Tóm tắt: Lý Hoặc Luận (理惑论) là một tác phẩm của thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc, do một học sĩ tên là Mâu Tử (Mâu Bác) trước tác. Nội dung chính là giảng giải và lý luận về Phật giáo ngoại lai, nhằm kết hợp Phật giáo với tư tưởng Nho giáo và Đạo giáo cùng những quan điểm truyền thống văn hóa bản địa, để xây dựng lại cấu trúc mới về cách nhìn của các nhân sĩ Trung Quốc đương thời đối với các vấn đề thánh phàm, đạo lý luân thường… phối hợp chặt chẽ ba tôn giáo Nho, Phật và Đạo trên cơ sở “Tam giáo nhất trí luận”. Tư tưởng Tam giáo (Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo) nhất trí luận được hình thành sớm nhất qua tác phẩm Lý Hoặc Luận.
Từ khoá: Lý Hoặc Luận, Mâu Tử, Tam giáo nhất trí luận.

Tam giáo nhất trí luận trong Lý Hoặc Luận không chỉ thêm một bước tiến phát triển đối với Phật giáo ở Trung Quốc, mà còn phát triển đối với toàn bộ tư tưởng văn hóa Trung Quốc, chúng đều ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc.

DẪN NHẬP

Phật giáo truyền vào nội địa Trung Quốc theo đường bộ và đường thủy. Đường bộ là “Con đường tơ lụa” qua các vùng Tây vực mà truyền vào (hai hướng, Bắc: từ Bắc Đôn Hoàng mãi đến Sơ Lặc (疏勒) (nay là Khách Thập Bố Tân Cương) và Nam: từ Tây Đôn Hoàng (敦煌) mãi đến Sa Xa (莎车). Đường thủy qua Sri-Lanka, Trảo Oa (爪哇-Java), Bán đảo Mã Lai (Malay Peninsula-马来半岛), Việt Nam rồi đến Quảng Châu, rồi chuyển đến nội địa [1]. Theo các học giả, đường biển muộn hơn đường bộ một khoảng thời gian bởi địa lý hiểm trở.

Tuy nhiên, thời gian Phật giáo truyền vào Trung Quốc đến nay vẫn chưa có tính nhất quán và chuẩn xác, bởi tính xuyên tạc của các tín đồ Tam giáo do sự tranh giành địa vị cao thấp mà đưa ra các mốc thời gian khác nhau, vấn đề này được sử liệu ghi chép lại. Tuy nhiên, cũng có sử gia Trung Quốc đưa ra kết luận: “Thời kỳ Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc, vào khoảng cuối nhà Tây Hán và đầu nhà Đông Hán, chính là khoảng thời gian trước hoặc sau nữa thế kỷ thứ nhất đầu Công nguyên. Điều này có thể tìm thấy từ một số sự kiện lịch sử đáng tin cậy” [2]. Cũng trong thời kỳ Đông Hán, các đạo sĩ lợi dụng thế mạnh của Đạo giáo mà lưu truyền thuyết Lão Tử Hóa Hồ để bài xích Phật giáo. Đương nhiên tín đồ Phật giáo cũng không kém cho rằng: “Sa môn ngoại quốc Thích Lợi Phòng (释利防) cùng những người khác, tổng cộng mười tám Hiền giả mang kinh Phật đến giáo hóa Thủy Hoàng” [3]. Về sau, các triều đại phong kiến Trung Quốc phải chứng kiến những cuộc tranh luận gay gắt của ba tôn giáo đương thời Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo.

