Hòa hợp xã hội là một phương pháp chính trị của vương quyền nhà Trần, nhưng cũng mang phong cách của Ngài từ ảnh hưởng giáo lý nhà Phật thấm nhuần.

Tìm lại dấu xưa là để ôn cố tri tân vậy. Bài viết này chúng tôi muốn nói lên phong cách đặc thù của Tổ Trúc Lâm, một phong cách tiêu biểu cho Thiền sư Việt Nam, cho Đạo Phật Việt Nam, mà ngày nay chúng ta đang tôn vinh và học hỏi.

Phong cách bình đẳng

Đạo Phật bản chất là một tôn giáo bình đẳng mọi tầng lớp giai cấp. Ở một xã hội phong kiến như nước ta thời ấy, Trúc Lâm Điều Ngự (Trần Nhân Tông) lại chọn cho mình hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà, nghĩa là một tu sĩ khổ hạnh. Mục đích của Ngài là người tu hành phải tạo cho mình phong cách bình đẳng, gần gũi với mọi tầng lớp xã hội.

– Bình đắng trong khoa cử

Ngài cũng tạo cho tầng lớp Nho giáo hiểu rằng, mặc dù Phật giáo bấy giờ ở thế độc tôn, nhưng để bình đẳng trong khoa cử, nhà Trần vẫn tổ chức các khoa thi cử tuyển người làm quan theo Nho giáo. Mặt khác, giới Tăng lữ Phật giáo phải lập hệ thống thi tuyển sát hạch, trình độ kiến thức phải tương đương, bình đẳng kiến thức Phật học mới được tu hành, giới tăng lữ không được ỷ lại vào triểu đình là Phật giáo mà tu hành với kiến thức không tương ứng, như thế sẽ làm làm cho tầng lớp Đạo giáo, Nho giáo thiếu đi lòng tôn trọng Phật giáo, mất đi sự bình đẳng tương quan trong xã hội.

– Bình đắng trong nhận thức

Ngoài ra, phong cách bình đẳng xã hội ở Ngài còn thể hiện ở đối đãi xã hội. Trong chiến tranh với giặc Nguyên Mông, Ngài mở hội nghị Diên Hồng, tôn trọng ý kiến nhân dân để cùng nhau tạo nên sức mạnh chiến thắng quân xâm lăng. Trong hòa bình thì Ngài từ bỏ vương quyền, theo hạnh đầu đà mà thâm nhập vào dân gian, gần gũi một cách bình đẳng khuyến hóa họ bỏ từ các hủ tục mê tín tu theo Phật đạo. Một phong cách Xuất trần Thượng sĩ của Trúc Lâm Đầu Đà tựa như cuộc đời đức Phật Thích Ca thuở xưa, cho đến ngày nay vẫn chưa có ai thực hiện được. Đó là những phong cách bình đẳng xã hội mà ngài vận dụng thành công từ giáo lý Phật đà.

Tượng Tam Tổ Trúc Lâm tại Thiền viện Giác Lâm
Tượng Tam Tổ Trúc Lâm tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác. Ảnh: st

Phong cách dung hợp

Hòa hợp xã hội là một phương pháp chính trị của vương quyền nhà Trần, nhưng cũng mang phong cách của Ngài từ ảnh hưởng giáo lý nhà Phật thấm nhuần.

– Dung hợp Nho – Thích – Đạo
Để tạo nên đối trọng của ba tôn giáo Nho, Phật, Lão là bình đẳng vẫn chưa đủ, còn phải cùng dung hợp với nhau, bổ sung cho nhau trong nhiều lĩnh vực thì Đất nước mới phát triển vững mạnh, cùng đồng lòng trong mọi vấn đề thì không việc gì mà không giải quyết được. Đấy là tư tưởng Tam hợp mà Phật Hoàng đã thực hiện trong suốt thời gian trị vì cũng như trong giai đoạn hoằng hóa Phật đạo của Ngài.

– Dung hợp ba dòng thiền
Về tư tưởng học thuật, Ngài là người tạo nên dấu ấn đặc biệt của Thiền phái Trúc Lâm khi dung hợp được cả ba dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi – Vô Ngôn Thông và Thảo Đường, tiếp thu những tinh hoa ấy đúc kết thành một dòng thiền đặc biệt mang đậm chất Việt, đó là thiền phái Trúc Lâm. Điều đó nói lên được tư tưởng độc lập tự chủ của một bậc tu hành biết nhìn xa trông rộng về một nên móng Phật giáo mới tại đất Việt, mang phong cách đặc thù của tinh thần Việt, được xuất phát điểm từ nơi Trúc Lâm Thượng sĩ.

