Pháp khí hay còn gọi là Phật khí, Phật cụ, pháp cụ là những dụng cụ dùng để thực hành các loại pháp sự, dâng cúng lên chư Phật, trang nghiêm đạo tràng, hay làm dụng cụ trợ ích trong tu chứng Phật pháp.

Pháp khí hay còn gọi là Phật khí, Phật cụ, pháp cụ là những dụng cụ dùng để thực hành các loại pháp sự, dâng cúng lên chư Phật, trang nghiêm đạo tràng, hay làm dụng cụ trợ ích trong tu chứng Phật pháp. Khi nói đến pháp khí, sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến pháp khí của Mật Tông Tây Tạng. Mỗi loại pháp khí lại mang một hàm nghĩa giáo pháp khác nhau.

Chày Kim Cang

Pháp khí đầu tiên phải kể đến đó là Chày Kim Cang, được xem là một trong những pháp khí biểu tượng của Phật giáo Mật Tông, hay còn được gọi với nhiều tên khác là: Kim Cang Chùy, Kim Cương Chùy, Kim Cang Chử hoặc Kim Cương Chử. Chày Kim Cang là biểu tượng tinh túy của truyền thống Kim Cương thừa, tên của pháp khí này khởi nguồn từ chất liệu kim cương. Vì theo thuật ngữ tiếng Phạn, Kim Cương có nghĩa là bất hoại, đầy uy lực và rực rỡ, giống như viên kim cương không thể bị cắt rời hoặc phá vỡ. Chày Kim Cang biểu trưng cho Phật tính, có tính chất không thể phá hủy và thường hằng.

Chày kim cang. Ảnh: st
Chày kim cang. Ảnh: sưu tầm

Chày Kim Cang cũng có nguồn gốc là Đại Vũ Trụ vì nó gồm cả ba phần: “Vật chất, trí tuệ và tinh thần”. Vì thế mà các Chư Tôn Kim Cang bộ trong hải nội Mandala, phần lớn trong tay đều cầm Chày Kim Cang. Chày Kim Cang trong Phật giáo có thể được tạo hình dưới hình thức từ 1 đến 9 nhánh chẽ. Và tùy vào số nhánh chẽ sẽ mang trong mình những hàm ý Phật giáo khác nhau.

Chuông Kim Cang

Pháp khí quan trọng thứ hai là một loại nhạc khí, được nhắc đến và sử dụng phổ biến nhất đó là Chuông Kim Cang. Chuông Kim Cang hay còn gọi là chuông pháp, đây là nhạc khí không thể thiếu trong nghi lễ Mật thừa.

Chuông gồm ba phần: Chốt Kim Cang, khuân diện và bầu chuông. Ba phần tiêu biểu cho tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Nền tảng của chuông ở trong rỗng không, nêu biểu 3 cõi đều nương vào tính Không. Khi con lắc đánh vào thành chuông, phát ra âm thanh cảnh tỉnh chúng sinh trong ba cõi rằng: “Tất cả đều là khổ, không vô thường và không vô ngã”. Vì vậy mà còn được tin là mỗi khi âm thanh chuông vang lên, sẽ làm rung động không gian, xua tan phiền não, đẩy lùi yêu ma.

Dưới phương diện nghi thức, Chuông và Chày Kim Cang là hai pháp khí hay đi chung một cặp. Nên chúng ta sẽ thường thấy hai pháp khí này thường được đặt trang nghiêm cạnh nhau. Chuông tượng trưng cho phương tiện, Cahyf tượng trưng cho trí tuệ.

Chuông (bên trái) và Chày (bên phải) kim cang. Bộ đôi pháp khí Mật Tông thường xuất hiện cùng nhau. Ảnh sưu tầm
Chuông (bên trái) và Chày (bên phải) kim cang. Bộ đôi pháp khí Mật Tông thường xuất hiện cùng nhau. Ảnh sưu tầm

Rìu Kim Cang

Rìu Kim Cang là một pháp khí có hình dáng tương tự như một loại rìu dùng trong chiến đấu thời cổ đại. Với vẻ ngoài gần giống Chày Kim Cang, phần đuôi có hình chóp nhọn, ở chính giữa gắn vào một cán dài. Pháp khí này thường thấy trong các bức họa Thang-kar, tượng trưng cho đức nhiếp triệu của Như Lai là đưa tất thảy chúng sinh vào trí tuệ Phật. Hình ảnh pháp khí Rìu Kim Cang thể hiện sự bảo vệ đối với Phật pháp và ngụ ý Phật pháp là bất khả xâm phạm.