Nhằm xoa dịu các cuộc tranh luận đó, Mâu Tử đã trước tác Lý Hoặc Luận với nội dung cốt yếu là dung hợp tư tưởng của ba tôn giáo Nho, Lão và Phật, cũng gọi là “Tam giáo nhất trí luận”. Luận này được các nhà sử học Trung Quốc nhận định hình thành sớm nhất trong sử liệu. Tác phẩm nhằm chứng minh Phật giáo không hề mâu thuẫn hay trái ngược đối với những đạo lý của Nho giáo và Đạo giáo ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Ông đã dùng Nho giáo và Đạo giáo để giải thích Phật giáo. Đây chính là phương pháp thuyên giải tư tưởng Phật giáo của Mâu Tử. Phương pháp “cách nghĩa” (格義) này về sau được ngài Đạo An (314-385) và ngài Huệ Viễn (334-416) sử dụng rất nhiều, là hai đại biểu nổi tiếng nhất của phương pháp thuyên thích, sử dụng phương pháp “cách nghĩa” để giải thích tư tưởng Phật giáo trong buổi đầu du nhập Trung Hoa.

Nho giáo và Đạo giáo là hai luân lý lớn nhất trong hệ thống văn hóa Phật giáo Trung Quốc. Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc cùng với hai tôn giáo truyền thống là Nho giáo và Đạo giáo phát triển và tồn tại ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hệ thống tư tưởng của cả ba tôn giáo đều có sự bất đồng quan điểm, như cách nhìn về vũ trụ quan, xã hội quan và nhân sinh quan đều có điểm khác nhau rất lớn, lý tưởng mục đích cho đến con đường hiện thực và phương pháp của cả ba tôn giáo cũng có sự khác nhau không nhỏ. Nhưng Phật giáo không những hiểu được tầm quan trọng của việc “nhập gia tùy tục”, mà luôn vận hành theo nguyên lý “tùy duyên bất biến”, nên Phật giáo đều thích ứng được trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, một mặt rất chú trọng đến việc nương tựa tư tưởng văn hóa truyền thống và giai cấp thống trị, mặt khác cũng lấy “phương tiện thiện xảo” làm điểm tựa lý luận, đồng thời nỗ lực hòa hợp với những mâu thuẫn tư tưởng Nho giáo và Đạo giáo. Không ngừng đưa Nho và Đạo vào trong Phật giáo để tìm ra những luận chứng về tánh căn bản của Phật, Nho, Đạo là tương đồng nhau, từ đó tích cực đề xướng “Tam giáo nhất trí luận”.

Lý Hoặc Luận (理惑论) là một tác phẩm của thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc, do một học sĩ tên là Mâu Tử (Mâu Bác) trước tác. (Ảnh: sưu tầm)

KHÁI QUÁT THỜI GIAN RA ĐỜI VÀ Ý NGHĨA CỦA “LÝ HOẶC LUẬN”

Phật, Nho và Đạo “Tam giáo nhất trí luận” được đề xuất sớm nhất trong tư tưởng lịch sử Trung Quốc, thành sách ở Lý Hoặc Luận [4] của Mâu Tử vào thời Tam Quốc cuối đời Hán. Luận này trừ đi lời tựa và lời bàn, chánh văn có 37 chương, tập trung phản ánh thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Thổ bắt đầu bị phản ứng bởi các sĩ phu tôn sùng Nho, Lão; cũng là tài liệu lịch sử cực kỳ quan trọng cho chúng ta khảo sát tình hình Phật giáo lưu truyền ở thời kỳ Tam Quốc-Đông Hán. Văn chương được sử dụng trong tác phẩm này là phương pháp vấn đáp, người thẩm vấn đại diện cho sự nghi ngờ và phản đối của hầu hết mọi người trong xã hội đương thời đối với Phật giáo ngoại lai. Mâu Tử đứng trên lập trường Phật giáo để trả lời, ông dùng lời lẽ phổ biến dẫn chứng mang nặng tư tưởng Lão Tử và Khổng Tử để biện minh cho Phật giáo, rằng luận chứng Phật giáo và tư tưởng Nho, Đạo truyền thống chẳng phải khác. Các câu hỏi và câu trả lời chủ yếu tập trung vào ba vấn đề đối với Phật, giáo lý Phật giáo và đời sống tu sĩ Phật giáo.