– Dung hợp ba pháp môn
Thiền phái Trúc Lâm dưới sự hướng dẫn của Ngài đã có khuynh hướng dung hợp cả ba pháp môn Thiền, Mật, Tịnh. Ta có thể thấy được điều đó qua các ngôi chùa có cây tháp Cửu phẩm do các thiền sư Trúc Lâm trụ trì, tượng trưng cho sự dung hợp cả Tịnh độ và Mật giáo trong ấy. Hay như xá lợi của Phật Hoàng còn lưu giữ nơi chùa Hương Tích, Thanh Hà, Hải Dương, là một xâu tràng hạt đeo tay, chứng tỏ Ngài hòa đồng với thế giới tịnh độ như thế nào. Đây là một phong cách thiền chỉ có tại nước Việt do Phật Hoàng tạo nên.

Ảnh: st

Phong cách đơn giản

Mỗi một dòng thiền, mỗi vị thiền sư, đều mang phong cách riêng biệt, nhưng dấu ấn của Phật Hoàng còn thể hiện lên hành trạng giản đơn mộc mạc trong cuộc đời hành đạo, qua tư tưởng “Cư Trần Lạc Đạo” nơi Ngài. Chúng ta thử nhận xét sự giản đơn của Ngài và trùng hợp đến ngẫu nhiên với cuộc đời đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni:

– Đức Phật Tổ bỏ ngai vàng diện ngọc đi vào núi rừng xuất gia tìm đạo, Phật Hoàng cũng như thế.
– Đức Phật Tổ cắt ái từ thân lặng lẽ ra đi; Phật Hoàng cũng biệt vương triều ra di như thế.
– Đức Phật Tổ vì cầu đạo, sáu năm khổ hạnh nơi rừng già; Phật Hoàng cũng một mình nơi non cao Yên Tử.
– Đức Phật Tổ du hành hóa đạo không trụ nơi nào; Phật hoàng cũng vân du thiên hạ tế vật độ sinh không nơi nào trụ.
– Đức Phật Tổ cuối đời quay về rừng Sa La Niết bàn; Phật hoàng khi cảm nhận lão suy trở về núi Yên Tử mà thị tịch.
– Đức Phật Tổ nhập Niết Bàn trên giường dây giăng giữa hai cây Sa La; Phật Hoàng cũng không ở trong am Ngọa Vân, mà giăng võng nằm thị tịch ở hai cây bên rừng Hoa Yên.

Qua những hành trạng trên, chúng ta thấy được sự đơn giản biết chừng nào trong cuộc đời hành đạo của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, không rời ý chỉ Phật tổ mà ung dung tự tại, ngao du hóa độ khắp chốn non sông đất Việt thời bây giờ.

Qua tổng hợp về ba phong cách Xuất trần Thượng sĩ trên đây, chúng ta ngày nay thử suy nghĩ việc này sẽ mang lại thông điệp gì cho việc khôi phục, phát triển thiền phái Trúc Lâm mới hiện nay của Phật giáo Việt Nam? Chúng tôi không dám đặt mục tiêu nào cao xa, chỉ nhấn mạnh đến ba điểm nồi bật nơi Ngài, để mình tự cân nhắc cảnh tỉnh lấy mình, để người trong cuộc thời nay tự thân nỗ lực làm mới mình, và phải nhận thức rằng, yếu tố con người vẫn là động lực quan trọng nhất để xây dựng quần thể di tích Yên Tử ngày nay đi đến thành công. Từ đó, đưa giáo hội, tăng đoàn, xã hội, nhân sinh phát triển cộng hưởng, đó chính là hành trạng, phong cách và tư tưởng.

Người muốn kế tục sự nghiệp thiền phái Trúc lâm; người sẽ đương cơ lãnh đạo Giáo hội; người mong thành tựu nhiếp hóa đồ chúng, nếu thiếu đi ba phong cách trên, chắc chắn rằng Phật giáo Trúc Lâm không thể phục hồi phát huy. Dẫu rằng ngày nay di tích chùa cảnh nguy nga, tăng lữ phẩm cao chức trọng, Phật sự sinh hoạt được cúng dường đủ đầy. Thử hỏi, những điều ấy có thể làm nên một phong cách Xuất trần Thượng sĩ được chăng?

Có được những nền móng ngàn xưa để lại quá ư tốt đẹp, chúng ta có quyền tự hào và hãy phát huy truyền thống ấy bằng nỗ lực tự thân nơi mỗi hành trạng, sao cho phong cách, tư tưởng của người thời nay hãnh diện rằng, ta là con cháu đích thực của
Phật hoàng, là người xứng đáng với kỳ vọng của Phật Giáo Việt Nam thống nhiếp đại chúng, phục vụ nhân sinh.

Nguồn: chuaxaloi.vn
Trích: Phật giáo và những dòng suy tư, trang 41-47 (Tác giả Thích Đồng Bổn – NXB Hồng Đức)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Giới thuyết về Thiền uyển tập anh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Trích yếu: Thiền uyển tập anh là bộ sử Phật giáo quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Thiền uyển tập anh tập hợp các tiểu truyện thiền sư trong khoảng gần 1000 năm lịch sử, hàm chứa các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, tôn giáo của Việt Nam từ...

