Người làm cha mẹ cần ghi nhớ: Dạy bảo con trẻ, cũng là quá trình giáo dục lại chính mình. Hãy để quá trình này giúp chúng ta trở thành phiên bản tốt đẹp hơn, mỗi ngày!

1. Nỗ lực học hành.

Học hành tuy vất vả nhưng đây là con đường dẫn đến thành công an toàn và vững chãi nhất. Cuộc đời mỗi người không chỉ có ăn ngon mặc đẹp, mà còn nhiều lý tưởng, sứ mệnh cần thực hiện. Cha mẹ chỉ có thể giúp con một đoạn đường, phần còn lại phải để chúng tự lập. Việc dụng công học tập khiến trẻ dần lớn lên, có thêm nhiều cơ hội và tầm nhìn rộng mở. Sau này dù chọn hướng đi nào, con cũng không hối hận vì lúc nhỏ đã không cố gắng học hành.

2. Chịu khó lao động.

Giáo dục lao động không thể tách rời với giáo dục gia đình, và làm việc nhà là phương cách giáo dục gia đình tốt nhất. Đứa trẻ thường làm việc nhà, chỉ số tâm lý và hạnh phúc sẽ luôn ổn định, việc học hành cũng chịu khó và chăm chỉ hơn. Đây cũng là cách rèn cho con tính độc lập và tinh thần trách nhiệm sau này.

Ảnh minh họa.

3. Lắng nghe lời phê bình.

Khi trẻ con làm điều sai trái, nhất định phải biết cách phê bình, giúp con nhận thấy sai lầm, và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Việc phê bình cần có chút nghệ thuật, mục tiêu không chỉ nhận lỗi mà quan trọng hơn, chính là sửa lỗi. Không gây áp lực tổn thương mà hướng đến sự nâng đỡ, giúp con trưởng thành. Cần cho trẻ cơ hội giải thích, nhưng tuyệt đối không thỏa hiệp, không phá vỡ những quy định đã đặt ra.

Khi phê bình con trẻ, cần chú ý mấy điểm: Không phê bình khi con ăn cơm, tránh ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng. Không phê bình lúc con chuẩn bị ngủ, tránh ảnh hưởng đến phát triển chiều cao. Không phê bình trước mặt nhiều người, tránh tổn thương lòng tự tôn của trẻ. Phê bình xong, con đã biết sửa đổi thì đừng bao giờ nhắc lại nữa.

4. Chấp nhận sự phân ly

Trên đời, tất cả mọi yêu thương đều hướng đến mục tiêu hội họp, duy chỉ tình thương của cha mẹ là hướng đến sự phân ly, tách rời. Một nhà tâm lý từng phát biểu: “Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái chân chính và tốt đẹp nhất, là giúp con sớm trở thành một cá thể độc lập, có thể tách khỏi cuộc sống của người sinh ra chúng.

Việc phân ly này đến càng sớm, đứa con sẽ càng thành công”. Sự trưởng thành của một đứa trẻ là quá trình của những cuộc hội họp và chia ly. Quá trình này bắt đầu khi con rời xa vòng tay người mẹ và căn phòng trẻ thơ để đến trường mẫu giáo, rồi thay đổi lớp học, chia tay bạn bè, sau cùng là vĩnh biệt người thân… Những điều này khiến ta không nỡ, cảm thấy xót xa, nhưng chúng sẽ giúp các con học cách trân trọng, kiên cường và độc lập hơn trong cuộc sống của mình.

5. Đối diện với thất bại

Trong chúng ta, ai cũng phải gặp ít nhiều trắc trở, chẳng người nào là thành công trọn đời. Nên tập cho con trẻ xem thất bại là việc rất bình thường, cần vượt qua càng sớm càng tốt. Một đứa trẻ, nếu chỉ vì một lần thi hỏng mà phủ định năng lực bản thân, chỉ một cuộc thua trong trận đấu mà cảm thấy mình tồi tệ, nuôi trái tim thủy tinh như thế thì không thể đứng vững giữa cuộc đời này.

