1. Nguyên văn
啟建法筵 爲狀仰事。茲據
越南國…省…縣(郡)…社…村、家居奉
佛聖上香獻供根除關煞保童祈安迎祥集福事。今信主…等
言念、夫妻二命、配合一家、自從結髪之初、此是懷胎之意。邇於…年…月…日…辰生逢關煞、遇犯輪廻、或夭死之群、或南殤之衆、或犯天狗之凶、或遇犴猩之鬼、爰憑佛力、乞解除之、涓取本月吉日、謹以金銀冥財貨項、齋盤清酌庶品之儀、右狀奉上。
梵王帝釋大將神王。
栴檀古樹乾闥婆王。
上峒妖嬌羅煞神女。
下峒南殤夭死神名。
中壇十五衆鬼、十二犴猩、輪廻關煞鎖鐵蛇等衆。請赴本筵、享其菲禮、領收冥財、遞回揚洲之大地、送歸海外於他方、不得回顧、擾害孩兒、若心存聚衆作殃、禪師卽奏聖帝、敕差瘟火、依律懲治。法承文狀、釋子奉行。準。
歲次…年…月…日時 。仰狀
2. Phiên âm:
KHẢI KIẾN PHÁP DIÊN Vị trạng ngưỡng sự.
Tư cứ: Việt Nam Quốc … Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng căn trừ Quan Sát bảo đồng kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim tín chủ … đẳng.
Ngôn niệm: Phu thê nhị mạng, phối hợp nhất gia; tự tùng kết phát chi sơ, thử thị hoài thai chi ý. Nhĩ ư … niên … nguyệt … nhật … thần sanh phùng Quan Sát, ngộ phạm luân hồi; hoặc yểu tử chi quần, hoặc Nam Thương chi chúng; hoặc phạm Thiên Cẩu1 chi hung, hoặc ngộ ngạn tinh chi quỷ; viên bằng Phật lực, khất giải trừ chi, quyên thủ bổn nguyệt cát nhật, cẩn dĩ kim ngân minh tài hóa hạng, trai bàn thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu trạng phụng thướng.
Phạm Vương2 Đế Thích Đại Tướng Thần Vương.
Chiên Đàn Cổ Thụ Càn Thát Bà3 Vương.
Thượng Động Yêu Kiều La Sát Thần Nữ.
Hạ Động Nam Thương Yểu Tử Thần Danh.
Trung Đàn Thập Ngũ Chúng Quỷ, Thập Nhị Ngạn Tinh, luân hồi quan sát tỏa thiết xà đẳng chúng; thỉnh phó bổn diên, hưởng kỳ phỉ lễ; lãnh thu minh tài, đệ hồi dương châu chi đại địa, tống quy hải ngoại ư tha phương; bất đắc hồi cố, nhiễu hại hài nhi; nhược tâm tồn tụ chúng tác ương, Thiền sư tức tấu Thánh Đế, sắc sai ôn hỏa, y luật trừng trị. Pháp thừa văn trạng, Thích tử phụng hành. Chuẩn.
Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời. Ngưỡng trạng.
3. Dịch nghĩa:
Pháp Diên Mở Bày Vì trạng kính dâng
Nay căn cứ: Việc gia đình hiện ở tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) …, Tỉnh …, nước Việt Nam, thờ Phật dâng hương hiến cúng căn trừ Quan Sát giữ trẻ cầu an đón lành góp phước. Nay tín chủ …
Nép nghĩ: Vợ chồng hai mạng, phối hợp một nhà; từ khi búi tóc buổi đầu, đây là mang thai dụng ý. Vào giờ … Lúc … ngày … tháng … năm …, sanh nhằm Quan Sát, gặp phạm luân hồi; hoặc yểu tử lũ bầy, hoặc Nam Thương các chúng; hoặc phạm Thiên Cẩu dữ hung, hoặc gặp ngạn tinh các quỷ; nương nhờ lực Phật, xin giải trừ đi; chọn lấy tháng này ngày tốt, kính dùng vàng bạc tài vật các thứ, mâm chay rượu trong vật mọn lễ nghi, trạng này kính dâng:
Phạm Vương Đế Thích Đại Tướng Thần Vương.
