Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở giữa các bộ lạc Vajji (Bạt-kỳ) tại Ukkacela, trên bờ sông Hằng. Tại đây Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

— Ngày xưa, này các Tỷ-kheo, tại Magadha có người chăn bò vô trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, không quan sát bờ bên này sông Hằng, không quan sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ không có thể lội qua được. Này các Tỷ-kheo, những con bò xô nhau tụ lại giữa dòng sông Hằng và gặp tai nạn tại nơi đây. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì người chăn bò ở Magadha là vô trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, không quán sát bờ bên này sông Hằng, không quán sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ không thể lội qua được.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay Bà-la-môn không khéo biết đời này, không khéo biết đời sau, không khéo biết ma giới, không khéo biết phi ma giới, không khéo biết tử thần giới, không khéo biết phi tử thần giới, những ai nghĩ rằng cần phải nghe, cần phải tin những vị này, thì họ sẽ gặp bất hạnh đau khổ lâu dài.

Ngày xưa, này các Tỷ-kheo, tại Magadha có người chăn bò có trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, sau khi quán sát bờ bên này sông Hằng, sau khi quán sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ có thể lội qua được. Người đó đuổi đi đầu những con bò đực già, những con đầu đàn. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đưa qua những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực có được huấn luyện. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đuổi qua những con bò đực con, lớn, những con bò cái con, lớn. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đuổi qua những con bò con nhỏ, những con bò con còn bú. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Này các Tỷ-kheo thời xưa ấy có con bò còn nhỏ mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, cũng qua bờ bên kia một cách an toàn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì người chăn bò ở Magadha là người có trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, sau khi quán sát bờ bên này sông Hằng, sau khi quán sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ có thể lội qua được.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay Bà-la-môn khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết ma giới, khéo biết phi ma giới, khéo biết tử thần giới, khéo biết phi tử thần giới. Những ai nghĩ rằng, cần phải nghe, cần phải tin những vị này, thì họ sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

Này các Tỷ-kheo, ví như những con bò đực già, đầu đàn, chúng đã lội cắt ngang dòng sông Hằng và qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những bậc A-la-hán, đã đoạn trừ các lậu hoặc, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, các hữu kiết sử đã hoàn toàn bị đoạn diệt, đã được giải thoát nhờ chánh trí. Những vị này, sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma vương, đã qua bờ bên kia một cách an toàn.

Này các Tỷ-kheo, ví như những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực có huấn luyện, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, ở tại đấy nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại thế giới này nữa. Những vị ấy, sau khi lội cắt ngang dòng sông Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

Ví như, này các Tỷ-kheo, những con bò đực con, lớn, những con bò cái con, lớn, những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo đã diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa, sẽ diệt tận khổ đau. Những vị ấy, sau khi lội cắt ngang dòng sông Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

Ví như, này các Tỷ-kheo, những con bò con, nhỏ, những con bò con còn bú, những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, nhất định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến chánh giác. Những vị này lội cắt ngang dòng sông Ma vương và sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

Ví như, này các Tỷ-kheo, con bò con còn nhỏ, mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo tùy pháp hành, tùy tín hành, những vị này sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

Này các Tỷ-kheo, nay Ta khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết đối với ma giới, khéo biết đối với phi ma giới, khéo biết đối với tử thần giới, khéo biết đối với phi tử thần giới. Những ai nghĩ rằng, cần phải nghe, cần phải tin nơi Ta, thì họ sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi Thiện Thệ nói vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm bài kệ như sau:

Ðời này và đời sau,
Bậc Trí khéo trình bày,
Cảnh giới Ma đạt được,
Cảnh Tử Thần không đạt.

Bậc Chánh Giác, Trí Giả,
Biết rõ mọi thế giới,
Cửa bất tử rộng mở,
Ðạt an ổn Niết-bàn.

Dòng Ma bị chặt ngang,
Nát tan và hư hoại,
Hãy sống sung mãn hỷ,
Ðạt an ổn Niết-bàn,
(Này các Tỷ-kheo).

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

50. Kinh Hàng ma (Màratajjanìya sutta)
Kinh Trung Bộ

hư vầy tôi nghe. Một thời Tôn giả Maha Moggallana trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumaragira, rừng Bhessakalavana, vườn Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, Tôn giả Maha Moggallana đang đi kinh hành ngoài trời. Khi ấy Ác ma đi vào bụng Tôn giả Maha Moggallana, ở trong bao tử. Rồi Tôn giả Maha Moggallana...

49. Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh (Brahmanimantanika sutta)
Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn Ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: — Này các Tỷ-kheo. — Bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: — Một thời, này các Tỷ-kheo, Ta ở tại Ukkattha trong...

48. Kinh Kosambiya (Kosambiya sutta)
Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Kosambi, tại tịnh xá Ghosita. Lúc bấy giờ, các Tỷ-kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Họ không tự thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm; họ không tự hòa giải, không...

47. Kinh Tư sát (Vìmamsaka sutta)
Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, tịnh xá của Ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: — Này các Tỷ-kheo. — Bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau: — Này các Tỷ-kheo, vị tư sát...

46. Ðại kinh Pháp hành (Mahàdhammasamàdàna sutta)
Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá Ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: — Này các Tỷ-kheo. — Bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau: — Này các Tỷ-kheo, phần lớn các loài hữu...

45. Tiểu kinh Pháp hành (Cùladhammasamàdàna sutta)
Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: — Này các Tỷ-kheo! — Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Những vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau: — Này các Tỷ-kheo, có bốn loại...

44. Tiểu kinh Phương quảng (Cùlavedalla sutta)
Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Rajagaha (Vương Xá), tai Veluvana (Trúc Lâm), chỗ Kalandaka Nivapa. Rồi nam cư sĩ Visakha đến chỗ Tỷ-kheo-ni Dhammadinna ở, sau khi đến, đảnh lễ Tỷ-kheo-ni Dhammadinna rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, nam cư sĩ Visakha thưa với Tỷ-kheo ni...

43. Ðại kinh Phương quảng (Mahàvedalla sutta)
Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, tịnh xá ông Anathapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Maha Kotthita (Ðại Câu-hy-la), vào buổi chiều, khi thiền định xong, đứng dậy, đi đến chỗ Tôn giả Sariputta ở, sau khi đến nói lên với Tôn giả Sariputta những lời chào đón, hỏi...

42. Kinh Veranjaka (Veranjaka sutta)
Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ các gia chủ Bà-la-môn Veranjaka đến trú tại Savatthi vì một vài công việc. Các gia chủ Bà-la-môn được nghe: “Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ giòng họ...

41. Kinh Sàleyyaka (Sàleyyaka sutta)
Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn đang du hành trong nước Kosala (Kiều tất la) cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo đi đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala tên là Sala. Các gia chủ Bà-la-môn ở Sala nghe rằng: “Người ta nói Sa-môn Gotama, là Thích Tử, xuất gia từ gia tộc...

40. Tiểu kinh Xóm ngựa (Cùla-Assapura sutta)
Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Anga (Ương già), tại một xã ấp của dân chúng Anga, tên là Assapura (xóm Ngựa). Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: — Này các Tỷ-kheo. — Bạch Thế Tôn. Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như...

39. Ðại kinh Xóm ngựa (Mahà-Assapura sutta)
Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Anga (Ương- già), tại một xã ấp của dân chúng Anga, tên là Assapura (xóm Ngựa). Lúc bấy giờ Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: — Này các Tỷ-kheo. — Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn...

38. Ðại kinh Ðoạn tận ái (Mahàtanhàsankhaya sutta)
Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Sati, con của người đánh cá, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruổi, luân...

37. Tiểu kinh Ðoạn tận ái (Cùlatanhàsankhaya sutta)
Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở tại Savatthi (Xá-vệ), Ðông Viên (Pubbarama), giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatu). Rồi Thiên chủ Sakka đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Thiên chủ Sakka đứng một bên, bạch Thế Tôn: — Bạch Thế Tôn, nói...

36. Ðại kinh Saccaka (Mahàsaccaka sutta)
Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Vesali, rừng Ðại Lâm, tại giảng đường Trùng Các. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đắp y thật đầy đủ, cầm y bát, muốn vào Vesali để khất thực. Rồi Niganthaputta Saccaka tánh hay ngao du thiên hạ, trong khi đi khắp đó đây, đến tại...

35. Tiểu kinh Saccaka (Cùlasaccaka sutta)
Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Vesali, rừng Ðại Lâm, tại giảng đường Trùng Các. Lúc bấy giờ Niganthaputta Saccaka ở tại Vesali tánh ưa luận chiến, biện luận thiện xảo, được số đông tôn kính. Vị này thường tuyên bố cho hội chúng ở Vesali: “Ta không thấy một Sa-môn...