1. Nguyên văn
伏以
陶鎔器物、必須假手於人手、蝦煉世情、只在由心於 造化、洪鐘方鑄、持架方鳴。拜疏為越南國…省… 縣 [郡]…社…村、本寺奉
佛修香獻供鑄鐘祈願圓成迎祥集福事。今弟子…等、 即日焚香、心誠拜干
大覺能仁、俯垂炤鑒。竊念、弟子等、生逢末季、幸 際清明、仝修片善之微因、共種多生之福果。茲者、開 爐設構、請佛護庇、合衆善於禪峰、鑄洪鐘於梵刹、文 騰彩色、寶結盖於天中、赤氣紅光、煉聲聞於海上、永 垂天壤、利益幽冥、仗法侶之禪僧、禮尊經之寶號、超 幽法界、普利道場、上奉佛天、恭仰景福。伏願、洪鐘 遠振、法器長留、驚人間夢寐於晨昏、脫苦趣沉淪於 幽暗、十方寧靜、回海平安、凡在光中、均蒙庇祐。謹 疏。
佛曆…歲次…年…月…日時、弟子眾等和南上疏
(疏) 奉 白佛金章 弟子眾等和南上疏
2. Phiên âm
Phục dĩ
Đào dung khí vật, tất tu giả thủ ư nhân thủ; hà luyện thể tỉnh, chỉ tại do tâm ư tạo hóa; Hồng Chung1 phương chú, trì giá phương minh.
Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh … Huyện (Quận) … Xã … Thôn, bổn tự phụng Phật tu hương hiến cúng chú chung kỳ nguyện viên thành, nghỉnh tường tập phước sự. Kim đệ tử … đẳng, tức nhật phần hương, tâm thành bái can, Đại Giác Năng Nhân, phủ thùy chiếu giám.
Thiết niệm: Đệ tử đằng, sanh phùng mạt quý, hạnh tế Thanh Minh; công tu phiến thiện chi vi nhân, cọng chủng đa sanh chỉ phước quả. Tư giả, khai lô thiết cấu, thỉnh Phật hộ tí; hợp chúng thiện ư Thiền phong, chú Hồng Chung ư Phạm sát; văn đằng thái sắc, bảo kết cái ư thiên trung; xích khí hồng quang, luyện thanh văn ư hải thượng; vĩnh thùy thiên nhưỡng, lợi ích U Minh; trượng pháp lữ chỉ Thiền tăng, lễ tôn kinh chỉ bảo hiệu; siêu u pháp giới, phổ lợi đạo tràng; thượng phụng Phật thiên, cung ngưỡng cảnh phước.
Phục nguyện: Hồng Chung viễn chấn, pháp khí trường lưu; kinh nhân gian mộng mị ư thần hôn, thoát khổ thú trầm luân ư u ám; thập phương ninh tĩnh, hồi hải bình an; phàm tại quang trung, quân mông tỷ hựu. Cẩn sớ.
Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật … thời.
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.
3. Dịch nghĩa
Cúi nghĩ:
Nung đúc khí vật, phải nên giao trọn nơi tay người; rèn luyện nhân tình, chỉ tại do tâm nơi tạo hóa; hồng chung mới đúc, giá đỡ reo vang.
Sớ tâu: Nay tại Thôn .., Xã …, Huyện (Quận) …, Tỉnh …, nước Việt Nam; có chùa thờ Phật, dâng hương hiến cúng đúc chuông cầu nguyện viên thành, đón lành thỉnh phước. Nay đệ tử … ngày này dâng hương, tâm thành ngưỡng đấng, Đại Giác Năng Nhân, xót thương chứng giám.
Nép nghĩ: Đệ tử chúng con, sanh vào đời mạt, may gặp Thanh Minh; cùng tu chút thiện nhân cỏn con, cọng trồng nhiều đời bao quả phước. Hôm nay mở lò đặt bệ, thỉnh Phật hộ trì; hợp điều lành nơi Thiền môn, đúc hồng chung chốn Phạm vũ; hoa văn đường nét, kết lọng báu ở trên trời; khi đỏ ảnh hồng, luyện tiếng vang khắp biển cả; mãi nhờ đất tốt, lợi ích U Minh; nương bạn pháp ấy Thiền tăng, lễ tôn kinh danh hiệu báu; siêu khắp pháp giới, lợi cùng đạo tràng; trên vâng Phật trời, cung đón phước cả.
