VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LƯỢC
Tác giả: Thích Mật Thể

Lời khen
cuốn Việt Nam Phật giáo Sử lược

Tháng Trọng Xuân năm Quí Mùi, Pháp sư Mật Thể du hành các tỉnh phía Nam mang theo bản cảo Quốc ngữ cuốn Việt Nam Phật giáo sử, và thưa với tôi đó là tập sách do Pháp sư trải bao năm tháng sưu tầm biên soạn mà thành, thỉnh cầu tôi chứng giám. Tôi nhận lấy bản cảo và đọc kỹ. Mỗi khi đêm tĩnh đèn cao, ngồi bên cuốn sách, nghĩ đến Sư đã từng có năm theo học nơi tôi, tôi biết được chí hướng và nguyện vọng của Sư. Ngoài việc tu học, Sư chưa từng lưu tâm đến việc phiên dịch trước thuật nhằm cho sự nghiệp hoằng pháp.

Xưa kia Phật giáo từ Đông độ sang, truyền nhập vào nước Nam ta đã hơn ngàn năm. Chư vị đạo Tổ Thánh Tăng tương tục phát xuất công đức, chiếu sáng lịch sử, há đâu từng mai một. Ngày hôm nay đây có được cuốn sách này, chẳng những có công với Phật giáo mà còn có công với Phật học vậy. Do đó tôi vui mừng vô lượng vô biên, vội có mấy lời tán thán.

Phật giáng thế 2506, tháng ba mùa Xuân,
Chùa Thập Tháp, Bình Định
Hòa thượng Phước Huệ

Tựa

Phật giáo khởi thủy ở Ấn Độ, truyền đi khắp các xứ lân cận. Trước hết sang các nước Trung á Tế á rồi thứ độ sang Tây Tạng, Trung Hoa, Cao Ly, Nhật Bổn và các nước miền Nam Châu á. Việt Nam ta cũng ở trong phạm vi ảnh hưởng ấy. Mỗi khi Phật giáo vào xứ nào thì tùy theo tính tình, phong tục, quốc độ, thời cơ xứ ấy mà phương tiện truyền thụ. Phật giáo mỗi xứ có một tinh thần và một tính cách khác nhau cũng như lịch sử các xứ ấy Nên muốn khảo về Phật giáo một xứ nào cần phải chia ra làm hai phần: Phần Lịch sử và phần giáo lý cùng triết lý. Lịch sử có khảo cứu được rõ ràng thì giáo lý, triết lý suy nghiên mới được vở vạc.

Hỏi đến Lịch sử Phật giáo Việt Nam nhà thì ai cũng bảo: “Có từ Đinh, Lê trải qua Lý, Trần, Lê rồi đến bản triều”, tựa hồi như một vấn đề giản dị quá. Thật vậy, các quan sử phần nhiều chỉ thấy có nói đến Phật giáo đời Đinh mà thôi. Biết đâu bất đầu từ Đinh, Việt Nam ta đã nhận Phật giáo làm Quốc giáo, đặt Tăng quan trong triều, thì chắc hẳn Phật giáo hồi đó đã tới một trình độ thịnh đạt lắm rồi. Bởi thế trong vấn đề Phật giáo truyền vào từ bao giờ? Truyền vào cách nào? Đường nào? Từ phía Bắc hay từ phía Nam? Ấy, chính những câu hỏi ấy, khiến ta phải để tâm nghiên cứu.

Những sách nói về vấn đề Lịch sử Phật giáo Việt Nam tuy không phải không có, nhưng cũng không lấy đâu được nhiều, mà cũng không phổ cập mọi người. Bất quá chỉ vỏn vẹn được vài ba bộ như: Thiền uyển tập anh, Thống yếu kế đăng lục, Đạo giáo nguyên lưu v…v và một vài bộ Ngữ lục cùng năm ba thiên truyện ký các vị Cao Tăng. Vì những nỗi eo hẹp khó khăn ấy, nên mấy ai đã có cái hứng thú về đường trước thuật, mà có một ít – rất ít – cũng dấu trong chùa riêng, sao đi chép lại, chắc chưa có bản nào là hoàn thiện mà ai cũng được xem. Tuy vậy có còn hơn không: nhờ có những sách ấy của tiền nhân ta để lại mà ta biết được chút ít về Lịch sử Phật giáo nước nhà. Há không phải là những tài liệu quý hóa cho môn sử học này hay sao?

Khốn nỗi những sách ấy viết toàn bằng chữ Hán cả Đối với phái xuất gia không kể, còn quốc dân ta, từ khi Hán học không được nhận dạy ở các trường công, học giới ta lấy Quốc văn và Pháp vặn thay vào. Các bậc tân tiến ngày nay đối với kho sách chữ Hán xưa gần như chim chích vào rừng. Nếu không dịch ra chữ Quốc ngữ thì các tài liệu quý hóa ấy cũng chẳng bổ ích cho học giới được bao nhiêu.

Vậy ngày nay trong Thiền gia học giới có người dụng công sưu tập cả tài liệu Hán văn, Quốc văn cùng Pháp văn, đem dịch thuật, sửa soạn phô diễn làm thành một quyển sách khiến độc giả có thể biết qua cả Lịch sử Quốc giáo Việt Nam trong mấy nghìn năm, há chẳng có ích lắm ru! Không những thế, những tài liệu đã sưu tập lại là tài liệu quý giá cho sử học giới sau này, thì dù ở trong không khỏi có điều sai lầm khiếm khuyết, song về môn tài liệu thì sách này vẫn là có công to.

