Người ta thường lấy điểm mốc Phật giáo Ấn Độ suy tàn là vào khoảng thế kỷ thứ XII khi Hồi giáo xâm lăng Ấn Độ. Nhưng Phật giáo Ấn Độ bắt đầu suy tàn thì phải kể là từ thế kỷ thứ VII, khi Phật giáo dần dần biến chất do Mật Giáo xen vào, rồi lần chiếm ngự suốt 500 năm cả miền Đông và Nam Ấn của triều đại Pāla.

Người khai sáng vương triều này là Gopāla, từ tiểu bang miền Băng-ga-la, thống nhất nước Phiên-già-la, sau đó đánh chiếm Ma-kiệt-đà mà lập quốc. Triều đại cuối cùng của Giới Nhật vương (Sīladicca) bị sụp đổ.

Pāla là vương triều nhỏ, chiếm một khoảng Đông Ấn, nhưng kéo dài được tới 18 đời vua, đều sùng mộ Mật tông.

Đời vua thứ bảy của Pāla tên là Dharmapāla, thế kỷ thứ VIII, thế nước hùng mạnh nhất do chiếm thêm được một vài lãnh thổ lân bang. Để tỏ lòng thành kính và tin tưởng với Phật tổ, ông cho xây dựng hai ngôi chùa lớn cạnh đại tu viện Nālanda. Ở đây có ngôi chùa tên là Siêu Giới hay Siêu Nham (Vikramasīla) gồm 108 chùa nhỏ.

Bố cục của 108 chùa nhỏ được chia thành 12 cụm, mỗi cụm 9 chùa 1 cổng, lại còn có sáu viện nghiên cứu, 300 phòng. Như vậy, Siêu Giới của thời vua Dharmapāla nghiễm nhiên đoạt địa vị đứng đầu với Nālanda và trở thành học phủ tối cao của Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Mật tông.

Nghĩa Tịnh sang Ấn Độ vào thời này, nói là vào buổi đầu, vua Gopāla đã ủng hộ Nālanda, thường tổ chức tế đàn ở đây, và lúc ấy đã có mặt Mật giáo. Đến thế kỷ thứ VIII, Mật giáo bắt đầu hưng thịnh, ở Siêu Giới xuất hiện nhiều vị nhân tài của phái này.

Như vậy, ta có thể tạm thời phân chia những giai đoạn Phật giáo, tính theo Phật lịch như sau:

  • Từ Phật Nhập diệt đến 100 năm sau: Là Phật giáo Theravāda chính thống, đôi nhóm có sai lạc ít học giới không đáng kể.
  • Từ 100 năm Phật lịch đến 234 năm Phật lịch (kết tập Phật ngôn lần thứ III, thời vua Asoka): Theravāda phân phái, hình thành Mahāsaṅghika – rồi Mahāsaṅghika cũng phân phái.
  • Từ 234 năm Phật lịch đến 900 Phật lịch: Sinh hoạt rầm rộ của các bộ phái. Ba, bốn thế kỷ cuối của thời này đã có một số kinh điển Đại thừa như Bát-nhã (mới có tiểu phẩm) và Hoa Nghiêm. Đây cũng là giai đoạn chuyển mình từ Mahāsaṅghika sang Mahāyāna. Theravāda bắt đầu suy yếu.
  • Từ 900 năm Phật lịch đến 1200 năm Phật lịch: Hai dòng Đại thừa Phật giáo xuất hiện, đó là Trung Quán tông của Long Thọ – Thánh Thiên và Duy Thức tông của Vô Trước – Thế Thân. Có thấy một số kinh điển Đại thừa khác ngoài Bát-nhã và Hoa Nghiêm, là: Duy-ma, Thủ Lăng Nghiêm, Diệu Pháp Liên Hoa, Tịnh Độ Di Đà, Thắng Man, Đại Bát Niết-bàn, Giải Thâm Mật, Lăng Già…
  • 1200 năm Phật lịch đến 1700 năm Phật lịch: Mật tông xuất hiện rồi thống ngự miền Đông Ấn, Nam Ấn 500 năm rồi sau đó suy tàn.Hồi giáo xâm lăng Ấn Độ.

Điểm qua như vậy để thấy rằng, Phật giáo Ấn Độ suy vong có rất nhiều lý do. Ta sẽ lần lượt xét đến những nguyên nhân chính:

  • Sự phát triển quá đà về tư tưởng Phật học của Mahāsaṅghika.
  • Có giai đoạn suốt mấy trăm năm, Phật giáo chỉ chú trọng học thuật, tri thức, luận lý, chú trọng kiến thức suông để tranh biện hơn thua, xem nhẹ tâm linh tu chứng.
  • Ấn Độ giáo lan xen vào Phật giáo. Sự hành trì sai lạc của Mật Tông làm cho Phật giáo bị biến chất, tha hóa…
  • Sự xâm lăng của Hồi giáo.

Đấy là những lý do trọng yếu để cho Phật giáo phải rời bỏ đất Phật, thiên di sang các nước khác, mọc cành, mọc nhánh xanh tươi ở những môi trường, khí hậu thuận lợi hơn.

Trích: SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
Tác giả: MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Nguồn: Deva Dhamma

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

16 Vương Quốc Lớn Thời Phật
Kiến thức

Trong thời đức Phật tại thế, bán đảo Ấn-độ gồm có hàng trăm quốc gia, trong đó, 16 quốc gia được coi là lớn nhất (kể cả mọi mặt: đất đai rộng lớn, văn hóa phát triển, tôn giáo hưng thịnh, kinh tế phồn vinh, chính trị và quân lực hùng mạnh), gồm có: 1....

Sự Khác Biệt Của Đạo Phật So Với Các Tôn Giáo Khác
Kiến thức

Nếu nói rằng mọi tôn giáo (trừ các tà giáo) trên thế giới đều hướng về điều thiện, điều tốt đẹp. Vậy giá trị của Đạo Phật nằm ở đâu? Tại sao cần khai sinh thêm Đạo Phật làm gì nữa? Sự khác biệt của Đạo Phật là gì? Mời quý vị tìm hiểu bài...

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống
Kiến thức

Chánh ngữ là lời nói đúng đắn, không gây nghiệp xấu mà ngược lại, tạo nghiệp lành. Cùng tìm hiểu khái niệm này ngay tại bài viết dưới đây. Chánh ngữ là gì? Tôn giáo nào cũng đều dạy con người nói lời chân thật và tránh sự dối trá. Những lời nói nhẹ nhàng,...

Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật
Kiến thức

Kinh Chuyển Pháp Luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca sau khi Ngài đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu hành khổ hạnh. Hiểu rõ hơn về bài kinh này mời quý vị và khán giả cùng đón xem bài viết dưới...

Vì sao nói niệm Phật, lễ Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng?
Kiến thức

Lúc lễ Phật là lúc tự soi xét mình, điều phục thân tâm, hết sức điều tiết thân tâm khiến thân tâm tự tại, rất thong dong, chẳng còn bị khẩn trương, chướng ngại rất oan uổng nữa! Nói đại lược, Nghiệp là hành vi, Chướng là chướng ngại. Do các hành vi trong quá...

Hiểu đúng về nghiệp
Kiến thức

Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp. Nói về nghiệp, mọi người đều cho đó là chủ trương của đạo Phật. Thực chất, Đức Phật tuy có dạy về nhân quả – nghiệp báo nhưng Ngài không hề nói rằng tất cả những gì chúng ta gặp phải trong đời sống hiện tại đều do tác động hay ảnh hưởng của...

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống
Kiến thức

Tứ nhiếp pháp gồm: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, giúp mọi người sống an lạc và hạnh phúc, phù hợp cho cả người xuất gia và tại gia. Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn này.  Tứ nhiếp pháp là gì Tứ nhiếp pháp...

Những lợi ích khi trì tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Kiến thức

Trì tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện  mang lại nhiều lợi ích như tăng cường phước báo, tiêu trừ nghiệp chướng, bảo vệ bình an và phát triển trí tuệ. Kinh này giúp người hành trì vượt qua khó khăn và đạt được an lạc trong cuộc sống. Trong Kinh Địa Tạng Bồ...

Ý Nghĩa Cầu Nguyện
Kiến thức

Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục. Đến khi phước hết, họa đến, thân bại danh liệt, thì than trời oán đất. Bấy giờ mới nghĩ đến chuyện cầu nguyện, khấn vái thần linh, cầu xin Bồ Tát, chư Phật gia hộ, ban cho phước báo, hy vọng thay đổi vận mệnh tốt hơn. Đối với cá nhân,...

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng
Kiến thức

Con… Khi gặp những khó khăn bối rối trên đường đời mà tự mình không giải quyết được con có quyền nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng hoặc các bậc Thầy tổ để con có thể yên tâm giữ vững niềm tin hầu con có đủ sức mạnh kham nhẫn, sáng suốt, bình tĩnh và...

17 điều không nên làm khi đi chùa mà 80% người không biết
Kiến thức

Người Việt Nam thường chọn đi chùa lễ Phật đầu năm hay vào những ngày mồng 1, ngày 15 và ngày lễ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những điều không lên thực hiện khi đi chùa để thể hiện lòng tôn kính đến bề trên. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp...

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?
Kiến thức

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn? và ý nghĩa của chữ Vạn như thế nào? Chữ vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật. Đây là biểu thị cái công đức của Phật. Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái...

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?
Kiến thức

Lễ Phật không phải là chạy tìm cầu ở bên ngoài, mà là hướng nội phát huy tự tâm. Do đó, phải cúi đầu chiếu soi lại mình. Cúi đầu trong ý nghĩa thâm sâu về phương diện Phật pháp là biểu thị một sự tôn trọng, kính lễ đối với Phật, cũng như nói...

Hiểu đúng bản chất của chú Đại Bi
Kiến thức

Tụng chú Đại Bi hàng ngày sẽ được chư Thiên, chư Thần ủng hộ, hộ trì cho mình. Điều này có đúng không? Chú Đại Bi là gì? Chú Đại Bi là bài thần chú thuộc Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni của Phật Quan Thế Âm bao gồm có 84 câu và 415...

Sự tích và ý nghĩa về Tôn giả Mục Kiền Liên
Kiến thức

Mục Kiền Liên là một vị Tôn giả nổi tiếng trong Phật giáo. Hình tượng cứu mẹ của Ngài chính là cảm hứng ra đời cho ngày lễ Vu Lan báo hiếu ngày nay. Tôn giả Mục Kiền Liên là ai? Tôn giả Mục Kiền Liên Trong lịch sử Phật giáo ghi chép lại rất...

Hiểu rõ về Tứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật
Kiến thức

Tứ Chánh Cần là một thuật ngữ quen thuộc đối với người Phật tử. Pháp này nằm ở phần Đạo Đế trong Tứ Đế. Ngoài ra còn được gọi là Tứ Chánh Đoạn, Tứ Ý Đoạn, Tứ Đoạn,…nhưng vẫn quen gọi là Tứ Chánh Cần. Trong cuộc sống của mỗi người, chúng ta đều luôn...