Tôn là được thịnh hành và hiện còn truyền thừa tới nay. Hệ thống Luật tôn này còn được thịnh hành ở Nhật Bản, Cao Ly và cả Việt Nam. Giới luật của tôn này thuộc Tiểu thừa, nhưng phần giải thích có khuynh hướng Đại thừa.

Đại thừa giới được nói đến ở các kinh “Phạm Võng kinh”, “Anh Lạc kinh” và “Thiện Giới kinh”. Nội dung của “Phạm Võng kinh” nói về 10 cấm giới trọng và 48 giới khinh. Giới Đại thừa này thông cho cả 2 hàng Tăng và tục. Về Đại thừa giới thì tương đương với 2 bộ phận “Chỉ ác tác thiện”, nhưng phần quy tắc (tác trì) thì không nhất định. Do đó, những nghi thứctác pháphành sự thuộc môn “Tác thiện” trong Tăng-già, đã không tồn tạiPhụng hành giới Đại thừa, nhưng lại phải tuân theo Tiểu thừa luật.

Môn Tác thiện dù có nằm trong Tiểu thừa giới, nhưng vì chưa mãn túc và đặc biệt “môn Tác thiện” trong Đại thừa giới không tồn tại, nên các tông phái thuộc Đại thừa đương nhiên phải nỗ lực chế định. Trong các tông phái duy có Thiền tôn đã chế tác được “Thanh quy”, để quy định về tập đoàn sinh hoạt của hòa hợp chúng. Từ thời Tổ Đạt Ma đến Lục Tổ Huệ Năng, các ngài đều cư trụ ở trong các chùa Luật Chế. Nhưng Tứ Tổ Đạo Tín và Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đều trụ ở chùa Chính Giác thuộc núi Song Phong ở Tây Bắc huyện Hoàng Mai tỉnh Hồ Bắc, trước sau hơn 60 năm. Đồ chúng từ các nơi quy tụ về tu học không phải là 500 người mà là hàng ngàn người, làm thay đổi nếp Thiền phong đã có từ trước. Sinh hoạt của đại chúng lấy việc tự cấp, tự túc làm cốt yếu, không phải chỉ riêng tọa thiền, mà hết thảy việc canh tác, nấu cơm, quét nhà, làm việc công cộng v.v… cũng đều bao quát trong việc tu hành, mỗi mỗi việc đều coi là giá trị tuyệt đối. Đích tôn của Tổ Huệ Năng là Mã Tổ, có 800 người trong hội hạ và cũng đã xây dựng thành đạo tràng riêng biệt của Thiền. Bách Trượng Hoài Hải (720-814), người được truyền pháp của Mã Tổ, đã soạn ra bộ Thanh Quy đầu tiên, làm quy củ cho Thiền môn, đời gọi là “Bách Trượng Thanh Quy”. Thanh Quy là di sản đặc biệt của văn hóa Trung Quốc trọng vọng về lễ tục. Bộ “Bách Trượng Thanh Quy” đương thời lúc đó đã bị thất lạc không còn lưu truyền tới hiện nay, nhưng xem trong các bộ “Thiền Môn Quy Thức”, “Thiền Uyển Thanh Quy”, “Bách Trượng Quy Thằng Tụng”, trong “Cảnh Đức Truyền Đăng Lục” cũng có thể biết mường tượng được nội dung của “Bách Trượng Thanh Quy”. Ngài Bách Trượng còn kiến lập thiền viện độc lập, không phụ thuộc vào các chùa luật. Trên núi Bách Trượng, ngài không dựng Phật điện, mà chỉ kiến lập Pháp đường. Vị trụ trì gọi là Trưởng lão. Nơi ở trụ trì gọi là nhà “Phương trượng”. Trưởng lão là vị Hóa chủ, người thay mặt Phật, Tổ nơi Pháp đường để thượng đường, thăng tòa nói pháp. Đại chúng khi vào Tăng đường, theo thứ tự năm đã kết hạ an cư mà định trật tự. Trong nơi tham thiền có đặt ra “Trường liên sàng” (giường dài ngồi liền nhau) làm giá treo để treo các đạo cụNgồi thiền lâu muốn nghỉ, để gối lên thành giường, đặt sườn bên phải xuống mà ngủ. Cách ngủ này gọi là “Đới đao thụy”. Đại chúng của toàn Viện thời chiêu tham mộ tụ, nếu khi Trưởng lão thượng đường, hết thảy đều tập hợp để nghe pháp và trao đổi vấn đápNgoài ra còn có phần độc tham thọ giáo. Trong lúc chiêu tham mộ thỉnh, Đại chúng đều tiến thoái theo nhịp mõ cá, khánh đá, oai nghi chỉnh tề không để rối loạn. Về việc ăn dùng có 2 bữa cháo sáng, trai trưa trong ngày, giữ gìn tiết kiệm, trong lúc làm việc, Đại chúng trên dưới đều phải tận tâm kiệt lực.

Trong nơi Tăng đường đặt ra “10 vụ”, gọi là “Liêu xá”, mỗi cục Liêu xá có một thủ lĩnh, gọi là “Liêu ty”, dưới Liêu ty lại có nhiều người quản lý công việc. Dưới quyền chỉ đạo của thủ lĩnh (Liêu ty) còn có 10 chức như Duy naPhạn đầuThái đầu, còn 7 chức nữa không ghi rõ tên. Nếu là người mượn hình tướng trà trộn vào hàng Thanh chúng, hoặc làm huyên náo trong chúng, vị Duy na phải kiểm cử, bỏ hết những đồ biện đạo xuống rồi đuổi ra khỏi Thiền viện. Nếu là người phạm tội, hoặc bị đánh đòn, hoặc sám hối trước đại chúng, hoặc bị đốt y bát rồi đuổi ra khỏi cửa, đều được quy định trong Thanh quy. Các Thiền viện trong thiên hạ đều phỏng theo bản Thanh quy này mà chế tác. Như vậy, giới luật của Thiền tôn, theo các quy tắc như trên, thuộc phần “Tác thiện môn”. Bách Trượng Thanh Quy được lưu truyền rất sâu rộng ở đời, nhưng do sự biến thiên của thời đạitình thế của địa phương, phong tập của tự việntính cách của gia sự, nên đã bị cải biến dần dần. Tiếp sau có bộ “Thiền Uyển Thanh Quy” 10 quyển của Tôn Gi (1103), “Hiệu Định Thanh Quy” 2 quyển của Duy Miễn (1274), “Sắc Tứ Bách Trượng Thanh Quy” 2 quyển của Đức Huy (1336), đều là những bộ Thanh quy chủ yếu của Phật giáo Trung Quốc. Trong các bộ Thanh quy về phần nội dung là phần sinh mệnh mới của giới luật, nhưng đồng thời cũng là phần sa đọa vào hình thức, vì có chứa đựng phong phú phần tục lễ. Cho nên, Trình Minh Đạo, một Nho sĩ đã khen: “Tam đại lễ nhạc, tại chuy y trung”, nghĩa là lễ nhạc của 3 đời Hạ, Thương, Chu đều được tồn tại nơi Thiền đường.

VI. SỨ MỆNH CỦA GIÁO ĐOÀN

Đức Thích Tôn thuyết giáo, Ngài đã phủ nhận chế độ giai cấp, nếu ai đã là người quyết chí xuất gia đều được dự vào “Thanh tịnh đại hải chúng”, đều là chúng phạm hạnh thanh tịnh. Nên người xuất gia đã được thọ giới cần phải giữ giới thanh tịnh. Vì lẽ, cứ mỗi mỗi giới Đức Phật đã chế định đều có cái công năng đoạn trừ phiền nãogiải thoát sinh tử, được 10 công đức lớn, mà trong luật Tứ phần gọi là “Thập cú nghĩa”, luật tạng Pàli (Dasa Atthavase) gọi là Thập lợi.

“THẬP CÚ NGHĨA” TRONG TỨ PHẦN LUẬT:

1.- Nhiếp thủ ư Tăng. – Vì kiện toàn Tăng-già thành thanh tịnh chúng.

2.- Linh Tăng hoan hỷ. – Vì tu phạm hạnh, mầm thiện tăng trưởng, nên tâm hoan hỷ.

3.- Linh Tăng an lạc. – Vì hoan hỷ được an lạc nơi thiền định.

4.- Linh vị tín giả tín. – Vì người chưa tin phạm hạnh thanh tịnh mà sinh lòng tin.

5.- Dĩ tín giả linh tăng trưởng. – Vì người đã tin rồi khiến lòng tin tăng trưởng.

6.- Nan điều giả linh điều thuận. – Vì người khó điều phục khiến được điều thuận.

7.- Tàm quý giả đắc an lạc. – Vì người biết hổ thẹn được an vui.

8.- Đoạn hiện tại hữu lậu. – Vì đoạn hết được phiền não hiện tại.

9.- Đoạn vị lai hữu lậu. – Vì đoạn diệt được phiền não ở vị lai.

10.- Chánh pháp đắc cửu trụ. – Vì do trì phạm hạnh mà chánh pháp được cửu trụ.

“THẬP LỢI” TRONG LUẬT TẠNG PÀLI:

1.- Samghasutthutàya. – Vì tính kiện toàn của Tăng-già.

2.- Samghaphà-sutàya. – Vì an trụ của Tăng-già.

3.- Dummankuman puggalànam-niggahàya. – Vì ức chế kẻ ác.

4.- Pesalànam bikkùnam phàsuvihàraya. – Vì an trụ của thiện Tỷ-kheo.

5.- Ditthadhammikànam àsavànam samvaràya. – Vì đoạn phiền não hiện thế.

6.- Samparàyikanam àsavànam patighàtàya. – Vì đoạn diệt phiền não ở vị lai.

7.- Appasannànam pasàdaya. – Vì khiến người chưa tin sinh tin.

8.- Pasannànam bhiyyobhàvàya. – Vì người đã tin, lòng tin thêm kiên cố.

9.- Saddhammatthiliyà. – Vì chánh pháp cửu trụ.

10.- Vinayà nuggahàya. – Vì yêu chuộng kính trọng luật.

“Thập cú nghĩa” trong Tứ Phần luật và “Thập lợi” trong Luật tạng Pàli đêu gồm 10 hạng mục, các hạng mục đều tương tự nhau. Đó đều là những hạng mục chủ đích khiến cho thanh tịnh và trang nghiêm Giáo đoàn, khiến các Tỷ-kheo thanh chúng tu hành phạm hạnh, đoạn phiền não, chứng Niết-bàn.

Niết-bàn có nghĩa là phủ nhận cá ngã, cách cố đỉnh tân, để đạt tới nhân cách hoàn toàn, quyết không phải nơi an lạc của tự kỷ. Thế nên, trong lĩnh vực Tăng-già, ngoài việc tu tập phạm hạnh cho phần tự lợi còn phải tích cực nghĩa vụ giáo hóa để kiện toàn phần lợi tha. Vì tu tập phạm hạnh là phương diện tự giác hướng thượng, việc hoằng duyên là phương diện hướng hạ giác tha, nên sứ mệnh của Tăng-già phải chu toàn gồm cả Bi, Trí. Nghĩa là một mặt phải noi theo nhân cách vĩ đại của Đức Thích Tôn, y theo giới luật, thật tiễn tu hành, phát huy triệt để tinh thần hòa hợp chúng, để bảo trì kỷ cương trật tựtrang nghiêm Tăng-đoàn; mặt khác phải nương theo Đại thừa giớiNhiếp luật nghi giớiNhiếp thiện pháp giới và Nhiếp chúng sinh giới, để “Thống lý đại chúngnhất thiết vô ngại”.

I. TÊN TÔN

Tôn này y cứ vào luật Tứ Phần, nên gọi là “Tứ Phần Luật Tôn”.

II. GIÁO NGHĨA

Căn cứ vào giáo phán của Đạo Tuyên luật sư theo Luật Tôn, đem tổng quát một đời thuyết giáo của Đức Phật mà chia ra “Hóa giáo” và “Hành giáo”. Hành giáo còn gọi là “Chế giáo”. “Hóa giáo” chỉ cho những giáo pháp giáo hóa cộng thông cho cả hai hàng tại gia và xuất gia. “Chế giáo” là những giáo pháp Đức Phật nói ra chuyên cho hàng đệ tử xuất gia, chú trọng phương diện tu trìthanh tịnh Tăng đoàn, mỗi đệ tử phải noi theo tu tập để biết thế nào là “tu trì”, thế nào là “hủy phạm” để các đệ tử phải y giới phụng hành, làm vững chắc Tăng đoàn khiến chánh pháp cửu trụ.

Trong chỗ quy định về giới, các bậc cổ đứcy theo vào tính chất của giới nên chia giới làm 2 phần, “Chỉ trì giới” và “Tác trì giới”. Chỉ trì giới là không làm các điều ác, tức “chư ác mạc tác” theo nghĩa tiêu cựcTác trì giới là vâng làm các điều thiện, tức “chúng thiện phụng hành” theo nghĩa tích cực. Căn cứ trong Tứ Phần Luật tạng thì các bộ phận của Tỷ-kheo giới, Tỷ-kheo-ni giới là nói về phần “Chỉ trì”, các bộ phận Kiền-độ nói về phần “Tác trì”.