Chiên Đàn Cổ Thụ Càn Thát Bà Vương.
Thượng Động Yêu Kiều La Sát Thần Nữ.
Hạ Động Nam Thương Yểu Tử Thần Danh.
Trung Đàn Mười Lăm Chúng Quỷ, Mười Hai Ngạn Tinh, Luân Hồi Quan Sát Tỏa Thiết Xà các chúng;mời đến diên cúng, hưởng nhận lễ mọn; lãnh nhận tiền tài, chuyển hồi Dương Châu ấy đại địa, tống về hải ngoại ấy phương kia; không được quay lại, nhiễu hại hài nhi; nếu tâm còn tụ chúng gây ương, Thiền sư liền tâu Thánh Đế, sắc sai cấp tốc, theo luật trừng trị; pháp nương văn trạng, Thích tử vâng làm. Chuẩn.
Lúc … ngày … tháng … năm … Kính trạng.
4. Chú thích
- Thiên cẩu (天狗): chó trời, có mấy nghĩa khác nhau. (1) Tên một vì sao, tức 7 ngôi sao ở phương Bắc của Thiên Lang (天狼) là Thiên Cẩu, chủ về giữ tài của. Trung Quốc gọi là Tuệ Tinh (彗星). Ấn Độ gọi Tuệ Tinh là Ưu Lưu Ca (s: Ulkā, 憂流迦); cho nên Chánh Pháp Niệm Xứ Kinh (正法念處經, Taishō Vol. 17, No. 721) quyển 12, phẩm Súc Sanh (畜生品), giải thích rằng lấy Phạn ngữ Ưu Lưu Ca dịch là Thiên Cẩu. (2) Lại theo Sơn Hải Kinh (山海經) quyển 2, Thiên Cẩu là tên của một loại quái thú, hình dạng giống như con chồn, đầu trắng, có thể chế ngự được họa hung. Nhật Bản từ xưa đến nay, trong dân gian vẫn xem Thiên Cẩu là một loại Thiên Ma (天魔); cho rằng linh vật này sống trong rừng sâu, có hình người, mũi cao, có cánh, bay đi tự tại, mặc y phục tăng sĩ hay của người tu nghiệm. (3) Có thuyết cho rằng Thiên Cẩu là loại ma đạo của người xuất gia bị đọa lạc do vì chấp ngã, kiêu căng ngạo mạn. Trong Chánh Pháp Niệm Xứ Kinh (正法念處經, Taishō Vol. 17, No. 721) quyển 40, phẩm Quán Thiên (觀天品) 19, có đoạn: “Ư hư không trung hữu đại quang minh, do như Thiên Cẩu, bỉ nhất thiết thiên, giai tất đồng kiến (於虛空中有大光明、猶如天狗、彼一切天、皆悉同見, ở trong hư không có ánh sáng lớn, giống như Thiên Cẩu, tất cả cõi trời kia, thảy đều cùng thấy).”
- Phạm Vương (梵王): tên gọi khác của Đại Phạm Thiên Vương (大梵天王), cũng là tên gọi chung cho chư thiên của Cõi Sắc. Đại Phạm Thiên là vua của cõi Trời Sơ Thiền, nên được gọi là Đại Phạm Thiên Vương, hay gọi tắt là Đại Phạm Vương (大梵王), hoặc Phạm Vương. Như trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (妙法蓮華經, Taishō Vol. 9, No. 262) quyển 1, phẩm Phương Tiện (方便品), có câu: “Chư Phạm Vương cập chư thiên Đế Thích (諸梵王及諸天帝釋, các Phạm Vương và các trời Đế Thích).” Hay trong Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự (根本說一切有部毘奈耶雜事, Taishō Vol. 24, No. 1451) quyển 20 lại có đoạn: “Phạm Vương phủng tản, Thiên Đế chấp phất (梵王捧傘、天帝執拂, Phạm Vương nâng lọng, Thiên Đế cầm phất trần).”
