1. Nguyên văn
伏以
覺道巍巍、沙界仰無邊之勝福、齋壇濟濟、法門開不二之 玄文、焚香一炷爐中、俯彈素悃、稽首千華臺下、仰達洪 慈。拜疏為越南國…省…縣[郡]…社…村、家居建壇奉
佛修香諷經…祈超度事。今弟子(齋主)…惟日仰干 大覺之尊、俯濟幽冥之路、接度
奉為正度…之香靈。竊念、木之千條鬱鬱、從本而生、水 之萬派滔滔、由源所出、祭魚祭獸物、尚知報本乎初、祀檎 祀嘗人、亦念愼追如一、况此資生資始、開光敢忽於永垂、 矧今致敬致誠、設醮仰祈于超脫。茲者辰逢孟(仲)月、節屬 中元、迺地官赦罪之期、是人間投誠之日、香煙霞鍵、壇開 三畫之連霄、雲集駢臻、虔仗六和之淨侶、披宣大乘
三寶經文、地藏菩薩本願經、慈悲三昧水懺法、大報父母 恩重經、加持往生淨土神咒、繼以…壇、頂禮三身寶相、萬 德金容、集此良因、祈增福果、今則儀筵初啟、科範宣揚、 謹具疏文、和南拜白、
南無十方盡虛空遍法界微塵刹土中過現未來佛法僧三寶光降道場證明功德。
南無道場教主本師釋迦牟尼文佛金蓮座下作大證明。
南無上中下分三界天曹地府人間諸位聖賢證明寶座。筵 奉、法界諸尊菩薩摩訶薩、同垂證鑒、共接往生。伏願、三 寶證明、萬靈洞鑒、慈航濟度、接先靈直上于菩提、福果圓 成、保後裔同躋于壽域。仰賴慈悲不勝惶恐之至。謹疏。
佛曆…歲次…年…月…日時、弟子眾等和南上疏
(疏) 奉 白佛金章 弟子眾等和南上疏
2. Phiên âm
Phục dĩ:
Giác đạo nguy nguy, sa giới ngưỡng vô biên chỉ thắng phước; trai đàn tế tế, pháp môn khai Bất Nhị1 chỉ huyền văn; phần hương nhất chú lô trung, phủ đàn tố khổn; khể thủ thiên hoa đài thượng, ngưỡng đạt hồng từ.
Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh Huyện (Quận) … Xã … Thôn, gia cư kiến đàn phụng Phật tu hương phúng kinh … kỳ siêu độ sự. Kim đệ tử (trai chủ) … duy nhật ngưỡng can, Đại Giác chỉ tôn, phủ tế U Minh chi lộ, tiếp độ:
Phụng vị chánh độ … chi hương linh.
Thiết niệm:2 Mộc chi thiên điều uất uất, tùng bổn nhi sanh; thủy chi vạn phái thao thao, do nguyên sở xuất; tế ngư tế thú vật, thượng tri báo bốn hồ sơ; tự dược tự thường nhân, diệc niệm thận truy như nhất; huống thứ tư sanh tư thi, khai quang mẫn hốt ư vĩnh thùy; thần kim trí kính trí thành, thiết tiếu ngưỡng kỷ vu siêu thoát. Tư giả thần phùng mạnh (trọng) nguyệt, tiết thuộc Trung Nguyên; nãi Địa Quan xá tội chi kỳ, thị nhân gian thiết thành chỉ nhật; hương yên ái đãi, đàn khai tam trú chỉ liên tiêu, vân tập biền trăn; kiền trượng Lục Hòa chỉ tịnh lữ, phi tuyên Đại Thừa Tam Bảo kinh văn, Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh, Từ Bi Tam Muội Thủy Sám Pháp, Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh, gia trì Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú; kế dĩ … đàn, đảnh lễ Tam Thân bảo tướng, vạn đức kim dung; tập thử lương nhân, kỳ tăng phước quả. Kim tắc nghi diên sơ khải, khoa phạm tuyên dương3, cần cụ sớ văn, hòa nam bái bạch:
Nam Mô Thập Phương Tận Hư Không Biến Pháp Vĩ Trần Sát Độ Trung Giới Quá Hiện Vị Lai Phật Pháp Tăng Tam Bảo quang giáng đạo tràng chứng minh công đức.
Nam Mô Đạo Tràng Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật kim liên tòa hạ tác đại chứng minh.
Nam Mô Thượng Trung Hạ Phân Tam Giới Thiên Tào Địa Phủ Nhân Gian chư vị thánh hiền chứng minh bảo tòa.
Diên phụng: Pháp giới chư tôn Bồ Tát Ma Ha Tát, đồng thùy chứng giám, cọng tiếp vãng sanh.
