Như vầy tôi nghe.

  1. Một thời, Thế Tôn trú giữa giòng tộc Sakya (Thích-ca) trong vườn xoài của một gia đình Thích-ca tên là Vedhannà.

Lúc bấy giờ, Nigantha Nàthaputta (Ni-kiền tử) vừa mới tạ thế ở Pàvà. Sau khi vị này tạ thế, các vị Nigantha chia ra làm hai phái, chia rẽ nhau, tranh chấp nhau, tranh luận nhau và sống tàn hại nhau với binh khí bằng miệng – “Ngươi không biết pháp luật này, ta biết pháp luật này. Sao Ngươi có thể biết pháp luật này? Ngươi theo tà hạnh, ta theo chánh hạnh. Lời nói của ta tương ưng, lời nói Ngươi không tương ưng. Ðiều đáng nói trước, Ngươi nói sau; điều đáng nói sau, Ngươi nói trước. Ðiều Ngươi quan niệm trình bày, đã bị đảo lộn. Quan điểm của Ngươi đã bị thách đố. Ngươi đã bị đánh bại. Hãy đi giải tỏa quan điểm của Ngươi! Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ngươi có thể làm được.” Hình như các đệ tử của Nigantha Nàthaputta muốn tàn hại lẫn nhau. Chính các đệ tử cư sĩ mặc đồ trắng của Nigantha Nàthaputta cũng chán ngấy, cơ hiềm, và phản đối các vị Nigantha, vì pháp luật của họ đã được trình bày, tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết, pháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.

  1. Rồi Sa-di Cunda (Thuần-đà), sau khi an cư mùa mưa ở Pàvà đến thăm tôn giả Ananda ở Sàmàgama, sau khi đến, đảnh lễ tôn giả Ananda (A-nan) và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên. Sa-di Cunda bạch tôn giả Ananda:

– Bạch Tôn giả, Nigantha Nàthaputta đã từ trần ở Pàvà sau khi vị này tạ thế, các Nigantha chia ra làm hai phái… Pháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.

Khi nghe nói vậy, tôn giả Ananda nói với Sa-di Cunda:

– Này Hiền giả Cunda, đây là vấn đề đáng đưa ra để yết kiến Thế Tôn. Này Hiền giả Cunda, chúng ta hãy đi yết kiến Thế Tôn; sau khi đến xong, chúng ta hãy trình bày vấn đề này để Thế Tôn biết.

– Bạch Tôn giả, vâng!

Sa-di Cunda vâng lời tôn giả Ananda.

  1. Rồi tôn giả Ananda cùng với Sa-di Cunda, đi đến yết kiến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Sa-di Cunda có nói: “Nigantha Nàthaputta đã từ trần ở Pàvà. Sau khi vị này từ trần, các vị Nigantha chia ra làm hai phái… pháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.”

– Này Cunda, như vậy ở đây pháp luật đã được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết.