- Đế Thích (帝釋): vị chủ tể của cõi Trời Đao Lợi (s: Trāyastriṃśa, p: Tāvatiṃsa, 忉利), sống tại Hỷ Kiến Thành (喜見城) trên đỉnh núi Tu Di (s: Sumeru, 須彌山), thống lãnh 32 cõi trời khác. Phạn ngữ Thích Ca Đề Hoàn Nhân Đà La (釋迦提桓因陀羅) là Śakradevānāmindra, gọi tắt là Thích Đề Hoàn Nhân (釋提桓因); tân dịch của Phạn ngữ này là Thích Ca Đề Ba Nhân Đạt La (釋迦提婆因達羅). Thích Ca (釋迦) được dịch là năng(能), họ của Thiên Đế; Đề Hoàn là thiên (天), Nhân Đà La là đế (帝); như vậy từ Thích Ca Đề Hoàn Nhân Đà La được dịch là Năng Thiên Đế (能天帝); và phản chuyển Phạn ngữ gọi là Đế Thích; là một chúng trong Thích Ca Viện (釋迦院) của Thai Tạng Giới Mạn Đà La (胎藏界曼荼羅). Trong Thích Môn Chánh Thống (釋門正統, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 75, No. 1513) quyển 1, phần Ta Bà Giáo Chủ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Bản Kỷ (娑婆敎主釋迦牟尼世尊本紀), có đoạn: “Phạm Vương khởi thất bảo đường, Đế Thích kiến thất bảo tọa, khuyến thỉnh thuyết pháp (梵王起七寶堂、帝釋建七寶座、勸請說法, Phạm Vương dựng bảy ngôi nhà báu, Đế Thích lập bảy tòa báu, cung thỉnh thuyết pháp).”
- Càn Thát Bà (s: gandharva, p: gandhabba, 乾闥婆): còn gọi là Kiện Đạt Phược (健達縛), Kiền Thát Bà (犍闥婆), Ngạn Đạt Bà (彥達婆), Càn Đạp Bà (乾沓婆), Càn Đạp Hòa (乾沓和), Hiến Đạp Phược (巘沓縛); ý dịch là Thực Hương (食香), Tầm Hương Hành (尋香行), Hương Âm (香陰), Hương Thần (香神), Tầm Hương Chủ (尋香主); có 4 nghĩa khác nhau. (1) Chỉ cho vị thần cùng với Khẩn Na La (s: kiṃnara, p: kinnara, 緊那羅) hầu hạ Trời Đế Thích, tấu nhã nhạc; cho nên có tên gọi khác là Tầm Hương Thần (尋香神), Nhạc Thần (樂神), Chấp Nhạc Thiên (執樂天); thuộc một trong 8 bộ chúng. Truyền thuyết cho rằng vị này không ăn rượu thịt, chỉ lấy khí hương mà ăn thôi. Loại thần này có quyến thuộc rất đông, như trong phẩm Tựa của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (妙法蓮華經, Taishō Vol. 9, No. 262) quyển 1 có đề cập đến 4 Càn Thát Bà Vương; Đại Bảo Tích Kinh (大寶積經, Taishō Vol. 11, No. 310) quyển 13 cho là có 10 ức Càn Thát Bà Vương; Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大方廣佛華嚴經, Taishō Vol. 10, No. 279, tức Đại Chu Tân Dịch Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh [大周新譯大方廣佛華嚴經]) quyển 1, Thế Chủ Diệu Nghiêm Phẩm (世主妙嚴品) thứ nhất, có liệt kê ra tên của hơn 20 Càn Thát Bà Vương. Nguyên lai, Càn Thát Bà vốn là quần thần sùng bái của Bà La Môn Giáo, trong Dạ Nhu Phệ Đà (夜柔吠陀) nêu ra 27 vị, A Tát Bà Phệ Đà (阿闥婆吠陀) nêu lên đến 6.333 