Phục nguyện: Tam Bảo chứng minh, vạn linh động giám; từ hàng tế độ, tiếp linh trực thướng vu Bồ Đề; phước quả viên thành, bảo hậu duệ đồng tê vu thọ vức. Ngưỡng lại từ bi bất thắng hoàng khủng chi chí. Cẩn sớ.
Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời.
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.
3. Dịch nghĩa
Cúi nghĩ:
Đạo giác lồng lộng, muôn cõi trông vô biên muôn phước báo; trai đàn đông đúc, pháp môn mở Bất Nhị ấy huyền văn; đốt hương một nén trong lò, củi đầu thành khẩn; vái lạy ngàn hoa đài dưới, ngưỡng thấu ơn từ.
Sớ tâu: Nay tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) …, Tỉnh …, nước Việt Nam; có gia đình thờ Phật, dâng hương tụng kinh lập đàn tràng …, cầu nguyện siêu độ. Đệ tử (trai chủ) … hôm nay, ngưỡng trông đấng Đại Giác, thương độ tối tăm nẻo khổ, tiếp độ:
Cúng chính hương linh …
Nép nghĩ: Cây có trăm cành rậm rạp, từ gốc mà sanh; nước có vạn dòng mênh mông, từ nguồn tuôn chảy; cúng cá cúng thú vật, mới hay báp đáp ban sơ; thờ cúng thờ muôn loại, cũng mong tưởng nhớ như một; huống chi buổi đầu sinh sống, khai hoang dám quên ơn xót thương; đến nay chỉ kính chỉ thành, thiết lễ mong cầu được siêu thoát. Nay gặp lúc đầu (giữa) tháng, thuộc tiết Trung Nguyên; lúc Địa Quan xá tội hạn kỳ, là nhân gian tâm thành ngày ấy; khói hương nghi ngút, đàn mở liên tục trong ba ngày; mây tụ an lành, nương sức chúng tăng thanh tịnh; tuyên đọc kinh văn Tam Bảo Đại Thừa, Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Pháp Từ Bi Tam Muội Thủy Sám, Kinh Đại Bảo Phụ Mẫu Ân Trọng, trì thêm Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chủ, tổng cọng … đàn; đảnh lễ Ba Thân tướng báu, muôn đức dung vàng, lấy nhân tốt này, cầu tăng phước quả. Nghi diên nay mới khởi đầu, khoa cúng tuyên bày, dâng trọn sớ văn, kính thành thưa thỉnh:
Kính lạy Mười Phương Ba Ngôi Báu Phật Pháp Tăng Trong Quá Khứ, Hiện Tại, Tương Lai, Khắp Pháp Giới Cùng Tận Hư Không Trong Cõi Vì Trần, phóng quang xuống đạo tràng chứng minh công đức.
Kính lạy đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Giáo Chủ Đạo Tràng trên tòa sen vàng chứng giám cho. Kính lạy các vị thánh hiền trên trời, dưới đất, cõi người chứng giám cho.
Cúi lạy các vị Bồ Tát Ma Ha Tát trong khắp pháp giới đồng thương chứng giám, cùng tiếp vãng sanh.
Lại nguyện: Tam Bảo chứng minh, vạn loài ngầm trợ; thuyền từ tế độ, tiếp hương linh thẳng hướng lên Bồ Đề; phước quả tròn thành, giúp cháu con cùng vui vầy sống mãi. Ngưỡng lạy đức từ bi xót thương lòng chí thành. Kính dâng sớ.
Phật lịch … Ngày … tháng … năm …
Đệ tử chúng con thành kính dâng sớ.
