Sống trên đời, mỗi người đều có những người thân thương như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Khi xảy ra những mất mát, chia ly ai cũng thương tiếc và khổ đau. Có lẽ niềm đau lớn nhất của con người là cuộc chia tay với những người rất thân yêu, vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Đông Viên, Lộc Mẫu giảng đường. Lúc bấy giờ, người cháu trai của Visàkhà bị mệnh chung. Và Visàkhà với áo đẫm ướt, tóc đẫm ướt, vào lúc sáng sớm đi đến đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Visàkhà:

Này Visàkhà, bà từ đâu đến, với áo và tóc đẫm ướt, đi đến đây quá sớm như vậy?

Bạch Thế Tôn, đứa cháu khả ái và dễ thương của con đã mệnh chung. Cho nên con với áo và tóc đẫm ướt, đi đến đây vào sáng sớm như vậy.

Này Visàkhà, bà có muốn tất cả người ở Sàvatthi này là con và là cháu của bà không?

Bạch Thế Tôn, con muốn tất cả người ở Sàvatthi này là con và là cháu của con.

Nhưng này Visàkhà, có bao nhiêu người ở Sàvatthi mạng chung (chết) hàng ngày?

Bạch Thế Tôn, có mười người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày. Cho đến có một người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày. Bạch Thế Tôn, ở Sàvatthi không có thoát được số người bị chết.

Bà nghĩ thế nào, này Visàkhà? Như vậy bà có khi nào được khô vải và tóc bị ướt không?

Thưa không, bạch Thế Tôn! Thật là vừa đủ cho con, số nhiều như vậy về con và về cháu.

Này Visàkhà, những ai có một trăm người thân yêu, những người ấy có một trăm sự đau khổ. Cho đến những ai có một người thân yêu, những người ấy có một sự đau khổ. Những ai không có người thân yêu, những người ấy không có sự đau khổ. Ta nói rằng họ là người không có sầu, không có tham đắm và không có ưu não.

(ĐTKVN, Tiểu Bộ I, chương 8, phẩm Pàtaligàmiya [lược], Nxb TP.HCM ấn hành, 1999, tr.286)

Người con Phật phải biết chấp nhận quy luật vô thường nghiệt ngã của cuộc đời để vượt lên niềm đau của tình cảm cá nhân, an trú trong hiện tại.

Suy nghiệm: 

Sống trên đời, mỗi người đều có những người thân thương như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Khi xảy ra những mất mát, chia ly ai cũng thương tiếc và khổ đau. Có lẽ niềm đau lớn nhất của con người là cuộc chia tay với những người rất thân yêu, vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại.

Niềm đau ấy là thuộc tính, là thân phận của con người, không ai tránh khỏi. Có điều là đau khổ ấy nhiều hay ít, thưa thớt hay dồn dập và thái độ tiếp nhận, đối diện với thực tế phũ phàng giữa mỗi người khác biệt mà thôi.

Ôm chặt lấy niềm đau hay vượt lên trên đau khổ để tồn tại là một câu hỏi lớn. Có thể ai cũng biết cách lý giải nhưng không phải người nào cũng làm được. Vì rằng, mất đi một người thân thương nhất là mất tất cả, có khi mất luôn phương hướng và điểm tựa của một đời người. Nhưng trớ trêu và nghiệt ngã thay cho cuộc đời là người mất ra đi thì đã đành nhưng người còn sống thì vẫn ở lại. Ở lại để tiếc thương, để thấm thía và để cảm nhận sâu thẳm tột cùng thế thái, nhân tình.

Theo tuệ giác Thế Tôn, chính sự luyến ái, thương yêu là cội nguồn của đau khổ. Tuy nhiên, những ai thiếu vắng thương yêu thì không thể là người. Vì thế, người con Phật vốn giàu lòng yêu thương nhưng phải vượt lên trên đau khổ bằng tuệ quán bởi niềm đau ấy không phải chỉ riêng mình. Như bà Visàkha nhận thức được rằng niềm đau ấy không chỉ riêng mình mà bao trùm cả thành Sàvatthi.

Đức Phật dạy những ai không có người thân yêu, những người ấy không đau khổ không có nghĩa là gỗ đá, vô cảm, quay lưng với thân nhân và cuộc đời mà chính là vượt lên tình chấp thương yêu vị kỷ, siêu việt cái tôi luyến ái cá nhân.

Vì thế, người con Phật phải biết chấp nhận quy luật vô thường nghiệt ngã của cuộc đời để vượt lên niềm đau của tình cảm cá nhân, an trú trong hiện tại.

Quảng Tánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Phật Tán Dương Hạnh Đầu-đà
Lời Phật dạy

Chúng ta đều biết, đạo Phật là trung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh mà thành tựu đạo quả. Sau khi giác ngộ, trên bước đường hoằng hóa, Thế Tôn vẫn nêu cao lập trường trung đạo. Tuy vậy, những ai kham nhẫn được với sự thanh bần, thực hành hạnh đầu-đà đến trọn đời vẫn được Thế Tôn ca ngợi. Trong hàng đệ tử Phật, Tôn giả Đại Ca-diếp đã trọn đời giữ hạnh đầu-đà. Dù rằng, lúc tuổi...

Phật dạy chúng ta không được có tâm oán hận, báo thù
Lời Phật dạy

Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Vì ngay đời này bạn báo thù họ, đời sau họ lại báo thù lại bạn, đời đời kiếp kiếp báo tới báo lui không hề ngừng dứt, hơn nữa oán...

