“Chúng ta đang thiếu tinh thần công cộng và lòng ái quốc chân chánh ngay bây giờ. Chúng ta còn đang mưu cầu lợi ích cá nhân, gia đình quá nhiều. Nếu mưu lợi này được thỏa mãn, xin đừng nhân danh này, nọ đến mọi người, khi sự việc bất hạnh xảy đến họ. Động cơ thúc đẩy làm việc vị kỷ dù có lo cho ai, càng lo càng tạo thêm khổ não cho người ấy, không bao giờ gây được niềm vui sống trọn vẹn. Lời nói, ý nghĩ của chúng ta phải ở trong việc làm cụ thể giáo dục, chúng ta đã đi xa từ trọng trách thiêng liêng mà chúng ta đang thi hành”. Lời nói của Tiến sĩ Sarvepalli Radhakrishnan, trong buổi khai mạc Đại hội giáo dục tại Madras gần đây. Sự lo lắng quá đáng này, với công tâm đã tạo nên một phương thức đại chúng hóa, dựa theo dấu hiệu hai kỳ thế giới chiến tranh (The two World Wars) và sự truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Duy vật (The spread of a materialistic ideology), chính nó biểu lộ trong tánh tham tàn, mong mỏi và lòng hiếu chiến bằng sức mạnh đàn áp con người. Một kết quả đã mang lại khắp nơi người ta không tìm ra được một ước nguyện để phụng sự lý tưởng, trái lại còn lợi dụng khai phá những gì không liên quan đến “đời sống tốt đẹp”, đời sống ấy sẽ là con đường chân chánh cho tất cả mọi người, đời sống an toàn hạnh phúc. Nó sẽ hy vọng đến đặc ân độc chiếm trong mỗi người chúng ta, những người có trách nhiệm giáo dục, không phải đánh giá hạnh phúc có tánh cách sáng tạo, mà là cho phước lợi miên trường, không phải khuyến khích để cho mà là khát vọng để nhận, để thừa hưởng những gì cao quý về tinh thần.
Trong sự kiện như thế, chúng ta cần phải có thanh, thiếu niên nam, nữ, những người đầy sinh lực hoạt động, đảm đang công tác với óc sáng suốt, chí cương quyết và lòng dũng cảm đang chiếm giữ trong tâm hồn son trẻ. Chỉ những người ấy mới có thể thay thế sự tư lợi bằng khối óc lợi tha và có thể điêu luyện lòng trung thành để đưa xã hội đến chỗ an sinh. Quả nhiên, họ có thể kiến tạo một xã hội lý tưởng, trong đó đặt nền tảng “tôn trọng mọi người, nhận thức các tệ đoan khác nhau giữa chủng tộc, giai cấp hay tôn giáo; sẵn sàng phân phối mọi việc tốt lành trong đời sống kẻ khác và sáng tạo cơ hội bình đẳng cho mục phiêu; lòng khoan dung của mọi bất công phải được hàn gắn; trí thông minh tôn trọng sự thật và đánh giá của sự kết quả” thế giới trở thành làng ta (the world has become my village), “phẩm chất người láng giềng tốt đẹp” (good neighbourly qualities), lúc bấy giờ bảo tồn an ninh thế giới, hành động ấy không phân biệt người Ấn, người Mỹ hay người Nga mà là tất cả mọi người”[1].
Những người trẻ phải thấm nhuần ý kiến của Robert Bridges “tinh thần giác ngộ và phẩm giá cá nhân”. Họ có khả năng làm ngược lại những sức mạnh suy đồi bằng sự bộc lộ chiều sâu của đời sống và phát triển tiêu chuẩn trong yến sống; nơi đây chúng ta bắt đầu thấy cảnh trạng hoàn toàn thay đổi, không thể xâm phạm và khỏi cần sửa sai các sự thật tối hậu của dân chúng cũng không lệ thuộc quá nhiều về mọi tổ chức đặt giá trị vào sức mạnh trên cá nhân.
Y theo đó, phận sự của các nhà giáo dục phải xây dựng mỗi cá nhân cho thật tốt, họ sẽ là những người đầy đủ tài năng và phẩm giá để trình bày phần giá trị và hiệu lực của họ trong thế giới cuồng loạn này. Thật vậy, bạn phải để cho cá tính “phát triển không bị trở ngại ngoài chất liệu tự nhiên của tuổi trẻ được thích hợp bởi sinh lực mạnh, yếu thiên nhiên có thể bao gồm[2]. Nhưng, nếu cá tính được phát triển theo đà tốt đẹp trong thời kỳ tuổi trẻ, tinh thần sẽ thuần thiện. Chúng ta phải giải quyết tình trạng xã hội liên quan đến họ, để mỗi cá nhân trở thành điều mà người ấy trưởng thành như một kết quả ngược lại mang đến cảnh tượng xã hội họ. Lúc bấy giờ, cá nhân hay tập thể trong xã hội, sẽ tiến triển theo thế quân bình và tâm hồn phán đoán, lương tâm đáp lại một cách quảng đại cho sự vui buồn của thế cuộc và tánh tình chân chánh”bất di bất dịch”.
