1. Nguyên âm
伏以
淨瓶法水、一滴霑而日月澄清、玉葉性空、半點洒而 冥陽利樂、欲得纖塵不染、須憑
大覺能明。拜疏為越南國…省…縣( 郡)…社…村、家居(本寺)奉
佛修香献供開經懺悔祈安保命迎祥集福事。今弟 子…等、維日焚一篆之心香、禮
三身之寶相。願舒蓮眼、俯鑒葵心。言念、弟子等生 逢盛世、幸遇良緣、荷乾坤覆載之恩、感
佛聖炤臨之德。茲者肅陳素悃、披瀝丹心、稽首投 誠、翹勤懺悔、諷誦…加持…諸品神呪。頂禮
三身寶相、萬德金容、集此善因祈增福壽。今則謹具 疏文、和南拜白。
南無十方常住三寶作大證明。
南無道場教主本師釋迦牟尼佛作大證明。
南無消災增延壽藥師琉璃光 王佛作大證明。
南無大慈悲救苦難靈感觀世音菩薩。恭奉、遍法界諸 尊菩薩摩訶薩、道場會上無量聖賢、共降威光、同垂加 護。伏願、神通感應、微妙威靈、洒枝頭之甘露、普霑 世界之清涼、留福海之恩波、永切存亡利樂。仰賴 佛恩証明。謹疏。
佛曆…歲次…年…月…日時、弟子眾等和南上疏
(疏)奉 白佛金章 弟子眾等和南上疏
2. Phiên âm
Phục dĩ
Tịnh bình1 pháp thủy, nhất đích triêm nhỉ nhật nguyệt trừng thanh; ngọc diệp tánh không, bán điểm sái nhi minh dương lợi lạc; dục đắc tiêm trần bất nhiễm, tu bằng Đại Giác Năng Minh.
Bái sớ vị: Việt Nam quốc… Tỉnh,… Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư (bổn tự) phụng Phật tu hương hiến cúng khai kinh kỳ an bảo mạng nghinh tường tập phước sự. Kim đệ tử … đẳng; duy nhật phần nhất triện chi tâm hương, lễ Tam Thân chi bảo tướng; nguyện thư Liên Nhãn, phủ giám quỳ tâm.
Ngôn niệm: Đệ tử đẳng sanh phùng thạnh thế, hạnh ngộ lương duyên; hà càn khôn phú tải chi ân, cảm Phật thánh chiếu lâm chỉ đức. Tư giả túc trần tổ khốn, phi lịch đơn tâm, khể thủ đầu thành, kiều cần sám hối; phúng tụng gia trì … chư phẩm thần chú. Đảnh lễ Tam Thân bảo tướng, vạn đức kim dung; tập thử thiện nhân, kỳ tăng phước thọ. Kim tắc cần cụ sở văn, hòa nam bái bạch.
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo tác đại chứng minh.
Nam Mô Đạo Tràng Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh.
Nam Mô Tiêu Tai Tăng Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật tác đại chứng minh.
Nam Mô Đại Từ Bi Cứu Khổ Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.
Cung phụng: Biến pháp giới chư tôn Bồ Tát Ma Ha Tát, đạo tràng hội thượng vô lượng thánh hiền, cọng giáng oai quang, đồng thùy gia hộ.
Phục nguyện: Thần thông cảm ứng, vì diệu uy linh; sái chi đầu chỉ Cam Lồ2, phổ triêm thế giới chi thanh lương; lưu phước hải chi ân ba, vĩnh kiếp tồn vong lợi lạc. Ngưỡng lại Phật ân chứng minh. Cẩn sớ.
Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời.
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.
3. Dịch nghĩa
Cúi nghĩ:
Tịnh Bình nước pháp, một giọt thấm mà trong sạch trời trăng, cành ngọc tảnh không, nửa chấm tươi làm âm dương lợi lạc; muốn sạch bụi trần không nhiễm, nên nương Giác Ngộ đức từ.
Sớ tâu: Nay tại Thôn Xã …, Huyện (Quận) …, Tinh, nước Việt Nam; có gia đình (chùa) thờ Phật, dâng hương hiến cúng khai kinh sám hối, cầu an bảo mạng, nghinh lành tập phước. Đệ tử … hôm nay, đốt lên một nén tâm hương, lạy khắp Ba Thân tướng báu; nguyện ban từ nhãn, chứng tấc lòng thành.