Tôn giả Xá-lợi-phất giáo hóa bệnh Cấp Cô Độc
Lời Phật dạy

Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài thường đi thăm bệnh các Tỳ-kheo và một số gia đình Phật tử thân tín. Các vị đệ tử lớn như Tôn giả Xá-lợi-phất, A-nan cũng thường thay mặt Thế Tôn đi thăm bệnh. Nhất là lúc bệnh nặng sắp mất, sự có mặt của các Tỳ-kheo an...

Cẩn Trọng Với Lợi Dưỡng
Lời Phật dạy

Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời...

Vì sao người giàu mà ta nghèo?
Lời Phật dạy

Giàu sang cũng không nên quá tự hào và ỷ lại, mà nghèo khó cũng không nên quá tự ti và làm quấy làm càn. Hãy chiêm nghiệm lời dạy của Thế Tôn về sự giàu nghèo để tìm ra hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình. Quan sát cuộc sống xung quanh chúng...

Như Lai là bậc “Nói gì thì làm vậy, làm gì thời nói vậy”
Lời Phật dạy

“Nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy” thoạt nhìn như đơn giản, bình thường nhưng thật sự phi thường. Nói ra sự thấy biết bằng trải nghiệm, những gì đã kinh qua đồng thời làm được, sống trọn vẹn với những gì mình nói. Như Lai (Tathàgata) là một trong những danh...

Người vợ lý tưởng theo quan điểm Phật giáo
Lời Phật dạy

Vợ chồng tự nguyện gắn bó, chung sống với nhau, đó là duyên mà âu cũng là nợ. Người đàn ông nào cũng mong muốn có được người vợ hiền trong đời. Thế nhưng, do nghiệp lực và duyên nợ của mỗi người nên không phải ai cũng tìm được người vợ như ý. Một...

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Mở lòng yêu thương, mong mọi người thành công từ trong suy nghĩ cho đến lời nói và việc làm. Được vậy thì tâm đố kỵ tan biến, bản thân mình an vui và mọi người cũng an vui. Đố kỵ là tâm lượng hẹp hòi, khó chịu, bực bội, ganh ghét những ai có...

Thực hành cúng bái tổ tiên theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Cúng bái tổ tiên, ông bà, cha mẹ hoặc bà con thân quyến là một trong những lễ tiết quan trọng của đời sống tinh thần, tâm linh có truyền thống lâu đời, nhằm thể hiện sự tri ân, báo ân, lòng thương kính đối với người đã chết. Một thời, Thế Tôn ở tại...

Vượt thoát sợ hãi sinh già bệnh chết
Lời Phật dạy

Người thường ưu tư về thân phận luôn ám ảnh bởi câu hỏi ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Hầu như chẳng ai có ký ức lúc chào đời, chỉ nghe người thân kể lại rồi tha hồ tưởng tượng. Nhưng hình dung về cái chết của mình thì ai cũng có,...

Ở trong chúng Như Lai mà lại phỉ báng Như Lai
Lời Phật dạy

Những người ngoài dù có phỉ báng Như Lai đến mấy thì vẫn không hề hấn gì đến đạo pháp. Nhưng chính những thành viên trong hội chúng của Như Lai lại tiềm ẩn nguy cơ phỉ báng Ngài vì giảng nói sai Chánh pháp, và có thể tổn hại đạo pháp nghiêm trọng. Thời...

Nhân Duyên Khởi Ra Chánh Kiến
Lời Phật dạy

Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạo là nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn. Trong đó, Chánh kiến tức nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp là chi phần quan yếu, có vị trí đứng đầu (Chánh kiến, …, Chánh định). Nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp sẽ quyết định sự nghiệp tu hành luôn đúng với lời Phật dạy, không bị thiên lệch, thẳng đến giải thoát Niết-bàn. Thời Thế Tôn còn tại thế, vẫn có một số ít Tỳ-kheo nhận thức sai Chánh pháp. May...

Nguyên nhân Phật dạy pháp Vu lan bồn
Lời Phật dạy

Vu Lan bồn, người Trung Hoa dịch là “giả đảo huyền”, nghĩa đen là cởi trói người bị treo ngược; nghĩa bóng là cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược. Nguyên nhân Phật dạy Pháp Vu Lan Bồn. Ngài Đại hiếu Mục Kiền Liên, sau khi tu hành chứng...

Bậc thượng nhân
Lời Phật dạy

Thượng nhân có nghĩa thường là người bậc trên, vị bề trên. Như thế nào gọi là trên? Vấn đề này tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người và một nhóm người. Trong Phật pháp, thượng nhân chỉ cho những bậc hơn người, là những bậc chân tu, thiện trí thực hành phạm hạnh...

Nuôi dưỡng tâm niệm về thâm ân dưỡng dục, tâm hiếu được hình thành
Lời Phật dạy

Hiếu thảo là một trong những bổn phận quan trọng của đạo làm con được hình thành từ tình thương yêu và sự giáo dưỡng của cha mẹ. Hiếu dưỡng sẽ tròn đầy như nhiên khi các bậc cha mẹ thực sự gương mẫu, trọn vẹn với đạo làm cha mẹ thì con cái sẽ...

Cung kính bậc phạm hạnh nền tảng của giải thoát
Lời Phật dạy

Nếu không xác định đúng về giá trị của người tu sẽ đưa đến nhận thức sai lầm, hành xử thiếu tôn kính đối với những bậc đáng kính. Đức Phật đã khuyến cáo những ai không cung kính các bậc phạm hạnh thì khó tiến tu trên đường đạo. “Một thời, Phật du hóa...