Vì cuộc sống giống cuộc chạy marathon vậy. Bạn không nhất thiết phải là người chạy ở hàng đầu tiên, vì cục diện đó vốn rất ngắn ngủi, mà hãy là kẻ mỉm cười đến phút cuối cùng khi về đích. Nhớ dặn con: Khi cảm thấy quá khó khăn, con hãy tin rằng đây là lúc mình đang ở gần thành công nhất. Khi thất bại và cảm thấy khó chịu, hãy tin rằng nếu đứng dậy càng sớm, sẽ càng có cơ hội thay đổi hơn.

6. Trả giá cho việc không tuân thủ quy tắc

Chúng ta cần thống nhất: Nuông chiều con trẻ quá đà không phải thương, mà chính là hại! Tục ngữ có câu: Không có quy tắc thì không thể vuông tròn. Trẻ em phạm lỗi cũng phải nhận những hình phạt tương ứng.

Đừng bao giờ viện lý do “còn nhỏ chưa biết gì” để nhắm mắt làm ngơ trước những hành vi vô giáo dục của con trẻ. Một đứa trẻ được nuông chiều quá đà, thời gian lâu sẽ thành kẻ tự tư tự lợi, thích gì làm nấy, cốt hài lòng bản thân mà không chút quan tâm cảm nhận buồn vui của người khác. Hậu quả của tính cách đó, người gánh chịu đầu tiên chính là cha mẹ và những người thân cận. Một khi báo ứng đến, có khóc than cũng đã quá muộn màng!

Sư cô Suối Thông

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Thoát khỏi thói quen chỉ trích bản thân
Tuổi trẻ

Ngày nay, trong một thế giới đầy rẫy áp lực và sự so sánh, thói quen tự chỉ trích đã trở thành một phần không nhỏ trong cuộc sống của nhiều người. Chúng ta thường xuyên so đo bản thân với người khác, tự trách mình không đủ tốt, và thậm chí hạ thấp giá...

Sự Thoái Trào và Thức Tỉnh – Con Đường Giáo Dục Đạo Phật Cho Tuổi Trẻ
Tuổi trẻ

Phật giáo Việt Nam đã trải qua nhiều biến động trong lịch sử, nhưng hiện tại, chúng ta đang đối diện với những khủng hoảng chưa từng có. Cùng với sự tác động của xã hội hiện đại, sức ép của nền kinh tế thị trường và những căng thẳng chính trị đã làm thay...

Tuổi thơ có Phật
Tuổi trẻ

Tuổi thơ có Phật còn là những ngày tháng yên bình, khi đứa trẻ được dẫn dắt học cách quay về với hơi thở và cảm nhận hiện tại. Thông qua các bài học về chánh niệm, trẻ học cách quan sát bản thân và những gì đang xảy ra xung quanh. Tuổi thơ là...

Vai trò của người Phật tử trẻ với sứ mệnh xiển dương đạo Pháp
Tuổi trẻ

Là một người Phật tử trẻ, tôi nhận thấy rằng sứ mệnh xiển dương đạo Pháp không chỉ là trách nhiệm của những người tu hành, mà còn là nhiệm vụ của tất cả chúng ta – những người may mắn được tiếp cận với giáo lý từ bi, trí tuệ và tỉnh thức. Trong...

11 Câu Nói Hay Của Đạt Lai Lạt Ma – Những Lời Bất Hủ
Đời sống, Tuổi trẻ

Những câu nói hay của Đạt Lai Lạt Ma trở thành những lời nói bất hủ, mỗi câu đều là một triết lý sống về cuộc sống, tình yêu thương và từ bi. Những lời nói của người đại diện Phật giáo Tây Tạng tạo nên những ảnh hưởng lớn và lan tỏa nhiều ảnh hưởng...

Những lời cho em…
Tuổi trẻ

Hôm qua, em nói với tôi rằng, cuộc đời của em quá khổ đau, không còn ai khổ đau hơn em. Em là người khổ đau và bất hạnh nhất trên đời… Rồi em kể, sự khổ đau của em về mọi mặt, nào là tình yêu, gia đình, công việc, bạn bè, xã hội...