III. TRUYỀN THỪA

Giáo học của Phật giáo được cấu thành bởi ba môn học là “Giới học”, “Định học” và “Tuệ học”. Phật giáo Trung Quốc vì nghiên cứu về Tuệ học, nên Tam Luận Tôn, Thiên Thai Tôn, Hoa Nghiêm Tôn được thành lập. Vì tu tập về Định học nên có Thiền Tôn ra đời, vì nương theo vào “Giới học” để tu trì nên có Luật Tôn xuất hiện.

Về Giới học ở Ấn Độ thì nương vào 5 bộ luật khác nhau là Đàm Vô Đức bộTát Bà Đa bộDi Sa Tắc bộCa Diếp Di bộ và Ma Ha Tăng Kỳ bộ. Trong 5 bộ này, có 4 bộ được truyền tới Trung Quốc, tức Quảng luật của Đàm Vô Đức bộ là “Tứ Phần luật” (60 quyển) do ngài Phật Đà Da Xá đời Diêu Tần dịch. Tát Bà Đa bộ tức “Thập Tụng luật” (61 quyển) do ngài Phất Nhã Đa La dịch. Di Sa Tắc bộ tức “Ngũ Phần luật” (30 quyển) do ngài Phật Đà Thập dịch. Ma Ha Tăng Kỳ luật bộ (40 quyển) do ngài Phật Đà Bạt Đà La và Pháp Hiển cùng dịch. Còn Ca Diếp Di bộ tức “Giải Thoát luật” thì chưa truyền tới.

Trong các bộ luật kể trên, sau khi được dịch ra, Tăng-đoàn của Trung Quốc nương vào đó mà tổ chức Giáo đoànTrong đời Ngụy và đời Tấn thì luật Tăng-kỳ được thịnh hành ở vùng Giang Bắc, luật Thập Tụng được phát triển ở vùng Giang Nam. Sự thọ giới của Giáo đoàn, nương vào luật Tứ Phần, nhưng sinh hoạt của Giáo đoàn lại nương vào luật Tăng-kỳ và luật Thập Tụng.

Tứ Phần luật tuy đã được ngài Phật Đà Da Xá dịch, nhưng vì chưa được hoàn bị, nên ngài Pháp Thông đời Bắc Ngụy nhiệt tâm nghiên cứu và giảng giải bộ luật đó. Môn đệ của ngài là Đạo Phú lại nương vào lời thầy giảng mà soạn thành bộ “Tứ Phần Luật Sớ”. Sau, môn đệ của Đạo Phú là Tuệ Quang (468-537) tận lực hoằng truyền, nên môn học luật Tứ phần bột hưng. Môn đệ của Tuệ Quang là Đạo Vân, Đạo Huy, và môn đệ của Đạo Vân là Trí Thủmôn đệ của Đạo Huy là Hồng Tuân kế thừa, đều là những nhân vật hoạt động về Luật học ở đời Tùy. Tới đời Đường thì “Tứ Phần Luật Tôn” được hoàn toàn thành lập. Cũng trong đời Đường, nghiên cứu và hoằng dương về Luật học gồm có 3 tôn: “Nam Sơn Tôn”, “Tướng Bộ Tôn” và “Đông Tháp Tôn”.

– NAM SƠN TÔN

Đạo Tuyên (596-667), người sáng lập ra Nam Sơn Luật Tôn. Ngài người huyện Đan Đồ, tỉnh Giang Tô, sinh năm Khai Hoàng thứ 16 (569) đời Tùy, y ngài Trí Thủ (567-635) ở Trường An thọ giới Cụ túc, chuyên học về Luật. Vì lúc đầu ngài trụ trì chùa Phong Đức núi Chung Nam nên có tên là “Nam Sơn luật sư”. Sau, ngài vâng sắc nhậm chức Thượng tọa chùa Tây Minh ở Trường An để truyền bá Luật học. Tới năm Càn Phong thứ 2 (667), ngài thị tịch, thọ 72 tuổi. Ngài là người hoàn thành về giáo nghĩa của Luật tôn, và hệ thống Luật học của ngài gọi là “Nam Sơn Tôn”.

Về trước tác của ngài gồm có “Tứ Phần Luật Hành Sự Sao” (3 quyển), “Tứ Phần Luật Yết-Ma Sớ” (4 quyển), “Tứ Phần Luật Giới Bản Sớ (94 quyển), “Thập Tỳ-Ni Nghĩa Sao” (4 quyển), “Tỳ-Kheo-Ni Sao” (3 quyển) là các bộ thuộc Luật học. Ngoài ra, ngài còn soạn các bộ “Đại Đường Nội Điển Lục” (10 quyển) để chỉnh lý kinh điển, “Cổ Kim Phật Đạo Luận Hành” (4 quyển) và “Quảng Hoằng Minh Tập” (30 quyển), “Thích Thị Lược Phổ” (1 quyển), “Thích Ca Phương Chí” (5 quyển), “Tam Bảo Cảm Thông Lục” (3 quyển), đều là những bộ rất có giá trị trên phương diện sử học Phật giáo.

Đệ tử thượng túc của Đạo Tuyên là Đại TừVăn Cương, Chu Tú, Dong Tế v.v… đều tận lực hoằng truyền về Luật. Ngoài ra, em đồng môn của ngài là Đạo Thếđệ tử ngài Trí Thủ, trước tác bộ “Tứ Phần Luật Thảo Yếu” và “Tứ Phần Ni Sao” cùng bộ “Pháp Uyển Châu Lâm” (100 quyển) để lưu truyền ở đời.

– TƯỚNG BỘ TÔN

Sơ tổ của “Tướng Bộ Tôn” là Pháp Lệ luật sư (569-635), trụ trì chùa Nhật Quang thuộc Tướng Châu (tỉnh Hà Nam) biệt lập thành một phái Luật học, nên có tên là “Tướng BoÄ Tôn”. Ngài là pháp tôn của Hồng Tuân, hơn Đạo Tuyên 27 tuổi. Về trước tác của ngài có “Tứ Phần Luật Sớ”. Môn đệ của ngài là Mãn ÝHoài Tố v.v… Sau Hoài Tố lại là Khai tổ của “Đông Tháp Tôn”.

– ĐÔNG THÁP TÔN

Khai tổ của Đông Tháp Tôn là Hoài Tố (624-697). Lúc đầu Hoài Tố theo học ngài Huyền Trang, sau theo Pháp Lệ học về Luật, nhưng không vừa ý với học thuyết của thầy, ngài liền trước tác “Tứ Phần Luật Khai Tôn Ký” để phát biểu học thuyết mới, lấy chùa Sùng Phúc Đông Tháp làm căn cứ địa để hoằng truyền Luật học, lập thành một phái riêng gọi là “Đông Tháp Tôn”. Môn đệ của ngài là Pháp Thuận kế thừa. Nhưng Đông Tháp tôn cũng như Tướng Bộ Tôn, lưu truyền không được bao lâu rồi đều bị suy tàn, duy có Nam Sơn Tôn còn lưu truyền ở đời cho tới hiện nay. (Trích trong cuốn Lịch sử Phật giáo Trung Quốc của Thích Thanh Kiểm).

Tiếp sau, người hoằng truyền Luật có lực nhất là Nguyên Chiếu luật sư (tên chữ là Linh Chi, tên hàm (thụy) là Đại Trí, 1048-1116). Ngài trước tác các bộ “Hành Sự Sao Tư Trì Ký”, “Giới Bản Sớ Hành Tôn Ký”, “Yết-Ma Sớ Tế Lục Ký”. Từ đời Đường đến đời Tống, giải thích về “Hành Sự Sao” có hơn 60 nhà nhưng cũng không vượt ngoài khuôn khổ của Nguyên Chiếu luật sư.

Tới đời Nguyên. Thời kỳ Lạt Ma giáo và Thiền Tông rất thịnh hành, Luật học chỉ duy có Pháp Văn luật sư chùa Đại Phổ Khánh ở kinh thành là người hoằng Luật nổi tiếnghọc đồ tới hàng ngàn người.

Sang đời Minh. Thời kỳ Thiền Tôn cũng vẫn thịnh hành. Luật Tôn cũng rất được phát triển; vì có Tri Huyễn Đạo Phú luật sưtrụ trì chùa Giới Đài ở Tây Sơn yến Độ, trong khoảng niên hiệu Chính Thống (1436-1449) có tổ chức Đại giới đàn vào tháng 4 trong mỗi năm, Tăng chúng khắp nơi về thọ giới rất đông đảo. Đến cuối đời Minh, ở Giang Nam có Vân Thê Châu Hoằng và Linh Phong Trí Húc, hai Đại sư này cùng nối tiếp hoằng truyền giới luật. Ngài Vân Thê soạn các bộ “Bồ-Tát Giới Sở Phát Ẩn” (5 quyển), “Sa-Di Luật Nghi Yếu Lược” v.v…

Ngài Linh Phong soạn các bộ “Phạm Võng Kinh Hợp Chú” (7 quyển), “Bồ-Tát Giới Bản Tiên Yếu” (1 quyển), “Bồ-Tát Giới Yết-Ma Văn Thích” (1 quyển), “Tỳ-Ni Sự Nghĩa Tập Yếu” (17 quyển), “Sa-Di Oai Nghi Lục Yếu”, “Tứ Phần Kiền-Độ Lược Thích” v.v…

Ở Lĩnh Nam thời có Hoằng Tán Tại Tham luật sư, núi Đỉnh Hồ, khi ngài 34 tuổi, có ý muốn tới Thiên Trúc để cầu thỉnh Phạm Tăng tới Trung Quốc trao truyền giới pháp lại nhưng không toại nguyện. Về trước tác của ngài gồm có “Phạm Võng Lược Sớ” (8 quyển), “Tứ Phần Luật Như Thích” (12 quyển), “Tứ Phần Danh Nghĩa Tiêu Thích” (40 quyển), “Tỳ-Kheo Thọ Giới Lục”, “Tỳ-Kheo-Ni Thọ Giới Lục” (đều 1 quyển), “Sa-Di Luật Nghi Yếu Lược Tăng Chú” (2 quyển).

Tại Việt Nam, vì ảnh hưởng Phật giáo đời Minh, nên Phật giáo Việt Nam kiêm cả Thiền, Tịnh, Luật. Các trước tác về luật Đại thừa, và Tứ Phần Luật Tôn của các ngài Vân Thê Châu Hoằng, Linh Phong Trí Húc và Hoằng Tán Tại Tham đều đã được truyền tới Việt NamPhật giáo Việt Nam cũng đã cho khắc văn lưu hành các bộ luật như “Bồ-Tát Giới Sớ Phát Ẩn” (5 quyển), “Sa-Di Luật Nghi Yếu Lược” của Tổ Vân Thê; “Phạm Võng Hợp Chú” (7 quyển), “Bồ-Tát Giới Bản Tiên Yếu” (1 quyển”, “Sa–Di Oai Nghi Lục Yếu” của Tổ Linh Phong; “Phạm Võng Lược Sớ” (8 quyển), “Tứ Phần Luật Như Thích” (12 quyển), “Tứ Phần Danh Nghĩa Tiêu Thích” (40 quyển), “Tỳ-Kheo Thọ Giới Lục” và “Tỳ-Kheo-Ni Thọ Giới Lục” (đều 1 quyển), “Sa-Di Luật Nghi Yếu Lược Tăng Chú” (2 quyển) của Tổ Hoằng Tán Tại Tham. Các bộ sách này đều đã được khắc văn và ấn hành tại Việt Nam bằng nguyên văn chữ Hán. Hòa thượng Thích Hành Trụ tại Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh, ngài đã dịch sang tiếng Việt gồm các bộ “Tứ Phần Luật Như Thích”, ấn hành năm 1959 và “Sa-Di Luật Nghi Yếu Lược Tăng Chú” ấn hành năm 1964.

IV. NỘI DUNG TỨ PHẦN LUẬT TẠNG

Nội dung luật Tứ Phần cũng như các luật khác, cùng nhất trí về đại thể, đều do 5 bộ phận tổ chức thành. Bộ phận đầu tiên, bộ phận trung tâm của Luật tạng là bộ phận Ba-la-đề-mộc-xoa, tức bộ phận Tỷ-kheo giới và Tỷ-kheo-ni giới. Thứ nữa là bộ phận Kiền-độ, gồm 20 Kiền-độ là các pháp thọ giới, pháp bố-tát, rồi đến tạp pháp v.v… chế độ của Giáo đoàn, nói về các nghi thức và giải thuyết bổ khuyết Ba-la-đề-mộc-xoa. Bộ phận thứ 3, Tập pháp Tỳ-ni, giải thuyết về kết tập Phật điển lần thứ 2 sau khi Phật diệt độ. Bộ phận thứ 4 là Điều bộ Tỳ-ni, giải thích các nghi vấn những trường hợp đặc thù trong Luật. Bộ phận thứ 5 là Tỳ-ni Tăng nhất, bộ phận liệt kê ý nghĩa các vấn đề trên phạm vi giới luật được tăng thêm một tầng.

