1. Nguyên văn
伏以
金身色相、名號彌陀、刹塵遍三千、度亡登九品。疏為越南國…省…縣[郡]…社…村、家居奉 佛修香諷經小祥(大祥)之齋旬、報答深恩、祈超度 事。今弟子…等、惟日仰干
大覺世尊俯垂接度。痛念 奉為…之香靈。
元命生於…年…月…日、享陽(壽)…、大限 于…年…月…日…牌命終。全承
佛法以弘深、全賴經文而解脫。言念、生寄死歸、老 少難逃於係命、天高地厚、昇沉未辨于何方。茲臨小 祥(大祥)之齋旬、正值坤府第九(十)殿、都市(轉輪)冥 王案前呈過。由是虔仗六和之淨侶、諷誦大乘法寶之經 文…加持往生淨土神呪、頂禮
三身寶相、萬德金容、集此勝因、祈生安養。今則謹 具疏章、和南拜白。
南無西方教主接引導師阿彌陀佛蓮座作大證明。恭 奉、地藏慈尊、接出幽途之苦、冥陽列聖、同垂愍念之 心。伏願、觀音接引、勢至提攜、七重行樹以逍遙、八 德池中而自在。仰賴
佛恩證明、謹疏。
佛曆… 歲次…年… 月…日時、弟子眾等和南上疏
(疏) 奉 白佛金章 弟子眾等和南上疏
2. Phiên âm
Phục dĩ
Kim thân sắc tướng, danh hiệu Di Đà; sát trần biến tam thiên, độ vong đăng Cửu Phẩm.
Sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh … Huyện (Quận) … Xã … Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh Tiểu Tường (Đại Tường) chi trai tuần, báo đáp thâm ân, kỳ siêu độ sự. Kim đệ tử … đẳng, duy nhật ngưỡng can, Đại Giác Thế Tôn, phủ thùy tiếp độ. Thống niệm:
Phụng vị … chi hương linh.
Nguyên mạng sanh ư … niên … nguyệt … nhật. Hưởng dương (thọ) … Đại hạn vu … niên nguyệt … nhật … bài mạng chung.
Đồng thừa Phật pháp dĩ hoằng thâm, toàn lại kinh văn nhi giải thoát.
Ngôn niệm: Sanh ký từ quy, lão thiếu nan đào ư hệ mạng; thiên cao địa hậu, thăng trầm vị biện vu hà phương. Tư lâm Tiểu Tường (Đại Tường) chi trai tuần, chánh trị khôn phủ đệ cửu (thập) điện, Đô Thị (Chuyển Luân) Minh Vương án tiền trình quá. Do thị kiền trượng Lục Hòa chi tịnh lữ, phúng tụng Đại Thừa pháp bảo chi kinh văn …, gia trì Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú; đảnh lễ Tam Thân bảo tướng, vạn đức kim dung, tập thử thắng nhân, kỳ sanh An Dưỡng. Kim tắc cần cụ sở chương, hòa nam bái bạch:
Nam Mô Tây Phương Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật liên tọa tác đại chứng minh.
Cung phụng: Địa Tạng từ tôn, tiếp xuất u đồ chi khổ, minh dương liệt thánh, đồng thùy mẫn niệm chi tâm. Phục nguyện: Quan Âm tiếp dẫn, Thế Chí đề huề; thất trùng hàng thọ1 dĩ tiêu dao, Bát Đức2 trì trung nhi tự tại. Ngưỡng lại Phật ân chứng minh. Cần sớ.
Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời.
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.
3. Dịch nghĩa
Cúi nghĩ:
Thân vàng sắc tướng, danh hiệu Di Đà; cùng khắp biến ba ngàn, độ vong lên Chín Phẩm.
Sớ tâu: Nay tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) …Tỉnh, nước Việt Nam; có gia đình thờ Phật, dâng hương tụng kinh, nhân dịp tuần chay Tiếu Tường (Đại Tường), báo đáp ơn sâu, cầu nguyện siêu độ. Đệ tử … hôm nay, ngưỡng mong Thế Tôn giác ngộ, xót thương tiếp độ.