Dao Phổ Ba

Pháp khí tiếp theo đó là Dao Phổ Ba, đây là một loại dao găm có dạng hình tam giác. Mang ý nghĩa là một vũ khí sắc nhọn có thể đâm xuyên mọi thứ, nhưng lại không có thứ gì đâm xuyên qua được. Sự sắc bén và năng lượng xuyên thủng mọi thứ này là những gì được sử dụng trong thực hành tu tập và là phương pháp quan trọng nhất trong những phương tiện vô lượng không thể tính đếm của Kim Cang Thừa. Dao Phổ Ba và hành giả thực hành pháp này ở đâu thì nơi đó sẽ được an bình, tránh được các não hại, ma chướng. Sự thực hành các pháp bí mật lại sớm được thành tựu do oai lực bất khả tư nghì của pháp khí và đàn pháp này.

Dao Phổ Ba. Ảnh sưu tầm
Dao Phổ Ba. Ảnh sưu tầm

Kèn Ốc Loa

Kèn Ốc Loa trong Mật Tông. Ảnh sưu tầm
Kèn Ốc Loa, pháp khí Mật Tông. Ảnh sưu tầm

Khi đã tìm hiểu về Mật Giáo Tây Tạng, thì những câu mật chú uy lực bắt đầu bằng âm “Om” – âm thanh khởi đầu của vũ trụ sẽ không ai cảm thấy xa lạ. Và Kèn Ốc Loa, chiếc kèn được làm bằng vỏ ốc này chính là pháp khí tạo ra âm thanh tượng trưng cho âm “Om” uy lực đó. Theo kinh sách, Kèn Ốc Loa còn được xem như Pháp Loa, là biểu tượng cho chính pháp được lưu truyền khắp nơi do sức vang rền, chấn động không gian của nó.

Kinh Luân

Kinh Luân để bàn. Ảnh sưu tầm
Kinh Luân để bàn. Ảnh sưu tầm
Kinh Luân cầm tay. Ảnh sưu tầm
Kinh Luân cầm tay. Ảnh sưu tầm

Một trong những pháp khí độc đáo, tiêu biểu và thu hút sự quan tâm về bản sắc nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng, kể cả không phải là tín đồ Phật giáo đó là Kinh Luân. Kinh Luân hay Kim luân còn được gọi là bánh xe cầu nguyện. Bao gồm một hình trụ xoay trên một trục ở trung tâm. Những cuộn kinh ghi chân ngôn được quấn bên trong quanh trục này và vỏ bên ngoài thường chạm khảm chân ngôn Lục Tự Đại Minh Chú, cùng các biểu tượng Tam muội da của chư Phật hoặc các biểu tượng cát tường cúng dường thù thắng. Chính vì vậy, mà pháp khí này được tin là sẽ mang lại những năng lượng từ trường an lành vô cùng tích cực, khiến tịnh hóa vô vàn nghiệp xấu và giúp thân tâm an lạc.

Kinh Luân được tạo ra với nhiều kích thước khác nhau, từ chiếc bé nhỏ có kích cỡ vài centimet đến những chiếc lớn đường kính vài mét. Và chất liệu tạo nên Kinh Luân cũng phong phú và đa dạng. từ vải, da, gỗ đơn giản cho đến khảm đồng, thếp vàng tinh tế và cầu kỳ.

Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt. Sát na là gì? Sát na là đơn vị thời...

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức

Sống có phúc, có đức là chìa khóa để hạnh phúc bền lâu. Nhưng làm sao để tạo phước đức vững bền? Những suy nghĩ, lời nói và hành vi việc làm tốt đẹp lương thiện, mang lại giá trị chân thật cho con người, vạn vật, thiên nhiên sẽ góp phần vun bồi phước...

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?
Kiến thức

37 phẩm trợ đạo là những yếu tố giúp hành giả tu tập đạt đến con đường giác ngộ và giải thoát. Đạo Phật, với giáo lý tinh tấn và hướng về sự giác ngộ và giải thoát, đã truyền bá 37 phẩm trợ đạo – một hệ thống chỉ dẫn để giúp chúng sinh...