Như 5 bộ phận trên, 2 bộ phận đầu là bộ phận thành lập đầu tiên, 3 bộ phận sau là những bộ phận phụ thêm. Luật Tứ Phần cũng từ 5 bộ phận này đem chia thành 4 đoạn, nên có tên gọi là “Tứ Phần luật”. Bốn phần được chia thành trong Tứ Phần luật không mang ý nghĩa quan trọng nào, mà chỉ theo 4 kẹp sách trong Phạn bản, chia thành 4 phận đoạn cho tiện lợi. Bốn phận đoạn đó là: Phần thứ nhất, phần “Tỷ-kheo giới”. Phần thứ hai, từ Tỷ-kheo-ni giới đến Thuyết giới Kiền-độ. Phần thứ ba, từ An cư Kiền-độ đến Kiền-độ thứ 18 là Pháp Kiền-độ. Phần thứ tư, từ Phòng xá Kiền-độ đến Tỳ-ni Tăng nhất Kiền-độ.

V. NỘI DUNG GIỚI BẢN

Nội dung của Tứ phần Luật tạng chia thành 4 bộ phận: 1. Tỷ-kheo-giới, Tỷ-kheo-ni giới: Do từng nhân duyên mà phát sinh thành một điều giới, nói về cách chế định ra sao và giải thích về giới văn, đưa ra thực lệ để biên soạn. Đó là phần trung tâm của cá nhân tu trì trong Luật tạng. 2. Phần Kiền-độ, là những phần hành sự chủ yếu, quy định về chế độ y, thực, trụ các cách sinh hoạt của Tỷ-kheo trong Tăng-đoàn. Đó là những phần trọng điểm về tổ chức. 3. Ngũ bách kết tập và thất bách kết tập, phần trần thuật về công việc chủ yếu biên chép Thánh điển Phật giáo. 4. Điều bộ Tỳ-ni và Tăng nhất Tỳ-ni, phần thuật lại cụ thể về tình hình phạm giớiso sánh tỉ mỉ hơn.

Nay thuyết minh tóm tắt về nội dung 250 giới của Tỷ-kheo trong Tứ Phần Luật tạng, được chia thành 8 loại như sau:

1. BA-LA-DI (Pàràjika)

Ba-la-di dịch nghĩa thích đáng, tương đương với nghĩa cực ác, phần nói về tội của Tỷ-kheo phạm cực hình, phạm 1 điều trong 4 điều Ba-la-di, liền mất tư cách của Tỷ-kheo, bị xử phạt “Bất cộng trụ” đuổi ra khỏi Tăng-đoàn, giống như tội tử hình của hình pháp. Cho nên người phạm tội Ba-la-di ví như người “đoạn đầu” (đứt đầu) không thể sống lại được. Lại gọi là “khí”, bỏ ra ngoài chúng. Cũng gọi là “Tự đoạn phụ xứ”, tự mình sa ngã chốn thua kém v.v… ví như lá vàng lìa khỏi cành, không thể xanh lại, như dầu cây bị chặt rồi, tất sẽ khô chết.

2. TĂNG-GIÀ-BÀ-THI-SA (Samghàvasesa)

Dịch là Tăng tàn, như người bị chém, còn lại cuống họng, tất phải cấp cứuTỷ kheo phạm 1 giới nào đó trong 13 pháp Tăng tàn, đều có thể tiếp nhận nơi cứu chữa của Tăng đoàn, liền không mất tư cách làm Tăng. Phạm tội này gần với trọng tội Ba-la-di. Nếu Tỷ-kheo phạm trọng tội Ba-la-di, ví dù có thành tâm sám hối cũng không thể có tư cách Thanh tịnh tăng. Nhưng phạm tội Tăng tàn và các thiên sau, đều trực tiếp sám hối bản tội, phạm vào tội gì, sám hối tội đó. Duy phép sám hối thiên Tăng tàn này, khác với các thiên khác, phép sám hối chủ yếu chia làm 4 giai đoạn:

1). Trị lỗi tâm phú tàng (che giấu) tức Ba-lị -bà-sa (Parivàsa). – Trong giới bản, dịch là “Phú tàng” hoặc “Biệt trụ”. Theo chỗ Tỷ-kheo phạm giới, không có dũng khí che giấu lỗi lầm trong tâm, ở trước khi sám Tăng tàng bản tội, tùy theo số ngày phú tàng nhiều ít mà trị phạt “biệt trụ”, ở riêng một phòng, không được cùng ở với Tăng. Tuy Tỷ-kheo phạm tội đó dù có vào trong chúng, cũng không được phát biểu đàm luận, có hỏi han chi, đại chúng cũng không trả lời, và đoạt mất 35 thứ quyền lợi được hưởng trong Tăng-đoàn. Phải chấp lao phục dịch trong đại chúngcung phụng các Thanh tịnh Tỷ-kheo như Hòa thượng của mình. Có khách Tỷ-kheo tới, phải thưa cho biết mình là Tỷ-kheo đang hành biệt trụ. Nếu ra khỏi ngoài giới tự viện, thấy Tỷ-kheo khác cũng phải biểu bạch mình là người sám lỗi tâm phú tàng. Giả sử, trong kỳ gian hành biệt trụ, nếu trái phạm một việc trong các việc kể trên, liền bị thủ tiêu mất các số ngày đã hành biệt trụ, lại phải làm lại từ đầu theo số ngày gốc đã định.

2). Trị tội phú tàng. – Xét số ngày che giấu phạm tội Tăng tàn mà trị tội phú tàng. Tội phú tàng là tội Đột-cát-la. Giả sử không hay ghi nhớ rõ phạm tội Tăng tàn vào thời gian nào, khi tính số ngày không thể chính xác được nên theo phép tính phải kể từ ngày thọ Đại giới.

3) Trị lỗi tâm Tăng-tàn, tức “Ma-na-đỏa” (Mànatva), dịch là “ý hỉ”. Tỷ-kheo sám Tăng-tàn, tự mình vui mừng, nhân vì số ngày hành phú tàng sắp mãn hạn, chỉ còn có 6 đêm nữa là xong (lục dạ ý hỉ). Đại chúng cũng hoan hỷ, Tỷ-kheo sám Tăng-tàn này, có thể sửa lỗi thành người thanh tịnh. Nếu là phạm tội Tăng-tàn rồi mà phát lộ sám hối ngay, thời không phải qua 2 giai đoạn (1) và (2) trên mà chỉ trực tiếp sám trị lỗi tâm phạm Tăng-tàn này, gọi là “Bản nhật trị”.

4). Trị tội Tăng-tàn. – Tức pháp “xuất tội” trong giới bản. Xuất tội nghĩa là tác pháp phục quyền Tỷ-kheo. Người phạm thiên tội này phải cần có 20 vị Tăng cử hành “xuất tội yết-ma”.

3. NHỊ BẤT ĐỊNH PHÁP

Đó là 2 thứ giới hãy chưa thể quyết định được tội trạng. Tức Tỷ-kheo cùng với phụ nữ ngồi nơi có bình phong che kín, hoặc nơi trống trải, có nói chuyện trò, người khác mục kích thấy cho là phạm tội Ba-la-di, tội Tăng-tàn, hoặc tội Ba-dật-đề, do nơi Tỷ-kheo tự mình thừa nhận là phạm tội gì rồi mới quyết định, nên gọi là “Bất định pháp”. Luận về tính chất của tội, thiên này không thể thành giới điều độc lập (Ni giới không có nhị bất định pháp), bởi vì bàn về tội phạm, nếu là Ba-la-di thời quy vào tội Ba-la-di, nếu là Tăng-tàn, quy vào tội Tăng-tàn, nếu chỉ khiến người mục kích sinh ngờ thôi, thì chỉ phạm tội Đột-cát-la.

4. NI-TÁT-KỲ-BA-DẬT-ĐỀ (Nissagiyapàcitiya)

Dịch là “Xả đọa” nghĩa là, các vật sở hữu của Tỷ-kheo, như áo, bát, tọa cụ v.v… lại không làm thủ tục “tác pháp”, thời khiến Tỷ-kheo phải xả vật, xả tội, trừ bỏ tâm lý chứa chấp, tàng trữ tài vật, để khỏi tội đọa lạc. Cộng có 30 giới người phạm tội này, nên đưa ra những phẩm vật trong Tăng, từ 4 vị trở lên, tiến hành sám hối.

5. BA-DẬT-ĐỀ (Pàcittiya)

Dịch là “Đan tọa”. Liên quan tới các tội tiểu vọng ngữcố ý sát hại côn trùng, cùng với phụ nữ đi cùng đường v.v… gồm có 90 giới, phạm 1 giới trong các giới này, phải tới trước một vị Tỷ-kheo nói tội sám hối.

6. BA-LA-ĐỀ-XÁ-NI (Pàtidesanniya)

Dịch là “Hướng bỉ hối”. Phạm tội này chỉ hướng với người khác, nói rõ lỗi lầm đã phạm, tức là nghĩa sám hốiGồm có 4 giới như: theo Tỷ-kheo-ni không phải là thân thích xin ăn v.v… Người phạm tội phải đối với 1 vị Tỷ-kheo sám hối.

7. THỨC-XOA-CA-LA-NI (Sikkhà-karaniya)

Dịch là “Chúng học”. – Tỷ-kheo phải chú ý đến các tác pháp oai nghi như các việc mặc áo, đi đường, thuyết pháp, vào nhà bạch y v.v… gồm có 100 điều, gọi là “Bách chúng học”. Thực ra, chỉ nhắc 100 hạng mục này làm đại biểu mà thôi, còn các việc nên học khác do đấy mà suy biết. Trong thiên này, lại là những công việc sinh hoạt hàng ngày của các Tỷ-kheo, những hành vi oai nghi nhỏ nhiệm này, phạm phải, tuy là tội nhẹ, nhưng lại là bộ phận rất khó giữ gìn. Nếu một khi đã cố ý phạm, phải đối một Thượng tọa Tỷ-kheo sám hối, gọi là “Đối thú sám”. Nếu không cố ý mà ngộ phạm tức vô tâm phạm, thời tự trách tâm, bảo chứng tuyệt đối không tái phạmPhương pháp sám hối này gọi là “Trách tâm sám”.

8. DIỆT TRÁNH PHÁP (Adhikaramásamathaàdharmàh)

Nghĩa là phương pháp trị tội. Đó là gặp khi khởi sự phân tranh giữa cá nhân hoặc trong Tăng đoàn, dùng phương pháp thích đáng, để trấn tĩnh không cho xảy ra, gồm có 7 hạng mục. Nếu không lấy phương pháp thích đáng trị phạt, vị Thượng tọa trong chúng phải tội Đột-cát-la. Theo tính chất của 7 pháp trong thiên đều không kể là giới điều độc lập.

Tám loại kể trên, gồm có 250 giới điều, là những điều kiện căn bản để Tỷ-kheo tịnh hóa thân tâm nơi tự mình và Tăng-đoàn được an lạc. Các Tỷ-kheo đã thọ Tỷ-kheo giới, tất phải thận trọng y vào đó để kiểm tra 3 nghiệp thân, khẩu, ý của mình, mỗi người mỗi người, trước hết phải tự mình thanh tịnh, Tăng-đoàn tự nhiên được hòa kính an vui, chánh pháp được trường tồn vĩnh cửu.

VI. NỘI DUNG YẾT-MA

Yết-ma (Karman), dịch là “Nghiệp”, có nghĩa là biện sự, công việc xử lý trong Tăng-đoàn, đều lấy lợi ích tập thể làm tiêu chuẩn. Trên phương pháp xử lý cũng đặc biệt tôn trọng ý kiến của Tăng chúng. Mỗi hội nghị của một sự kiện, đều dùng ý kiến tập trung của Tăng chúng, và tôn trọng biện pháp chủ trương của Trưởng lão để thống nhất sự việc.

Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài xét sự việc để triệu tập Tăng chúngtùy thời tùy việc mà cử hành yết-ma. Do có những yết ma này, khi kết tập Tam tạng, mới biên soạn thành 20 thiên, gọi là 20 Kiền-độ (Khandhaka), dịch là “Pháp tụ”, xét về tính chất của tác pháp mà quy tụ thành thiên, chương.

Yếu kiện cử hành yết-ma (hội nghịgồm có: Thứ nhất, xét về nội dung hội nghị nên triệu tập “người” (nhân) thế nào? Thứ hai, cử hành ở “nơi chốn” (xứ) nào? Thứ ba, giải quyết về “công việc” (sự) gì? Thứ tư, dùng “phương pháp” (pháp) gì? Ở trước khi cử hành một thứ yết-ma, tất phải xem xét trù bị những điều kiện thích hợp xong rồi mới bắt đầu cử hành. Theo luật chế, yết ma được cử hành viên mãn như pháp, yết-ma mới thành tựuGiả sử ở nửa vời phát sinh sự kiện gì chẳng như pháp, thì yết-ma này không thành tựu, phải cử hành lại.

Phép yết-ma. – Nương vào từng sự việc trọng yếu hay không, yết-ma được tiến hành theo 3 phương thức: (1) Có 1 người hay làm yết-ma. (2) Có 2 người, 3 người cùng làm yết-ma. (3) Có Tăng chúng từ 4 người trở lên mới có thể làm yết-ma. Ví như, Tỷ-kheo sám hối tội nhẹ Đột-cát-la “vô tâm mà ngộ phạm”, đó là một người tưởng niệm ở tự bản thân mình, trách phạt điều lỗi lầm gì mình đã phạm, đồng thời bảo chứng từ nay về sau không tái phạm, thứ này gọi là phát lồ sám hối.