  1. Này Cunda, ở đây có vị đạo sư không phải là Chánh Ðẳng Giác, có pháp luật đã được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Và người đệ tử trong pháp này, không thành tựu và an trú trong pháp và tùy pháp, không sống đúng chánh hạnh, không sống đúng tùy pháp, sống vượt ra ngoài pháp. Người đệ tử ấy cần được nói như sau: “Này Hiền giả, thật là lợi ích cho Ngươi. Thật khéo chứng đắc cho Ngươi. Ðạo sư của Ngươi không phải là vị Chánh Ðẳng Giác. Pháp của Ngươi đã được trình bày, tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên bố. Và Ngươi trong pháp này, không thành tựu và an trú trong pháp và tùy pháp, không sống đúng chánh hạnh, không sống đúng tùy pháp, vượt ra ngoài pháp. Này Cunda, như vậy ở đây, vị đạo sư đáng quở trách, ở đây pháp đáng quở trách, nhưng ở đây đệ tử đáng tán thán. Này Cunda, với vị đệ tử như vậy, nên nói như sau:” Này Ðại đức, dầu Ðại đức thực hành đúng như pháp vị đạo sư đã dạy và trình bày, ai có suy tầm, ai có bị suy tầm, ai có suy tầm rồi như thực thi hành, tất cả đều không có phước báo. Vì sao vậy? Vì pháp luật đã được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết.”
  2. Này Cunda, ở đây, vị đạo sư không là vị Chánh Ðẳng Giác, và pháp được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết, và vị đệ tử trong pháp này, sống thành tựu pháp và tùy pháp, sống theo chánh hạnh, sống đúng tùy pháp, sống thuận theo pháp. Người này nên được nói như sau: “Này Hiền giả, thật không lợi ích cho Ngươi, thật không khéo chứng đắc cho Ngươi. Vị đạo sư của Ngươi không là vị Chánh Ðẳng Giác và pháp được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết, những người trong pháp này sống thành tựu pháp và tùy pháp, sống theo chánh hạnh, sống đúng tùy pháp, sống thuận theo pháp”. Này Cunda, ở đây vị đạo sư đáng quở trách, ở đây pháp đáng quở trách, ở đây vị đệ tử cũng đáng quở trách. Này Cunda, với vị đệ tử như vậy, có ai, nên nói như sau: “Thật vậy, Ðại đức thành tựu theo chánh hạnh, tinh tấn trong chánh hạnh, người khen, người được khen, người được khen như vậy lại càng tinh tấn hơn nữa, tất cả đều không được phước đức.” Vì sao vậy? Này Cunda, vì pháp được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết.
  3. Này Cunda, ở đây vị đạo sư là vị Chánh Ðẳng Giác, pháp được khéo giảng và trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Vị đệ tử trong pháp này sống không thành tựu pháp và tùy pháp, sống không theo chánh hạnh, sống không đúng tùy pháp, sống không thuận theo pháp. Vị đệ tử ấy cần phải được nói: “Này Hiền giả, thật không lợi ích cho Ngươi, thật không khéo chứng đắc cho Ngươi. Vị đạo sư của Ngươi là vị Chánh Ðẳng Giác, pháp được khéo tuyên bố trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Nhưng Ngươi trong pháp này sống không thành tựu pháp, sống không theo chánh hạnh, sống không đúng tùy pháp, sống không thuận theo pháp.” Này Cunda, ở đây vị đạo sư đáng được tán thán, ở đây pháp đáng được tán thán, ở đây vị đệ tử đáng quở trách. Nếu có ai, hãy nói với vị đệ tử ấy như sau: “Ðại đức hãy thực hành đúng như pháp do vị đạo sư của Ðại đức trình bày và tuyên thuyết. Ai có điều tra, ai có bị điều tra, ai có bị điều tra rồi như thực thi hành, tất cả đều được phước báo”. Vì sao vậy? Này Cunda, pháp luật này khéo thuyết khéo trình bày là như vậy, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết.
  4. Này Cunda ở đây vị đạo sư là Chánh Ðẳng Giác, và pháp được khéo tuyên thuyết, khéo trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Cháng Ðẳng Giác tuyên thuyết, và vị đệ tử trong pháp này sống thành tựu pháp và tùy pháp, sống thành tựu chánh hạnh, sống đúng tùy pháp, sống thuận theo pháp. Nếu có ai, hãy nói vị đệ tử ấy nói như sau: “Này Hiền giả, thật là lợi ích cho Ngươi, thật khéo chứng đắc cho Ngươi. Vị đạo sư của Ngươi là vị A la hán Chánh Ðẳng Giác, pháp được khéo tuyên thuyết, được khéo trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Và Ngươi trong pháp này sống thành tựu pháp và tùy pháp, sống thành tựu chánh hạnh, sống đúng tùy pháp, sống thuận theo pháp”. Này Cunda, như vậy ở đây vị đạo sư đáng được tán thán, ở đây pháp đáng được tán thán, ở đây vị đệ tử cũng đáng được tán thán. Này Cunda, nếu có ai, hãy nói vị đệ tử ấy như sau: “Thật vậy, Ðại đức thành tựu như pháp, tinh tấn như pháp, người khen, người được khen, người được khen như vậy lại càng tinh tấn thực hành, tất cả đều được nhiều công đức”. Vì sao vậy? Này Cunda, vì pháp luật được khéo tuyên thuyết, khéo trình bày như vậy, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết.
  5. Này Cunda, ở đây vị đạo sư xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, và pháp được khéo tuyên thuyết, được khéo trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Và các vị đệ tử chưa được tinh thông diệu pháp, và phạm hạnh hoàn toàn viên mãn chưa được tỏ lộ cho các vị này, chưa được trình bày rõ ràng, với tất cả thứ bậc vị trí liên hệ, chưa được trở thành diệu dụng, chưa được khéo trình bày cho loài Người, và vị đạo sư viên tịch. Này Cunda, đối với vị đạo sư như vậy, nếu viên tịch, các đệ tử sẽ ưu tư rất nhiều. Vì sao vậy? Vì đạo sư của chúng ta xuất hiện ở đời, và pháp được khéo tuyên thuyết, khéo trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Nhưng chúng ta chưa được tinh thông diệu pháp, và phạm hạnh hoàn toàn viên mãn chưa được tỏ lộ cho chúng ta với tất cả thứ bậc, vị trí liên hệ, chưa được trở thành diệu dụng, chưa được khéo trình bày cho loài Người, và vị đạo sư của chúng ta viên tịch. Này Cunda, vị Ðạo sư như vậy có viên tịch, các đệ tử có sự ưu tư.
  6. Này Cunda, ở đây vị đạo sư xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, pháp được khéo tuyên bố và được khéo trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Và các vị đệ tử được tinh thông diệu pháp, và phạm hạnh hoàn toàn viên mãn được tỏ lộ cho các vị ấy với tất cả thứ bậc vị trí liên hệ, được trở thành diệu dụng, được khéo trình bày cho loài Người, và vị đạo sư của những vị ấy viên tịch. Này Cunda, vị đạo sư như vậy có viên tịch, các đệ tử không có ưu tư. Vì cớ sao? Vị đạo sư của chúng ta xuất hiện ở đời là bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, pháp được khéo tuyên thuyết, được khéo trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, được vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Còn chúng ta được tinh thông diệu pháp, và phạm hạnh hoàn toàn viên mãn được tỏ lộ cho chúng ta biết với tất cả thứ bậc vị trí liên hệ, được trở thành diệu dụng, được khéo trình bày cho loài Người, và vị Ðạo sư của chúng ta viên tịch. Này Cunda, vị đạo sư như vậy có viên tịch, các đệ tử không có ưu tư.
  7. Này Cunda, nếu phạm hạnh được đầy đủ những chi phần như vậy, nếu không có một vị đạo sư là một vị Thượng tọa có nhiều kinh nghiệm, xuất gia lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, một phạm hạnh như vậy được xem là không viên mãn, trong trường hợp như vậy. Này Cunda, nếu phạm hạnh được đầy đủ những chi phần như vậy, và nếu có vị đạo sư là một vị Thượng tọa có nhiều kinh nghiệm, xuất gia lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, một phạm hạnh như vậy được xem là viên mãn, trong trường hợp như vậy.
  8. Này Cunda, nếu phạm hạnh được đầy đủ những chi phần như vậy, và có vị đạo sư là vị Thượng tọa có nhiều kinh nghiệm, xuất gia lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, nhưng không có các vị Thượng tọa Tỷ kheo, những vị đệ tử là những vị sáng suốt, tự điều phục, vô úy, đa văn, đã đạt đến sự an ổn, có thể thuyết diệu pháp, với giáo lý ngoại đạo được khởi lên có thể khéo nhiếp phục với giáo pháp của mình, có thể thuyết diệu pháp bất tư nghì; như vậy phạm hạnh này không thể viên mãn bởi chi tiết này.