Xót lòng tưởng nhớ hương linh (thân phụ, thân mẫu, v.v…) …
Sanh lúc … giờ, ngày … tháng … năm… hưởng thọ (hướng dương) … tuổi
Tạ thế lúc … giờ, ngày … tháng … năm …
Nép nghĩ: Sống gởi chết về, trẻ già khó thoát vận mạng; trời cao đất hậu; thăng trầm chưa biết đi về đâu. Nay gặp lúc tuần chay dịp Tiểu Tường (Đại Tường), đúng vào điện thứ chín (mười), xin trình trước án Đô Thị (Chuyển Luân) Mình Vương; trông nhờ sức chúng tăng thanh tịnh, trì tụng kinh văn pháp bảo Đại Thừa…, gia trì Thần Chú Vãng Sanh Tịnh Độ; đảnh lễ Ba Thân tưởng báu, muôn đức dung vàng, lấy nhân lành này, cầu sanh An Dưỡng. Nay xin dâng trọn sớ văn, kinh thành thưa thỉnh:
Kính lạy Phật A Di Đà, vị thầy tiếp dẫn, giáo chủ Tây Phương, ngồi trên tòa sen chứng giám cho.
Cúi xin: Địa Tạng từ bi, tiếp khỏi cảnh khổ tối tăm; Thánh hiền âm dương, rũ lòng thương tưởng.
Lại nguyện: Quan Âm tiếp dẫn, Thế Chi đón đi; bảy lớp hàng cây được tiêu dao, Tám Đức trong hồ thường tự tại. Ngưỡng trông ơn Phật chứng mình. Kính dâng sớ.
Phật lịch … Ngày … tháng … năm
Đệ tử chúng con thành kính dâng sớ.
4. Chú thích
- Thất trùng hàng thọ (七重行樹): bảy lớp hàng cây, từ xuất hiện trong A Di Đà Kinh (阿彌陀經) cũng như một số kinh điển khác. Con số 7 ở đây chỉ cho các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới và ở giữa; thể hiện ý nghĩa viên mãn. Theo Đại Sư Ngẫu Ích Trí Húc (蕅益智旭,1599-1655) nhà Minh giải thích trong A Di Đà Kinh Yếu Giải (阿彌陀經要解,1 quyền, Taisho No. 1762), là “Thất trùng biểu thất khoa đạo phẩm(七重表七科道品, bảy lớp biểu thị cho bảy khoa đạo phẩm).” Như vậy, Thất Khoa Đạo Phẩm ở đây là 37 Phẩm Trợ Đạo, gồm: (1) Tứ Niệm Xứ (s: catvāri smrti-upasthānāni, p: cattāro sati-patthānāni,四念處), tức Thân Niệm Xứ (s: kāya-smrty-upasthāna, p: kayekāyānupassi viharati atāpi sampajāno satimā,身念處), quán thân thể là bất tịnh; Thọ Niệm Xứ (s: vedana- smrty-upasthāna, p: vedanāsu vedanānupassi viharati ātāpi sampajāno satimā, 受 念處), quán sự thích ghét của các tác dụng thọ cảm, hết thảy đều là khổ; Tâm Niệm Xứ (s: citta-smrty-upasthāna, p: citte cittānupassi viharati ātāpi sampajāno satimā,心念處),quán tâm là sinh diệt, vô thường; Pháp Niệm Xứ (s: dharma- smrty-upasthāna, p: dhammesu dhammānupassi viharati ātāpi sampajāno satima, 法念處), quán hết thảy các pháp là vô ngã. (2) Tứ Chánh Cần (s: catvāri prahānāni, p: cattāri sammappadhānāni, 四正勤), tức siêng năng tỉnh tấn đoạn trừ các điều ác đã sanh; siêng năng tinh tấn làm cho không sanh khởi các điều