Thứ tác pháp này là “phép tâm niệm yết-ma”. Phép tâm niệm yết-ma, chỉ một người có thể làm, đó là tùy thời tùy nơi chốn, như một Tỷ-kheo ở một mình, hoặc du hành, giữa đường, tùy thời tùy nơi chốn đều không thoát ly Tăng già đại chúng, đều không trái với Phật pháp.

Lại như Tỷ-kheo thọ 3 y, thọ bát, thọ ni-sư-đàn v.v… nhân vì Tỷ-kheo không được phép có nhiều của vật riêng, các thứ nhu phẩm sinh hoạt tất yếu này, ở lúc lấy dùng trước hết, phải trải qua phần chứng minh của Tỷ-kheo khác, hướng vị Tỷ-kheo đó thọ trì y bát. Tỷ-kheo sám hối tội Ba-dật-đề, cho đến sám hối tội trọng Đột-cát-la, đều là đối diện với một vị Tỷ-kheo mà tác pháp, như thế gọi “phép đối thú yết-ma”.

Nếu là sự việc trọng yếu trong Tăng-đoàn, cần phải có từ 4 vị Tỷ-kheo trở lên mới cử hành hội nghị gọi là “phép Tăng pháp yết-ma”. Phép Tăng pháp yết-ma lại xét sự việc lớn nhỏ mà chia thành 3 thứ: (1) Đơn bạch yết-ma, đó là xử lý việc nhỏ, do trong Tăng cử ra người chủ trì yết-ma, người này hướng đại chúng một lần cáo bạch chủ đề của hội nghị và đồng thời tác pháp để toàn thể thông qua. Ví như việc thuyết giới, tự-tứ v.v… tuyên cáo trước hội nghị đều là Đơn bạch yết-ma. Theo Tứ Phần Luật, loại yết-ma này có tất cả 40 thứ, theo “Yết-ma chỉ nam” nêu chung là 44 thứ. (2) Bạch nhị yết-ma, đó là sự việc lớn, người chủ trì yết-ma hướng đại chúngmột lần cáo bạch chủ đềmột lần tuyên đọc quyết nghị, một bạch, một lần yết-ma này gọi là “Bạch nhị yết-ma”. Như phép kiết giới, sai người tự-tứ v.v… đều dùng phép Bạch nhị yết-ma. Theo Tứ Phần Luật, loại này gồm có 67 thứ, “Yết-ma chỉ nam” gồm có 78 thứ. (3) Bạch tứ yết-ma, đó là xử lý sự việc tối trọng yếu trong Tăng-đoàn, như việc tác pháp thọ Cụ túc giới v.v… người chủ trì yết-ma, một lần cáo bạch, 3 lần yết-ma. Ở trước phần chưa nói xong lần yết-ma thứ 3, người trong hội nghị lại có thể đưa ra dị nghị. Phép Bạch tứ yết-ma này, bạch và yết-ma gồm có 4 lần, gọi là “Bạch tứ yết-ma”. Trong Tứ Phần Luật, loại này gồm có 38 thứ, “Yết-ma chỉ nam” nêu 39 thứ. Đơn bạch, Bạch nhị, Bạch tứ trong Tăng pháp yết-ma, theo Tứ Phần Luật cộng chung có 145 thứ, theo Yết-ma chỉ nam, cộng chung có 165 pháp.

Ngoài ra, như các pháp Thuyết giới, Tự-tứ, Sám tội xả đọa v.v… trên nguyên tắc, phải là phạm vi “Tăng pháp yết-ma”, nhưng vì nhân số trong Tăng giới không đủ, cũng được ngoại lệ dùng pháp “Đối thú yết-ma”. Trong Đối thú yết-ma có 2 thứ: (1) “Phép Đãn đối thú” là bản pháp, theo Yết-ma chỉ nam nêu có 31 pháp. (2) “Phép Chúng pháp đối thú” là bàng pháp, theo Yết-ma chỉ nam gồm có 6 pháp, cộng chung là 37 pháp. Như pháp 2, 3 người thuyết giới, và pháp Tự-tứ, đều không nên làm biệt chúng.

Tâm niệm yết-ma cũng có 3 loại: (1) “Phép Đãn tâm niệm” là bản pháp, như trước mặt nói sám tội khinh Đột-cát-la v.v… theo Yết-ma chỉ nam gồm có 4 pháp. (2) “Phép Đối thú tâm niệm”, đó là yết-ma phải đối thú tác pháp nhưng vì trong giới không có người để đối thú, nên khai cho tâm niệm, gọi là “Phép Đối thú tâm niệm”. Theo Yết-ma chỉ nam, phép này gồm có 15 pháp. (3) “Phép Chúng pháp tâm niệm”, theo Yết-ma chỉ nam, phép này gồm có 6 pháp, cộng chung là 25 pháp. Cộng chung 3 pháp Tâm niệm và 2 pháp Đối thú là 62 pháp.

Phân biệt các thứ yết-ma gồm có: “Tam pháp” và “Bát phẩm”. Trong 3 pháp yết ma: Tăng pháp yết-ma, Đối thú yết-ma và Tâm niệm yết-ma gọi là “Tam pháp”. Trong Tăng pháp yết-ma có 3 phẩm (là Đơn bạch, Bạch nhị và Bạch tứ). Trong Đối thú có 2 phẩm (Đãn đối thú và Chúng pháp đối thú). Trong Tâm niệm có 3 phẩm (Đãn tâm niệm, Đối thú tâm niệm và Chúng pháp tâm niệm). Ba pháp Tám phẩm này có thể bao quát hết thảy sự việc lớn nhỏ trong Tăng-đoàn. Tất cả yết-ma trong Tăng-đoàn được an bài và xử sự rất có điều lý. Cùng một việc có nguyên tắc tác pháp, cũng có tác pháp theo ngoại lệ, lại có ngoại lệ của ngoại lệ, cách vận dụng yết ma rất linh độngVí như Tỷ-kheo an cư, nếu có từ 4 người trở lên, thời theo Tăng pháp yết-ma tập tăng, nếu khi có 3 người hoặc 2 người, liền dùng bản pháp Đãn đối thú an cư, nếu chỉ có một người ở một mình, liền dùng phép Tâm niệm an cư.

Sự việc gì, dùng phép yết-ma gì, đó là mỗi thành viên trong Tăng-đoàn cần phải học tập cho kỹ. Luật chế, người được thọ giới rồi, phải 5 năm học giới, không được xa thầy y chỉ, đó là khiến cho mỗi Tăng, Ni ai nấy đều biết xử lý hết thảy sự việc trong Tăng-đoàn. Nếu 5 năm học giới mà vẫn không thể chủ trì được yết-ma, thời có quy định “suốt đời chẳng được xa thầy y chỉ”. Tác pháp yết-ma, giả sử làm không đúng pháp, thời sinh hoạt của Tăng, Ni thiếu phần viên mãn.

Trước tiên, Tăng, Ni sở dĩ được thành Tỷ-kheo tăng, Tỷ-kheo-ni, tất phải thọ giới Cụ túc. Trong toàn bộ tác pháp thọ giới Cụ túc, phải trải qua 3 Đơn bạch, 1 Bạch tứ yết ma (Đơn bạch sai Giáo thọ, Đơn bạch gọi vào chúng, Đơn bạch Giới sư vấn hòa và Bạch tứ yết-ma chính thọ giới thể). Nếu không thông đạt yết ma, thời làm thế nào mà tiếp nhận được Tăng, Ni mới. bởi thế, nếu người không học tập tốt yết-ma thời phép truyền giới không như pháp, việc thọ giới không thành tựu.

Tỳ-kheo giới bản có 250 điều giới kết hợp với 20 Kiền-độ trong Tứ Phần Luật tạng tóm tắt như sau:

1. Thọ giới kiền-độ. – Thuyết minh việc thọ giới.

2. Thuyết giới kiền độ. – Thuyết minh về nghi thức thuyết giới.

3. An cư kiền-độ. – Thuyết minh ý nghĩa và sự việc an cư.

4. Tự tứ kiền-độ. – Nói về ý nghĩa tác pháp tự tứ.

5. Bì cách kiền-độ. – Khai cho các Tỷ kheo gặp hoàn cảnh đặc biệt được dùng các loại da thuộc.

6. Y kiền-độ. – Thuyết minh cách may áo và cách mặc dùng.

7. Dược kiền-độ. – Thuyết minh vấn đề chữa bệnh, dùng các thứ thuốc.

8. Ca-hi-la y kiền-độ. – Nói về cách thọ và xả công đức y.

9. Câu-thiểm-di kiền-độ. – Câu-thiểm-di là tên nước. Trần thuật Tỷ-kheo cùng đấu tranh lẫn nhau và tam cử yết-ma: cử tội không bỏ ác kiến, không thấy tội, và không sám hối.

10. Chiêm-ba kiền-độ. – Thuyết minh về như phápphi pháp yết-ma.

11. Ha trách kiền-độ. – Chế định 7 thứ ha trách v.v… (7 x 5 = 35 việc).

12. Nhân kiền-độ. – Thuyết minh phạm Tăng-tàn, Lục dạ biệt trụ, phép bản nhật trị và cách sám hối trừ nghiệp quả, sám diệt phi pháp.

13. Phú tàng kiền-độ. – Thuyết minh các thứ tướng của tội phú tàng và cách trừ diệt tội.

14. Giá kiền-độ. – Nói về ngăn người cử tội người khác, nếu cử tội người phải đủ 5 pháp: (1) Tri thời, (2) Chân thật, (3) Lợi ích, (4) Nhu nhuyến, (5) Từ tâm.

15. Phá Tăng kiền-độ. – Thuyết minh việc phá hoại Tăng đoàn.

16. Diệt tránh kiền-độ. – Thuyết minh về pháp Thất diệt tránh.

17. Ni kiền-độ. – Thuyết minh về các việc Ni chúng thọ giới v.v…, thuyết giới.

18. Pháp kiền-độ. – Thuyết minh về hết thảy oai nghi pháp thức, đi lại tiến chỉ của Tỳ-kheo.

19. Phòng kiền-độ. – Thuyết minh việc sửa sang tu bổ phòng xá.

20. Tạp kiền-độ. – Thuyết minh xen lẫn hết thảy kiền-độ, cuối cùng nói rõ về cách trì giới lớn nhỏ.

Trong “San bổ tùy cơ yết ma” của Đạo Tuyên luật sư, trần thuật lại chia thành 10 thiên để thâu tóm 20 kiền-độ, liệt kê thiên mục dưới đây:

1. Thiên tập pháp duyên thành (nói tổng quát về sự duyên thành hay không của tác pháp yết-ma).

2. Thiên kết giải mọi giới.

3. Thiên nói pháp thọ các giới.

4. Thiên áo, thuốc, thọ trì thuyết tịnh.

5. Thiên các pháp thuyết giới.

6. Thiên các chúng an cư.

7. Thiên các pháp tự-tứ.

8. Thiên các pháp chia áo (vấn đề xử lý áo vật của vong tăng).

9. Thiên phép sám các tội.

10. Thiên tạp pháp trụ trì (các việc cốt yếu về trụ trì Phật pháp.

San bổ tùy cơ yết ma là tác phẩm văn học cổ điểncần phải nghiên cứu học tập nhiều mới thấu suốt được tinh nghĩa.

VII. CÁC PHÁP YẾT-MA

Theo “Yết-ma chỉ nam” của Sa-môn Chiêu Minh biên soạn, yết-ma sai biệt có 3 loại: 1. Tăng pháp yết-ma. 2. Đối thú yết-ma. 3. Tâm niệm yết-ma.

Tăng pháp yết-ma lại có 4 loại: 1. Cầu thính yết-ma. 2. Đơn bạch yết-ma. 3. Bạch nhị yết-ma. 4. Bạch tứ yết-ma.

Đối thú yết-ma cũng có 2 loại: 1. Đãn đối thú. 2. Chúng pháp đối thú.

Tâm niệm yết-ma lại có 3 loại: 1. Đãn tâm niệm. 2. Đối thú tâm niệm. 3. Chúng pháp tâm niệm.

Cầu thính có 2 pháp, Đơn bạch có 44 pháp, Bạch nhị có 78 pháp, Bạch tứ có 39 pháp, cộng là 163 pháp.

Đãn đối thú có 31 pháp, Chúng pháp đối thú có 6 pháp, Đãn tâm niệm có 4 pháp, Đối thú tâm niệm có 15 pháp, Chúng pháp tâm niệm có 6 pháp, cộng là 62 pháp. Cộng chung 9 loại thành 225 pháp.

Cầu thính yết-ma. – Lược có 2 pháp. – Hai pháp này rút ra ở luật Tăng Kỳ:

1. Pháp tạm ra ngoài giới giúp việc xong.

2. Pháp cho lìa y một tháng.

Pháp 1). Trên một lần bạch là xong việc. Còn

Pháp 2). Trước phải cầu thính, sau phải tác pháp Bạch tứ yết-ma mới thành.