DUNG HỢP VỀ ĐẤNG TỐI TÔN

Đối với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Mâu Tử đưa ra lập luận dựa trên tính căn bản “Tam hoàng Ngũ đế” [5] của Trung Quốc và “Chí nhân”, “Chân nhân” của Đạo giáo chẳng có gì khác nhau. Mâu Tử một mặt lấy việc tôn sùng “Tam hoàng Ngũ đế” của Nho gia để so sánh sự tương xứng với Đức Phật, nêu ra những hình tượng cụ thể có diện mạo đặc biệt là “mày dài và có tám màu sắc, mắt của vua Thuấn Ngu có hai con ngươi” [6], đây là tướng mạo đặc thù của các vị thánh hiền vốn có trong truyền thuyết Trung Quốc… để biện luận về 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của Đức Phật cũng chẳng có gì lấy làm lạ. Mặt khác, Mâu Tử còn dùng lời lẽ Đạo giáo thần tiên để giải thích về Đức Phật, cho rằng “Phật là nguyên tổ của đạo đức” [7], có khả năng “đi trên lửa không cháy, bước trên dao không bị thương” [8], “muốn đi thì bay, ngồi thì có hào quang chiếu sáng” [9].

DUNG HỢP VỀ QUAN ĐIỂM GIÁO NGHĨA

Đối với giáo lý Phật giáo cũng vậy, Mâu Tử lấy tư tưởng Nho giáo và Đạo giáo để giải thích, ông ta cho rằng “Đạo là lời để hướng dẫn, hướng dẫn người đến chỗ vô vi”[10], tức cho là đạo Phật dạy người tu tập để đạt đến giải thoát, Niết bàn. Niết bàn của Phật giáo được Mâu Tử dùng khái niệm “vô vi” của Đạo giáo để mô tả. Loại vô vi mà ông ta nói là trạng thái “thanh đạm vô vi” của Lão Tử, cho nên Mâu Tử nói thêm: “Phật và Lão Tử đều là chí vô vi vậy” [11]. Bấy giờ cũng có người chỉ trích loại đạo hư vô ngớ ngẩn này khác với giáo nghĩa thánh hiền của Khổng Tử. Mâu Tử đáp rằng: “Đạo trời theo khuôn khổ bốn mùa, đạo người theo khuôn khổ năm thường… Đạo là muôn vật, ở nhà có thể phụng thờ cha mẹ, chủ nước có thể dùng trị dân, một mình có thể dùng sửa thân. Theo đó mà làm gọi là đạo trời đất, bỏ mà không dùng thì mất mà không rời. Ông không hiểu được, có chi là lạ?”[12]. Ở đây, Mâu Tử muốn luận chứng điểm giống nhau giữa Phật giáo và tư tưởng truyền thống, không chỉ cải tạo đạo xuất thế của Phật giáo mà còn cải tạo đạo tự nhiên của Lão Tử, lập luận Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo đều thống nhất trên luân lý của Nho gia là tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Ở quan điểm của Mâu Tử, Đạo Phật và Đạo tự nhiên của Lão Tử cho đến đạo ngũ thường của Nho gia tuy không giống ở hình thức, giáo nghĩa nhưng cuối cùng tương đồng ở chỗ đều có tác dụng tu sửa và rèn luyện bản thân, giúp ích xã hội, góp phần xây dựng đất nước. Do đó, quan điểm Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo tuy không giống nhau, nhưng đều có thể tồn tại và phát triển cùng nhau trong đất nước Trung Hoa.