  9. Này Cunda, khi nào phạm hạnh được đầy đủ về những phương diện này, vị đạo sư là vị Thượng tọa, có nhiều kinh nghiệm, xuất gia đã lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, và những vị Thượng tọa Tỷ kheo, những vị đệ tử… nếu không có các vị Trung lạp Tỷ kheo, những vị đệ tử… Có các vị Trung lạp Tỷ kheo, những vị đệ tử… nhưng nếu không có các vị Hạ lạp Tỷ kheo, những vị đệ tử… có các Hạ lạp Tỷ kheo, những vị đệ tử… nhưng nếu không có các vị Trưởng lão Tỷ kheo ni, các vị đệ tử… nhưng nếu không có các vị Trung lạp Tỷ kheo ni, các vị đệ tử… nhưng nếu không có các vị Hạ lạp Tỷ kheo ni, các vị đệ tử… có các vị Hạ lạp Tỷ kheo ni, các vị đệ tử… nhưng nếu không có Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh… có những Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh… nhưng nếu không có những Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, chấp nhận dục lạc… có những Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, chấp nhận dục lạc… nhưng nếu không có những Nữ cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh… có những Nư cư sĩ đệ tử, những vị tại gia mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh… nhưng nếu không có những Nữ cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng chấp nhận dục lạc… có những Nữ cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng chấp nhận dục lạc …phạm hạnh như vậy nếu không được thành công, hưng thịnh, phát triển và phổ thông một cách rộng rãi, khéo tuyên bố giữa các người, nhưng không đạt được danh xưng và lợi dưỡng một cách tối thắng, phạm hạnh như vậy không được viên mãn về phương diện này.
  10. Này Cunda, khi nào phạm hạnh được đầy đủ với những phương diện này, vị đạo sư là Thượng tọa có nhiều kinh nghiệm, xuất gia đã lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, và những vị Thượng tọa là những bậc Tỷ kheo, những vị đệ tử sáng suốt, tự điều phục… thuyết pháp diệu dụng, có Trung lạp Tỷ kheo đệ tử, có Hạ lạp Tỷ kheo đệ tử, có Trưởng lão Ni đệ tử, có Trung lạp Ni đệ tử, có Hạ lạp Ni đệ tử, có Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh, có Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, chấp nhận dục lạc, có Nữ cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh, có những vị Nữ cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, chấp nhận dục lạc; phạm hạnh như vậy được thành công, hưng thịnh, phát triển, và phổ thông một cách rộng rãi, khéo tuyên bố giữa các người, đạt được danh xưng và lợi dưỡng một cách tối thắng, phạm hạnh như vậy được viên mãn về phương diện này.
  11. Này Cunda, nay Ta hiện tại là bậc Ðạo sư xuất hiện ở đời, là bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, và pháp được khéo tuyên bố, khéo trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, được vị Chánh Ðẳng Giác trình bày, và các vị đệ tử của Ta tinh thông diệu pháp, và phạm hạnh hoàn toàn viên mãn được tỏ lộ với tất cả thứ bậc vị trí liên hệ, được trở thành diệu dụng, được khéo trình bày cho loài Người. Này Cunda, nay Ta là vị Ðạo sư Trưởng lão, có nhiều kinh nghiệm, xuất gia đã lâu ngay, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành.
  12. Này Cunda, nay Ta có những vị Thượng tọa Tỷ kheo đệ tử sáng suốt, tự biết điều phục, vô úy, đa văn, đã đạt đến sự an ổn, có thể thuyết diệu pháp, đối với giáo lý ngoại đạo được khởi lên, có thể khéo thuyết phục với giáo pháp của mình, có thể thuyết diệu pháp bất khả tư nghì. Này Cunda, Ta lại có những Trung lạp Tỷ kheo sáng suốt. Này Cunda, nay Ta có những vị Hạ lạp Tỷ kheo đệ tử. Này Cunda, nay Ta có những vị Trưởng lão Tỷ kheo ni đệ tử. Này Cunda, nay Ta có những vị Trung lạp Tỷ kheo ni đệ tử. Này Cunda, nay Ta có những vị Hạ lạp Tỷ kheo ni đệ tử. Này Cunda, nay Ta có những vị Nam cư sĩ, là những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh. Này Cunda, nay Ta có những vị Nam cư sĩ, là những vị tại gia mặc áo trắng, chấp nhận dục lạc. Này Cunda, nay Ta có những vị Nữ cư sĩ, là những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh. Này Cunda, nay Ta có những vị Nữ cư sĩ là những vị tại gia, mặc áo trắng chấp nhận dục lạc… Này Cunda, nay Phạm hạnh của Ta được thành công, hưng thịnh, phát triển, và phổ thông một cách rộng rãi, khéo tuyên bố giữa mọi người.
  13. Này Cunda, đối với tất cả những vị đạo sĩ nay xuất hiện ở đời; này Cunda, Ta không thấy một vị đạo sư nào khác có thể bằng Ta về phương diện lợi dưỡng và danh xưng tối thượng. Này Cunda, đối với tất cả các đoàn thể, các hội chúng nay xuất hiện ở đời; này Cunda, Ta không thấy một đoàn thể nào khác có thể bằng đoàn thể Tỷ-kheo về phương diện lợi dưỡng và danh xưng tối thượng. Nếu có ai, khi tả một phạm hạnh, thành tựu hết thảy tướng, không thiếu sót, không quá đáng, được khéo tuyên bố một cách viên mãn, vị ấy nếu tuyên bố đúng đắn sẽ tuyên bố như sau: “Thành tựu hết thảy tướng… phạm hạnh được khéo tuyên bố”. Này Cunda, Uddaka con của Ràma thường nói: “Thấy mà không thấy”. Thấy cái gì mà không thấy? Với một con dao sắc bén, chỉ thấy lưỡi dao không thấy khía cạnh sắc bén của dao. Này Cunda, đấy là nghĩa của câu: “Thấy mà không thấy”. Này Cunda, ở đây Uddaka con của Ràma đề cập đến một vật đê tiện, hạ liệt, thuộc về phàm phu, không xứng bậc Thánh, không có lợi ích, nói về con dao. Này Cunda, nếu nói đúng đắn câu “Thấy mà không thấy”, thời phải nói như sau: “Thấy mà không thấy”. Vị ấy thấy cái gì mà không thấy? Một phạm hạnh, thành tựu hết thảy tướng, đầy đủ hết thảy tướng, không thiếu sót, không quá đáng, được khéo tuyên bố một cách viên mãn, được khéo trình bày. Chính vị ấy thấy phạm hạnh này. Nếu vị ấy trừ bớt một phương diện nào tại một chỗ nào, nghĩ rằng làm vậy sẽ được rõ ràng hơn, vị ấy sẽ không thấy gì. Nếu vị ấy thêm vào một phương diện nào tại chỗ nào, nghĩ rằng làm vậy sẽ được rõ ràng hơn, vị ấy sẽ không thấy gì. Nếu vị ấy thêm vào một phương diện nào tại chỗ nào, nghĩ rằng làm vậy được viên mãn hơn, vị ấy sẽ không thấy gì. Như vậy gọi là “Thấy mà không thấy”. Này Cunda, nếu có ai khi tả một phạm hạnh thành tựu hết thảy tướng… phạm hạnh được khéo tuyên bố, vị ấy sẽ tuyên bố đúng đắn như sau: “Phạm hạnh này thành tựu hết thảy tướng, cụ túc hết thảy tướng, không thiếu thốn, không quá đáng, được khéo tuyên bố một cách viên mãn, được khéo trình bày”.
  14. Do vậy, này Cunda, những pháp do Ta tự chứng tri và tuyên bố cho các Ngươi, tất cả các Ngươi hãy hội họp lại và tụng đọc lại, chớ có cãi lộn nhau, nhưng hãy so sánh các nghĩa với nhau, các câu với nhau để cho phạm hạnh này được tồn tại lâu dài, được an trú lâu dài, vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và cho loài Người. Này Cunda, thế nào là những pháp do Ta tự chứng tri và tuyên bố cho các Ngươi, tất cả các Ngươi hãy hội họp lại và tụng đọc lại, chớ có cãi lộn nhau, nhưng hãy so sánh các nghĩa với nhau, các câu với nhau, để cho phạm hạnh này được tồn tại lâu dài, được an trú lâu dài, vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và cho loài Người? Những pháp ấy là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Như ý túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác chi, Tám Thánh đạo. Này Cunda, những pháp ấy do Ta tự chứng tri và tuyên bố cho các Ngươi, tất cả Ngươi hãy hội họp lại và tụng đọc lại, chớ có cãi lộn nhau, nhưng hãy so sánh các nghĩa với nhau, các câu với nhau, để cho phạm hạnh này được tồn tại lâu dài, được an trú lâu dài, vì hạnh phúc của muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và cho loài Người.
  15. Này Cunda, các Ngươi hãy hội họp với nhau trong tinh thần hòa đồng và tương kính, không có tranh luận nhau. Có vị đồng phạm hạnh nói pháp giữa Tăng chúng. Nếu các Ngươi nghĩ rằng “Vị Ðại đức này nắm nghĩa sai lạc hay hành văn sai lạc”, các Ngươi không nên tán thán, không nên bác bỏ. Không tán thán không bác bỏ, các Ngươi nên nói với vị ấy:

“Này Hiền giả, với nghĩa này, cách hành văn này hay cách hành văn kia, cách nào thích hợp hơn? Giữa những cách hành văn này, nghĩa này hay nghĩa kia, nghĩa nào thích hợp hơn?” Nếu vị ấy trả lời: “Này Hiền giả, với nghĩa này, cách hành văn này thích hợp hơn cách hành văn kia. Giữa những cách hành văn này, nghĩa này thích hợp hơn nghĩa kia”, các Ngươi không nên bác bỏ vị ấy, không nên phỉ báng vị ấy. Không bác bỏ, không phỉ báng, các Ngươi phải giải thích cho vị ấy một cách cẩn thận cả nghĩa lẫn hành văn.

  1. Lại nữa này Cunda, có vị đồng phạm hạnh khác nói pháp giữa Tăng chúng. Nếu các Ngươi nghĩ rằng: “Vị Ðại đức ấy nắm nghĩa sai lạc nhưng hành văn đúng đắn”, các Ngươi không nên tán thán, không nên bác bỏ. Không thán thán, không bác bỏ, các ngươi nên nói với vị ấy: “Này Hiền giả, giữa những cách hành văn này, nghĩa này hay nghĩa kia, nghĩa nào thích hợp hơn?” Nếu vị ấy trả lời: “Này Hiền giả, giữa những cách hành văn này, nghĩa này thích hợp hơn nghĩa kia”, các Ngươi không nên bác bỏ, không phỉ báng, các Ngươi phải giải thích một cách cẩn thận ý nghĩa đúng đắn cho vị ấy.
  2. Này Cunda, có vị đồng phạm hạnh khác nói pháp giữa Tăng chúng. Nếu các Ngươi nghĩ rằng: “Vị Ðại đức này nắm nghĩa đúng đắn, nhưng hành văn sai lạc”, các Ngươi không nên tán thán, không nên bác bỏ. Không tán thán không bác bỏ, các Ngươi nên nói với vị ấy: “Này Hiền giả, giữa những cách hành văn này, nghĩa này hay nghĩa kia, nghĩa nào thích hợp hơn?” Nếu vị ấy trả lời: “Giữa những cách hành văn này, nghĩa này thích hợp hơn nghĩa kia”, các Ngươi không nên bác bỏ vị ấy, không nên phỉ báng vị ấy. Không bác bỏ, không phỉ báng, các ngươi phải giải thích một cách cẩn thận cách hành văn cho vị ấy.
  3. Này Cunda, có vị đồng phạm hạnh khác nói pháp giữa Tăng chúng, nếu các Ngươi nghĩ rằng: “Vị Ðại đức này nắm nghĩa đúng đắn và hành văn đúng đắn”, các Ngươi nên tán đồng và tán thán vị ấy với câu: “Thật là tốt đẹp”, các Ngươi phải nói với vị ấy” “Thật là tốt đẹp”, các Ngươi phải nói với vị ấy: “Này Hiền giả thật là lợi ích cho chúng tôi, này Hiền giả thật là lợi ích cho chúng tôi; này Hiền giả, thật là may mắn cho chúng tôi; này Hiền giả, thật là may mắn cho chúng tôi, khi chúng tôi thấy một vị đồng phạm hạnh như Hiền giả, tinh thông nghĩa lý như vậy, tinh thông hành văn như vậy”.
  4. Này Cunda Ta không thuyết giảng chỉ để ngăn chận các lậu hoặc ngay trong hiện tại. Này Cunda, Ta không thuyết pháp, chỉ để diệt trừ các lậu hoặc trong tương lai mà thôi. Này Cunda, Ta thuyết pháp vừa để ngăn chận các lậu hoặc ngay trong hiện tại mà cũng để diệt trừ các lậu hoặc trong tương lai nữa. Do vậy, này Cunda, tấm y mà Ta cho phép các Ngươi mặc, như vậy vừa đủ cho các Ngươi ngăn chận lạnh, ngăn chận nóng, ngăn chận sự xúc chạm của các loài ruồi muỗi, của gió, mặt trời và các loài rắn, và các che dấu sự hổ thẹn. Các món ăn khất thực mà Ta cho phép các Ngươi dùng, như vậy vừa đủ để nuôi dưỡng thân thể, giúp thân thể sống còn, tránh khỏi nguy hại và giúp đời sống phạm hạnh với hy vọng: “Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới. Nhờ vậy đời sống của ta mới khỏi bị lầm lỗi và ta sống an lạc.” Nhà cửa nào mà Ta cho phép các ngươi an trú, như vậy vừa đủ cho các Ngươi ngăn chận lạnh, ngăn chận nóng, ngăn chận sự xúc chạm của ruồi muỗi, gió, mặt trời và các loài rắn, chỉ với mục đích tránh thoát sự nguy hiểm của thời tiết, và an hưởng đời sống tịnh cư. Các dược phẩm và thuốc trị bịnh mà Ta cho phép các Ngươi dùng, như vậy vừa đủ để ngăn chận các cảm thọ đau ốm khởi lên và để gìn giữ sức khỏe.
  5. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra, các du sĩ ngoại đạo có thể nói: “Các Sa-môn Thích tử sống đam mê hỷ lạc”. Này Cunda, nếu được nói như vậy, các du sĩ ngoại đạo phải được trả lời như vậy: “Này Hiền giả, thế nào là đam mê hỷ lạc? Ðam mê hỷ lạc có nhiều loại, có nhiều cách”. Này Cunda, bốn loại đam mê hỷ lạc này là thấp kém, hạ liệt, thuộc phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không có lợi ích, không hướng đến yểm ly, vô tham, tich diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết-bàn.