Đơn bạch yết-ma. – Tóm lược có 44 pháp. Hai pháp ra ở luật Căn Bản. Hai pháp ra ở luật Tăng Kỳ. Còn đều ra ở luật Tứ Phần. Pháp này chỉ có 1 lần bạch, không 2 lần, nên gọi là Đơn bạch. Văn Đơn bạch hòa Tăng thuyết giới như sau:

“Đại đức Tăng thính, Kim bạch nguyệt thập ngũ nhật, chúng Tăng thuyết giới. Nhược Tăng thời đáo, Tăng nhẫn thính. Hòa hợp thuyết giới. Bạch như thị (Tác bạch thành phủ ? Đáp: “Thành”) – (Bạch Yết ma xong)”.

1. Pháp kết tiểu giới sám tội xả đọa (ra ở luật Tăng Kỳ).

2. Pháp giải tiểu giới sám tội xả đọa (ra ở luật Tăng Kỳ).

3. Pháp cho cạo tóc.

4. Pháp cho xuất gia.

5. Pháp sai Giáo thọ vấn nạn ở nơi khuất.

6. Pháp bạch gọi Sa-di nhập chúng.

7. Pháp đối chúng vấn nạn.

8. Pháp bạch sám hối chúng Tăng cùng phạm biết rõ tội.

9. Pháp phát lồ chúng Tăng cùng phạm tội còn ngờ.

10. Pháp bạch hành Xá-la (Salàkà) – (Xá-la dịch là trù, cái thẻ làm bằng cây, ngắn và nhỏ. – Pháp này do Tổ Đạo Tuyên thêm vào).

11. Pháp hòa Tăng thuyết giới.

12. Pháp phi thời hòa hợp.

13. Pháp tránh diệt thuyết giới.

14. Pháp lui thuyết giới lần thứ nhất.

15. Pháp lui thuyết giới lần thứ hai.

16. Pháp dự kỳ nhận thẻ (ra ở luật Tăng Kỳ). – (Pháp hành trù dự định trước ngày an cư).

17. Pháp hòa Tăng tự-tứ.

18. Pháp gặp nạn lược tự-tứ.

19. Pháp tu đạo Tăng ngày tự-tứ.

20. Pháp tranh cãi Tăng ngày tự-tứ.

21. Pháp Tăng ngày tự-tứ lần thứ hai.

22. Pháp thọ Công đức y hòa Tăng.

23. Pháp xả Công đức y hòa Tăng.

24. Pháp bạch thọ sám hối trong Tăng.

25. Pháp bạch Tăng hành bát.

26. Pháp trị tội người nói dư ngữ (nói quanh co không chịu thú nhận tội).

27. Pháp trị tội người xúc não lặng thinh (khi gọi không lại, khi không gọi liền lại, làm xúc não Tăng).

28. Pháp lựa chọn người trí tuệ tập hợp.

29. Pháp khiến người không tụng giới không biết giới Tỳ-ni ra ngoài.

30. Pháp khiến người tụng giới, không tụng giới Tỳ-ni, bỏ chính nghĩa, nói chút ít văn ra ngoài.

31. Pháp khiến người bỏ chính nghĩa lấy sức ngôn từ gượng ép nói, ra ngoài.

32. Pháp diệt tranh cãi như cỏ phủ đất (các Tỷ-kheo cùng tranh cãi phạm nhiều tội, không phải trọng tội, Phật cho làm pháp sám hối như thảo phủ địa để diệt trừ tranh cãi này).

33. Pháp bạch Tăng thuyết tội (ra ở luật Căn Bản).

34. Pháp sai tới thành Vương Xá kết tập bạch (từ pháp này trở xuống gồm 11 pháp do Tăng chế).

35. Pháp Tăng họp bàn pháp Tỳ-ni bạch.

36. Pháp Ưu Ba Ly pháp Tỳ-ni bạch.

37. Pháp hỏi Ưu Ba Ly trả lời câu hỏi bạch.

38. Pháp hỏi A Nan pháp Tỳ-ni bạch.

39. Pháp A Nan trả lời câu hỏi bạch.

40. Pháp 700 A-la-hán bàn pháp Tỳ-ni bạch.

41. Pháp cử các Thượng tọa họp nơi riêng bàn pháp Tỳ-ni bạch.

42. Pháp họp riêng bàn pháp Tỳ-ni bạch.

43. Pháp hỏi Nhất Thiết Khứ Thượng tọa về pháp Tỳ-ni bạch.

44. Pháp Thượng tọa trả lời về pháp Tỳ-ni bạch.

Bạch nhị yết-ma. – Lược có 78 pháp: 2 pháp ra ở luật Thập Tụng, 2 pháp ở luật Căn Bản, 2 pháp ở luật Tăng Kỳ, 3 pháp ở luật Ngũ Phần, còn đều ở luật Tứ Phần. Yết-ma gồm có 2 phần, 1 lần bạch, một lần yết-ma, nên gọi là Bạch nhị. Như văn yết-ma sai người thọ tự-tứ: “Đại đức Tăng thính: Nhược Tăng thời đáo, Tăng nhẫn thính, Tăng sai Tỷ-kheo (mỗ) tác thọ tự-tứ nhân, bạch như thị (liền nên hỏi rằng) Tác bạch thành phủ ? (Chúng đều đáp) Thành. (Lại nói) Đại đức Tăng thính. Tăng sai Tỷ-kheo (mỗ) tác thọ tự tứ nhân. Thùy chư Trưởng lão nhẫn. Tăng sai Tỷ-kheo (mỗ), tác thọ tự tứ nhân giả mặc nhiên. Thùy bất nhẫn giả thuyết. (Rồi nên hỏi rằng) Yết ma thành phủ ? (Chúng đều đáp) Thành. Tăng dĩ nhẫn sai, Tỷ-kheo (mỗ) tác thọ tự tứ nhân kính. Tăng nhẫn mặc nhiên cố. Thị sự như thì trí”.

1. Pháp kết đại giới không giới tràng.

2. Pháp giải đại giới.

3. Pháp kết giới tràng gồm đại giới.

4. Pháp giải giới tràng (Tổ Đạo Tuyên thêm pháp này).

5. Pháp kết giới pháp và lợi chung.

6. Pháp giải giới pháp và lợi chung.

7. Pháp kết giới pháp chung lợi riêng.

8. Pháp giải giới pháp chung lợi riêng.

9. Pháp cùng giải đại giới hai nơi.

10. Pháp kết giới pháp riêng lợi chung.

11. Pháp giải giới pháp riêng lợi chung.

12. Pháp kết giới không mất áo.

13. Pháp giải giới không mất áo.

14. Pháp 2 nơi cùng kết không ly y (ra ở luật Tăng Kỳ).

15. Pháp kết giới tịnh trù.

16. Pháp giải giới tịnh trù (Tổ Đạo Tuyên thêm)

17. Pháp kết giới tịnh khố (ra ở luật Ngũ Phần)

18. Pháp kết giới kho tàng.

19. Pháp giải giới kho tàng.

20. Pháp kết giới nhà thuyết giới.

21. Pháp giải giới nhà thuyết giới.

22. Pháp kết tiểu giới thuyết giới.

23. Pháp giải tiểu giới thuyết giới.

24. Pháp kết tiểu giới thọ giới.

25. Pháp giải tiểu giới thọ giới.

26. Pháp kết tiểu giới tự-tứ.

27. Pháp giải tiểu giới tự-tứ.

28. Pháp cho nuôi chúng.

29. Pháp cho ngoại đạo ở chung.

30. Pháp Ni sai sứ thọ giới Cụ túc.

31. Pháp ngăn Ni nuôi chúng (ra ở luật Thập Tụng).

32. Pháp Ni sai người cầu thầy Giáo thọ.

33. Pháp sai người Giáo thọ Ni.

34. Pháp sai người hành Xá-la.

35. Pháp cho cuồng si.

36. Pháp giải cuồng si.

37. Pháp sai người chia phòng xá, đồ nằm.

38. Pháp thọ nửa tháng, một tháng tạm ra ngoài giới.

39. Pháp thọ 39 đêm tạm ra ngoài giới (ra ở luật Thập Tụng).

40. Pháp thọ 40 đêm tạm ra ngoài giới (ra ở luật Căn Bản).

41. Pháp Ni sai người tự-tứ đến trong đại Tăng.

42. Pháp sai người thọ tự-tứ.

43. Pháp tự-tứ Tăng thọ vải may áo phải thời (ra ở luật Tăng Kỳ).

44. Pháp sai người may áo công đức.

45. Pháp sai người giữ áo công đức.

46. Pháp trao áo công đức.

47. Pháp sai người chia cho Tăng được vật bố thí.

48. Pháp giao thí vật để chia.

49. Pháp trực tiếp chia cho Tăng được áo, vật bố thí (chỉ có 4 Tỷ-kheo hiện tiền).

50. Pháp thưởng người coi bệnh.

51. Pháp trả vật của người mất cho người khác (ra ở luật Ngũ Phần).

52. Pháp sai người chia vật khinh, trọng của người mất.

53. Pháp giao vật của người mất để chia.

54. Pháp đem vật của người mất cho Tỷ-kheo không có y (ra ở luật Ngũ Phần).

55. Pháp trực tiếp chia vật khinh của người mất.

56. Pháp gián tiếp (triển chuyểnhoàn lại vật.

57. Pháp trực tiếp giao lại vật.

58. Pháp sai người hành bát.

59. Pháp khiến giữ gìn bát không được cố ý hủy hoại.

60. Pháp sai người sám tạ bạch y (cư sĩ).

61. Pháp cho úp bát (phú bát).

62. Pháp sai sứ bảo nhà phú bát.

63. Pháp giải phú bát.

64. Pháp Ni cùng Tỷ-kheo làm pháp không lễ.

65. Pháp giải không lễ.

66. Pháp cho làm phòng nhỏ.

67. Pháp cho làm phòng lớn.

68. Pháp sai người nói người phạm thô tội.

69. Pháp cho ly y.

70. Pháp kém 6 năm cho may ngoại cụ.

71. Pháp ngăn không đến học gia (Học gia, nghĩa là người cư sĩ ở tại gia mà chứng quảsơ quảnhị quảtam quả).

72. Pháp giải không đến học gia.

73. Pháp cho chứa gậy và túi đựng bát.

74. Pháp cho Ni một mình đến nhà họ hàng thân (ra ở luật Căn Bản).

75. Pháp sai người chia cho Tăng ngoại cụ, và khiến lượt sai thọ thỉnh.

76. Pháp sai người giữ kho tàng.

77. Pháp sai Tỷ-kheo sắp đặt phòng.

78. Pháp giao phòng cũ cho đạo tục sửa lại (Cư sĩ sửa chữa, Tỷ-kheo kinh doanh).

Bạch tứ yết-ma. – Lược có 39 pháp. Một pháp ra ở luật Tăng Kỳ, còn đều ở luật Tứ Phần. Pháp này một lần tác bạch, ba lần yết-ma nên gọi là “Bạch tứ”. Văn “Bạch tứ yết-ma” trao giới Cụ túc như sau:

“Đại đức Tăng nghe, Sa-di (Mỗ A, B, C) này, theo Hòa thượng (thượng Mỗ hạ Mỗ) cầu thọ giới Cụ túcSa di (A, B, C) này, nay theo chúng Tăng xin thọ giới Cụ túc (thượng Mỗ hạ Mỗ) làm Hòa thượng, (A, B, C) tự nói mình thanh tịnh, không có các chướng nạn, tuổi vừa 20, ba y, bát đều đủ. Nếu Tăng thời đến, Tăng thuận nghe, Tăng trao giới Cụ túc cho (A, B, C), (thượng Mỗ hạ Mỗ) làm Hòa thượng. Bạch như thế (rồi hỏi): Tác bạch có thành không? (Thầy Tôn chứng chắp tay đáp): “Thành” (Đó là một lần bạch). (Lại bạch rằng):

“Đại đức Tăng nghe, Sa-di (A, B, C) này, theo Hòa thượng (thượng Mỗ hạ Mỗ) cầu thọ giới Cụ túcSa di (A, B, C) này, nay theo chúng Tăng xin thọ giới Cụ túc, (thượng Mỗ hạ Mỗ) làm Hòa thượng. (A, B, C) tự nói mình thanh tịnh, không có các chướng nạn, tuổi vừa 20, 3 y, bát đều đủ. Tăng trao giới Cụ túc cho (A, B, C), (thượng Mỗ hạ Mỗ) làm Hòa thượng. Các trưởng lão nào bằng lòng Tăng trao giới Cụ túc cho (A, B, C) (thượng Mỗ hạ Mỗ) làm Hòa thượng thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói. (Liền hỏi): Đây là yết-ma thứ nhất có thành không? (Đáp rằng) “Thành” (yết-ma thứ nhất).

(Lại đọc như trên: Đại đức Tăng nghe v.v… Xong lại hỏi rằng):

“Đây là yết-ma thứ 2 có thành không? (Đáp rằng): “Thành”.

“Đây là yết-ma thứ 3 có thành không? (Đáp rằng): “Thành”.

(Rồi lại nói):

Tăng đã bằng lòng trao giới Cụ túc cho (A, B, C) xong, (thượng Mỗ hạ Mỗ) làm Hòa thượng. Vị Tăng bằng lòng im lặng, nên giữ việc ấy như thế”.