Nhưng Phật giáo không những hiểu được tầm quan trọng của việc “nhập gia tùy tục”, mà luôn vận hành theo nguyên lý “tùy duyên bất biến”, nên Phật giáo đều thích ứng được trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, một mặt rất chú trọng đến việc nương tựa tư tưởng văn hóa truyền thống và giai cấp thống trị, mặt khác cũng lấy “phương tiện thiện xảo” làm điểm tựa lý luận, đồng thời nỗ lực hòa hợp với những mâu thuẫn tư tưởng Nho giáo và Đạo giáo. (Ảnh: internet)

DUNG HỢP VỀ PHƯƠNG THỨC TU HÀNH

Còn như lập luận về đời sống xuất gia tu hành của Phật giáo cùng với Nho giáo và Đạo giáo trên hình thức thì khác nhau, trả lời của Mâu Tử là “Nếu có đức lớn thì không câu nệ vào những chi tiết nhỏ” [13], điều này nói lên lòng độ lượng, đại từ bi của người xuất gia trong Phật giáo, cũng đồng nghĩa với bác ái của bậc quân tử trong Nho giáo. Riêng cuộc sống của người xuất gia khi bị chỉ trích là không lễ lạy cha mẹ và người thân, trái với nhân hiếu của Nho gia. Ông lại nói rằng mặt ngoài như thế, nhưng trên thực tế một khi thành tựu Phật đạo thì “Cha mẹ anh em đều được độ”[14], như thế không phải là đại hiếu sao? Điều này có thể chứng minh đời sống xuất gia tu hành của Phật giáo, trên căn bản mà nói không trái với lễ, không ngược với đức của Nho giáo vậy.

KẾT LUẬN

Tư tưởng “Tam giáo nhất trí luận” trong Lý Hoặc Luận của Mâu Tử, hầu như tồn tại xuyên suốt tác phẩm, nhằm nhấn mạnh tác dụng tương đồng trong xã hội của học thuyết ba nhà. Đây chứng tỏ rằng sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc đã được tiếp nhận, tồn tại và phát triển vững chắc ở Trung Quốc. Bởi vì Phật giáo đã nhanh chóng điều hòa dung hợp với văn hóa tư tưởng truyền thống, để dành được sự chấp nhận, ủng hộ nhiệt tình của những nhà lãnh đạo cũng như dân chúng.

Ở quan điểm của Mâu Tử, Đạo Phật và Đạo tự nhiên của Lão Tử cho đến đạo Ngũ thường của Nho gia tuy không giống ở hình thức, giáo nghĩa nhưng cuối cùng tương đồng ở chỗ đều có tác dụng tu sửa và rèn luyện bản thân, giúp ích xã hội, góp phần xây dựng đất nước. Do đó, quan điểm Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo tuy không giống nhau, nhưng đều có thể tồn tại và phát triển cùng nhau trong đất nước Trung Hoa.

Mâu Tử trong Lý Hoặc Luận đã ra sức đề xướng Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo là một. Việc Mâu Tử trích dẫn thuyết “Lão Tử” của Đạo giáo để tiến hành phê bình phương thuật Thần tiên đối với Đạo giáo Nguyên thủy. Điều này không chỉ thấy rõ Phật giáo tùy thời mà truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc, con người từ từ phân biệt được sự khác nhau giữa Phật giáo và phương thuật thần tiên, mà còn thấy rõ Phật giáo vào thời Tam Quốc và cuối đời Hán đã bắt đầu từng bước tách khỏi phương thuật Hoàng Lão, để hướng đến sự hòa hợp và lưu truyền Huyền học Phật giáo thời Ngụy Tấn. Đây cũng phản ánh rằng Phật giáo và Đạo giáo ngay từ đầu đã có mâu thuẫn. Do đó, tư tưởng “Tam giáo nhất trí luận” trong tác phẩm Lý Hoặc Luận không chỉ đánh dấu mốc khởi điểm trong quan hệ Tam giáo, mà còn là cách xử lý khéo léo những mâu thuẫn cũng như vai trò của từng tôn giáo trong xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.