ác chưa sanh; siêng năng tinh tấn làm cho sanh khởi các điều thiện chưa sanh; siêng năng tỉnh tấn làm cho tăng trưởng các điều thiện đã sanh. (3) Tứ Như Ý Túc (s: catur-rddhipāda, p: catu-iddhipāda,四如意足), tức Dục Như Ý Túc, Tỉnh Tấn Như Ý Túc, Tâm Như Ý Túc, Tư Duy Như Ý Túc. (4) Ngũ Căn (s: pañcendriyāni, 五根), tức Tín Căn (s: śradhendriya, 信根), niềm tin vào Tam Bảo, đạo lý Tứ Đế (s: catur-ārya-satya, p: catu-ariya-sacca, 四諦), v.v…; Tấn Căn (s: vīryendriya, 進根), hay còn gọi là Tỉnh Tấn Căn, siêng năng dũng mãnh tu các pháp lành; Niệm Căn (s: smrtīndriya, 念 根), nghĩ nhớ đến các pháp đúng; Định Căn (s: samādhīndriya, 定根), năng lực khiến cho tâm dừng lại một chỗ, không bị tán loạn; Tuệ Căn (s: prajñendriya, 根), nhờ có định mà trí tuệ quán xét sanh khởi, cho nên biết được như thật chân lý. (5) Ngũ Lực (s: pañca-bala, 五力), tức Tín Lực (s: raddhā-bala, 信力), năng lực tin tưởng; Tỉnh Tấn Lực (s: vīrya-bala, 精進力), năng lực cố gắng tinh tấn; Niệm Lực (s: smrti-bala, 念力), năng lực bảo trì; Định Lực (s: samādhi-bala, 定力), năng lực chú tâm tập trung vào Thiền định; Tuệ Lực (s: prajñā-bala, 慧力), năng lực chọn lọc trí tuệ. (6) Thất Giác Chi (s: saptapodhyangāni, p: satta-pojjharigā,七覺支), tức Trạch Pháp Giác Chi (s: dharma-pravicaya-sambodhyanga, 擇法覺支), nghĩa là chọn lựa sự đúng sai của pháp, lấy cái đúng và bỏ đi cái sai; Tỉnh Tấn Giác Chỉ (s: virya-sambodhyanga, 精進覺支), là chọn lựa pháp đúng đắn và tinh tấn chuyên tâm tu tập pháp ấy; Hỷ Giác Chi (s: srīti-sambodhyanga, 喜覺支), an trú trong pháp vui đúng đắn; Khinh An Giác Chi (s: prasrabdhi-sambodhyanga, 輕安覺支), là đoạn trước tà ác đạt được sự nhẹ nhàng an lạc của thân tâm và tăng trưởng thiện căn; Xả Giác Chi (s: supeksa-sambodhyanga, 捨覺支), là xả bỏ đi tâm phan duyên với ngoại cảnh và quay trở về sống bình an. (7) Bát Chánh Đạo (s: āryāstānga- mārga, āryāstāngika-mārga, p: ariyāțțhangika-magga,八正道), tức Chánh Kiến (s: samyag-drşți, p: samma-dițthi, 正見); Chánh Tư Duy (s: samyak-samkalpa, p: sammā-sankappa, 正思惟); Chánh Ngữ (s: samyag-vāc, p: sammā-vācā,正語); Chánh Nghiệp (s: samyakkarmanta, p: samma-kammanta, 正業); Chánh Mạng (s: samyag-ājīva, p: sammā-ājīva,正命); Chánh Tỉnh Tấn (s: samyag-vyāyāma, p: sammā-vāyāma,正精進); Chánh Niệm (s: samyak-smrti, p: sammā-sati, 正念); Chánh Định (s: samyak-samādhi, p: sammā-samādhi, 正定). Cho nên thất trùng hàng thọ còn có nghĩa là bảy lớp chồng chất các pháp môn tu tập giải thoát, nhờ vậy hành giả mới có thể an nhiên, tự tại.