Cuộc đời Tôn giả Rahula qua Kinh tạng Nikaya
Lịch sử, Nghiên cứu

Thế Tôn dạy cho Rahula phải biết quán xét, suy ngẫm tường tận điều nào đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai thì hãy buông bỏ để giữ cho mọi hành động của ba nghiệp thân, khẩu, ý được thanh tịnh trong sạch đưa đến sự an lạc giải thoát trong đời sống....

Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt
Lịch sử, Văn hóa - Xã hội

Phật giáo thời Lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt góp phần tạo nên bản sắc dân tộc ta trong giai đoạn nhà Lý trị vì. Tóm tắt: Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì...

Chính quyền Chúa Nguyễn với các ngôi chùa Sắc tứ ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)
Lịch sử, Nghiên cứu

Các chùa sắc tứ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền chúa Nguyễn, mặt khác, thông qua các hoạt động và thực hành nghi lễ Phật giáo với quy mô lớn, thời kỳ này các ngôi chùa sắc tứ đã tỏ rõ vai trò quan trọng trong việc xiển dương Phật...

Đi tìm cơ sở truyền thừa của Ni giới tại Việt Nam qua thư tịch Hán cổ
Lịch sử, Nghiên cứu

Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn. Ngay như tại Việt Nam, do đặc thù của các điều kiện lịch sử, thế nên nhiều nguồn thư tịch quý giá cổ xưa...

Hai bảo vật quốc gia ở chùa Sùng Khánh và chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Vị Xuyên – Hà Giang không chỉ nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên phong phú, nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và những di tích lịch sử mang đậm nét bản sắc dân tộc, mà còn nhiều điểm du lịch tâm linh như: Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, đền thờ...

Chủ nghĩa Platon và giáo lý đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thời đó, khoa học chưa phát triển, máy móc còn thô sơ nhưng họ hướng tới sự tìm tòi thế giới, bản tính con người một cách sâu sắc. Phật pháp ở thế gian, không xa sự giác ngộ của thế gian, tuy hai nền triết học khác nhau nhưng đều chung tư tưởng giúp...

Chấn hưng Phật giáo – Con đường truyền bá tư tưởng yêu nước của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Lịch sử, Nghiên cứu

Trong hành trình phương Nam, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp quan trọng cho phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ… Tóm tắt: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người yêu nước. Trong hành trình trên mảnh...

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua trường hợp Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở vùng đồng bằng sông Hồng qua trường hợp thiền Sự Từ Đạo Hạnh đã tạo nên hỗn hợp Phật – Thánh mang tính quy chuẩn từ kiến trúc không gian thờ tự cho đến nội dung tôn giáo, trở thành một tổng thể tương đối...

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên… Tín ngưỡng thờ...

Bước đầu khảo cứu mộc bản kinh sách Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thông qua hoạt động tổ chức khắc in kinh sách, chúng ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền chúa Nguyễn với các vị cao tăng, bên cạnh đó là mối quan hệ gắn bó, cầu tiến, giúp đỡ lẫn nhau giữa các vị sư tăng ở các tông phái khác nhau....

Quá trình phát triển giáo dục Phật giáo miền Nam 1954-1981
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Giáo dục Phật giáo là nền tảng cho mọi hoạt động hoằng pháp của tăng ni, tri thức giúp họ gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp truyền thừa mạng mạch phật pháp. Mục lục bài viếtPhong cách bình đẳngPhong cách dung hợpPhong cách đơn giảnLời mở đầu Lịch sử Việt...

Bồ-tát Quán Thế Âm Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Người Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người đều có hình ảnh về vị Bồ-tát luôn đầy lòng bi mẫn này. Ngài là một đối tượng tín ngưỡng thiêng liêng nhưng đồng thời là một người Mẹ thân thương luôn là chỗ dựa cho con cái trên đường đời lắm thác ghềnh,...

Thuyết tái sinh góp phần xây dựng giá trị đạo đức xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Theo nhân quả nghiệp báo thì một hành động thiện sẽ dẫn đến các cảnh giới tái sinh tốt đẹp, do đó, tinh thần bất bạo động được xây dựng dựa trên nền tảng từ bi vô ngã trí tuệ của Phật giáo. Tóm tắt: Thuyết tái sinh và nghiệp báo là một trong những chủ...

Hòa thượng Tâm An phụng sự Đạo pháp và Dân tộc
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Từ những buổi đầu Phật giáo suy vi, dân tộc chịu ách thống trị của thực dân Pháp, ngài tham gia cuộc chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ. Khi có Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngài tích cực tham gia phong trào Phật giáo Cứu Quốc. Dẫn nhập Phật...

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự nhấn mạnh vào nhận thức bản thân, từ bi tâm và công lý xã hội đã biến đạo Phật thành một động lực kiên cường cho sự chuyển hoá tích cực. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.