I. TỔNG QUAN

Nếp sống, nếp nghĩ của con người đã làm nên văn hóa của các địa phương với các khác biệt về phát triển và tốc độ phát triển xã hội. Nếp nghĩ, tư tưởng, thì dẫn lối hành động. Nó hình thành từ sự vận hành của ngôn ngữ, chịu ảnh hưởng âm thầm mà sâu sắc bởi sự kết cấu của con từ. Sự khác biệt về văn hóa, vì vậy, có nguồn gôc từ ngôn ngữ như thánh Kinh phương Tây từng nói: Khởi đầu là ngôi lời (Le commencemment c’est parole), như Lão tử ở Trung Quốc từng bảo: Vô danh, thiên địa chi thỉ; hữu danh, vạn vật chi mẫu (chưa gọi tên là đầu nguồn của trời đất; gọi tên là khởi đầu của vạn vật – mẹ đẻ của vạn vật). Sự thật vốn là giản dị, ai cũng có thể nhận ra.

II. TẢN MẠN VỀ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

1. Tiếng Anh, Mỹ:

Trong tiếng Anh, Mỹ, tính từ bổ nghĩa cho danh từ thì đứng trước danh từ: Trời xanh=Blue sky

2. Tiếng Trung Quốc:

Tiếng Trung Quốc cũng thế, tính từ bổ nghĩa cho một danh từ thì đứng trước danh từ: Trời xanh=thanh thiên.

Cả hai ngôn ngữ trên đều nhìn thấy tiểu tiết trước, đại thể (hay toàn thể) sau. Lối diễn đạt ấy phát triển mạnh và nhanh khả năng phân tích mạnh hơn tổng hợp, giúp con người phát triển mạnh và nhanh khả năng quan sát làm nổi bật tính minhbiệt (clear&distinct). Tính “minh và biệt” dựng nên ngã tính (nature, self, egoness) của sự vật và ngày một tô đậm ngã tính ấy hình thành tâm lý nhìn nhận ngã tính như là sự thật, đề cao giá trị của các cá nhân (individual), mà cao đỉnh là hình thành chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ. Từ đó, dục vọng, tham vọng, tham lam của cá nhân bùng dậy, bốc cháy, đi vào hưởng thụ dục lạc cực đoan, đi vào sự làm giàu phi nghĩa, xa hơn là đi vào con đường xâm lược, khai thác nguồn lợi, nguồn tài nguyên của các nước khác dựa vào khoa học, sức mạnh của khoa học vốn là sản phẩm của khả năng quan sát, phân tích ấy. Văn hóa, văn minh của thế giới blue sky là thế!

Với Trung Quốc, lẽ đáng đi theo con đường phát triển khoa học, nhưng vì chịu ảnh hưởng rất mạnh của Khổng học và Lão Trang đã rẽ sang con đường của triết học và đạo học (bách gia chư tử). Lại nhân vì không phổ biến các phát minh và vì chiến cuộc liên miên nên tụt hậu cho đến ngày gần đây bừng tỉnh mở rộng con đường hội nhập…

3. Tiếng Việt Nam:

Điều mà tiếng Anh nói là “blue sky’, tiếng Trung Quốc nói là thanh thiên thì Việt Nam nói là trời xanh (danh từ đứng trước tính từ bổ nghĩa: tổng thể đứng trước tiểu). Cách diễn đạt này nói rõ cái nhìn chú ý đến tổng thể (hay toàn thể) trước, chi tiết, cá thể sau: khả năng tổng hợp mạnh hơn phân tích. Đây là sự thể của sự phát triển mạnh về tâm lý, ý chí, tình cảm, tâm linh, tinh thần, mà yếu hơn về khoa học, mở ra hướng phát triển về mối tình đồng bào của thiên tình sử Lạc Long Quân – Âu Cơ, về “Nhiễu điều phủ lấy giá gương…” đầy vị tha nhấn mạnh đến tập thể, cộng đồng hơn là cá nhân, dẫn đưa đến Việt Nam xã hội chủ nghĩa nổi bật ý nghĩa “trời xanh”. Lại do vì vị trí địa lý khoác vào số phận bị nhóm ngó, xâm lược dài dài: chiến sự ngày càng củng cố tình người, đoàn kết dân tộc, lòng yêu nước, lại đánh mất đi nhiều thời gian cần thiết cho phát triển khoa học và phát triển kinh tế, xã hội. Phải chăng đây là điều mà người xưa gọi là “thiên mệnh”?(!).

4. Cái nhìn của Phật giáo:

Sự thật mà Đức Phật Gotama (Sakya Muni) giác ngộ thành Phật dưới cội bồ đề ở Bhodh Gaya, cách đây 25 thế kỷ, đã và đang được thế giới, Liên Hiệp Quốc, tôn vinh là nhà đại văn hóa của nhân loại là sự thật Duyên khởi (Dependent Origination: Paticcasamuppada), hay con là Trung đạo của nhận thức và hành động (Middle Way). Là:

Vô minh – Hành – Thức – Danh sắc – Lục nhập – Xúc – Thọ – Ái – Thủ – Hữu – Sinh, lão tử, sầu, bi, khổ, não (Ignoảnce – Activies – Consciousness – Name and Form – Six spheres – Touch – Feeling – Craving – Grasping – Becoming – Birth, Old, Decay, Death, Sorriw, Lamentation…).

Ở đó nói rõ: vật lý gắn liền với tâm lý, cá thể cùng tồn tại với cộng đồng, con người cộng sinh với thiên nhiên, thế giới.