- Bát Đức(八德): tức Bát Công Đức Thùy(八功德水), là nước có đầy đủ 8 loại công đức thù thắng; còn gọi là Bát Vị Thủy (八味水), Bát Chỉ Đức Thúy (八支德 水), Bát Định Thủy (八定水). Cõi Tịnh Độ của chư Phật có hồ đầy đủ 8 công đức, trong đó có đầy ắp nước 8 công đức. Tám loại đó là: lắng sạch, trong lạnh, ngọt ngon, nhẹ mềm, tươi mát, an hòa, trừ đói khát, nuôi lớn các căn. Đồng thời, nơi 7 dòng biển bao quanh núi Tu Di, cũng có đầy đủ nước 8 công đức, gồm: ngọt, lạnh, mềm, nhẹ, trong sạch, không hôi, uống vào không gây tổn thương cổ họng, uống vào không gây tổn thương bụng. Trong Xưng Tán Tịnh Độ Kinh (稱讚淨土經) giải thích rằng: “Hà đẳng danh vì Bát Công Đức Thủy ? Nhất giả trùng tịnh, nhị giả thanh lãnh, tam giả cam mỹ, tứ giả khinh nhuyễn, ngũ giả nhuận trạch, lục giả an hòa, thất giả ẩm thời trừ cơ khát đẳng vô lượng quá hoạn, bát giả ẩm dĩ định năng trưởng dưỡng chư căn Tứ Đại, tăng ích chúng chủng thù thắng thiện căn, đa phước chúng sanh, trường lạc thọ dụng (何等名為八功德水、一者澄淨、二者 清冷、三者甘美、四者輕軟、五者潤澤、六者安和、七者飲時除饑渴等無 量過患、八者飲已定能長養諸根四大、增益種種殊勝善根、多福眾生、長 樂受用, thế nào là Nước Có Tám Công Đức ? Một là lắng sạch, hai là trong lạnh, ba là ngọt ngon, bốn là nhẹ mềm, năm là tươi mát, sảu là an hòa, bày là khi uống trừ được vô lượng sai lầm, âu lo như đói khát, v.v…, tám là uống rồi được định, có thể nuôi lớn các căn, Tứ Đại, làm cho tăng ích các loại căn lành thù thắng, chúng sanh có nhiều phước sẽ vui mừng thọ dụng lâu dài).” Hay trong Hồi Hướng Văn (迴向文,Taishō No. 2848) lại có câu: “Bát Công Đức Thủy khử cấu trừ tai, Thất Tịnh Diệu Hoa trang nghiêm pháp thể (八功德水去垢除災、七淨妙花莊 嚴法體, Nước Tám Công Đức khử nhớp trừ tai, Bảy Hoa Sạch Mầu trang nghiêm pháp thể).” Hơn nữa, trong Phật Thuyết A Di Đà Kinh (佛說阿彌陀經) cũng có câu: “Hựu Xá Lợi Phất, Cực Lạc quốc độ, hữu Thất Bảo Trì, Bát Công Đức Thủy, sung mãn kỳ trung(又舍利弗、極樂國土、有七寶池、八功德水、充滿其中, lại nữa Xá Lợi Phất, cõi nước Cực Lạc có Ao Bảy Báu, có Nước Tám Công Đức, tràn đầy bên trong).” Ngoài ra, trong bài xướng Sái Tịnh có câu: “Phù thứ thủy giả, Bát Công Đức Thủy tự thiên chơn, tiên tẩy chúng sanh nghiệp cấu trần, biến nhập Tỳ Lô Hoa Tạng giới (夫此水者、八功德水自天真、先洗衆生業垢塵、編入毘 盧華藏界, phàm loại nước này, là Nước Tám Công Đức, xuất xứ từ nguồn chơn của trời đất, trước hết rửa sạch bụi dơ nghiệp của chúng sanh, chuyển nhập vào thế giới Hoa Tạng của Tỳ Lô Giá Na Phật).”