Phật giáo đem lại lợi ích gì cho tuổi trẻ?
Tuổi trẻ

Vì sao Phật giáo cần cho tuổi trẻ và người trẻ thật sự cần gì ở Phật giáo? Câu hỏi này không đơn giản, đôi khi là cả một học thuyết. Nhưng, ở nghĩa đơn giản nhất, qua trải nghiệm của bản thân tôi, có cả thất bại lẫn thành công, tuổi trẻ cần ở...

Đặc điểm tâm lý của tuổi thiếu niên Phật tử và biện pháp tác động
Tuổi trẻ

Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến động trong tâm lý, là lứa tuổi mà nhân cách con người bắt đầu qui tụ và nẩy nở. Ở lứa tuổi này, trong các em có một sức sống mãnh mẽ và đồng thời đây cũng là lứa tuổi mà sự cân bằng bị...

Khi bạn đủ trưởng thành, đủ từng trải thì bạn sẽ nhận ra
Đời sống, Tuổi trẻ

Khi bạn đủ trưởng thành, đủ từng trải thì bạn sẽ nhận ra những điều sau để sống an vui và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. 1. Thân thể là quà tặng quí giá mà cha mẹ trao truyền cho ta, vì thế ta phải trân quí và giữ gìn. Không những vậy thân tâm...

Sống yêu thương nhưng không phụ thuộc…
Đời sống, Tuổi trẻ

Cứ sống tử tế là được, đừng bao giờ cố gắng để khiến bất cứ một ai yêu thích bạn. Khi bạn càng cố gắng để được yêu thương thì bạn càng dễ bị phụ thuộc cảm xúc vào người khác và càng dễ bị thất vọng, đau lòng và mất tự tin vào bản...

6 kiểu người bạn nên trân quý
Đời sống, Tuổi trẻ

Có 6 kiểu người bạn này thì bạn nên trân quí vì sẽ giúp cho bạn hạnh phúc, tiến bộ và thành công. 1. Người lắng nghe và giữ bí mật cho bạn Người lắng nghe bạn là người bạn tuyệt vời, vì không phải ai cũng thích nghe tâm sự của người khác và...

Từ Bi Là Cội Nguồn Của Hạnh Phúc
Đời sống, Tuổi trẻ

Mục tiêu của đời sống là phấn đấu cho hạnh phúc Chúng ta có mặt ở đây; chúng ta hiện hữu và có quyền tồn tại. Ngay cả những loài không phải là chúng sinh hữu tình như bông hoa cũng có quyền tồn tại. Nếu một năng lực tiêu cực tác động lên bông hoa, nó sẽ tự chữa trị bằng phản ứng hóa học để duy trì sự sống. Nhưng [hơn thế nữa] , chúng ta,...

Cuộc sống không bao giờ diễn ra theo kịch bản, đó là điều mà ta cần chấp nhận
Đời sống, Tuổi trẻ

Cuộc sống đầy ắp những việc không như ý, và điều quan trọng không phải là những gì xảy ra, mà là cách chúng ta đối phó và thay đổi góc nhìn. Chúng ta có khả năng chuyển đổi mọi thử thách thành cơ hội và học hỏi từ mọi trải nghiệm. Khi những điều...

Ấm áp nhất chính là “trân trọng”
Đời sống, Tuổi trẻ

Rất nhiều thứ không phải lúc nào cần cũng có sẵn, không phải tất cả đều ở yên chổ cũ để chờ bạn, chờ bạn rảnh, chờ bạn có thời gian, chờ bạn quan tâm đến… Đừng chờ mất đi bạn bè mới hiểu thế nào là cô đơn. Đừng chờ mất đi người thân...

Đừng vội vàng trách một ai đó 
Đời sống, Tuổi trẻ

Nếu mình đối tốt với ai rồi mong muốn người ta cũng đối lại với mình như thế ấy thì chẳng phải đó là lòng tốt có toan tính hay sao?  Khi cảm thấy thất vọng về ai đó: Đừng vội buồn, đừng vội trách họ vì có thể đó chỉ là điều ta kỳ...

Tìm hạnh phúc từ bên trong
Tuổi trẻ

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày. Xê dịch tới tỉnh...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.