Mâu Tử khởi xướng tư tưởng “Nhất trí luận cả Phật, Đạo và Nho”, chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa Phật giáo ngoại lai với hệ tư tưởng, văn hóa truyền thống thời kỳ đầu truyền nhập và xu hướng diễn biến phát triển của mối quan hệ này. Tam giáo nhất trí luận trong Lý Hoặc Luận không chỉ thêm một bước tiến phát triển đối với Phật giáo ở Trung Quốc, mà còn phát triển đối với toàn bộ tư tưởng văn hóa Trung Quốc, chúng đều ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc. Về giá trị thực tiễn, quá trình truyền bá Phật giáo ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, một tôn giáo ngoại lai không ngừng truyền bá, phát triển và từng bước bản địa hóa vào một nền văn hóa của từng địa phương. Đây chính là tinh thần “tùy duyên bất biến”, khế lý, khế cơ, khế thời, khế xứ của Phật giáo vậy.

Tác giả bài viết: SC.TS. Thích Nữ Phước Tường*
Nguồn: tapchivanhoaphatgiao.com
Link bài viết gốc: Tư tưởng Tam giáo nhất trí luận trong tác phẩm Lý Hoặc Luận (SC.TS. Thích Nữ Phước Tường) – Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo (tapchivanhoaphatgiao.com)


Chú thích:
* SC.TS. Thích Nữ Phước Tường, Giảng viên HVPGVN tại TP HCM, hiện đang công tác tại Trường Đại học Thành Công – Đài Loan.
[1] Hồng Tu Bình (洪修平), “中国佛教文化历程(Lịch Trình Văn Hóa Phật Giáo Trung Quốc)”, Nxb. Giáo Dục Giang Tô, 2005, tr.31
[2] Lại Vĩnh Hải (赖永海) chủ biên, “中国佛教-百科全书(Phật giáo Trung Quốc-Bách Khoa toàn thư )” quyển 3, Nxb. Cổ Tịch Thượng Hải, 2000, tr.3: “印度佛教传人中国的大致年代,应该是在西汉末年和东汉初年之间,正是公元一世纪初叶前后,这可以从一些史实中找到比较可靠的根据。”
[3] Pháp Lâm (法琳) (《广弘明集-对傅奕废佛僧事》Quảng Hoằng Minh Tập-Đối Phụ Dịch Phế Phật Tăng Sự), quyển 11: “外国沙门释利防等一十八贤者赍持佛经来化始皇”
[4] Hồng Tu Bình (洪修平), “中国佛教文化历程(Lịch Trình Văn Hóa Phật Giáo Trung Quốc)”, Nxb. Giáo Dục Giang Tô, 2005, tr.49.
[5] 《唐護法沙門法琳別傳》卷1:「三皇五帝必是大聖。孔丘豈容隱而不說。便有匿聖之愆
。以此挍量。推佛為大聖也。」(CBETA, T50, no. 2051, p. 200, b8-10).
[6] 《佛祖歷代通載》卷5:「堯眉八彩。舜目重瞳」(CBETA, T49, no. 2036, p. 511, b22).
[7] 《佛祖歷代通載》卷5:「佛乃道德之元祖」(CBETA, T49, no. 2036, p. 510, c16-17).
[8] 《佛祖歷代通載》卷5:「蹈火不燒履刃不傷」(CBETA, T49, no. 2036, p. 510, c19-20).
[9] 《解惑篇》卷1:「欲行則飛,坐則揚光」(CBETA, J35, no. B325, p. 443, c29).
[10] 《佛祖歷代通載》卷5:「道之言導也。導人致於無為」(CBETA, T49, no. 2036, p. 510, c22-23).
[11] 《佛祖歷代通載》卷5:「佛與老子無為志也」(CBETA, T49, no. 2036, p. 512, a18).
[12] 《佛祖歷代通載》卷5:「天道法四時。人道法五常。老子曰。有物混成先天地生可以為天下母。吾不知其名。強字之曰道。道之為物。居家可以事親。宰國可以治民。獨立可以治身。履而行之充乎天地。廢而不用消而不離。子不解之。何異之有乎。」(CBETA, T49, no. 2036, p. 511, a2-7).
[13] 《佛祖歷代通載》卷5:「苟有大德不拘於少」(CBETA, T49, no. 2036, p. 511, c12).
[14] 《弘明集》卷1:「父母兄弟皆得度世」(CBETA, T52, no. 2102, p. 4, a12-13).