Thế nào là bốn? Này Cunda, ở đây có người ngu si, sau khi sát sanh, tự mình sung sướng hoan hỷ, đó là hỷ lạc thứ nhất. Lại nữa, này Cunda, ở đây có người sau khi lấy của không cho, tự mình sung sướng, hoan hỷ, đó là hỷ lạc thứ hai. Lại nữa, này Cunda, ở đây có người sau khi nói láo, tự mình sung sướng, hoan hỷ, đó là hỷ lạc thứ ba. Lại nữa này Cunda, ở đây có người say đắm, đam mê sống vây quanh với năm món dục lạc, đó là hỷ lạc thứ tư. Này Cunda, bốn loại hỷ lạc này là thấp kém, hạ liệt, thuộc phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không có lợi ích, không hướng đến yểm ly, vô tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết-bàn.

  1. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra, các ngoại đạo có thể hỏi: “Các Sa-môn Thích tử có phải sống đam mê bốn loại hỷ lạc này không?” Họ cần phải được trả lời: “Chớ có nói như vậy. Các ông nói như vậy là nói không đúng đắn. Nói như vậy là các ông xuyên tạc, không đúng sự thật, không thực có”. Này Cunda, có bốn loại hỷ lạc nhất định đưa đến yểm ly, vô tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Thế nào là bốn? Này Cunda, ở đây vị Tỷ-kheo, ly dục, ly ác pháp, chứng và an trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Ðó là hỷ lạc thứ nhất. Lại nữa này Cunda, vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ðó là hỷ lạc thứ hai. Lại nữa này Cunda, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả … chứng và trú Thiền thứ ba… Ðó là hỷ lạc thứ ba. Lại nữa này Cunda, vị Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ … chứng và trú Thiền thứ tư … Ðó là hỷ lạc thứ tư. Này Cunda, bốn loại hỷ lạc nhất định đưa đến yểm ly, vô tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: “Các vị Sa-môn Thích tử đang sống đam mê bốn loại hỷ lạc này”. Họ cần phải được trả lời: “Nói như vậy là phải; các ông nói như vậy là nói đúng đắn. Nói như vậy là các ông không xuyên tạc, đúng sự thật, và thực có”.

  1. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: “Này Hiền giả, những ai sống đam mê theo bốn loại hỷ lạc ấy có thể mong đợi kết quả gì, lợi ích gì?” Ðược nói vậy, phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo như sau: “Này Hiền giả, những ai sống đam mê bốn loại hỷ lạc ấy, có thể mong đợi bốn kết quả, bốn sự lợi ích.

Thế nào là bốn? Này Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo diệt trừ ba kiết sử, được nhập vào dòng Thánh, không còn bị đọa lạc, nhất định sẽ được giác ngộ. Ðó là kết quả thứ nhất. Lại nữa này Hiền giả, vị Tỷ-kheo diệt trừ ba kiết sử, làm muội lược tham, sân, si, chứng bậc Nhất lai, chỉ còn trở lại đời này một lần nữa trước khi diệt tận khổ đau. Ðó là kết quả thứ hai, lợi ích thứ hai. Lại nữa, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo diệt trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh ở tại chỗ ấy mà nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa. Như vậy là kết quả thứ ba, lợi ích thứ ba. Lại nữa, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo diệt trừ các lậu hoặc, tự mình chứng tri, chứng ngộ và an trú ngay trong hiện tại vô lậu Tâm giải thoát, Tuệ giải thoát. Như vậy là kết quả thứ tư. Này Hiền giả, vị nào sống đam mê bốn loại hỷ lạc này, có thể mong đợi bốn kết quả, bốn lợi ích như vậy”.

  1. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: “Các Sa-môn Thích tử sống không giữ vững lập trường”. Này Cunda, các vị du sĩ ngoại đạo nói vậy cần phải được trả lời như sau: “Này Hiền giả, Thế Tôn, vị đã biết, đã thấy, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thuyết, đã trình bày những pháp cho các đệ tử cho đến trọn đời. Này Hiền giả, giống như cột trụ bằng đá hay bằng sắt, chân cột được khéo chôn sâu vào đất, không lắc qua lại, không có rung động. Cũng vậy này Hiền giả, Thế Tôn, vị đã biết, đã thấy là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thuyết, đã trình bày những pháp cho các đệ tử cho đến trọn đời. Này Hiền giả, giống như cột trụ bằng đá hay bằng sắt, chân cột được khéo chôn sâu vào đất, không lắc qua lại, không có rung động. Cũng vậy này Hiền giả, Thế Tôn, vị đã biết, đã thấy là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thuyết, đã trình bày những pháp cho các đệ tử cho đến trọn đời.

Này Hiền giả, vị Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, đã diệt trừ các lậu hoặc, phạm hạnh đã thành, các việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã diệt trừ, chánh trí giải thoát, không thể làm chín việc sau đây: Này Hiền giả, vị Tỷ-kheo đã diệt trừ các lậu hoặc, không thể cố ý tước đoạt sanh mạng của loài hữu tình; vị Tỷ-kheo đã diệt trừ các lậu hoặc không thể lấy của không cho, tức là ăn trộm; vị Tỷ kheo đã diệt trừ các lậu hoặc không thể hành dâm; vị Tỷ-kheo đã diệt trừ các lậu hoặc, không thể biết mà nói láo; vị Tỷ-kheo đã diệt trừ các lậu hoặc không thể cất chứa tiền của để hưởng thọ dục lạc, như khi còn tại gia; vị Tỷ-kheo đã diệt tận các lậu hoặc không thể đi con đường hành tham; vị Tỷ-kheo đã diệt tận các lậu hoặc không thể đi con đường hành sân; vị Tỷ-kheo đã diệt tận các lậu hoặc, không thể đi con đường hành si; vị Tỷ-kheo đã diệt tận các lậu hoặc, không thể đi con đường hành theo sợ hãi. Này Hiền giả, một vị Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, đã diệt tận các lậu hoặc, phạm hạnh đã thành, các việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã diệt trừ, chánh trí giải thoát, không thể làm chín việc như vậy”.