Cúi mong: Hồng chung rung khắp, pháp khí dài lâu; kinh động nhân gian mộng mị sớm hôm, thoát nẻo khổ trầm luân cõi u ám; mười phương yên tĩnh, khắp chốn bình an; phàm trong hào quang, đều được ân sủng. Kính dâng sớ.
Phật lịch … Ngày … tháng … năm
Đệ tử chúng con thành kính dâng sớ.
4. Chú thích
- Hồng Chung (鴻鐘、洪鐘): chuông lớn, chuông to; còn gọi là Phạn Chung (梵 鐘), Đại Chung (大鐘), Kim Chung(金鐘), Kinh Chung (鯨鐘), Đồng Chung (銅 鐘), Phong Chung (豊鐘), Cảnh Chung (景鐘), Hoa Chung (華鐘), Cự Chung (巨 鐘), Phù Chung (鳧鐘), Lương Chung (梁鐘), Chàng Chung (撞鐘), Điếu Chung (釣鐘), Bồ Lao (蒲牢), Hoa Kình (華鯨). Từ nguyên gốc của Hồng Chung là Phạn Chung, nghĩa là chuông, loại pháp khí Phật Giáo, được truyền từ Ấn Độ sang các nước Phật Giáo Đại Thừa như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, v.v… Tùy theo quốc gia chuông được tạo ra, chuông có tên gọi khác nhau như Trung Quốc Chung (中國鐘), Triều Tiên Chung (朝鮮鐘, hay Cao Lệ Chung [高麗鐘], Tân La Chung [新羅鐘]), Hòa Chung (和鐘, tức chuông Nhật Bản), v.v… Đối với trường hợp Nhật Bản, vẫn còn kỷ lục lưu lại trong Nhật Bản Thư Kỳ (日本書紀, Nihonshoki) cho biết rằng vào năm thứ 23 (562) đời Khâm Minh Thiên Hoàng (欽 明天皇,Kimmei Tennō, tại vị 5397-571), chuông được Đại Bạn Hiệp Thủ Sảng (大 伴狹手彦,Ōtomo-no-Sadehiko) mang từ vương quốc Cao Cú Lệ (高句麗) của Triều Tiên sang Nhật. Chuông được xem như là tối cổ của Nhật Bản, có bản khắc minh ghỉ trên chuông vào năm 698 (Mậu Tuất), là Phạn Chung của Diệu Tâm Tự (妙心寺,Myoshin-ji) ở kinh đô Kyoto. Vai trò chính của Phạn Chung là dùng để thông báo tiến hành các Phật sự, nghi lễ, v.v…; và cũng được dùng để báo thức sớm tối. Cho nên trong bài kệ Nguyện Chuông buổi sáng có câu: “Hồng chung sơ khẩu, bảo kệ cao ngâm, thượng triệt Thiên Đường, hạ thông Địa Phủ (洪鐘初叩、寶偈 高吟、上徹天堂、下通地府,chuông to mới đánh, kệ báu ngâm cao, trên thấu Thiên Đường, dưới thông Địa Phủ).” Tiếng chuông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống tâm linh của người dân bình thường cũng như tín đồ Phật Giáo. Theo như nghiên cứu cho thấy rằng trong bộ Toàn Đường Thi (全唐詩) cũng như Toàn Đường Thi Bồ Biên (全唐詩補編), có gần 1100 câu thơ về tiếng chuông, về Phạn Chung có 300 câu, cho ta thấy tầm quan trọng của tiếng chuông chùa như thế nào. Xin giới thiệu một số tác phẩm liên quan đến tiếng chuông như sau. Trong bài Trường Thọ Tự Xán Công Viện Tân Trứu Tình (長壽寺粲公院新井) của Lý Ki (李頎, 690-751) có câu: “Tăng phòng lai trú cửu, lộ tỉnh mỗi đồng quan, bạch thạch bảo tân trứu, thương đài y cựu lan, không bình uyển chuyển hạ, trường cảnh lộc lô bàn, cảnh giới nhân tâm tịnh, tuyền nguyên kiến để hàn, chung minh thời quán đảnh, đối thử nhật nhàn an (僧房來往久、露井每同觀、白石抱新甃、蒼 苔依舊欄、空瓶宛轉下、長綆轆轤盤、境界因心淨、泉源見底寒、鐘鳴時 灌頂、對此日閒安, tăng phòng đến đây ở, giếng nước ngày mỗi xem, đá trắng che mặt giếng, rêu xanh vẫn lan cùng, gàu nước buông thong thả, dây dài theo trục xoay, cảnh giới theo tâm lắng, suối nguồn tận đáy trong, chuông ngân dài quản đảnh, đối diện ngày an nhàn).” Trương Kế (張繼,?