Nhưng đó là một nhiệm vụ không phải để hoàn thành. Mỗi nhà giáo không thể sản xuất người như máy. Mỗi Giáo sư không thể bỏ qua những đặc tính tốt của mình. Là Giáo dục gia phải có đời sống Triết học cao. Một triết lý như thế, nếu nó được thích đáng và thỏa mãn phải dựa trên giá trị tinh thần: chân, thiện, mỹ với sự suy luận về tinh thần hoạt động nhiệt thành của mỗi người, dựa trên trí sáng suốt, óc thẩm mỹ và nền đạo đức chân chánh. Ý kiến này Ông A. Culton Brock đã tỏ bày một cách đáng kính, Ông nói:
“Có một triết lý tinh thần, triết lý ấy đòi hỏi sự tự chủ tối đa của tinh thần và nó phải xây dựng trên nền tảng chân thật tự nhiên của con người cũng như thiên nhiên của vũ trụ, sự chân thật mà mỗi người có thể làm cho vững chắc do những sự kinh nghiệm riêng của chính họ. Triết lý của tinh thần cho chúng ta biết rằng, tinh thần ước vọng do ba sự kiện là: ước vọng làm cho mọi người, không gì mục đích riêng tư; ước vọng làm điều đúng để nói lên việc làm chân chính; biết sự thật để thi hành nhiệm vụ đi đến chân lý; ước vọng thứ ba không dễ gì thực hiện, những điều mà chúng ta muốn bây giờ sẽ được gọi là ước vọng tốt đẹp.
“Ba ước vọng này là những nguyện vọng về tinh thần; và có thể khác nhau từ tất cả ước vọng khác của chúng ta và trong đó mọi người đã theo đuổi công tác riêng tư của họ, và chắc chắn là theo đuổi việc ích kỷ cá nhân. Nếu mọi người theo đuổi một vài lý tưởng căn bản, cuối cùng họ có thể thay đổi tâm tánh của họ, một cách dễ dàng.
“Vì thế cho nên, tinh thần có rất nhiều kích động, và nó có ba ước vọng, như là, hoạt động đạo đức, trí thông minh và óc thẩm mỹ. Làm việc như thế, người ấy có thể hoạt động qua nhiều tánh kích động của tinh thần và không vì lý do nào khác.
“Ngoài các việc tốt đẹp trên, chưa có giá trị tinh thần nào khác được thừa nhận trở thành triết lý Giáo dục gia. Họ là Tôn giáo và đạo đức. Tôn giáo có thể được định nghĩa như ‘tình bạn với sự không thể thấy được’ (Fellowship with the unseen), là một giải đáp các câu trả lời được ghi nhận bởi mọi người, các câu hỏi phi thường như: sống để làm gì? đến đây để làm chi? ai hay cái gì tạo ra vũ trụ bao la này? có bất cứ sự kiện gì về hiểu biết của ta hơn vị sáng tạo không? vị ấy có thích ta không?”[3]. Nó “có căn nguyên của nó trong ước vọng của mỗi người là giải phóng sự hạn chế của ước vọng ấy”[4]. Và về đạo đức, nó thường tương quan xã hội, ở điểm cao nhất của nó là sự vững chắc theo đuổi giá trị tinh thần, mà chúng ta thường gọi là “thuần thiện”, tìm kiếm sau sự hoàn hảo cá nhân.
Những yếu tố tinh thần này, là: Chân (Truth), Thiện (Goodness), Mỹ (Beauty), Tôn giáo (Religion) và Đạo đức (Morality) sẽ hợp thành trí lý đời sống của Giáo dục gia, nó sẽ thừa nhận bạn như là thần tượng vĩnh viễn: sẽ tan biến không thể thấy trong nền văn học giáo dục triết lý của bạn, nếu bạn thờ ơ nhiệm vụ. Triết lý ngày cuối cùng sẽ quyết định sự hướng dẫn trong lớp giảng, trong trường học và trong xã hội của bạn. Và gương ấy được chiếu tỏa, nó sẽ truyền hình đến mọi người trở thành khuôn khổ, kích thước theo chiều giáo dục.
