Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy?

Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Vì ngay đời này bạn báo thù họ, đời sau họ lại báo thù lại bạn, đời đời kiếp kiếp báo tới báo lui không hề ngừng dứt, hơn nữa oán cừu này càng kết càng sâu. Cho nên, Phật dạy chúng ta không nên báo thù.

Phật cũng biểu diễn cho chúng ta xem, các vị đã đọc được câu chuyện về Ca Lợi vương cắt xẻo thân thể trên Kinh Kim Cang (trên Kinh Kim Cang chỉ là nêu sơ qua thôi, ở trong Kinh Đại Niết Bàn, câu chuyện này ghi chép lại tỉ mỉ một số nhân quả trong đó). Vị Nhẫn Nhục tiên nhân đó chính là Thích Ca Mâu Ni Phật khi chưa thành Phật, khi còn làm Bồ Tát, Ngài tu Nhẫn Nhục Ba La Mật.

Ca Lợi vương (Ca Lợi là tiếng phạn, dịch thành ý nghĩa Trung Quốc là bạo quân, hôn quân vô đạo, không nói lý) gặp được một người tu hành trên núi, ông đem Ngài xử tử lăng trì (lăng trì là dùng dao nhỏ cắt từng miếng từng miếng thịt trên thân xuống). Xử tử như vậy nhưng Nhẫn Nhục tiên nhân có ý niệm báo thù hay không? Không có, một chút oán hận cũng không có. Đó là Phật dạy cho chúng ta, không có một chút oán hận, không hề có tâm báo thù.

Vừa có tâm báo thù, chúng ta là phàm phu, chúng ta quyết định đọa lạc, bạn không hề nghe lời của Phật, bạn không rõ giáo lý. Không hề báo thù, oan gia nên giải không nên kết. Họ báo thù đối với ta, ta hiểu rõ, tất cả đều nghĩ là đang trả nợ, cái kết của ta từ đây coi như trả xong, đời sau gặp lại hân hoan vui mừng, kết đã giải rồi mà.

Không kết oán thù với tất cả mọi người, tất cả đều nghĩ là đang trả nợ, bạn xem cái tâm này của ta thanh tịnh biết bao, rất tự tại, mãi mãi giữ gìn Thanh tịnh – Bình đẳng – Giác. Đó là tu nguyên tắc của Tịch Căn, thành tựu pháp môn bất nhị của Tịch Căn.

Người khác hủy báng ta, nghe rồi ta hoan hỉ; người khác nhục mạ ta, ta hoan hỉ tiếp nhận; người khác hãm hại ta, ta cũng hoan hỉ tiếp nhận.

Đại Sư Ấn Quang nói: “Hại bạn đến nhà tan người chết, hại bạn đến ngũ mã phanh thây đều cũng không oán trời trách người, quyết không oán hận người đã hại ta”.

Không oán hận, phải xem việc này như thế nào vậy? Chính trong mạng chúng ta phải gánh chịu việc này thì tâm liền định. Đem tâm như vậy niệm Phật thì đều được vãng sanh, bị hãm hại mà chết vẫn là phải vãng sanh, vì sao vậy? Phật Bồ Tát tôn kính bạn, thiên địa quỷ thần tôn kính bạn. Đây là Phật nói, chúng ta phải học Phật.

Thánh nhân xuất thế gian cùng thánh nhân thế gian không giống nhau. Thánh nhân thế gian không rời khỏi tình chấp, còn thánh nhân xuất thế gian không còn tình chấp nữa, hoàn toàn đem tình chuyển biến thành trí tuệ vô thượng, cho nên đời sống của họ là trí tuệ cao độ, định lực cao độ. Tịch Căn hiển thị định lực cao độ.

HT. Tịnh Không

Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 9.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Lời Phật dạy cho người nóng tính
Lời Phật dạy

Kinh Hoa Nghiêm có nói: “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”, là “Một ý niệm giận hờn nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra”. Vì vậy, là người đệ tử Phật đặc biệt là những người nóng tính, quý vị nên hiểu và thực hành những giáo...

Được tài lợi mà không phóng dật là hiếm có
Lời Phật dạy

Ai cũng mong làm ăn thuận lợi, phát đạt, trở nên giàu có để được hạnh phúc, an vui. Làm giàu là khó, nhưng khi khá giả rồi lại không dễ an vui như người ta vẫn nghĩ. Vì cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh. Ngày xưa...

Đức Phật dạy thiếu nhi không nói dối
Lời Phật dạy

Một thời đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ tôn giả La Vân cũng ở tại thành Vương-xá, trong rừng Ôn-tuyền. Lúc đó, đức Thế Tôn sau khi đêm đã qua, vào buổi sáng sớm, khoác y, cầm bát, đi vào thành Vương-xá để khất thực. Khất thực...

Bốn pháp mang đến an lạc ngay hiện tại cho người cư sĩ
Lời Phật dạy

Người đệ tử Phật, tu học theo Phật, dù xuất gia hay tại gia đều phải thiết lập được lợi ích và an lạc ngay trong hiện tại. An lạc ngày sau là lẽ tất nhiên của vận trình nhân quả nếu hiện tại có an lạc. Vì thế, mỗi người hãy vận dụng giáo...