4. Chú thích
- Bất Nhị (s: advaya, 不二): không hai. Trong thế giới hiện tượng này sanh khởi đủ loại sự vật, hiện tượng, giống như mình người, nam nữ, già trẻ, vật tâm, sống chết, thiện ác, khổ vui, đẹp xấu, v.v…, chúng được chỉnh lý theo hai trục đối lập. Tuy nhiên, các cặp phạm trù này không phải có thực thể tồn tại độc lập, cố định, mà trên cơ sở của Không (s: śūnya, p: suñña, 空), Vô Ngã (s: nirātman, nairātmya, p: anattan, 無我), căn để của chúng là Bất Nhị, Nhất Thể (一体). Bất Nhị là cách nói khác của Không về mặt quan hệ. Một trong các kinh điển Bát Nhã giải thích về Không có Duy Ma Kinh (s: Vimalakīrti-nidesa, 維摩經); trong Phẩm Nhập Bất Nhị Pháp Môn (入不二法門品) của kinh này có giải thích rất rõ về pháp môn Bất Nhị như: “Đức Thủ Bồ Tát viết: “Ngã, ngã sở vì nhị, nhân hữu ngã cố, tiện hữu ngã sở; nhược vô hữu ngã, tắc vô ngã sở, thị vì nhập Bất Nhị pháp môn’ (德守 菩薩曰、我、我所為二、因有我故、便有我所、若無有我、則無我所、是 為入不二法門, Đức Thủ Bồ Tát nói rằng: ‘Tôi và cái của tôi là hai; nhân vì có tôi mới có cái của tôi; nếu không có tôi, tất không có cái của tôi; đó là vào pháp môn Không Hai).” Từ đó, Bất Nhị cũng như Không là chơn tướng của sự vật; hiểu được điều này được gọi là ngộ. Ngay như trong triết học Vedanta của Bà La Môn Giáo cũng có nhấn mạnh Bất Nhị (advaita), nó được lập cước trên Phát Sinh Luận; hoàn toàn khác với tư tưởng Bất Nhị (advaya) của Phật Giáo. Phật Giáo không chấp nhận Phát Sinh Luận, mà quán sát một cách như thật sự vật hiện thực và làm sáng tỏ sự hiện hữu của chúng. Bất Nhị theo quan điểm của Phật Giáo là nói về hình thức hiện hữu của sự vật hiện thực, là Bất Nhị với tư cách Quan Hệ Luận. Tại Nhật Bản, người nhấn mạnh pháp môn Bất Nhị là Đại Sư Không Hải (空海, Kūkai, 774-835), tổ sư khai sáng Chơn Ngôn Tông Nhật Bản. Đại Sư dùng Thích Ma Ha Diễn Luận (釋摩訶衍論) để ứng dụng giải thích bộ Đại Thừa Khởi Tín Luận (大乘起信論), tận lực hệ thống hóa Mật Giáo. Đây chính là tiên phong của tư tưởng Bản Giác ở Nhật Bản. Trong Thích Ma Ha Diễn Luận, ngoài tư tưởng Bản Giác, Bất Nhị Ma Ha Diễn Pháp (不二摩訶衍法) được khẳng định rõ ràng. Sau khi Không Hải qua đời, tư tưởng Bản Giác này di nhập vào Thiên Thai Tông của Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan) và đến thời Trung Đại thì trở thành Bất Nhị Luận khẳng định hiện thực. Trong Pháp Hoa Văn Cú (法華文句) 6 có câu: “Nhị nhi Bất Nhị, Bất Nhị nhỉ nhị(二而不二、不二而二, hai mà Không Hai, Không Hai mà hai).” Hay như trong tác phẩm Gia Truyện (家傳, Kaden, tức Đằng Thị Gia Truyện [藤氏家傳, Tōshikaden]) quyển thượng do Huệ Mỹ Áp Thắng (惠美押勝,Emi-no-Oshikatsu, tức Đằng Nguyên Trọng Ma Lữ [藤原仲 麻呂, Fujiwara-no-Nakamaro, 706-764]) soạn, có đoạn: “Mỗi năm vào tháng 10, trang nghiêm pháp diên, kính ngưỡng di hạnh của Duy Ma, thuyết diệu lý Bất Nhị (毎年十月法筵を荘厳し、維摩の景行を仰ぎ、不二の妙理を説く).”
- Phần thiết niệm này có lòng văn khác như sau: “Tiền du dương cảnh, hồng trần vị toại ư Tam Sanh; hậu mộng Nam Kha, hương khí hà tiêu ư Lục Cực, Địa Ngục thường vân trọng trược, dục giải chỉ tất miễn hành nhân; Thiên Đường mỗi viết khinh thanh, khủng sanh giả vị hoàng doãn đức; đàn kiến thân sơ sám hối, phục cầu tích bạt vụ Phong Đô, khoa chương cổ hậu tổ huyền, kiền trượng túc đăng vu Tịnh Vức(前遊陽境、紅塵未遂於三生、後夢南柯、香氣何消於六極、地獄 常云重濁、欲解之必勉行仁、天堂每日輕清、恐生者未遑允德、壇建親疎 懺悔、伏求跡拔于酆都、科彰古後祖玄、虔仗足登于淨域, rong chơi cõi thế, bụi trần chưa trọn suốt Ba Đời; với mộng Nam Kha, hương khí sao tiêu về Sáu Cực; Địa Ngục thường cho nhơ nhớp, muốn thoát ra tất gắng làm nhân; Thiên Đường luôn bảo nhẹ nhàng, sợ người sống chưa tròn đức độ, đàn lập thân sơ sám hối, cúi xin tấu trình lên Phong Đô; khoa nghi xưa nay tổ tông, kính nương sớm lên miền Tịnh Vức).”
- Cụm từ “khoa phạm tuyên dương (科範宣揚)” có thể thay bằng “hương hỏa phu trần (香火敷陳, hương khỏi bày biện).”