  1. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói như sau: “Ðối với quá khứ, Sa-môn Gotama có tri kiến siêu việt. Nhưng đối với tương lai, Sa-môn Gotama không có tri kiến siêu việt; như sự việc xảy ra như thế nào và vì sao lại xảy ra như vậy?” Như vậy, các vị du sĩ ngoại đạo này chủ trương rằng tri kiến về vấn đề này có thể được trình bày nêu rõ bởi tri kiến một vấn đề khác, như những kẻ ngu si, không thông minh khác. Này Cunda, về vấn đề quá khứ, Như Lai có thể nhớ đến đời sống quá khứ. Ngài muốn như thế nào, Ngài có thể nhớ xa được như vậy. Về vấn đề vị lai, Như Lai có trí do tuệ sanh: “Ðây là đời sống cuối cùng, nay không còn đời sống nào khác nữa”.
  2. Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứ là hư vọng, không thật, không lợi ích, Như Lai không trả lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứ là chơn chánh, như thật, nhưng không lợi ích, Như Lai cũng không trả lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứ là chơn chánh, như thật, có lợi ích, Như Lai biết thời trả lời câu hỏi ấy.

Này Cunda, nếu những gì thuộc vị lai là hy vọng, không thật, không lợi ích, Như Lai không trả lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc vị lai là chơn chánh, như thật, nhưng không lợi ích, Như Lai cũng không trả lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc vị lai là chơn chánh, như thật, có lợi ích, Như Lai biết thời trả lời câu hỏi ấy một cách vắn tắt.

Này Cunda, nếu những gì thuộc hiện tại là hư vọng, không thật, không lợi ích, Như Lai không trả lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc hiện tại và chơn chánh, như thật, nhưng không lợi ích, Như Lai cũng không trả lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc hiện tại là chơn chánh, như thật, có lợi ích, Như Lai biết thời trả lời câu hỏi ấy. Như vậy, này Cunda, đối với các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, Như Lai là vị nói phải thời nói chơn chánh, nói như thật, nói có lợi ích, nói đúng Pháp, nói đúng Luật. Do vậy mới gọi là Như Lai.

  1. Này Cunda, trong thế giới này với chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên, với chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, những gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được phân biệt, được đạt đến, được tìm cầu, được suy đạt với ý, tất cả đều được Như Lai biết rõ. Do vậy mới gọi là Như Lai. Này Cunda, trong thời gian giữa đêm Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh Ðẳng Giác và đêm Như Lai nhập Vô dư y Niết-bàn giới, trong thời gian ấy, những gì Như Lai nói trong khi thuyết giảng, nói chuyện hay trình bày, tất cả là như vậy, chớ không gì khác. Do vậy mới gọi là Như Lai. Này Cunda, Như Lai nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy. Nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy nên được gọi là Như Lai. Ðối với thế giới với chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên, với chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, Như Lai là bậc Toàn Thắng, không ai có thể thắng nổi, bậc Toàn kiến, bậc Tự Tại.
  2. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: “Thế nào Hiền giả, Như Lai có tồn tại sau khi chết không. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm?” Này Cunda, được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau: “Như Lai không có nói: “Như Lai có tồn tại sau khi chết. Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm!” Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: “Thế nào Hiền giả, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, có phải không? Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm?” Này Cunda, được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau: “Như Lai không có nói: “Như Lai không có tồn tại sau khi chết. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm!” Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: “Thế nào Hiền giả, Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết… Như lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết? Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm?” Này Cunda được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau: “Như Lai không có nói: “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm!”.
  3. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: “Này Hiền giả, vì sao Sa môn Gotama lại không nói?” Này Cunda, được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau: “Này Hiền giả, vì không liên hệ đến lợi ích, không liên hệ đến Pháp, không liên hệ đến căn bản phạm hạnh, không hướng đến yểm ly, vô tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết bàn. Do vậy Thế Tôn không trả lời.”
  4. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: “Này Hiền giả, Sa môn Gotama nói điều gì?” Này Cunda, được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau: “Ðây là Khổ, này Hiền giả, đó là điều Thế Tôn nói. Ðây là Khổ tập, này Hiền giả, đó là điều Thế Tôn nói. Ðây là Khổ diệt, này Hiền giả, đó là điều Thế Tôn nói. Ðây là con đường đưa đến Khổ diệt, này Hiền giả, đó là điều Thế Tôn nói.”
  5. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: “Này Hiền giả, vì sao Thế Tôn lại nói vậy?” Này Cunda, được nói như vậy, Ngươi phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo như sau: “Này Hiền giả, vì liên hệ đến lợi ích, liên hệ đến Pháp, liên hệ đến căn bản phạm hạnh, vì nhất định hướng đến yểm ly, vô tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết bàn. Do vậy, Thế Tôn mới nói.”
  6. Này Cunda, mọi biện luận về các tà kiến liên hệ đến quá khứ tối sơ, những biện luận nào đáng nói cho các Ngươi, Ta đã nói cho các Ngươi. Còn những biện luận nào không đáng nói cho các Ngươi, sao Ta lại sẽ nói cho các Ngươi? Này Cunda, mọi biện luận về các tà kiến liên hệ đến tương lai, những biện luận nào đáng nói cho các Ngươi, Ta đã nói cho các Ngươi. Còn những biện nào không đáng nói cho các Ngươi, sao Ta lại sẽ nói cho các Ngươi?

Này Cunda, thế nào là những biện luận về tà kiến liên hệ đến quá khứ tối sơ, những biện luận nào đáng nói cho các Ngươi, Ta đã nói cho các Ngươi, và những biện luận không đáng nói cho các Ngươi? Này Cunda, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau: “Bản ngã và thế giới là thường còn, như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm”. Có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau:

“Bản ngã và thế giới là không thường còn…
“Bản ngã và thế giới là thường còn và không thường còn…
“Bản ngã và thế giới là không thường còn và không không thường còn…
“Bản ngã và thế giới là do mình tự tạo ra…
“Bản ngã và thế giới là do người khác tạo ra…
“Bản ngã và thế giới là do mình tạo ra và do người khác tạo ra…
“Bản ngã và thế giới là không do mình tự tạo ra và cũng không phải không do mình tự tạo ra…
“Bản ngã và thế giới là tự nhiên sanh, không do mình tự tạo ra, không do người khác tạo ra. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra sai lầm.

“Lạc, khổ là thường còn…
“Lạc, khổ là vô thường…
“Lạc, khổ là thường còn và vô thường…
Lạc, khổ là không thường còn và không vô thường
“Lạc, khổ là do tự mình tạo ra…
“Lạc, khổ là do người khác tạo ra…
“Lạc, khổ là do tự mình tạo ra và do người khác tạo ra…
“Lạc, khổ là do tự nhiên sanh, không do mình tự tạo ra, không do người khác tạo ra. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra đều là sai lầm”.