Ý nghĩa của 6 chữ: Nam Mô A Di Đà Phật
Kiến thức

Niệm A Di Đà là một cách tu, nhanh chóng, dễ dàng, dựa vào tha lực, và đại nguyện của đức Phật A Di Đà, bằng cách nhất tâm niệm danh hiệu của Ngài để trau dồi đức hạnh và xoa dịu những khổ đau cho mình và những người chung quanh… Namo (नमो) Amitàbha...

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo
Kiến thức

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này...

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức

Nhờ trí tuệ thấu rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo, thấm nhuần giáo lý Trung đạo, phát khởi tâm Bồ đề… Bằng trí tuệ thấu suốt bản chất của khổ đau và thực hành kiên trì Bát chính đạo, người tu học thấm nhuần giáo lý Trung đạo và khởi phát tâm...

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình. Đức Phật là bậc đại từ, đại bi thương hết thảy chúng sinh, không phân biệt màu da hay tôn giáo. Ngài xót thương nhân...

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức

Lục hòa là 6 phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần từ lời nói đến việc làm. Hòa ở đây với mục đích tích cực tiến tới sự cao đẹp, chứ không phải hoà một cách thụ động, ai nói phải cũng gật, nói quấy cũng ừ....

Ý nghĩa tên các “bộ” trong kinh tạng Nikaya
Kiến thức

Theo truyền thống Phật giáo ghi nhận trong hệ thống kinh điển Phật giáo sơ kỳ, kinh tạng mang nội dung là những lời dạy của chính đức Phật Thích ca Mâu ni trong suốt cuộc đời truyền bá giáo pháp của Ngài Từ Nikaya được dịch theo nghĩa đen là “tập hợp”, “nhóm”. Khi nhắc tới...

Kim Cang Hộ Pháp là ai? Công đức và hình tướng của Ngài
Kiến thức

Đối với Phật tử Việt Nam, hình ảnh Kim Cang Hộ Pháp rất quen thuộc, thường xuất hiện tại các ngôi chùa. Vậy bạn có thực sự biết Ngài Kim Cang Hộ Pháp là ai, tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé. Kim Cang Hộ Pháp là ai? Tại các ngôi chùa Phật giáo,...

Tam độc là gì và phương pháp diệt trừ Tam độc?
Kiến thức

Tam độc là ba thứ ác độc mang đau khổ đến cho con người, phá hoại mọi hạnh phúc an vui của con người. Theo thứ tự thông thường của nó là Tham, Sân, Si; song đặt đúng trật tự từ gốc ra ngọn phải nói Si, Tham, Sân. Tam độc là gì Si: Si...

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Kiến thức

Kinh cầu an là những bộ kinh được soạn ra nhằm cầu nguyện cho mọi chúng sinh được bình an, hạnh phúc, và tìm thấy sự thanh thản trong cuộc sống, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong đời. Kinh cầu an là gì? Kinh cầu an là những bộ kinh được...

Các vị Phật và Bồ tát phổ biến trong Phật giáo
Kiến thức

Trong nhà Phật, có rất nhiều chư vi Phật và chư vị Bồ Tát. Bạn có biết hết những vị này là ai không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. Trong đạo Phật, quan niệm về Phật và Bồ Tát không chỉ dừng lại ở một cá thể duy nhất,...

Khái lược các tông phái chính trong Phật giáo
Kiến thức

Hiện nay Phật giáo có ba tông phái chính bao gồm Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda Buddhism), Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Buddhism) và Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayāna Buddhism) Hiện nay Phật giáo có ba tông phái chính bao gồm Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda Buddhism), Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Buddhism) và Phật giáo...

16 Vương Quốc Lớn Thời Phật
Kiến thức

Trong thời đức Phật tại thế, bán đảo Ấn-độ gồm có hàng trăm quốc gia, trong đó, 16 quốc gia được coi là lớn nhất (kể cả mọi mặt: đất đai rộng lớn, văn hóa phát triển, tôn giáo hưng thịnh, kinh tế phồn vinh, chính trị và quân lực hùng mạnh), gồm có: 1....

Phật Giáo Ấn Độ Suy Tàn Như Thế Nào ?
Kiến thức

Người ta thường lấy điểm mốc Phật giáo Ấn Độ suy tàn là vào khoảng thế kỷ thứ XII khi Hồi giáo xâm lăng Ấn Độ. Nhưng Phật giáo Ấn Độ bắt đầu suy tàn thì phải kể là từ thế kỷ thứ VII, khi Phật giáo dần dần biến chất do Mật Giáo xen...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.