-779) có làm bài Phong Kiều Dạ Bạc (楓橋夜泊) rất nổi tiếng: “Nguyệt lạc ô để sương mãn thiên, giang phong ngư hỏa đối sầu miên, Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự, dạ bán chung thanh đảo khách thuyển (月落烏啼霜滿天、江楓漁火對愁眠、姑蘇城外寒山寺、夜半鐘聲到 客船, trăng tà chiếc quạ kêu sương, lửa chài cây bến, sầu vương giấc hồ, thuyền ai đậu bến Cô Tô, nửa đêm nghe tiếng chuông Chùa Hàn San).” Như trong Văn Đường Chung Thanh (晚唐鐘聲) của Phó Đạo Bân (傳道彬) có nêu một đoạn trong bài thơ Du Long Môn Phụng Tiên Tự (遊龍門奉先寺) của Đỗ Phủ (杜甫, 712-770): “Dĩ tùng Chiêu Đề du, cánh túc Chiêu Để cảnh, âm hác sanh hư lại, nguyệt lâm tán thanh ảnh, thiên khuyết tượng vĩ bức, vân ngọa y thường lãnh, dục giác văn thần chung, linh nhân phát thâm tỉnh (已從招提遊、更宿招提境、陰壑 生虚籁、月林散清影、天闕象緯逼、雲臥衣裳冷、欲覺聞晨鐘、令人發深 省, từ độ thăm Chiêu Đề, lại luyến cảnh Chiêu Đề, hang tối vang tiếng vọng, ring trăng bóng tỏ mờ, cổng trời bóng voi hiện, mây nằm áo lạnh băng, muốn dậy nghe chuông sớm, khiến người tỉnh thức sâu).” Hay trong San Hô Câu Thi Thoại (珊瑚 鉤詩話) của Trương Biểu Thần (張表臣) có dẫn bài thơ của Thuyết Đỗ (說杜) là: “Chung khảnh thanh tâm, dục sanh Duyên Giác (鐘磬清心、欲生緣覺,chuông khánh sạch lòng, chứng quả Duyên Giác).” Trong bài Kinh Thiếu Lâm Tĩnh Xá Ký Đô Ấp Thân Hữu (經少林精舍寄都邑親友) của Vi Ứng Vật (韋應物,737-792) có câu: “Xuất hì thính vạn lại, nhập lâm trạc u tuyền, minh chung sanh đạo tâm, mộ khánh không vân yên (出巘聽萬籟、入林濯幽泉、鳴鐘生道心、暮磬空雲煙, ra hang vạn dây vướng, vào rừng rửa suối thiêng, chuông ngân sanh đạo tâm, khánh chiều mây khỏi quyện).” Lô Luân (盧綸,739-799) có làm bài Thủ Quý Đoan Công Dã Tự Bệnh Cư Kiến Ký (酬李端公野寺病居見寄): “Dã tự chung hôn sơn chánh âm, loạn đằng cao trúc thủy thanh thâm, điền phu tựu hướng hoàn y thảo, dã trĩ kinh phi bất quá lâm, trai mộc tạm tư đồng tĩnh thất, thanh luy dĩ giác trợ Thiền tâm, tịch mịch nhật trường thùy vấn tật, liệu quân duy thủ cổ phương tầm (野寺鐘昏山正陰、亂藤高竹水聲深、田夫就餉還依草、野雉鶯飛不過林、 齋沐暫思同靜室、清贏已覺助禪心、寂寞日長誰問疾、料君惟取古方尋, chùa hoang chuông chiều núi tỏa râm, dây leo trúc bám tiếng nước trầm, nông phu cất bước theo lối có, gà đồng kinh hoảng bay qua rừng, chay tịnh ưu tư cùng tịnh thất, gầy xanh mới rõ ấy Thiền tâm, vắng lặng tháng ngày ai hỏi bệnh, khuyên người thôi chớ nhọc công tìm).” Hay trong bài Du Vân Tế Tự (遊雲際寺) của Chương Hiếu Tiêu (章孝標) có câu: “Vân lãnh phù danh khứ, chung chàng đại mộng tỉnh, mang mang sơn hạ sự, mãn nhãn tổng lưu bình (雲領浮名去、鐘撞大 夢醒、茫茫山下事、滿眼送流萍, mây núi phù danh bỏ, chuông ngân đại mộng tỉnh, mênh mang chuyện đời mặc, trước mắt bèo dạt trôi).” Trong bài Tặng Thiên Khanh Tự Thần Lượng Thượng Nhân (贈天卿寺神亮上人) của Triệu Hỗ (趙嘏, 806-853) có câu: “Ngũ khán xuân tận thử giang phần, hoa tự phiêu linh nhật tự huân, không hữu từ bi tùy vật niệm, đĩ vô tung tích tại nhân quần, nghênh thu nhật sắc diêm tiền kiến, nhập dạ chung thanh trúc ngoại văn, tiểu chỉ bạch liên tâm tự đắc, thế gian phiền não thị phù vân (五看春盡此江潰、花自飄零日自曬、空有 慈悲隨物念、已無蹤跡在人群、迎秋日色簷前見、入夜鐘聲竹外聞、笑指 白蓮心自得、世間煩惱是浮雲, năm bận đón xuân nơi bến sông, ngày nắng chói chan hoa phiêu bỏng, không tâm từ bi theo vật nhớ, đã chẳng đấu tích chốn nhân quẩn, đón thu ngày mới trước thêm thấy, đêm về chuông vọng trúc ngoài vang, cưới chỉ trắng sen lòng tự đắc, thế gian phiền não ấy phù vân).” Hay như trong bài Quá Hương Tích Tự (通香積寺) của Vuong Duy (王维, 7-761) cũng có câu: “Bắt trì Hương Tích Tự, số lí nhập vân phong, có mộc võ nhân kính, thâm sơn hà xứ chung tuyển thanh yên nguy thạch, nhật sắc lãnh thanh tùng, bạc mộ không đảm khúc, an Thiển chế độc long (不知香積寺、數里入雲峰、古木無人理、深山何處瞳、 泉整咽危石、日色冷青松、薄暮空漂曲、安禪制毒龍、nào hay Hương Tích Tự, mấy đặm trong mây rừng, cây xưa không người bước, mùi sâu chuống chốn nào, tiếng suối ngăm lòng đá, ngày lên lạnh từng xanh, chiều buông trên hồ vắng tọa Thiền chế độc long). Tại Tây Hồ, Hàng Châu có 2 ngôi danh lam nổi tiếng là Tính Từ Tự (淨慈寺) và Linh Án Tự (靈隱寺). Ở Tịnh Từ Tự có một Đại Hồng Chung rất nổi tiếng, nơi nhà bia an trí chuông có bút tích của vua Khang Hy với dòng chữ: “Nam Bình Văn Chung (南屏晚鐘, Chuông Chiểu Nam Bình).” Thi sĩ Trương Đại nhà Đường có làm bài thơ để diễn tả sự xuất thần nhập hóa của tiếng chuông chùa này như sau: “Dạ khí ông Nam Bình, khinh phong bạc như chỉ, chung thanh xuất thượng phương, dạ độ không giang thúy (夜氣淮南屏、輕風薄如纸、 鐘聲出上方、夜渡空江水, màn đêm trùm khắp Nam Bình, gió nhè nhẹ thổi nhur hình giấy mạnh, tiếng chuông vút tận trời xanh, buông vào đêm vắng sông thanh nghìn trùng).” Sau này dân gian vẫn có câu: “Ngọc Bình thanh chướng mộ yên phi, cam điện chung thanh lạc thúy vi (玉屏青峰暮煙飛、甜殿鐘聲落翠微,Ngpc Bình mây khói chiều lặng bay, điện báu chuông chùa rụng sương chẩy).” Về phía Việt Nam, cũng có khá nhiều bài thơ nói về tiếng chuông như trong bài của Đoàn Văn Khâm truy điệu Thiền Sư Chân Không: “Hạnh cao triều đã chấn thanh phong, tích trụ như vân mộ tập long, nhân vũ hốt kinh băng huệ đồng, đạo lâm trường thân yển trình tông, phần oanh bích thảo thiêm tân tháp, thủy trám thanh sơn nhận tạ dung, tịch tịch Thiền quang thủy cánh khẩu, kinh qua sầu thính mộ thiên chung (Trong triều ngoài nội kính gia phong, chống gậy đường mây quyện bóng rồng, cửa Từ chợt hoảng rường cột đỗ, rùng Đạo bùi ngùi cột thông long, có biếc quanh mỗ thêm tháp mới, non xanh nước thắm gởi thân trong, vắng vẻ cửa Thiền ai đến gõ, văng vắng chuông chiều nát cõi lòng).” Hay như bài thơ của thi sĩ Dương Cự Nguyên người Tàu làm tặng tiễn chân Pháp Sư Phụng Đình của Việt Nam về nước như sau: “Cố hương Nam Việt ngoại, vạn lí bạch vân phong, kinh luận từ thiên khứ, hoa hương nhập hải phùng, lộ đào thanh phạm triệt, thận các hóa thành trùng, tâm đáo Trường An mạch, Giao Châu hậu dạ chung (Cố hương Nam Việt ấy, ngàn dặm mây trắng bay, cửa trời vắng kinh kệ, biển rộng hương hoa đẩy, bỏng cô in sóng bạc, thành quách lung linh xây, Trường An lòng tưởng nhớ, Giao Châu chuông canh chẩy).” Tổ Giác Tiên (覺先,1880-1936), người sáng lập ra An Nam Phật Học Hội Trung Việt, tổ sư khai sáng Chùa Trúc Lâm Huế có làm bài thơ: “Tuần diêm thanh khánh sao mình nguyệt, nhiều thọ sơ chung khẩu bích thiên (逗着清磬敲明 月、繞樹疏鐘扣碧天, tiếng khánh quanh nhà lay trăng sáng, cùng cây chuông sớm gõ trời xanh).” Cố Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Không (1905-1997), nguyên trú trì và khai sơn Hồng Ân Ni Tự (鴻恩尼寺) tại Huế, cũng có lưu lại bài thơ ca ngợi về nét Thiền vị của chùa Trúc Lâm như sau: “Bước đến Trúc Lâm luống chạnh lòng, chuông chùa tiếng dội khắp rừng thông, trồng lên bảo tháp mây quang đãng, ngó xuống ao sen cả vẫy vùng, cảnh tịnh soi tâm tâm cũng tịnh, nước trong trăng chiếu bỏng thường trong, cánh này nếu được đem thêu vẽ, tỏa rạng ngàn năm nét Đại Hùng.” Hòa Thượng Thạch Liêm (石源,1633-1702) có làm bài Vịnh Hà Trung Tự Thi (詠河中寺詩): “Lục liễu thùy thủy ẩn Phạm cung, chung thanh điều đệ mãn hà phong, trúc li thảo kính phù lam yếm, thạch hác hà lâu đảo ánh không, hầu thực hồng ngư xuy thủy thượng, để yên thủy điều lạc hoa trung, vương gia từ miếu âm sum xử, huỳnh hữu linh quang xạ hải Đồng (綠柳垂垂隱梵宮、鐘聲迢遞滿河 風、竹籬草徑浮嵐掩、石壑霞樓倒影空、候食紅魚吹水上、啼煙翠鳥落花 中、王家祠廟陰森處、迪有靈光射海東, nép bóng chủa xưa liễu xanh non, tiếng chuông xa vắng theo gió sông, lối có bờ trúc mây khói phủ, hang đá lầu chiều bóng nghiêng lồng, đớp mồi cá nỗi trên dòng nước, chim xanh rộn hót giữa hoa hồng, vương gia miều phủ nơi rừng thẳm, lóe sáng mù khơi rạng biển Đông).” Hơn nữa, tục ngữ dân gian Việt Nam thường có câu: “Đánh tan tục lụy hồi chuông sớm, gõ nát trần tâm tiếng mõ trưa”, hay “gió đưa cành trúc la đà, tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Sương, mịt mù khói tỏa ngàn sương, nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”, v.v…