  1. Này Cunda, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào có quan điểm như sau, có tri kiến như sau: “Bản ngã và thế giới là thường còn, như vậy là đúng sự thật, ngoài ra đều là sai lầm”. Ta đến những vị ấy và nói: “Này Hiền giả có phải Hiền giả nói rằng: “Bản ngã và thế giới là thường còn” không?” Nếu các vị ấy trả lời: “Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra đều là sai lầm”, thì Ta không chấp nhận như vậy. Tại sao vậy? Có một số hữu tình có những tư tưởng sai khác. Ta cũng không xem quan điểm ấy ngang bằng quan điểm của Ta, chớ đừng nói cao hơn. Như vậy ở đây Ta cao hơn về thượng trí.
  2. Này Cunda, những Sa-môn, Bà-la-môn nào có quan điểm như sau, có tri kiến như sau:

“Bản ngã và thế giới là thường còn…
“Bản ngã và thế giới là không thường còn…
“Bản ngã và thế giới là thường còn và không thường còn…
“Bản ngã và thế giới là không thường còn và không không thường còn…
“Bản ngã và thế giới là do mình tự tạo ra…
“Bản ngã và thế giới là do người khác tạo ra…
“Bản ngã và thế giới là do tự mình tạo ra và do người khác tạo ra…”
“Bản ngã và thế giới là do tự mình tạo ra và không do người khác tạo ra.
“Bản ngã và thế giới do tự nhiên sanh, không do mình tự tạo, không do người khác tạo ra…

“Lạc, khổ là thường còn…
“Lạc, khổ là vô thường…
“Lạc, khổ là thường còn và vô thường…
“Lạc, khổ không thường còn và không vô thường…
“Lạc, khổ là tự mình tạo ra…
“Lạc, khổ là tự người khác tạo ra…
“Lạc, khổ là tự mình tạo ra và tự người khác tạo ra…
“Lạc, khổ là tự nhiên sanh, không tự mình tạo ra và không do người khác tạo ra. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra đều là sai lầm”.

Ta đến những vị ấy và nói: Này Hiền giả, có phải Hiền giả nói rằng: “Lạc, khổ là tự nhiên sanh, không tự mình tạo ra và không do người khác tạo ra?” Nếu các vị ấy trả lời: “Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra đều là sai lầm”, thì Ta không chấp nhận như vậy. Tại sao vậy? Có một số hữu tình có những ý tưởng sai khác. Này Cunda Ta cũng không xem quan điểm ấy ngang bằng quan điểm của Ta, chớ đừng nói cao hơn. Như vậy ở đây Ta cao hơn về thượng trí. Này Cunda, những biện luận về các tà kiến liên hệ đến quá khứ tối sơ này, biện luận nào đáng nói cho các Ngươi, Ta đã nói cho các Ngươi. Còn những biện luận nào không đáng nói cho các Ngươi, sao Ta lại sẽ nói cho các Ngươi?

  1. Này Cunda, thế nào là những biện luận về tà kiến liên hệ đến tương lai, những biện luận nào đáng nói cho các Ngươi, Ta đã nói cho các Ngươi; và những biện luận không đáng nói cho các Ngươi?

Này Cunda, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau: “Bản ngã là có sắc, không bệnh, sau khi chết. Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm”.

Lại nữa này Cunda, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau:

“Bản ngã là vô sắc…
“Bản ngã là có sắc và vô sắc…
“Bản ngã là không có sắc và không vô sắc…
“Bản ngã là có tưởng…
“Bản ngã là vô tưởng…
“Bản ngã là có tưởng và vô tưởng…
“Bản ngã là không có tưởng và không vô tưởng…
“Bản ngã là đoạn diệt, biến hoại, sau khi chết không có tồn tại. Như vậy là đúng sự thật ngoài ra là sai lầm”.

  1. Này Cunda, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào có quan điểm như sau, có tri kiến như sau: “Bản ngã là có sắc, không bệnh sau khi chết. Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm”, Ta đến những vị ấy và nói: “Này Hiền giả có phải Hiền giả có nói: “Bản ngã là có sắc, không có bệnh sau khi chết?” Nếu các vị ấy trả lời: “Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm”, thì Ta không chấp nhận như vậy. Tại sao vậy? Này Cunda, vì có một số hữu tình có những tư tưởng sai khác. Này Cunda, Ta cũng không xem quan điểm ấy ngang bằng quan điểm của Ta, chớ đừng nói cao hơn. Như vậy ở đây, Ta cao hơn về thượng trí.
  2. Này Cunda, có những Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau:

“Bản ngã là có sắc…
“Bản ngã là vô sắc…
“Bản ngã là có sắc và vô sắc…
“Bản ngã là không có sắc và không vô sắc…
“Bản ngã là có tưởng…
“Bản ngã là vô tưởng…
“Bản ngã là có tưởng và vô tưởng…
“Bản ngã là không có tưởng và không vô tưởng…
“Bản ngã là đoạn diệt, biến hoại, sau khi chết không có tồn tại. Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm”.

Ta đến những vị ấy và nói: “Này Hiền giả, có phải Hiền giả nói rằng: “Bản ngã là đoạn diệt biến hoại, sau khi chết không có tồn tại?” Này Cunda, nếu những vị ấy nói: “Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm”, thì Ta không chấp nhận như vậy. Tại sao vậy? Vì có một số hữu tình có những tư tưởng sai khác. Này Cunda, Ta cũng không xem quan điểm ấy ngang bằng quan điểm của Ta chớ đừng nói cao hơn. Như vậy ở đây, Ta cao hơn về thượng trí. Này Cunda, những biện luận về những tà kiến liên hệ đến tương lai, những biện luận nào đáng nói cho các Ngươi, Ta đã nói cho các Ngươi. Còn những biện luận nào không đáng nói cho các Ngươi, sao Ta lại sẽ nói cho các Ngươi?

  1. Này Cunda, với mục đích đoạn trừ và vượt qua những biện luận về các tà kiến liên hệ đến quá khứ tối sơ này và các biện luận về các tà kiến liên hệ đến tương lai này, mà bốn pháp Niệm xứ được ta tuyên thuyết, trình bày. Thế nào là bốn? Này Cunda, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích nhiếp phục tham, sân ở đời, sống quán thọ trên các cảm thọ… trong các tâm… quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích nhiệp phục tham ưu ở đời. Này Cunda, với mục đích đoạn trừ và vượt qua các biện luận về các tà kiến liên hệ đến quá khứ tối sơ này và các biện luận về các tà kiến liên hệ đến tương lai này mà bốn Niệm xứ được Ta truyền thuyết trình bày.
  2. Lúc bấy giờ, Tôn giả Upavàna đang đứng sau lưng hầu quạt Thế Tôn. Tôn giả Upavàna bạch Thế Tôn:

– Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Thật kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, pháp thoại này thật là thanh tịnh! Bạch Thế Tôn, pháp thoại này thật là tuyệt đối thanh tịnh! Bạch Thế Tôn, pháp thoại này tên là gì?