Kẻ trì pháp tại gia sao được gọi Tỳ-kheo?
Lời Phật dạy

Sa-môn là một từ chung để chỉ những người tu ở Ấn Độ, gần giống như ông đạo ở xứ ta. Thời Phật, có nhiều hạng loại Sa-môn, nên đệ tử xuất gia của Ngài được gọi riêng là Sa-môn Thích tử.  Bấy giờ, có nhiều Sa-môn phát tâm cạo bỏ râu tóc, ôm bát...

Tạo Nghiệp Sát Sinh Mất Hết Phước Đức
Lời Phật dạy

Một trong những ưu tư của người bắt đầu tìm hiểu về luật nhân quả (Phật giáo) là tại sao những người làm ác mà vẫn giàu sang, an ổn. Trong khi nhiều người sống hiền lương, chân chất vẫn cứ nghèo hèn, thậm chí còn thêm bất hạnh. Vấn nạn này có tự ngàn xưa, trong thời đại Thế Tôn và đến tận ngày nay. Pháp thoại dưới đây Thế Tôn đã...

Phật dạy: Bốn Pháp giúp phụ nữ thành công
Lời Phật dạy

Hàng nữ cư sĩ phải nhận thức sâu sắc và ứng dụng ngay những lời dạy của đức Thế Tôn vào cuộc sống thực tiễn nếu muốn trở thành người phụ nữ thành công trong đời này và đời sau. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại lâu đài của Migàrà. Rồi Visàkhà, mẹ của Migàrà...

Lời Phật dạy về tinh thần đoàn kết
Lời Phật dạy

Từ xưa đến nay tinh thần đoàn kết là một trong những yếu tố quyết định sự trường tồn hay sớm bị diệt vong của một đất nước hay một tổ chức nào đó. Chính điều này đã được đức Phật nêu ra trong kinh Đại Bát Niết Bàn thuộc tuyển tập Trường Bộ. Kinh...

Như Lai xuất hiện ở đời
Lời Phật dạy

Khi chân trời phía Đông của Bồ Đề Đạo Tràng dần rạng, canh cuối từng bước đi qua, cũng là lúc ánh sáng giác ngộ bùng vỡ trong tâm trí Bồ-tát Sĩ-đạt-ta. Bậc Giác ngộ xuất hiện ở thế gian, Phật có mặt nơi đời. Sa-môn Cồ-đàm từ nay được tôn xưng là Phật, bậc...

5 nguyên tắc giúp sống khỏe và sống lâu theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Ai cũng tự dặn lòng, hãy sống lành mạnh, ăn uống điều độ, làm việc chừng mực và giữ cho tâm hồn thanh thản nhằm sống khỏe và sống lâu hơn. Nhưng thực tế thì không phải ai cũng thấy rõ điều này và làm được cho chính mình. Ngày Xuân gặp gỡ, hầu như...

Tu tập tâm từ, ma quỷ không dối gạt
Lời Phật dạy

Trong dân gian thường nói ‘ma đưa lối, quỷ dẫn đường’ để chỉ về trạng thái mất tự chủ, dẫn đến có những lời nói hay hành động xấu ác. Đến khi tỉnh táo nhận ra vấn đề thì chỉ còn hổ thẹn và hối tiếc mà thôi. Có thật sự chúng ta bị “ma...

Phật dạy về tâm từ
Lời Phật dạy

Hoà Thượng Minh Châu nói: Tâm từ mở ra, khổ đau khép lại. Mong rằng thế giới, đất nước có nhiều người tu tập tâm từ theo tinh thần của Phật thì đất nước được thanh bình thịnh trị, thế giới hòa bình an ổn, nhân loại an lạc hạnh phúc. Các vị Phật, Bồ...

Ngày giờ nào tốt?
Lời Phật dạy

Theo tuệ giác Thế Tôn, ngày nào chúng ta có những phẩm chất tốt đẹp như suy nghĩ điều thiện, nói lời nói thiện và làm những việc thiện thì ngày đó chính là ngày tốt. Và như thế, ngày tốt phải do chúng ta tạo ra, làm nên chứ không phải do tạo hóa...

Có 4 loại tuổi trẻ không nên khinh thường, miệt thị?
Lời Phật dạy

Phải tin tưởng vào sức trẻ, dìu dắt và nâng đỡ đồng thời giao phó trách nhiệm cho lớp trẻ chính là thực hiện di huấn của Thế Tôn. Thế nên, chúng ta không nên xem thường hay nghi ngờ thế hệ trẻ, một khi họ có đầy đủ những tố chất của sự trưởng...

Đức Phật dạy về siêu độ ngạ quỷ trong Kinh tạng Pali
Lời Phật dạy

Do nghiệp lực trói buộc, lúc từ trần, bà tái sanh làm nữ ngạ quỷ chịu nỗi khốn cùng phù hợp với ác hạnh của bà. Khi nhớ lại đám quyến thuộc trong tiền kiếp, bà ước mong đến gần Tôn giả Sàriputta, và bà liền đến nơi ngài cư trú. Bậc Ðạo Sư kể...

Đánh mất sơ tâm
Lời Phật dạy

Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi. “Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.