Một Giáo dục gia, vi thế cho nên, phải xây dựng một nền Triết học từ đó bạn có thể nhận thoáng qua giá trị không thay đổi của thế giới vĩnh cửu vì nó đã được tìm thấy trong thế giới vật chất. Thật thế, bạn phải có một triết lý cho tất cả câu hỏi về Giáo dục, những câu hỏi ấy cuối cùng là của Triết học. Do đó, nền Giáo dục gia luôn luôn kiểm soát hành vi của thanh, thiếu niên nam, nữ, để rồi mang đến một phẩm hạnh thỏa mãn cho tinh thần và thuần thiện xã hội trong sự trưởng thành của mỗi tuổi trẻ, những hoạt động giáo dục của bạn phải nằm trong sự thích hợp với tư tưởng đúng đắn của xã hội, và ý kiến chân chánh của loài người tiến bộ. Sau đó bạn sẽ phấn đấu cho lý tưởng, lý tưởng cộng đồng của sự tự do cho mỗi biến cố trong đời sống được hướng dẫn, đường lối riêng của bạn và xây dựng việc tốt đẹp nhất bạn có thể thực hiện không một chút yếu đuối, liên lạc với xã hội hay giảm bớt sự hạnh phúc chung cho môi trường cộng đồng[5].
Rồi bạn sẽ đi đúng chương trình thiết yếu của đời sống và nền giáo dục. Bạn sẽ trở thành, không giới hạn một tập quán trong chương trình học, nhưng một sức mạnh có tánh cách toàn lực trong cuộc sống tiếp xúc. Bạn sẽ có thể là “hướng dẫn viên chỉ lối một vài tiềm lực sinh hoạt cộng đồng quốc gia trở thành đường giao thông lớn, hữu dụng và ảnh hưởng to tát đến hành động tương lai”. Bạn sẽ nhận được di sản vĩ đại và xác thật, không phải thỉnh thoảng mới chia thành các đầu đề được học hỏi bởi các sinh viên, nhưng phải triệt để áp dụng các mục tiêu quá khứ đã thực hiện, trong sự hiểu biết cho hiện tại hay dự đoán cho tương lai. Một Giáo dục gia như thế sẽ không thấy khổ sở với kỷ luật trong phòng học, nhưng sẽ sống hòa hợp và cùng vui với sinh viên của bạn. Cố nhiên, bạn sẽ dạy sinh viên nhiều đề tài sống cần thiết hơn. Bạn sẽ và đang học một cuộc mạo hiểm thích thú hơn là các việc khó nhọc “bất thiện” việc không tốt đẹp ngày, hiện tại giết chết tia sáng hân hoan trong đôi mắt tuổi trẻ và sự hăng hái của lương tâm bạn cũng như mọi khát vọng tìm kiếm của bạn[6].
Âm thanh triết lý cũng sẽ cho Giáo dục gia một giá trị bề rộng của sự thật, một triết lý nhận xét chiều cao, đó là, tánh dè dặt, óc luận giải và việc làm có phương pháp của sự thông minh sẽ cho bạn một giá trị mà bạn cần trong hiện tại trọn vẹn, những trò chơi lành mạnh trong trách vụ xã hội; bối cảnh thống nhất quốc gia và lòng chân thành chắc thật của chữ tín vượt quá giới hạn của bạn. Giáo dục gia có thể đòi hỏi địa vị cao hơn quyền lợi quốc gia và lợi ích Tôn giáo cũng như mạnh hơn lợi lạc loài người, phá tan mọi quyền lợi hẹp hòi chủ thuyết quốc gia.
Đặt trên nền triết học như thế, Giáo dục gia sẽ có ý thức của sứ mạng cao hơn và sẽ từ chối mọi hành động như chiếc máy truyền tin của tự tánh bất thường, phải thay đổi nỗi thống khổ cũng như thành kiến của dân chúng từ lâu. Thiên chức giáo dục với nền đạo đức và thông minh, can đảm, bạn sẽ không sợ nhìn vào sự thật, tuy nhiên, việc bất mãn nó có thể chạm vào thân tâm bạn, bất cứ lúc nào.
Tóm lại, Giáo dục gia với một nền triết lý rất là cần thiết ngay bây giờ, nếu chúng ta muốn xây dựng một thế hệ thanh, thiếu niên nam, nữ xứng đáng, chúng ta phải nuôi dưỡng và chịu đựng trong nền giáo dục dân chủ, tiến bộ của thế hệ, hy vọng tự do từ ý muốn, tự do tư tưởng, tự do lý trí và tạo các cơ hội tốt cho tất cả cuộc sống và thích sống.
THÍCH HUYỀN VI
28-11-71 (trích Tạp Chí Tư Tưởng số 10, năm 1971)
[1] The Indian Journal of Education, October-December, 1953: Implementation of our Educational Objectives’ by K.G. Saiyidain, p. 173.
[2] Nunn Percy ; Education : Its Data and First Principles, page 16.
[3] The Ultimate Beli. F. pages 20-91 Peake, A.S. Christianity, its nature and its Truth, page 2.
[4] Thoughts from Tagore, ed. C.F. Andrews, pnge 907.
[5] NUNN, PERCY: Education. Its Data and First Principle, pages 16-17.
[6] NUNN, PERCY: Education. Its Data and First Principle, pages 16-17.