Tài liệu tham khảo:
1.《佛祖歷代通載》卷5
2.《弘明集》卷1
3. Hồng Tu Bình (洪修平), “中国佛教文化历程 (Lịch Trình Văn Hóa Phật Giáo Trung Quốc)”, Nxb. Giáo Dục Giang Tô, 2005.
4. Lại Vĩnh Hải (赖永海) chủ biên, “中国佛教-百科全书(Phật giáo Trung Quốc-Bách Khoa toàn thư)” quyển 3, Nxb. Cổ Tịch Thượng Hải, 2000.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Tìm hiểu Thành Thật Luận
Luận, Phật học

A. DẪN NHẬP Đức Phật Thích ca Mâu ni, ngay khi còn thị hiện là Thái tử Tất đạt đa đã vì cảm thấu nỗi thống khổ miên trường của kiếp nhân sinh mà xuất gia. Sau khi thành đạo, Ngài đi khắp nơi trong cõi Ấn độ mà thuyết kinh giảng pháp, khai hóa...

Luận khơi dậy đức tin Đại thừa
Luận, Phật học

LUẬN KHƠI DẬY ĐỨC TIN ĐẠI THỪA Nguyên tác: Bồ-tát Mã Minh Hán dịch: Tam tạng pháp sư Chân Đế, người Tây Ấn Độ, dịch vào đời nhà Lương Việt dịch: Sa-môn Nguyên Hùng LỜI BẠT  I. Tác giả Mã Minh (Aśvaghosa, 馬鳴, 100-160), người Trung thiên trúc, vốn xuất thân trong một gia đình Bà-la-môn, ở thành Sa-chi-đa, nước Xá-vệ. Thời đại...

Nghĩ về tánh Không
Luận, Phật học

Shikantaza(1) là thực hành hay hiện thực hóa tánh Không. Mặc dù bạn có thể đã có một sự hiểu biết sơ sài nào đó về tánh Không qua tư duy, nhưng bạn nên hiểu tánh Không qua trải nghiệm của mình. Bạn có một ý tưởng về vô và một ý tưởng về hữu và bạn nghĩ rằng hữu và vô là hai ý tưởng đối lập nhau. Nhưng trong Phật giáo, cả hai đều...

Tâm Lý Học Phật Giáo
Luận, Phật học

TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO Thích Chơn Thiện A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT I. Về tâm lý học phương Tây 1. Các định nghĩa: Các dịnh nghĩa tâm lý học trước thế kỷ XX (tiêu biểu): a. Wilhelm Wundt (1832 – 1920), người Đức: Wundt là nhà sáng lập phòng thực nghiệm về tâm lý đầu tiên gọi là Psychological laboratory (1879), định nghĩa: “Tôi thiết...

Nghiệp Và Các Loại Nghiệp | U Silannanda – Khánh Hỷ dịch
Luận, Phật học

Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo; bởi vì luật Nghiệp Báo đã giải thích cho họ thấy rõ lý do của sự bất đồng của các cá nhân trong xã hội con người, đồng thời cũng giải thích cho họ biết tại sao những người rất tốt trên cõi đời này lại...

Quá trình hình thành giới luật
Luật, Phật học

Những quy tắc đạo đức có một vị trí rất quan trọng trong hầu hết các tôn giáo. Pháp luật hay các quy ước là điều cần thiết đối với bất cứ thành viên nào trong xã hội.Trong mỗi gia đình nếu không có quy tắc, gia đình đó sẽ xảy ra bất đồng; một quốc gia, nếu không có phép nước, thì quốc gia đó sẽ nổi loạn. Trong Phật giáo cũng vậy, giới luật đóng một vai trò vô cùng đặc biệt. Giới được xem...