vị. Thần thoại liên quan đến vị thần này có rất nhiều, các thuyết về hình mạo cũng không nhất thống, có thuyết cho là trên thân hình có nhiều lông, nữa người nữa thú; hoặc có thuyết cho là có dáng điệu cực đẹp. Thần thoại xưa của Ấn Độ cho rằng Càn Thát Bà thuộc thời đại Phệ Đà (s: Veda, 吠陀) thường hầu hạ Trời Đế Thích trong các buổi yến tiệc, chuyên ca xướng tấu nhạc. Theo Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 10, Kiền Tát Bà Vương đến chỗ Phật gãy đàn cầm xưng tán ngài, cả ba ngàn thế giới đều chấn động, thậm chí cho đến tôn giả Ma Ha Ca Diếp (s: Mahākāśyapa, p: Mahākassapa, 摩訶迦葉) cũng ngồi không yên. Đa số trong các kinh đều cho vị này là quyến thuộc của Trì Quốc Thiên (s: Dhṛta-rāṣṭra, p: Dhata-raṭṭha, 持國天), là vị thần thủ hộ phương Đông. Càn Thát Bà còn là một trong 33 Hóa Thân của Bồ Tát Quan Âm. Bổ Đà Lạc Hải Hội Quỹ (補陀落海會軌) ghi rằng hình tượng của vị này có thân màu đỏ, như vua trâu lớn; tay trái cầm ống tiêu, tay phải cầm cây kiếm báu, có đủ tướng oai lực, trên búi tóc có mũ Diệm Man (焰鬘). (2) Chỉ cho thân Trung Hữu (s: antarā-bhava, 中有, hay Trung Ấm [中陰]) của Cõi Dục; phần nhiều dùng âm dịch Kiện Đạt Phược. Nhục thể của chúng sanh trong Cõi Dục sau khi chết đi, thần thức ở trong khoảng thời kỳ chưa tìm thấy được một nhục thể mới để chui vào (nghĩa là Trung Hữu), thì chỉ lấy hương để ăn, nên mới có tên gọi như vậy. A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận (阿毘達磨大毘婆沙論, Taishō Vol. 27, No. 1545) quyển 69, A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (阿毘達磨俱舍論, Taishō Vol. 29, No. 1558) quyển 9, v.v., cho rằng khi nhập vào thai phải có 3 việc thích hợp là (a) cơ thể mẹ thích hợp, (b) cha mẹ giao ái hòa hợp, (c) Kiện Đạt Phược phải có trước mặt. Cho nên, Kiện Đạt Phược là một trong 3 điều kiện để vào thai mẹ. Trước khi nhập vào bào thai, thì khởi tâm điên đảo, đuổi theo cảnh dục; nghĩa là trước nương vào nhãn căn khởi lên từ nghiệp lực, tuy ở nơi xa, mà có thể thấy được nơi đầu thai sanh vào lúc cha mẹ giao hợp nhau. Nếu Kiện Đạt Phược này là nam, thì tạo duyên người mẹ khởi lên muốn con trai, sanh tâm thương mến. Nếu là nữ, thì tạo duyên người mẹ khởi lên muốn con gái. Ngược lại, nếu nghịch lại với 2 duyên này, thì khởi tâm sân hận. Trong loài Kiện Đạt Phược, hạng ít phước thì ăn hương xấu, loại nhiều phước thì ăn hương tốt. (3) Là loại tập tục của Tây Vực, gọi nghệ nhân là Càn Thát