Chính vì các lẽ ấy, nên xin giới thiệu cùng các học giả và các Phật tử Việt Nam sách “Việt Nam Phật giáo sử lược” của Thượng tọa Mật Thể, giáo sư Trường Sơn Môn Phật học Huế. Mong rằng Thượng tọa bền chí sửa tập, cố gắng làm thêm cuốn VIỆT NAM PHẬT GIÁO GIÁO LÝ thì thật bổ ích cho tương lai Phật giáo Việt Nam nhà ta lắm vậy.

Riêng phần chúng tôi lấy làm mong mỏi vô cùng.

Nay kính đề

Thúc Ngọc: TRẦN VĂN GIÁP
Viết tại Thư viện chùa Quán sứ
Trụ sở Trung ương Hội Phật giáo Bắc kỳ – Hà Nội
ngày nhập đông tháng mười năm Nhâm Ngọ (1942).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Giới thuyết về Thiền uyển tập anh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Trích yếu: Thiền uyển tập anh là bộ sử Phật giáo quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Thiền uyển tập anh tập hợp các tiểu truyện thiền sư trong khoảng gần 1000 năm lịch sử, hàm chứa các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, tôn giáo của Việt Nam từ...

Cuộc đời Tôn giả Rahula qua Kinh tạng Nikaya
Lịch sử, Nghiên cứu

Thế Tôn dạy cho Rahula phải biết quán xét, suy ngẫm tường tận điều nào đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai thì hãy buông bỏ để giữ cho mọi hành động của ba nghiệp thân, khẩu, ý được thanh tịnh trong sạch đưa đến sự an lạc giải thoát trong đời sống....

Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt
Lịch sử, Văn hóa - Xã hội

Phật giáo thời Lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt góp phần tạo nên bản sắc dân tộc ta trong giai đoạn nhà Lý trị vì. Tóm tắt: Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì...

Chính quyền Chúa Nguyễn với các ngôi chùa Sắc tứ ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)
Lịch sử, Nghiên cứu

Các chùa sắc tứ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền chúa Nguyễn, mặt khác, thông qua các hoạt động và thực hành nghi lễ Phật giáo với quy mô lớn, thời kỳ này các ngôi chùa sắc tứ đã tỏ rõ vai trò quan trọng trong việc xiển dương Phật...

Đi tìm cơ sở truyền thừa của Ni giới tại Việt Nam qua thư tịch Hán cổ
Lịch sử, Nghiên cứu

Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn. Ngay như tại Việt Nam, do đặc thù của các điều kiện lịch sử, thế nên nhiều nguồn thư tịch quý giá cổ xưa...

Hai bảo vật quốc gia ở chùa Sùng Khánh và chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Vị Xuyên – Hà Giang không chỉ nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên phong phú, nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và những di tích lịch sử mang đậm nét bản sắc dân tộc, mà còn nhiều điểm du lịch tâm linh như: Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, đền thờ...

Chủ nghĩa Platon và giáo lý đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thời đó, khoa học chưa phát triển, máy móc còn thô sơ nhưng họ hướng tới sự tìm tòi thế giới, bản tính con người một cách sâu sắc. Phật pháp ở thế gian, không xa sự giác ngộ của thế gian, tuy hai nền triết học khác nhau nhưng đều chung tư tưởng giúp...

Chấn hưng Phật giáo – Con đường truyền bá tư tưởng yêu nước của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Lịch sử, Nghiên cứu

Trong hành trình phương Nam, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp quan trọng cho phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ… Tóm tắt: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người yêu nước. Trong hành trình trên mảnh...

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua trường hợp Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở vùng đồng bằng sông Hồng qua trường hợp thiền Sự Từ Đạo Hạnh đã tạo nên hỗn hợp Phật – Thánh mang tính quy chuẩn từ kiến trúc không gian thờ tự cho đến nội dung tôn giáo, trở thành một tổng thể tương đối...

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên… Tín ngưỡng thờ...

Bước đầu khảo cứu mộc bản kinh sách Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thông qua hoạt động tổ chức khắc in kinh sách, chúng ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền chúa Nguyễn với các vị cao tăng, bên cạnh đó là mối quan hệ gắn bó, cầu tiến, giúp đỡ lẫn nhau giữa các vị sư tăng ở các tông phái khác nhau....

Quá trình phát triển giáo dục Phật giáo miền Nam 1954-1981
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Giáo dục Phật giáo là nền tảng cho mọi hoạt động hoằng pháp của tăng ni, tri thức giúp họ gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp truyền thừa mạng mạch phật pháp. Lời mở đầu Lịch sử Việt Nam được hình thành và phát triển trên hai nghìn năm văn...

Bồ-tát Quán Thế Âm Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Người Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người đều có hình ảnh về vị Bồ-tát luôn đầy lòng bi mẫn này. Ngài là một đối tượng tín ngưỡng thiêng liêng nhưng đồng thời là một người Mẹ thân thương luôn là chỗ dựa cho con cái trên đường đời lắm thác ghềnh,...

Thuyết tái sinh góp phần xây dựng giá trị đạo đức xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Theo nhân quả nghiệp báo thì một hành động thiện sẽ dẫn đến các cảnh giới tái sinh tốt đẹp, do đó, tinh thần bất bạo động được xây dựng dựa trên nền tảng từ bi vô ngã trí tuệ của Phật giáo. Tóm tắt: Thuyết tái sinh và nghiệp báo là một trong những chủ...

Hòa thượng Tâm An phụng sự Đạo pháp và Dân tộc
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Từ những buổi đầu Phật giáo suy vi, dân tộc chịu ách thống trị của thực dân Pháp, ngài tham gia cuộc chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ. Khi có Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngài tích cực tham gia phong trào Phật giáo Cứu Quốc. Dẫn nhập Phật...

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự nhấn mạnh vào nhận thức bản thân, từ bi tâm và công lý xã hội đã biến đạo Phật thành một động lực kiên cường cho sự chuyển hoá tích cực. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.