Nép nghĩ: Đệ tử chúng con, sanh đời vượng thịnh, may gặp duyên lành; nặng mang ơn sâu càn khôn chở che, cảm Phật thánh chiếu lâm đức lớn. Con nay khẩn thiết bộc bạch, phơi bày chân tâm; muôn lạy cúi đầu, chỉ thành sám hối; trì tụng …, gia trì… các phẩm thần chú; đảnh lễ Ba Thân tướng báu, muôn đức dung vàng; lấy nhân tốt này, cầu thêm phước thọ. Nay xin dâng trọn sớ văn, kính thành thưa thỉnh:
Kinh lạy Ba Ngôi Bảu Thường Trú Trong Mười Phương chứng giám cho. Kính lạy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, giáo chủ đạo tràng chứng giám cho.
Kính lạy Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, tiêu trừ tai họa tăng tuổi thọ, chứng giám cho.
Kính lạy Quan Thế Âm Bồ Tát, có từ bị lớn, cứu khổ nạn, linh cảm ứng, chứng giám cho.
Cùng xin các vị Bồ Tát Ma Ha Tát khắp pháp giới, vô lượng thánh hiền trong đạo tràng, cùng giáng oai quang, xót thương gia hộ.
Lại nguyện: Thần thông cảm ứng, vi diệu oai linh; rưới nước cành dương Cam Lồ, thấm khắp thế giới thảy mát trong; lưu biển phước ngập sóng ơn, muôn kiếp mất còn lợi lạc. Ngưỡng mong ơn Phật chứng minh.Kính dâng sớ
Phật lịch … Ngày … tháng … năm
Đệ tử chúng con kinh thành dâng sớ.
4. Chú thích
- Tịnh Bình (淨瓶): bình bằng gốm sứ hay kim thuộc, đựng nước sạch để uống hoặc rửa, còn gọi là Thủy Bình (水瓶), Tháo Bình (澡瓶), Phạn ngữ là kundikā, âm dịch là Quân Tri(君持、君遲、軍遲), là vật dụng thường mang bên mình của vị Tỳ Kheo. Trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (勅修百丈清規) có giải thích rằng: “Tịnh Bình, Phạm ngữ Quân Trì, thứ vân bình, thường trữ thủy tùy thân, dụng dĩ tịnh thủ(淨瓶、梵語軍遲、此云瓶、常貯水隨身、用以淨手, Tịnh Bình, tiếng Phạn là Quân Trì, Tàu gọi là bình, thường đựng nước mang theo bên mình, dùng để rửa sạch tay)”. Đặc biệt tịnh bình này cũng là vật mang bên mình của Phạm Thiên, Bồ Tát Quán Thế Âm Ngàn Tay, v.v. Hình tượng đức Bồ Tát Quán Thế Âm cầm Tịnh Bình và nhành Dương Liễu rất phổ biến ở Việt Nam và các nước Phật Giáo Đại Thừa thuộc Châu Á. Trong Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni (千手千眼觀世音菩薩大悲心陀羅 尼) có đề cập đến Tịnh Bình như là một trong 40 vật cầm trên tay của đức Quan Âm Ngàn Tay. Hơn nữa, trong chư tôn của Thai Tạng Giới Khinh Trà La (胎藏 界輕茶羅), Di Lặc Bồ Tát (彌勒菩薩) của Bát Diệp Viện (八葉院) ở giữa, Bất Không Quyên Sách Bồ Tát (不空羅索菩薩) cũng như Tỷ Câu Chỉ Bồ Tát (毘俱 胝菩薩) của Quan Âm Viện (觀音院), Thập Nhất Diện Quán Tự Tại Bồ Tát (十一 面觀自在菩薩) của Tô Tất Địa Viện (蘇悉地院), và Hỏa Thiên (火天) của Kim Cang Bộ (金剛部), v.v., đều cầm Quân Trì. Trong bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sanh của thi hào Nguyễn Du (阮攸,1765-1820) có đoạn rằng: “Tiết đầu thu lập đàn giải thoát, nước Tịnh Bình rưới hạt dương chí, muôn nhờ Đức Phật từ bi, giải oan cứu khổ độ về Tây Phương.” Hay như trong Chánh Nguyên Lược Tập (正源 略集, CBETA No. 1587) quyển 15 có câu: “Hồ hải Thiền lưu, thập phương cọng tập, Quan Âm y cựu Tịnh Bình, Thế Chí biệt khai sanh diện(湖海禪流、十方 共集、觀音依舊淨瓶、勢至別開生面, hồ biển dòng Thiền, mười phương cùng gặp, Quan Âm như cũ Tịnh Bình, Thế Chí riêng bày mặt thật).”
- Cam Lồ (s: ampta, p: amata, 甘露): âm dịch là A Mật Rj Đa (阿密哩多), A Mật Lật Đa (阿蜜嘌哆), ý dịch là Bất Tử (不死, không chết), Bất Tử Dịch (不 死液, chất dịch bất tử), Thiên Tửu (天酒, rượu trời), là loại thuốc thần diệu bất từ, rượu lĩnh trên trời. Trong kinh Phệ Đà (Veda) có nói rằng Rượu Tô Ma (s, p: soma) là loại các vị thần thường hay uống, khi uống nó vào có thể không già, không chết, vị của nó ngọt như mật, cho nên gọi là Cam Lồ. Người ta còn lấy Cam Lồ để ví cho pháp vị nhiệm mầu của Phật pháp, có thể trưởng dưỡng thân tâm của chúng sanh. Trong Mật Giáo gọi nước quán đảnh của hai bộ Bất Nhị Chơn Ngôn là Bất Tử Cam Lồ(不死甘露). Trong Chú Duy Ma Kinh(注維摩經,Taishō 38, 395) quyển 7 có đoạn rằng: “Chư Thiên dĩ chúng chúng danh dược trữ hải trung, dĩ bảo sơn ma chi, lĩnh thành cam lồ, thực chỉ đắc tiên, danh bất tử dược (諸天 以種種名藥著海中、以寶山摩之、令成甘露、食之得仙、名不死藥, Các vị trời dùng nhiều loại thuốc hay đỗ vào trong biển, lấy núi báu mài với thuốc ấy, khiến thành Cam Lồ, ăn nó vào thành tiên, gọi là thuốc bất tử)”, hay “Thiên thực vi Cam Lồ vị dã, thực chi trường thọ, toại hiệu vi bất tử thực dã (天食為甘露味 也、食之長壽、遂號為不死食也,Thức ăn của trời có vị Cam Lồ, ăn vào thì sống lâu, ấy mới gọi là thức ăn bất tử).” Hơn nữa, trong Vô Lượng Thọ Kinh (無 量壽經, Taishō 12,271) quyến thượng cũng có cho biết rằng: “Bát công đức thủy, trạm nhiên doanh mãn, thanh tịnh hương khiết, vị như Cam Lồ(八功德水、湛然 盈滿、清淨香潔、味如甘露,Nước có tám thử công đức vốn vắng lặng, đầy đủ, trong sạch, thơm tinh khiết, mùi vị của nó như Cam Lồ).” Tại Giang Thiên Thiền Tự (江天禪寺) ở Trấn Giang (鎮江), Giang Tô (江蘇), Trung Quốc có 2 câu đối tương truyền do Hoàng Đế Càn Long (乾隆, tại vị 1735-1795) ban tặng là: “Cam Lồ thường lưu công đức hải, hương vân điêu ánh Phố Đà Sơn (甘露常流功德 海、香雲遙映普陀山, Cam Lồ thường cháy công đức biển, mây hương xa sáng Phổ Đà Sơn).” Trong Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu (毘尼日用切要,Taishō No. 1115) quyền 1 có bài kệ Tẩy Bát (洗鉢, Rửa Chén) có liên quan đến Cam Lồ như: “Dĩ thử tẩy bát thủy, như thiên Cam Lồ vị, thí dữ chư quỷ thần, tất giai hoạch bão mãn. Án, ma huu ra tất tá ha (以此洗鉢水、如天甘露味、施與諸鬼神、悉皆 獲飽滿、唵、摩休囉悉莎訶, Lấy nước rửa bát này, như vị Cam Lồ trời, ban cho các quỷ thần, tất đều được no đủ. Án, ma hưu ra tất tả ha).”