Sau đây là 39 pháp:

1. Pháp trao giới Cụ túc.

2. Pháp trao giới Thức-xoa-ma-na.

3. Pháp diệt tẩn (đuổi ra khỏi hàng Tỷ-kheo).

4. Pháp cho học hối (phạm trọng giới, tâm biết hối hận).

5. Pháp cho phú tàng (che giấu).

6. Pháp cho ma-na-đỏa (ý hỷ)

7. Pháp cho xuất tội.

8. Pháp bản nhật trị.

9. Pháp can phá Tăng.

10. Pháp can giúp phá Tăng.

11. Pháp tẩn xuất (đuổi ra).

12. Pháp giải tẩn xuất.

13. Pháp mắng trách can ngăn bị đuổi rồi chê gièm.

14. Pháp can ác tánh.

15. Pháp can ác tà.

16. Pháp cử tội không bỏ ác kiến.

17. Pháp giải cử tội không bỏ ác kiến.

18. Pháp mắng trách can ngăn Sa-di ác tà.

19. Pháp diệt tẩn Sa-di ác tà.

20. Pháp ha trách (mắng trách).

21. Pháp giải ha trách.

22. Pháp cho y chỉ.

23. Pháp giải y chỉ.

24. Pháp ngăn không đến nhà bạch y.

25. Pháp giải ngăn không đến nhà bạch y.

26. Pháp cử tội không thấy tội.

27. Pháp giải cử tội không thấy tội.

28. Pháp cử tội không sám hối.

29. Pháp giải cử tội không sám hối.

30. Pháp Ni can tùy thuận Tỷ-kheo bị cử tội.

31. Pháp Ni can tập cận trụ.

32. Pháp Ni can khuyên tập cận trụ.

33. Pháp Ni can giận bỏ Tam bảo.

34. Pháp Ni can gây tranh cãi.

35. Pháp Ni can tập gần con cư sĩ.

36. Pháp cho nhớ nghĩ.

37. Pháp cho không cuồng si.

38. Pháp cho tìm tướng tội.

39. Pháp cho lìa áo một tháng (ra ở luật Tăng Kỳ).

Đãn đối thú yết-ma. – Lược có 31 pháp. Văn này thông cả các bộ luật, pháp này 2 người ở nơi khuất cùng đối nhau mà làm, nên gọi là “Đãn đối thú”.

1. Pháp thỉnh thầy y chỉ.

2. Pháp biết tội phát lồ.

3. Pháp ngờ tội phát lồ.

4. Pháp gởi dục.

5. Pháp Ni bạch vào chùa Tăng.

6. Pháp Ni dặn thỉnh Giáo thọ.

7. Pháp an cư.

8. Pháp thọ 7 ngày ra ngoài giới.

9. Pháp thọ đêm còn thừa ra ngoài giới.

10. Pháp thọ 3 y.

11. Pháp xả 3 y.

12. Pháp thọ 101 y vật (nhiều vật chỉ thọ 1 còn thuyết tịnh).

13. Pháp xả 101 y vật.

14. Pháp thọ bát.

15. Pháp xả bát.

16. Pháp thọ ni-sư-đàn (tọa cụ).

17. Pháp xả ni-sư-đàn.

18. Pháp thọ dược (các thứ thuốc).

19. Pháp vật thừa thuyết tịnh.

20. Pháp bạch ngưng làm “phú tàng”.

21. Pháp bạch lại làm “phú tàng”.

22. Pháp người đi thay bạch ngưng làm “phú tàng”.

23. Pháp sám tội thâu lan giá nhẹ.

24. Pháp sám Ba-dật-đề.

25. Pháp sám Ba-la-đề-đề-xá-ni.

26. Pháp sám tội Đột-cát-la nặng.

27. Pháp làm phép dư thực (ăn no rồi muốn ăn nữa phải làm phép dư thực).

28. Pháp dặn bảo vào thành.

29. Pháp bạch phi thời vào tụ lạc.

30. Pháp xả thỉnh (bỏ nơi đã nhận mời).

31. Pháp xả giới.

Chúng pháp đối thú yết-ma. – Lược có 6 pháp. Sáu pháp này không nên biệt chúng làm, nên gọi là “Chúng pháp đối thú”.

1. Pháp 3 hoặc 2 người thuyết giới.

2. Pháp tự-tứ.

3. Pháp 3 hoặc 2 người chia Tăng được thí vật.

4. Pháp 3 hoặc 2 người chia vật khinh trọng của người mất.

5. Pháp sám tội Thâu-lan-giá nặng.

6. Pháp sám tội xả đọa.

Đãn tâm niệm yết-ma. – Lược có 4 pháp. Những pháp này, nơi có người, không người đều nên tâm niệm làm, nên gọi là “Đãn tâm niệm”.

1. Pháp biết tội phát lồ trong tòa thuyết giới.

2. Pháp ngờ tội phát lồ trong tòa thuyết giới.

3. Pháp sám tội Đột-cát-la nhẹ.

4. Pháp lục niệm:

(1) Nghĩ số ngày tháng.

(2) Nghĩ biết nơi ăn.

(3) Nghĩ biết ngày thọ giới và tuổi hạ.

(4) Nghĩ biết y, bát thọ trì và thuyết tịnh.

(5) Nghĩ không biệt chúng thực.

Đối thú tâm niệm yết- ma. – Lược có 15 pháp. Những pháp này từ trong pháp Đãn đối thú mà ra, bởi không có người đối thú, mới khai cho tâm niệm, nên gọi là “Đối thú tâm niệm”.

1. Pháp biết tội phát lồ.

2. Pháp ngờ tội phát lồ.

3. Pháp an cư.

4. Pháp thọ 7 ngày ra ngoài giới.

5. Pháp thọ đêm còn thừa ra ngoài giới.

6. Pháp thọ 3 y.

7. Pháp xả 3 y.

8. Pháp thọ 101 vật.

9. Pháp xả 101 vật.

10. Pháp thọ bát.

11. Pháp xả bát.

12. Pháp thọ ni-sư-đàn.

13. Pháp xả ni-sư-đàn.

14. Pháp thọ dược (các thứ thuốc).

15. Pháp vật thừa thuyết tịnh.

Chúng pháp tâm niệm yết-ma. – Lược có 6 pháp. Những pháp này đều từ trong Chúng pháp phát sinh. Bởi ở một mình không có chúng cùng tác pháp mới khai cho tâm niệm, để làm được việc chúng pháp, nên gọi là “Chúng pháp tâm niệm”.

1. Pháp thuyết giới.

2. Pháp tự-tứ.

3. Pháp thọ công đức y.

4. Pháp xả công đức y.

5. Pháp thọ Tăng được thí vật.

6. Pháp thọ vật khinh trọng của người mất.

VIII. PHÂN LOẠI VỀ GIỚI PHÁP

Vì giới pháp của Tăng, Ni tu hành có vô lượng vô biên, nên các bậc cổ đức tạm chia ra làm 2 thứ: Thông giới và Biệt giới.

Thông giới là Tam tụ tịnh giới (Nhiếp luật nghi giớiNhiếp thiện pháp giớiNhiếp chúng sinh giới) của Đại thừa Bồ-tát giới. Nhiếp luật nghi giới là chế ngự mọi điều ác. Nhiếp thiện pháp giới, khuyên làm các điều thiện. Nhiếp chúng sinh giới là lợi ích hết thảy chúng sinh. Người đệ tử Phật thọ trì 3 giới này, không giới hạn ở trong hàng xuất gia mà thông cả xuất gia và tại gia.

Biệt giới là những giới điều dành riêng cho chúng Tỷ-kheo thuộc Thanh văn Tiểu thừa giới. Nếu nói tổng quát, giới của Tỷ-kheo tăng về phần rộng thì vô lượng, ở phần trung có 8 vạn oai nghi, 12 vạn tế hạnh, về phần lược có 250 giới. Và giới của Tỷ-kheo-ni cũng có 3 phần, phần rộng thì vô lượng, phần trung bình, 8 vạn oai nghi, 12 vạn tế hạnh, phần lược có 348 giới.

Theo Tứ Phần luật phân loại về giới, có Lược giới và Cụ túc giới. Trong phần Lược giới lại có 4 loại: Ngũ giớiBát giớiThập giới và Lục pháp.

Ngũ giới: 1. Giới không sát sinh. 2. Giới không trộm cắp. 3. Giới không tà dâm. 4. Giới không vọng ngữ. 5. Giới không uống rượu.

Bát giới: 1. Giới không sát sinh. 2. Giới không trộm cắp. 3. Giới không dâm dục. 4. Giới không vọng ngữ. 5. Giới không uống rượu. 6. Giới không đeo tràng anh lạchoa thơmxoa dầu thơm vào mình. 7. Giới không ngồi trên giường cao đẹp, và làm trò nhạc, ca, múa, cố đi xem nghe. 8. Giới không ăn phi thời.

Thập giới: 1. Giới không sát sinh. 2. Giới không trộm cắp. 3. Giới không dâm dục. 4. Giới không vọng ngữ. 5. Giới không uống rượu. 6. Giới không đeo tràng hoa thơm, xoa dầu thơm vào mình. 7. Giới không được ca múa hát xướng, cố đi xem nghe. 8. Giới không được ngồi trên giường cao rộng lớn. 9. Giới không ăn phi thời. 10. Giới không được cầm giữ vàng bạc của báu.

Lục pháp (6 giới pháp): 1. Tâm ô nhiễm đụng chạm. 2. Trộm của người 4 tiền. 3. Đoạn mệnh chúng sinh. 4. Tiểu vọng ngữ. 5. Ăn phi thời. 6. Uống rượu.

Cụ túc giớiCụ túc giới của bên Tăng gồm 250 giới, Ni gồm 348 giới, đều được ghi rõ trong giới bản của Tỷ-kheo tăng và giới bản của Tỷ-kheo-ni.

Danh mục 250 giới của Tỷ-kheo được tóm lại thành 8 phần hay 8 đoạn như sau:

1. Ba-la-di…. có 4 giới

2. Tăng-tàn. có 13 giới

3. Bất định… có 2 giới

4. Xả đọa. có 30 giới

5. Đơn đọa.. có 90 giới

6. Đề-xá-ni…. có 4 giới

7. Chúng học. có 100 giới

8. Diệt tránh. 7 giới

1. Ba-la-di: 4 giới

1. Giới đại dâm (dâm dục).

2. Giới đại sát (giết hại).

3. Giới trộm cắp.

4. Giới đại vọng ngữ (nói càn).

2. Tăng-tàn: 12 giới

1. Giới cố xuất bất tịnh.

2. Giới đụng chạm người nữ.

3. Giới nói lời thô kệch cùng người nữ.

4. Giới khen mình đòi người nữ cung dưỡng.

5. Giới làm người mai mối.

6. Giới tự làm nhà không chủ xử phân quá lượng.

7. Giới làm nhà có chủ vì mình không người xử phân nơi chốn.

8. Giới vu báng tội Ba-la-di không căn cứ.

9. Giới vu báng tội Ba-la-di mượn căn cứ.

10. Giới can ngăn phá hòa hợp Tăng.

11. Giới can ngăn giúp phá hòa hợp Tăng.

12. Giới can ngăn nhờ nhà người, bị đuổi rồi báng Tăng.

13. Giới can ngăn ác tính chống Tăng.

3. Bất định: 2 giới

1. Giới bất định cùng người nữ ở chốn che khuất.

2. Giới bất định cùng người nữ ở chốn quang đãng.

4. Xả đọa: 30 giới

1. Giới chứa trượng y quá hạn 10 ngày.

2. Giới lìa y cách đêm ngủ.

3. Giới chứa y mong cầu quá hạn 1 tháng.

4. Giới lấy y của Tỷ-kheo-ni không phải bà con.

5. Giới khiến Tỷ-kheo-ni không phải bà con giặt, nhuộm y.

6. Giới theo cư sĩ không phải bà con xin y.

7. Giới lấy áo quá phần.

8. Giới khuyên cư sĩ tăng giá y.

9. Giới khuyên 2 cư sĩ tăng giá y.

10. Giới đòi y gấp quá hạn 6 lần.

11. Giới may ngọa cụ bằng tơ tằm.

12. Giới may ngọa cụ bằng lông thú đen.

13. Giới may ngọa cụ bằng lông thú trắng.

14. Giới dùng ngọa cụ chưa đủ 6 năm.

15. Giới may ngọa cụ không khâu miếng vải cũ.

16. Giới mang lông dê quá 3 do tuần.

17. Giới khiến Ni không phải bà con nhuộm lông dê.

18. Giới chứa tiền vàng bạc.

19. Giới đổi chác tiền bạc.

20. Giới đổi chác các thứ.

21. Giới chứa bát quá hạn 10 ngày.

22. Giới dùng bát kém 5 vết rạn không dò, cầu bát mới.

23. Giới xin sợi khiến thợ dệt không phải bà con dệt y.

24. Giới khuyên thợ dệt dệt y tốt đẹp.

25. Giới cho Tỷ-kheo y sau lại đòi lại.

26. Giới chứa thuốc quá hạn 7 ngày.

27. Giới qua trước hạn cầu áo tắm mưa, qua trước hạn dùng áo tắm mưa.

28. Giới nhận cấp thí y qua trước thời hạn, chứa cấp thí y qua sau thời hạn.

29. Giới ở chốn A-lan-nhã nếu có ngờ (ngờ có giặc cướp) lìa y ngủ quá hạn 6 đêm.

30. Giới xin của Tăng về nhà mình.

5. Đơn đọa: 90 giới

1. Giới cố vọng ngữ.

2. Giới chê mắng đủ kiểu.

3. Giới nói lưỡi đôi chiều.

4. Giới cùng phụ nữ cùng nhà ngủ.

5. Giới cùng người chưa thọ đại giới ngủ quá hạn 2 đêm.

6. Giới cùng người chưa thọ đại giới cùng tụng kinh.

7. Giới trước người chưa thọ đại giới nói tội thô (Ba-la-di, Tăng-tàn)

8. Giới hướng người bạch y nói pháp tự chứng.

9. Giới một mình cùng người nữ nói pháp.

10. Giới đào đất.

11. Giới phá hoại chỗ ở của quỷ thần.

12. Giới dư ngữ (nói quanh) và xúc não Tăng.

13. Giới hiềm mắng người.

14. Giới trải đồ nằm ngồi của Tăng ở nơi đất trống không tự cất.

15. Giới trải đồ nằm của Tăng trong phòng không cất.

16. Giới trải đồ nằm cưỡng đoạt chỗ ngủ.

17. Giới đuổi Tỷ-kheo khỏi phòng.

18. Giới trên tầng gác, nằm giường sút chân.

19. Giới dùng nước có trùng, xối trên bùn, cỏ.

20. Giới lợp nhà quá 3 lớp.

21. Giới tự đi giáo thọ Ni.

22. Giới vì Ni thuyết pháp đến chiều tối.

23. Giới chê bàn người giáo thọ Ni.

24. Giới cho y Tỷ-kheo-ni không phải bà con.

25. Giới may y vì Tỷ-kheo-ni không phải bà con.

26. Giới cùng với Ni ngồi chỗ khuất.

27. Giới hẹn với Ni cùng đi một đường.

28. Giới hẹn với Ni cùng đi một thuyền.

29. Giới do Ni khen ngợi được thức ăn.

30. Giới cùng phụ nữ hẹn cùng đi một đường.

31. Giới nhận quá mức cúng một bữa ăn.

32. Giới lần lượt ăn (bội thỉnh).

33. Giới ăn biệt chúng.

34. Giới thọ thỉnh quá hạn 3 bát.

35. Giới chẳng làm pháp dư thực mà ăn.

36. Giới khiến Tỷ-kheo phạm dư thực.

37. Giới xin ăn phi thời.

38. Giới ăn thức ăn cách đêm.

39. Giới không thỉnh mà thọ thức ăn.

40. Giới không bệnh đòi thức ăn ngon.

41. Giới tự tay cho ngoại đạo thức ăn.

42. Giới đến nhà khác không dặn bảo.

43. Giới ở trong thực gia gượng ngồi.

44. Giới ở trong thực gia ngồi chỗ khuất.

45. Giới một mình cùng ngồi với người nữ.

46. Giới khiến Tỷ-kheo không được thức ăn.

47. Giới thọ dược quá hạn.

48. Giới đi theo quân trận.

49. Giới đến trong quân trận quá hạn 3 đêm.

50. Giới xem thế lực quân trận.

51. Giới uống rượu.

52. Giới tắm sông đùa giỡn.

53. Giới cù nôn nhau.

54. Giới không nhận lời can gián.

55. Giới khủng bố Tỷ-kheo.

56. Giới quá hạn nửa tháng tắm rửa một lần.

57. Giới ở đất trống đốt lửa.

58. Giới giấu y, vật của Tỷ-kheo.

59. Giới cho y rồi tự lấy mặc không nói với chủ.

60. Giới mặc áo mới không làm phai màu.

61. Giới cố giết súc sinh.

62. Giới uống, dùng nước có trùng.

63. Giới cố xúc não Tỷ-kheo.

64. Giới che giấu tội thô của Tỷ-kheo khác.

65. Giới kém tuổi cho thọ Đại giới.

66. Giới khơi lại việc tranh cãi.

67. Giới hẹn với giặc cùng đi một đường.

68. Giới không bỏ ác kiến.

69. Giới làm bè đảng với người không bỏ ác kiến.

70. Giới chứa nuôi Sa-di bị đuổi.

71. Giới trái lời can gián, lại nạn vấn Tỷ-kheo.

72. Giới khinh mắng người thuyết giới.

73. Giới nói dối mới biết giới pháp.

74. Giới phản lại Yết-ma.

75. Giới không gởi dục.

76. Giới gởi dục sau ăn năn.

77. Giới nghe lỏm Tỷ-kheo cùng Tỷ-kheo tranh cãi rồi truyền cho người khác.

78. Giới giận đánh Tỷ-kheo.

79. Giới giận tát Tỷ-kheo.

80. Giới hủy báng phạm tội Tăng tàn không căn cứ.

81. Giới vào cửa cung vua.

82. Giới mang cầm của báu.

83. Giới vào làng xóm trái thời.

84. Giới làm giường quá hạn lượng.

85. Giới nhồi bông hoa làm giường nệm.

86. Giới làm ống đựng kim bằng xương, nanh, sừng.

87. Giới may tọa cụ quá lượng.

88. Giới may áo che phủ quá lượng.

89. Giới may áo tắm mưa quá lượng.

90. Giới bằng lượng y của Phật.

6. Đề-xá-ni: 4 giới

1.Giới thọ thức ăn của Ni không phải bà con.

2. Giới thọ Ni chỉ bảo thức ăn.

3. Giới ở nhà học gia thọ thức ăn.

4. Giới ở chốn sợ hãi thọ thức ăn.

7. Chúng học: 100 giới

1. Giới mặc quần áo phải tề chỉnh.

2. Giới mặc 3 y phải tề chỉnh.

3. Giới không được vắt trái áo vào nhà cư sĩ.

4. Giới không được vắt trái áo vào nhà cư sĩ ngồi.

5. Giới không được áo quấn cổ vào nhà cư sĩ.

6. Giới không được áo quấn cổ vào nhà cư sĩ ngồi.

7. Giới không được trùm áo lên đầu vào nhà cư sĩ.

8. Giới không được trùm áo lên đầu vào nhà cư sĩ ngồi.

9. Giới không được vừa đi vừa nhảy vào nhà cư sĩ.

10. Giới không được vừa đi vừa nhảy vào nhà cư sĩ ngồi.

11. Giới không được ngồi xổm vào nhà cư sĩ.

12. Giới không được lấy tay chống nạnh vào nhà cư sĩ.

13. Giới không được lấy tay chống nạnh vào nhà cư sĩ ngồi.

14. Giới không được rùng mình đi vào nhà cư sĩ.

15. Giới không được rùng mình đi vào ngồi nhà cư sĩ.

16. Giới không được vung cánh tay đi vào nhà cư sĩ.

17. Giới không được vung cánh tay đi vào nhà cư sĩ ngồi.

18. Giới khéo che thân đi vào nhà cư sĩ.

19. Giới khéo che thân vào ngồi nhà cư sĩ.

20. Giới không được ngó nhìn hai bên đi vào nhà cư sĩ.

21. Giới không được ngó nhìn hai bên ngồi trong nhà cư sĩ.

22. Giới im lặng vào nhà cư sĩ.

23. Giới im lặng vào ngồi nhà cư sĩ.

24. Giới không được cười đùa đi vào nhà cư sĩ.

25. Giới không được cười đùa ngồi trong nhà cư sĩ.

26. Giới nên dụng ý khi thọ thực.

27. Giới lấy thức ăn vừa ngang miệng bát.

28. Giới lấy canh ngang miệng bát.

29. Giới cơm canh cân bằng mà ăn.

30. Giới lấy thức ăn theo thứ lớp.

31. Giới không được khều giữa bát mà ăn.

32. Giới nếu Tỷ-kheo không bệnh không được tự vì mình xin cơm canh.

33. Giới không được lấy cơm đậy canh lại mong được nữa.

34. Giới không được nhìn trong bát người ngồi gần khi ăn.

35. Giới nên để ý vào bát quán tưởng thức ăn mà ăn.

36. Giới không được nắm cơm nắm mà ăn.

37. Giới không được há miệng lớn đợi cơm mà ăn.

38. Giới không được ngậm cơm nói chuyện.

39. Giới không được nắm cơm từ xa ném vào miệng.

40. Giới không được nắm cơm còn lại mà ăn.

41. Giới không được phùng má mà ăn.

42. Giới không được nhai đồ ăn ra tiếng mà ăn.

43. Giới không được húp thức ăn ra tiếng mà ăn.

44. Giới không được lè lưỡi liếm thức ăn.

45. Giới không được vung tay mà ăn.

46. Giới không được tay nhặt cơm mà ăn.

47. Giới không được tay nhơ cầm bát đựng thức ăn.

48. Giới không được đổ nước rửa bát vào nhà cư sĩ.

49. Giới không được đại tiểu tiện, hỉ nhổ trên rau cỏ tươi, trừ bệnh.

50. Giới không được đại tiểu tiện, hỉ nhổ trong dòng nước, trừ bệnh.

51. Giới không được đứng đại tiểu tiện, trừ bệnh.

52. Giới không được thuyết pháp cho người vắt trái áo trên vai không cung kính, trừ bệnh.

53. Giới không được vì người vấn áo trên cổ mà thuyết pháp, trừ bệnh.

54. Giới không được vì người che đầu mà thuyết pháp, trừ bệnh.

55. Giới không được vì người trùm đầu mà thuyết pháp, trừ bệnh.

56. Giới không được vì người tay chống nạnh mà thuyết pháp, trừ bệnh.

57. Giới không được vì người đi dép da mà thuyết pháp, trừ bệnh.

58. Giới không được vì người mang guốc gỗ mà thuyết pháp, trừ bệnh.

59. Giới không được vì người cưỡi ngựa mà thuyết pháp, trừ bệnh.

60. Giới không được ngủ nghỉ trong tháp Phật, trừ vì giữ gìn.

61. Giới không được cất giấu của cải trong tháp, trừ vì bền chắc.

62. Giới không được mang dép da vào trong tháp Phật.

63. Giới không được cầm dép da vào trong tháp Phật.

64. Giới không được mang dép da đi nhiễu tháp Phật.

65. Giới không được đi giày bố bịt gót vào tháp Phật.

66. Giới không được cầm giày bố bịt gót vào tháp Phật.

67. Giới ngồi ăn dưới tháp, không được để cỏ và thức ăn nhơ đất.

68. Giới không được khiêng thây chết đi ngang qua dưới tháp.

69. Giới không được dưới tháp chôn thây chết.

70. Giới không được dưới tháp đốt thây chết.

71. Giới không được trước tháp đốt thây chết.

72. Giới không được bốn phía tháp Phật đốt thây chết.

73. Giới không được mang áo và giường người chết từ dưới tháp đi ngang qua, trừ khi giặt nhuộm, xông hương.

74. Giới không được dưới tháp Phật đại tiểu tiện.

75. Giới không được trước tháp Phật đại tiểu tiện.

76. Giới không được quanh tháp Phật đại tiểu tiện.

77. Giới không được mang ảnh Phật đến chỗ đại tiểu tiện.

78. Giới không được ở dưới tháp Phật nhấm cành dương.

79. Giới không được trước tháp Phật nhấm cành dương.

80. Giới không được bốn phía tháp Phật nhấm cành dương.

81. Giới không được dưới tháp Phật hỉ mũi, khạc nhổ.

82. Giới không được trước tháp Phật hỉ mũi, khạc nhổ.

83. Giới không được bốn phía tháp hỉ mũi, khạc nhổ.

84. Giới không được ngồi duỗi chân trước tháp.

85. Giới không được để tháp ở phòng thấp xấu, mình ở phòng cao đẹp.

86. Giới không được vì người ngồi, mình đứng mà thuyết pháp, trừ bệnh.

87. Giới không được vì người nằm, mình ngồi mà thuyết pháp, trừ bệnh.

88. Giới không được vì người ngồi chính giữa, mình ngồi bên mà thuyết pháp, trừ bệnh.

89. Giới không được vì người ngồi chỗ cao, mình ngồi chỗ thấp mà thuyết pháp, trừ bệnh.

90. Giới không được vì người đi trước, mình đi sau mà thuyết pháp, trừ bệnh.

91. Giới không được vì người đi kinh hành chỗ cao, mình đi kinh hành chỗ thấp mà thuyết pháp, trừ bệnh.

92. Giới không được vì người ở giữa đường, mình bên lề đường mà thuyết pháp, trừ bệnh.

93. Giới không được nắm tay nhau đi ở đường.

94. Giới không được ở trên cây cao quá đầu người, trừ khi có nhân duyên.

95. Giới không được dùng túi đan đựng bát, xâu đầu gậy vác trên vai mà đi.

96. Giới không được vì người cầm gậy không cung kính mà thuyết pháp, trừ bệnh.

97. Giới không được vì người cầm gươm mà thuyết pháp, trừ bệnh.

98. Giới không được vì người cầm giáo mà thuyết pháp, trừ bệnh.

99. Giới không được vì người cầm dao mà thuyết pháp, trừ bệnh.

100. Giới không được vì người cầm dù mà thuyết pháp, trừ bệnh.

8. Diệt tránh: 7 giới

1. Giới làm phép hiện tiền để dứt sự tranh cãi.

2. Giới làm phép nhớ nghĩ để dứt sự tranh cãi.

3. Giới làm phép bất si để dứt sự tranh cãi.

4. Giới làm phép tự nói tội để dứt sự tranh cãi.

5. Giới làm phép tìm tội tướng để dứt sự tranh cãi.

6. Giới làm phép nhiều người nói để dứt sự tranh cãi.

7. Giới làm phép cỏ che đất để dứt sự tranh cãi.

IX. BỐN KHOA CỦA GIỚI

Phân tích về giới, các bậc cổ đức thường chia làm bốn khoa là giới phápgiới thểgiới hạnh và giới tướng để thuyết minh.