– Này Upavàna, pháp thoại này là Thanh tịnh (Pàsàdikà), hãy như vậy mà phụng trì.

Thế Tôn thuyết dạy như vậy. Tôn giả Upavàna hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

34. Kinh Thập thượng (Dasuttara sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe. Tụng phẩm I 1.Một thời Thế Tôn trú tại Campa (Chiêm-bà) trên bờ hồ Gaggara (Già-già), cùng với đại chúng Tỷ kheo khoảng năm trăm vị. Rồi tôn giả Sàriputta bảo các vị Tỳ kheo: “Này các Hiền giả Tỷ kheo”. “Thưa Hiền giả” các vị Tỷ kheo ấy đáp ứng...

33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe. Tụng phẩm I Một thời Thế Tôn du hành giữa dân tộc Mallà cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị. Ngài đến tại thành của dân chúng Mallà tên là Pàvà và trú tại đấy. Thế Tôn trú tại Pàvà trong rừng xoài của thợ rèn Cunda. Lúc bấy...

32. Kinh A-sá-nang-chi (Atànàtiya sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá), núi Gijjhakùta (Linh Thứu). Bốn Thiên vương sau khi sắp đặt trấn giữ bốn phương với đại quân Yakkha (Dạ-xoa), đại quân Gandhabba (Càn-thát-bà), đại quân Kumbhanda (Cưu-bàn-trà) và đại quân Nàga (Na-già), án ngữ bốn phương, bảo trì bốn phương, trong...

31. Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Sigàlovàda sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn sống ở Ràjagaha (Vương Xá thành), tại Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivàpa (chỗ tìm ăn của loài sóc). Lúc bấy giờ, Singàlaka (Thi-ca-la-việt), gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm nước, với tóc thấm nước, chấp tay đảnh lễ các phương hướng,...

30. Kinh Tướng (Lakkhana sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe. Tụng phẩm I Một thời, Thế Tôn trú tại Sàvatthi, rừng thái tử Jeta, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. – “Bạch Thế Tôn”, các vị Tỷ-kheo đáp lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau: – Này các Tỷ-kheo,...

28. Kinh Tự hoan hỷ (Sampasàdanìya sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở tại Nàlandà, trong rừng Pàvàrikambavana. Lúc bấy giờ, tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất) đến tại chỗ Thế Tôn ở, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Khi ngồi xuống một bên, tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn: – Bạch Thế Tôn, con tin tưởng Thế...

27. Kinh Khởi thế nhân bổn (Agganna sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi (Xá-vệ), Pubbàràma (Thành Tín Viên lâm), ở lầu của Migà ramàtu (Lộc Mẫu Giảng đường). Lúc bấy giờ, Vàsettha và Bhàradvàjà sống giữa các vị Tỷ kheo và muốn trở thành Tỷ kheo. Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh khởi dậy, bước...

26. Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống (Cakkavati-Sìhanàda sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn an trú ở Magadha (Ma-kiệt-đà) tại Matulà (Ma-du-la). Lúc bấy giờ Thế Tôn gọi chư Tỷ kheo: “Này các Tỷ kheo!”. Các vị Tỷ kheo ấy Bạch Thế Tôn: “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Thế Tôn giảng như sau: – Này các Tỷ kheo, hãy sống tự...

25. Kinh Ưu-đàm-bà-la sư tử hống (Udumbarikà-Sìhanàda sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá), núi Gijjhakùta (Kỳ-xà-quật). Lúc bấy giờ du sĩ Nigrodha (Ni-câu-đà) ở tại vườn của nữ hoàng Udumbarikà (Ưu-đàm-bà-la) dành cho du sĩ đoàn, cùng với đại hội chúng du sĩ, khoảng ba ngàn người. Gia chủ Sandhana (Tán-đà-na), vào buổi chiều đi...

24. Kinh Ba-lê (Pàtika sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Tụng phẩm I Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở giữa bộ lạc Malla (Mạt-la), tại Anupiya (A-dật-di), một thành của bộ lạc Mallà. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đắp y vào buổi sáng, cầm y bát vào thành Anupiya để khất thực. Rồi Thế Tôn tự nghĩ: “Thật là quá sớm để...

23. Kinh Tệ-túc (Pàyàsi sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời tôn giả Kumàra Kassapa (Cưu-ma-la Ca-diếp) đang du hành trong nước Kosala (Câu-tát-la) cùng với Ðại chúng Tỷ kheo khoảng năm trăm vị, đi đến một đô thị của Kosala tên là Setavyà (Tư-ba-ê). Rồi tôn giả Kumàra Kassapa trú về phía Bắc thành này, trong rừng Simsapà (Thi-xá-bà)....

22. Đại kinh Niệm xứ (Kinh Đại niệm xứ – Mahàsatipatthana sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Tôi nghe như vậy. Một thời, Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu lâu), tại Kammàssadhamma (Kiềm ma sắt đàm) – đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các vị Tỷ kheo: “Này các Tỷ kheo.” Các Tỷ kheo trả lời Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn.” Thế Tôn nói như sau: – Này các...

21. Kinh Ðế-thích sở vấn (Sakka-panha sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Tụng phẩm I Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú tại Magadha (Ma-kiệt-đà) phía Ðông thành Vương Xá, tại làng Bà La Môn tên Ambasanda, (Am-bà-la) trên ngọn núi Vediya (Tỳ-đà Sơn) phía Bắc ngôi làng, trong hang Indasàla (Nhơn-đà-sa-la). Lúc bấy giờ, Thiên chủ Sakka (Ðế-thích) náo nức muốn chiêm ngưỡng Thế...

20. Kinh Ðại hội (Mahàsamaya sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vậy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú tại bộ lạc Sakka (Thích-ca), thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở Ðại Lâm (Mahàvana), cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, tất cả đều là bậc A-la-hán. Và chư Thiên ở mười phương thế giới phần lớn cũng thường tập hội để chiêm ngưỡng Thế Tôn...

19. Kinh Ðại Ðiển Tôn (Mahàgovinda sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Vương Xá, núi Linh Thứu. Khi đêm đã gần mãn, Pancasikha (Ngũ Kế), thuộc giòng họ Càn-thát-bà (Gandhabba), với dung mạo đoan chánh, chói sáng toàn vùng núi Linh Thứu, đến tại chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và đứng một bên....

18. Kinh Xa-ni-sa (Janavasabha sutta)
Kinh PALI, Kinh Trường Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Nàdika (bộ lạc Na-đề-ca) tại Ginjakàvasatha (nhà làm bằng gạch). Lúc bấy giờ, Thế Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những tín đồ đã sống, đã từ trần và đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh như bộ lạc...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.