Bà. Những người này không hầu hạ vương hầu, không kinh doanh buôn bán, chỉ tìm hương khí ăn uống của các gia đình, rồi đến trước cửa nhà đàn ca xướng hát mà xin ăn, nên có tên gọi như vậy. (4) Gọi cho đủ là Chiên Đàn Càn Thát Bà Thần Vương (栴檀乾闥婆神王), là 15 loại quỷ thần như Thúc Phược Di Thù Ca (束縛彌酬迦), v.v., vị thần bảo hộ thai nhi và trẻ nít. Vị thần vương này còn là bổn tôn chính của pháp tu, gọi là Đồng Tử Kinh Pháp (童子經法), Càn Thát Bà Pháp (乾闥婆法). Như trong Soạn Tập Bách Duyên Kinh (撰集百緣經, Taishō Vol. 4, No. 200) quyển 2, phẩm Báo Ứng Thọ Cúng Dường (報應受供養品) thứ 2, phần Càn Thát Bà Tác Nhạc Tán Phật Duyên (乾闥婆作樂讚佛緣), có đoạn: “Phật tại Xá Vệ Quốc Kỳ Thọ Cấp Cô Độc viên, thời bỉ thành trung hữu ngũ bách Càn Thát Bà, thiện xảo đàn cầm, tác nhạc ca vũ, cúng dường Như Lai, trú dạ bất ly (佛在舍衛國祇樹給孤獨園、時彼城中有五百乾闥婆、善巧彈琴、作樂歌舞、供養如來、晝夜不離, khi đức Phật tại vườn ông Cấp Cô Độc của Thái Tử Kỳ Đà thuộc nước Xá Vệ, lúc bấy giờ trong thành có 500 Càn Thát Bà, rất giỏi đàn cầm, xướng nhạc ca múa, cúng dường Như Lai, đêm ngày không dứt).” Trong Thiên Thủ Quan Âm Tạo Thứ Đệ Pháp Nghi Quỹ (千手觀音造次第法儀軌, Taishō Vol. 20, No. 1068) lại cho biết rằng: “Càn Thát Bà, tả thủ chấp ca cầm, hữu thủ vũ ấn, thân sắc bạch hồng dã (乾闥婆、左手執歌琴、右手舞印、身色白紅也, Càn Thát Bà, tay trái cầm ca cầm, tay phải múa ấn, thân màu trắng hồng).” Hoặc trong Vi Lâm Đạo Bái Thiền Sư Xan Hương Lục (爲霖道霈禪師餐香錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1439) quyển Thượng cũng có đoạn: “Triệu Châu kình trà, Tào Sơn phụng tửu, Càn Thát Bà vương hiến nhạc lai (趙州擎茶、曹山奉酒、乾闥婆王獻樂來, Triệu Châu nâng trà, Tào Sơn dâng rượu, vua Càn Thát Bà đến hiến nhạc).” Trong Duy Ma Kinh Vô Ngã Sớ (維摩經無我疏, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 19, No. 348) quyển 2, có giải thích rằng: “Càn Thát Bà, thử vân Khứu Hương, dĩ hương vi thực, diệc vân Hương Âm, kỳ thân xuất hương; thử thị Thiên Đế tục nhạc chi thần, Pháp Hoa cụ xuất tứ chủng; Kinh Khê vân, tục nhạc giả, dĩ tục biểu chân, tứ càn khả đối tứ giáo thích xuất (乾闥婆、此云嗅香、以香爲食、亦云香陰、其身出香、此是天帝俗樂之神、法華具出四種、荊溪云、俗樂者、以俗表眞、四乾可對四敎釋出, Càn Thát Bà, Tàu gọi là Khứu Hương, lấy hương làm thức ăn, cũng gọi là Hương Âm, thân vị ấy xuất ra mùi hương; đây là vị thần nhạc thế tục của Thiên Đế, Pháp Hoa nêu ra đủ bốn loại; Kinh Khê Trạm Nhiên giải thích rằng tục nhạc là lấy cái tục để thể hiện cái chân, bốn Càn Thát Bà đối với Bốn Giáo giải thích ra).”