1. Giới pháp. – Giới là thánh pháp của Phật chế định. Giới pháp là thông giới của hết thảy phàm, thánh. Bài kệ:

“Chư ác mạc tác,

Chúng thiện phụng hành,

Tự tịnh kỳ ý,

Thị chư Phật giáo”.

Đó là thông giới của Thất Phật Thế Tôn trong 3 đời quá khứhiện tạivị lai, và cũng là thông giới cho hết thảy phàm, thánh tu trì để bước lên thánh quả.

Nhưng giới pháp ở đây chỉ nói về nghĩa hẹp là những giới pháp mà Đức Phật đã chế định ra cho các đệ tử đã được thọ, và y vào đó tu hành để thành được thánh quả làm chuẩn tắc. Thí dụ giới không sát sinhgiới không trộm cắp v.v… cho đến 250 giới. Đó gọi là giới pháp.

Vậy ta phải chú trọng đến giới pháp của tự mình đã được thọ, phải giữ gìn cho thanh tịnhsáng suốt như ngọc minh châu, phải luôn luôn nhớ nghĩ, giới pháp là thánh pháp. Không dễ gì được gặp.

2. Giới thể. – Do từ nơi tác pháp yết-ma trao giới và tâm người nhận giới, mà lãnh hội được giới pháp trên phạm vi tư tưởng, tiềm tàng ở trong tâm mà sinh khởi cái công năng “phòng phi chỉ ác” nó luôn luôn nảy sinh ra mầm thiện, nên gọi là giới thể.

Liên quan đến giới thể trong “Yết-ma sớ” có riêng một chương, nói rõ về giới thểGiới thể là bộ phận cơ bản trong giới luật cần phải đặc biệt chú ý nghiên cứu.

Trong kinh Niết Bàn nói: Giới có 2 thứ, một là “Tác giới” (chuyển động), hai là “Vô tác giới” (một lần phát khởi thời trước sau thường liên tục).

Tác giới dùng “thân, khẩu nghiệp tư” làm thể. Vô tác giới thể lấy “phi sắc phi tâm” làm thể.

– Tát-Bà-Đa tông chủ trương, tác giới thể và vô tác giới thể, hai giới này đều là “Sắc pháp”.

– Thành-Thật tông chủ trương “Tác giới thể” lấy sắc tâm làm thể, “Vô tác giới thể” lấy phi sắc phi tâm làm thể.

Theo Tổ Đạo Tuyên y cứ vào Tứ Phần luật cũng lấy “chủng tử” làm thể, nhưng là “Thiện chủng làm thể” nên trong sớ chép “Thành Thiện chủng tử”, đó là “giới thể”.

Vì lẽ Tát-Bà-Đa tông nói giới thể là “Tư chủng”, Thành-Thật tông nói giới thể là “Huân chủng”, nên “Tư” và “Huân” là Tác giới thể, còn “Chủng” thuộc Vô tác giới thể. Nói đến “chủng tử” là đề cập đến cả chủng tử thiện và chủng tử ác. Nên Tổ Đạo Tuyên lấy “chủng tử thiện” làm giới thể, để phân biệt với 2 tông trên. Vì “thiện” là pháp thể, “chủng” là thí dụ. Nghĩa là trần sa giới pháp đều thu nạp ở trong bản tạng thức, nó liên tục sinh khởiliên tục tùy tùng để đưa đến kết quả thanh tịnh giải thoát.

Vậy nên người học Luật cần phải hiểu rõ ràng về “giới thể” rồi mới biết được “Vô tác giới thể”, mới có thể tăng trưởng được thiện pháphộ trì giới luật, để sinh Định, phát Tuệ, để trụ trì chánh pháp.

3. Giới hạnh. – Giới hạnh là tùy thuận giới thể mà các hành vi của 3 nghiệp thân, khẩu, ý đều hành động như Pháp.

Tăng, Ni đã thọ giới rồi, tất phải nương vào giới ấy mà tu hành. Trên phương diện giáo lý, phải y sư học tập về lý luận và quy luật hành sự của Luật tạng. Trên phương diện thực hành, chủ yếu là đối trị phiền nãokiểm tra tư tưởngngôn ngữhành vi khiến cho thích hợp với giới luật và oai nghi. Phải bền chí xa lìa hết thảy những sự việc “chỉ phạm” và “tác phạm” và phải tích cực hết thảy những việc làm ”chỉ trì”, khiến cho 3 nghiệp đều hợp với luật nghi, đó là giới hạnh.

4. Giới tướng. – Xem xét chỗ sai biệt của giới hạnh như Ngũ giớiBát giớiThập giớicho đến 250 giới đều là giới tướng.

Bởi nguyên nhân giữ gìn giới luật mà khiến cho oai nghi được thành tựu, bất cứ cử chỉ hành động gì cũng đều tương xứng với giới luật, được những đức tính tốt của trì giới, nó thể hiện qua bề ngoài, đó gọi là giới tướng.

HẾT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Luận “Sa môn bất kính vương giả”
Luận, Phật học

Khi một tu sĩ không giữ mình, không có giới hạnh, lại dùng tà thuyết chiêu dụ mê hoặc, thì không còn tư cách làm thầy làm sư, thậm chí còn thấp hơn người thế tục; khi đó họ nhận nhân quả – bị phỉ báng cũng là tất yếu. “Sa môn bất kính vương...

Tư tưởng Long Thọ trùng phùng trên nẻo đường quê hương
Phật học

(TƯỞNG NIỆM ÂN SƯ THÍCH TUỆ SỸ) Thầy sinh ra và lớn lên tại thành phố Paksé, tỉnh Champasak, Lào; năm chín tuổi được phụ mẫu gửi vào ngôi chùa làng gần nhà (chùa Trang Nghiêm) hành điệu. Thiên bẩm thông minh, học đâu nhớ đó, điều này khiến cho thân mẫu lo sợ, liên...

Ý nghĩa phương tiện và cứu cánh qua phẩm Tín giải trong Kinh Pháp Hoa
Kinh, Phật học

Kinh Pháp Hoa gửi thông điệp: Ai cũng sẽ thành Phật. Các tôn giáo khác không bao giờ nói tín đồ bằng giáo chủ, đây là điểm khác biệt trong Phật giáo. Tóm tắt phẩm Tín giải Sau khi nghe về pháp Phương tiện và được đức Phật khai mở về Nhất thừa giáo, đặc...

Nghiên cứu triết lý kinh Pháp Hoa qua Phẩm Tựa
Kinh, Phật học

Sự ra đời của kinh Pháp Hoa chính là để hòa giải, thống lĩnh, điều hòa và hợp nhất các tông phái nên tạo ra nhất thừa. 1. Bối cảnh lịch sử ra đời kinh Pháp Hoa 1.1. Bối cảnh lịch sử Những diễn biến về mặt Tôn giáo Sau Phật Niết-bàn khoảng một trăm...

Lược Khảo Về Tư Tưởng Niệm Phật
Luận, Phật học

Tịnh Độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương; Di đà là tính sáng soi, Mựa phải nhọc nhằn tìm về Cực Lạc.[1] I. DẪN KHỞI “Lúc Ta mới ngồi nơi đạo tràng, dưới cội Bồ-đề, quán sát và đi kinh hành, trong hai mươi mốt ngày, suy nghĩ như vầy: Trí tuệ mà Ta đã đạt được thật là vi diệu đệ nhất. Chúng sanh các căn ám độn, đắm...

Kinh Kiến Chánh – Thích Nguyên Hiền dịch
Kinh, Phật học

NHÂN DUYÊN DỊCH KINH KIẾN CHÁNH Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Từ lúc xuất gia, ngay cả nhiều năm được diễm phúc tiếp xúc với Đại tạng kinh, tôi vẫn chưa bao giờ nghe đến tên kinh Kiến Chánh. Năm Quý Mùi (2003), tôi may mắn được về hầu Thầy nhập thất. Một...

Đại ý Kinh Lăng Già
Kinh, Phật học

108 nghĩa đúng với thực tướng như xa rời thế gian. 39 môn phái ý kiến giải, mà tuyên truyền chính pháp. Hiểu rõ danh và tướng đều là giả trá bởi mê vọng thường ấp ủ, dựa chính trí để hiểu chân như giác ngộ lý duyên khởi mà quy chân lý màu nhiệm....

Bát Nhã Ba La Mật Đa
Kinh, Phật học

Wikipedia: Bát-nhã-ba-la-mật-đa (zh. 般若波羅蜜多, sa. prajñāpāramitā, en. perfection of wisdom/insight, de. Vollkommenheit der Weisheit/Einsicht/Erkenntnis) có nghĩa là sự toàn hảo (sa. pāramitā, en. perfection) của Bát-nhã (sa. prajñā). Cũng được gọi ngắn là Bát-nhã-ba-la-mật. Danh từ nguyên thủy Truyền thống Đại thừa Á Đông thường dịch nghĩa prajñāpāramitā là Huệ đáo bỉ ngạn (zh. 慧到彼岸), Trí độ (zh. 智度), Trí huệ độ người sang bờ bên kia. Tuy không hoàn...

Từ nguyên và hình thức sám hối của người xuất gia
Luật, Phật học

1. GIẢI THÍCH TỪ NGUYÊN: Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ:...

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn
Luật, Phật học

Trong tam tạng kinh điển thì luật tạng (vinaya) có một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong Phật giáo. Theo thứ tự sắp xếp thông thường thì tam tạng bao giờ cũng được sắp xếp tuần tự từ kinh, luật và luận. Nhưng theo văn học Pāli, luật tạng được xếp đầu tiên sau đó đến kinh và luận. Điều này cho thấy rằng, luật tạng luôn được đặt trọng tâm trong nếp sống tu học của tứ...

Tìm hiểu Thành Thật Luận
Luận, Phật học

A. DẪN NHẬP Đức Phật Thích ca Mâu ni, ngay khi còn thị hiện là Thái tử Tất đạt đa đã vì cảm thấu nỗi thống khổ miên trường của kiếp nhân sinh mà xuất gia. Sau khi thành đạo, Ngài đi khắp nơi trong cõi Ấn độ mà thuyết kinh giảng pháp, khai hóa...

Luận khơi dậy đức tin Đại thừa
Luận, Phật học

LUẬN KHƠI DẬY ĐỨC TIN ĐẠI THỪA Nguyên tác: Bồ-tát Mã Minh Hán dịch: Tam tạng pháp sư Chân Đế, người Tây Ấn Độ, dịch vào đời nhà Lương Việt dịch: Sa-môn Nguyên Hùng LỜI BẠT  I. Tác giả Mã Minh (Aśvaghosa, 馬鳴, 100-160), người Trung thiên trúc, vốn xuất thân trong một gia đình Bà-la-môn, ở thành Sa-chi-đa, nước Xá-vệ. Thời đại...

Nghĩ về tánh Không
Luận, Phật học

Shikantaza(1) là thực hành hay hiện thực hóa tánh Không. Mặc dù bạn có thể đã có một sự hiểu biết sơ sài nào đó về tánh Không qua tư duy, nhưng bạn nên hiểu tánh Không qua trải nghiệm của mình. Bạn có một ý tưởng về vô và một ý tưởng về hữu và bạn nghĩ rằng hữu và vô là hai ý tưởng đối lập nhau. Nhưng trong Phật giáo, cả hai đều...

Tâm Lý Học Phật Giáo
Luận, Phật học

TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO Thích Chơn Thiện A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT I. Về tâm lý học phương Tây 1. Các định nghĩa: Các dịnh nghĩa tâm lý học trước thế kỷ XX (tiêu biểu): a. Wilhelm Wundt (1832 – 1920), người Đức: Wundt là nhà sáng lập phòng thực nghiệm về tâm lý đầu tiên gọi là Psychological laboratory (1879), định nghĩa: “Tôi thiết...

Nghiệp Và Các Loại Nghiệp | U Silannanda – Khánh Hỷ dịch
Luận, Phật học

Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo; bởi vì luật Nghiệp Báo đã giải thích cho họ thấy rõ lý do của sự bất đồng của các cá nhân trong xã hội con người, đồng thời cũng giải thích cho họ biết tại sao những người rất tốt trên cõi đời này lại...

Quá trình hình thành giới luật
Luật, Phật học

Những quy tắc đạo đức có một vị trí rất quan trọng trong hầu hết các tôn giáo. Pháp luật hay các quy ước là điều cần thiết đối với bất cứ thành viên nào trong xã hội.Trong mỗi gia đình nếu không có quy tắc, gia đình đó sẽ xảy ra bất đồng; một quốc gia, nếu không có phép nước, thì quốc gia đó sẽ nổi loạn. Trong Phật giáo cũng vậy, giới luật đóng một vai trò vô cùng đặc biệt. Giới được xem...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.