Nhiếp phục sợ hãi
Phật học

Thông thường sống trên cuộc đời, có bốn việc mà ai cũng sợ gặp phải. Trước nhất con người hiện hữu trên cuộc đời, có cuộc sống thì thường sợ nghèo đói và kế tiếp sợ bạn bè xem thường, rồi sợ già, sợ bệnh và sợ chết, mà Đức Phật gọi bốn thứ này...

Du Già Bồ Tát Giới Bổn – Di Lặc Bồ Tát Tuyên Thuyết
Luật, Phật học

Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnh giới pháp thanh tịnh của Bồ tát, phải nên tự mình thường thường chuyên tâm cẩn thận suy ngẫm: “Đây là chỗ Bồ tát nên làm, đây là chỗ Bồ tát không nên làm”. Suy ngẫm như vậy rồi, vì muốn thành tựu công hạnh Bồ tát, cần phải siêng năng tu tập, lại phải chú ý lắng nghe tạng Tố đát lãm, và tạng Ma đát...

Nhân sinh quan theo quan niệm Phật giáo
Luận, Phật học

Trước khi bắt đầu, tôi xin hướng về thành phần Phật tử trong cử tọa hôm nay để nhắc nhở một điều quan trọng, đó là thái độ cần có khi nghe giảng Phật pháp. Quí vị cần ngồi nghe với tâm nguyện thật trong sáng. Lý do chúng ta ngồi đây hôm nay, trao...

Người xuất gia lý tưởng theo kinh Trung A-hàm
Luận, Phật học

A. DẪN NHẬP Xuất gia theo đạo Phật là một việc cao cả và không nhiều người làm được, tuy nhiên, một người đã phát bồ-đề tâm quyết chí xuất trần, nếu không gặp thuận duyên từ môi trường sống, cộng đồng Tăng lữ, hay không có vị bổn sư co khả năng hướng dẫn...

Long Thọ Và Khoa Học Lượng Tử
Luận, Phật học

Trong thế giới thường nghiệm, con người quen sống theo một thói quen lấy cá nhân làm trung tâm qui chiếu mọi nhận định, đó là một định chế đã được huân tập từ ngày con người xuất hiện. Quan niệm định chế này còn được củng cố bằng thế giới khoa học nhị nguyên chỉ thấy vũ trụ rất trật tự, gọi là quan điểm Cartesian dualism. Trong một thế giới khoa học rất cụ thể và trật tự rõ ràng như thế, thì quả thật khái niệm vô ngã và tính không bất định của giáo...

Phật thuyết kinh Bà-la-môn mất con
Kinh, Phật học

DẪN NHẬP “Từ bao đời kiếp, chúng ta đã đổ nước mắt vì người thân quá nhiều: hãy để mình và người thân đừng chìm ngập trong nước mắt ấy nữa.” – đức Phật đã dạy như vậy. Vì dòng nước mắt ấy luôn chất chứa tình yêu luyến ái, chảy ra vị mặn của bi...

Tư tưởng duy tâm trong Kinh Lăng-già
Kinh, Phật học

1. DẪN NHẬP Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923) được ghi chép như sau: Nanjō. 375: इत्यार्यसद्धर्मलङ्कावतारो नाम महायानसूत्रं सगाथकं समाप्तमिति॥ ityāryasaddharmalaṅkāvatāro nāma mahāyānasūtraṃ sagāthakaṃ samāptamiti || (Kết thúc chương chỉnh cú của bản...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Hiểu biết về Tánh không
Luận, Phật học

Việc học và hành về tánh không là công việc sâu xa lớn rộng. Ở Tây tạng người ta phải trải qua nhiều năm để học về Không. Do đó những trình bày sau đây về Tánh không chỉ là toát yếu sơ lược. Điều vô cùng quan yếu là phải hiểu “Tánh không” có nghĩa là gì. Lại cũng quan trọng để biết Tánh không ở ngay trong tâm mình,...

Một Thời Truyền Luật
Luật, Phật học

Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ...