Dành thời gian hàng ngày học hiểu và thực hành Phật pháp là cách làm của người trí.

Phật pháp là phương pháp giải trừ, chuyển hóa khổ đau hữu hiệu, là khắc tinh của phiền lo khổ não. Những điều đức Phật đã dạy dù một bài kệ, một câu kinh đơn giản cũng giúp ta thoát ly phiền khổ lo lắng buồn phiền, ví dụ câu kinh đầu tiên trong Bát đại nhân giác:

Thế gian vô thường

Cõi nước mong manh

Bốn đại khổ, không

Năm uẩn vô ngã

Ai học hiểu và thực hành được 4 câu kệ này sẽ giải quyết được tất cả nỗi khổ niềm đau, thiết lập một đời sống an vui hạnh phúc và hướng thượng. Đây là những lời rất chân thực, không hề hư dối.

Khi hiểu rõ được thế gian mọi thứ đều vô thường, thay đổi chuyển biến nhanh chóng, chúng ta sẽ vượt thoát được tâm niệm tham luyến, cố chấp và ích kỷ.

Bốn đại đất nước gió lửa hình thành thân thể của chúng ta luôn chống trái tạo nên bịnh hoạn, bất an, chết chóc và vốn không có tự ngã, do duyên hợp thành sẽ do duyên mà tan hoại.

Năm uẩn (sắc, thọ tưởng hành thức) chỉ toàn bộ thân và tâm của con người vốn do duyên hợp thành và vốn không có tự ngã, không có tự thể, không có cái ngã riêng biệt nào. Hiểu rõ như thật điều này giúp ta không cố chấp, không chấp ngã, không chấp cái ta và cái của ta.

Nói đơn giản là giúp ta vượt thoát ý niệm ích kỷ và chấp ngã.

Dành thời gian hàng ngày học hiểu và thực hành Phật pháp là cách làm của người trí.

Một là, hàng ngày học hỏi và thực hành những điều đức Phật đã dạy.

Ai học và thực hành lời dạy của đức Phật thì khổ đau tan biến dần như băng tan trước nắng.

Như không sát sinh mà phóng sinh khi có cơ hội. Không gian tham trộm cắp mà biết bố thí giúp đỡ mọi người mọi loài trong khả năng của mình. Giúp một lời chân thành động viên lúc người khác gặp khó khăn buồn khổ cũng là bố thí. Không làm những việc trái với lương tâm đạo đức, mà tập cách sống đứng đắn, đàng hoàng tích cực. Không nói lời gian dối lừa lọc mà nói lời ái ngữ chân thành giúp mọi người hòa hợp thương yêu nhau. Không bài bạc rượu chè hút sách. Ăn uống tinh sạch chừng mực vừa phải để giữ sức khỏe và tinh thần tốt.

Hai là, gần gũi, thân cận học hỏi những người hiền lành, có đức có trí. Ông bà ta dạy: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng; ở bầu thì tròn ở ống thì dài.

Sống trong môi trường nào sẽ dễ bị ảnh hưởng theo môi trường đó. Mẹ của Mạnh Tử ba lần dời nhà, lần cuối dời đến gần trường học cũng là học theo đạo lý này.

Gần gũi người hiền trí như đi trong sương sớm, dù không ước áo nhưng cũng thấm nhuận dần.

Ba là quyết tâm sống lương thiện và tích cực, không hơn thua, ích kỷ. Tuyệt đối không nói, không làm, không nghĩ những việc tổn hại chúng sinh, tổn hại con người, động vật và thiên nhiên. Dứt hẳn mọi ác nghiệp, từ bỏ mọi thói quen không tốt, đoạn trừ những tập tính bất thiện. Nói không với rượu chè bài bạc hút sách, chơi bời buông lung.

Bốn là thực tập ngồi thiền, niệm Phật, đọc sách, nghe giảng Phật pháp.

Mỗi ngày hai lần, sáng sớm mới thức dậy và buổi tối trước khi ngủ, tìm chổ thoáng và yên tĩnh, ngồi thẳng lưng thẳng cổ, hai tay để thoải mái trên đầu gối, mắt nhắm hờ, chú tâm.vào hơi thở ra vào, đếm từ 1 đến 10 hoặc niệm thầm: Nam mô A di đà Phật, khoảng 10 phút. Chú tâm và buông lỏng toàn thân, sẽ giúp ích cho thân khỏe và tâm an.

Dành 10 phút đọc sách, 10 phút nghe giảng Phật pháp về một chủ đề mà ta quan tâm, giúp ta nghĩ thông thoáng mọi vấn đề, giải tỏa những vướng mắc bất an trong đời sống.

Năm là thường làm việc thiện, việc tốt, giúp những người khó khăn, nghèo khổ.

Có thể mỗi ngày làm một việc thiện, dù là rất nhỏ như dắt một bà cụ qua đường, hay lượm một miếng mẻ chai dưới đường cẩn thận bỏ vào thùng rác, để tích lũy phước đức, tiêu bớt nghiệp chướng.

Sáu là sống đơn giản, ít tham muốn, không làm ác, không cố chấp, không bám víu.

Càng nhiều tham cầu càng ít hạnh phúc. Hãy chọn một lối sống lành mạnh, đơn giản, ít nhu cầu, ít tham muốn ta sẽ dễ đạt đến an lạc hạnh phúc hơn.

Từ bỏ thói quen tiêu cực, nghĩ thông thoáng, tích cực, bao dung, bớt dính mắc, bớt vướng mắc, bớt cố chấp, bớt bám víu, nỗ lực tinh tấn thực hành Phật pháp phát triển phước đức, trí tuệ dần dần ta sẽ an vui tự tại tốt đẹp hơn lên về mọi mặt.

Học Phật pháp

Sống hướng thượng

Nâng cao phước trí

Giúp đỡ muôn loài

Đời thăng hoa

Thích Hạnh Tuệ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Chữ Vạn của Phật giáo và Phát xít Đức khác nhau như thế nào?
Kiến thức

Thoạt nhìn, chữ Vạn (卍) trong Phật giáo và biểu tượng của Phát xít Đức có vẻ giống nhau, nhưng thực chất chúng hoàn toàn đối lập về ý nghĩa, nguồn gốc và mục đích sử dụng. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa hai biểu tượng để tránh những hiểu lầm...

Lý do hoa sen trở thành biểu tượng trong Phật giáo?
Kiến thức

Hoa sen không chỉ là loài hoa đẹp mà còn mang trong mình ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong Phật giáo. Từ ngàn xưa, hoa sen đã xuất hiện trong các kinh điển, tượng Phật và tranh vẽ, trở thành biểu tượng không thể thiếu của đạo Phật. Vậy tại sao hoa sen lại...

Tứ Chánh Cần giữa cuộc đời vô minh
Kiến thức

Tứ Chánh Cần không chỉ là phương pháp tu tập, mà còn là nghệ thuật sống tỉnh thức giữa đời. Khi hiểu và thực hành đúng, ta không còn sống trong vô định, mà sống trong tỉnh giác và trách nhiệm. Trong vườn tâm của mỗi con người đều tồn tại hai loại hạt giống:...

Hướng dẫn trì tụng chú Đại Bi tại nhà đúng cách nhất
Kiến thức

Chú Đại Bi là một bài kinh phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết trì tụng đúng cách. Trì tụng đúng sẽ mang lại năng lượng lành cho bản thân và gia đình. Tụng trì chú Đại Bi như thế nào là đúng pháp? 1. Chuẩn bị tâm và hành trì đúng chánh pháp Trước...

Văn tác bạch cúng dường trường hạ
Kiến thức

Gieo duyên cúng dường trường hạ là nét đẹp của tình đạo vị bền vững trong văn hóa Phật giáo. Cúng dường kiết hạ là một việc làm thiết thực cho việc hoằng dương chánh pháp, thể hiện tinh thần trách nhiệm của người con Phật đối với Tăng bảo, cơ hội tốt cho chúng...

Bạn nên khởi tâm như thế nào khi chiêm bái Xá Lợi Phật
Kiến thức

Có một nghi thức phổ biến trong hầu hết các truyền thống Phật giáo khi chiêm bái, đỉnh lễ Xá lợi là người chiêm bái tay cầm hoa hoặc đăng dâng cúng lên Xá lợi với lời nguyện: Con xin dâng cúng dường hương, hoa, đăng lên Xá lợi, nguyện cho con đầy đủ công...

Ý nghĩa của việc bốc bát hương trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam
Kiến thức

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam, việc bốc bát hương đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bát hương không chỉ là một vật phẩm để thờ cúng mà còn là biểu tượng của lòng thành kính đối với tổ tiên và các vị thần linh. Bài viết này sẽ giúp...

Cách chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát: Phát nguyện, hồi hướng
Kiến thức

Chép hồng danh Địa Tạng Vương Bồ Tát là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để tiêu trừ nghiệp chướng và gia tăng phước báu. Đây là một việc làm dễ thực hiện được nhiều Phật tử áp dụng và nhận thấy có công đức lớn hơn so với việc chép toàn bộ...

Phân biệt Chùa, Tịnh Xá, Tịnh Thất, Thiền Viện, Tự Viện, Am
Kiến thức

Chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am là những cơ sở Phật giáo gắn liền với đời sống văn hóa tôn giáo tín ngưỡng của người Việt Nam. Những cơ sở Phật giáo này có khá nhiều điểm chung, tuy nhiên cũng có không ít điểm khác biệt nên trong bài viết...

Vì sao Đức Phật ngự trên tòa sen?
Kiến thức

Giá trị của hoa sen là từ nơi bùn nhơ hôi hám mà trổ hoa có mùi hương tinh khiết, chính vì thế hoa sen được đưa vào làm biểu tượng của nhà Phật. Theo Hòa thượng Thích Thanh Từ: “Trong vũng bùn ngũ dục, đức Phật thoát ra và trở thành một vị giác...

Giáo lý cốt lõi của Kinh Pháp Hoa
Kiến thức

Kinh Pháp Hoa là một trong những kinh điển quan trọng và cao quý nhất của Phật giáo Đại thừa. Tác phẩm này được xem là đỉnh cao của triết lý Phật giáo, nơi hội tụ những tư tưởng sâu sắc và toàn diện nhất về con đường giác ngộ. Kinh Pháp Hoa không chỉ là...

Lịch các ngày vía Phật trong năm và cách cúng bái chuẩn
Kiến thức

Các ngày vía Phật trong năm mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với Phật tử. Trong bài viết này, sẽ tổng hợp chi tiết các ngày vía Phật theo lịch âm và hướng dẫn bạn cách cúng bái chuẩn để thể hiện lòng thành kính với chư Phật. 1. Ý nghĩa của các ngày...

Thất bảo nhà Phật gồm những gì? Ý nghĩa sâu sắc trong đạo Phật
Kiến thức

Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “thất bảo” trong Phật giáo nhưng chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa? Đây không chỉ là những bảo vật quý giá mà còn mang giá trị tâm linh sâu sắc, giúp con người hướng thiện và đạt đến sự an lạc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ...

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức

Chép hồng danh Phật, như “Nam mô A Di Đà Phật,” là cách thực hành giúp tâm an tịnh, nuôi dưỡng lòng kính ngưỡng và hướng đến thiện lành. Chép hồng danh Phật có ý nghĩa gì? Sự ý nghĩa sâu sắc của việc chép hồng danh Phật nằm ở hai yếu tố chính: Thứ...

Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Kiến thức

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị sáng lập đạo Phật đã để lại di sản vĩ đại qua giáo pháp và trí tuệ sau khi đắc đạo với nhiều tôn hiệu cao quý được tôn vinh. Thích Ca Mâu Ni – Vị thánh của dòng họ Thích Ca: Tên “Thích Ca Mâu Ni” là dịch...

Năm công việc hàng ngày của Đức Phật
Kiến thức

Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.