Ở đó nói rõ: sự phân tích các hiện hữu theo sự thật Duyên khởi (các hiện hữu đều do điều kiện sinh) để đi đến một kết luận tổng hợp phô bày sự thật: không có một tướng trạng nào có tự ngã cố định, từ đó rời xa các thái cực (extremes)của duy ý chí. Ở đó nói rõ: mọi hiện hữu đều tồn tại trong tương quan, nói khác đi, tưởng quan quyết định hiện hữu. Từ đây, dòng chảy của văn hóa và phát triển khoa học, công nghệ, tâm linh được khai thông dẫn đến các vùng của hòa nhịp, đoàn kết, vị tha, an lạc và hạnh phúc. Đây gọi là văn hóa và phát triển của ngôn ngữ “trời xanh” của Duyên sinh vậy.

Như một giọt nước biển mang tính chất của biển nước, hy vọng một giọt tản mạn này tính chất của biển xanh tản mạn. Mong thay !

Thích Chơn Thiện

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự nhấn mạnh vào nhận thức bản thân, từ bi tâm và công lý xã hội đã biến đạo Phật thành một động lực kiên cường cho sự chuyển hoá tích cực. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế...

Tỉnh thức giữa bão tố truyền thông
Điểm nhìn

Truyền thông về Phật giáo, hiện tượng lan truyền các video cắt xén, bóp méo các bài giảng của tăng, ni đã trở thành một vấn đề đáng báo động, dẫn đến sự hiểu lầm và xuyên tạc giáo lý. Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, truyền thông mạng xã hội đã trở thành một phần...

Những đóng góp của triều đại nhà Trần đối với Phật giáo Việt Nam về văn hoá, tư tưởng
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Triều đại nhà Trần không chỉ là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong công cuộc khôi phục và phát triển đất nước, mà còn là thời kỳ đánh dấu sự thăng hoa của Phật giáo trong mọi lĩnh vực văn hóa, giáo dục và tinh thần của dân tộc. Chương I. Khái quát...

Các thiền sư thời Lê sơ và sự nỗ lực chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc Đại Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, đánh bạt âm mưu xâm lược, nô dịch văn hóa của thế lực phương bắc ngay từ những thế kỷ đầu. Tóm tắt Phật giáo thời Lê sơ (1428 – 1527) tuy ít được triều đình...

Hoà thượng Tâm Ấn Vĩnh Thừa Thiền – Tịnh – Mật tam hành
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Tóm tắt: Sự biến động về chính trị, xã hội của Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đã ảnh hưởng rất nhiều đến Phật giáo nước nhà, nên tông chỉ tu tập giữa các tông phái dần bị phai mờ, mất đi ranh giới mà thay vào đó là sự pha lẫn, hoà...

Đức Phật nói gì về chính trị và pháp trị quốc?
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo...

Trúc Lâm đầu đà – một phong cách xuất trần Thượng sĩ
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Hòa hợp xã hội là một phương pháp chính trị của vương quyền nhà Trần, nhưng cũng mang phong cách của Ngài từ ảnh hưởng giáo lý nhà Phật thấm nhuần. Tìm lại dấu xưa là để ôn cố tri tân vậy. Bài viết này chúng tôi muốn nói lên phong cách đặc thù của Tổ...

Đặc tính tư tưởng của Thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Thiền phái Lâm Tế truyền vào Việt Nam từ Trung Hoa qua hai giai đoạn chính là vào thời nhà Trần và đời Lê Trung hưng (vua Lê chúa Trịnh, chúa Nguyễn). Sau khi truyền vào Việt Nam, Thiền phái Lâm Tế có những thay đổi cơ bản để thích nghi với văn hóa, phong...

Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tiến trình phát triển tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Các hiện tượng siêu nhiên huyền bí, kết hợp với niềm tin và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hình thành nên tín ngưỡng Tam Tứ Phủ đặc trưng của người Việt với các vị nữ thần chính trông coi các cõi của tự nhiên Việt Nam là nơi giao thoa các nền tôn giáo,...

Đạo Mẫu và Tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ qua trật tự các giá Hầu
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần Việt. Nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến việc tôn vinh những vị nữ thần tối cao mà người ta tôn là Thánh Mẫu hay Quốc Mẫu, tuy nhiên trong đạo thờ Mẫu, người ta không...

Các kỳ kết tập Kinh điển Tam Tạng Pali
Lịch sử, Nghiên cứu

Công việc học Tam Tạng và Chú giải Pāḷi để bảo tồn trọn vẹn pháp học Phật giáo là bổn phận của mọi người Phật tử, là bậc xuất gia cũng như các hàng tại gia cư sĩ. Để giữ gìn duy trì pháp học Phật giáo cho được đầy đủ, không để rời rạc,...

Siêu bão Milton và góc nhìn đạo Phật
Điểm nhìn

Qua hai cơn bão mạnh nhất gần đây, cơn bão Yagi và siêu bão Milton đang hoạt động tại Mỹ đã cho chúng ta nhìn thấy những giá trị quý báu cần được nâng niu gìn giữ của thiên nhiên và môi trường đối với đời sống con người Siêu bão Milton Sáng ngày 06/10/2024,...

Bốn trường phái nghiên cứu Phật học trên thế giới
Nghiên cứu

Đến thế kỷ XX, Phật giáo lan toả sang vô phương Tây, việc nghiên cứu Phật giáo ở phương Tây được định hình có phương pháp tư duy khoa học nên phát triển mạnh mẽ, với ba trường phái lớn tại các khu vực Anh – Đức, Pháp – Bỉ, và Nga. Mỗi trường phái...

Vai trò của vua Trần Thái Tông trong việc thiết lập nền tảng cho sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Tóm tắt: Bên cạnh vai trò là một vị vua hiền về mặt trị quốc, Trần Thái Tông còn được biết đến với tư cách là người đã có vai trò quan trọng trong việc tiếp nối, duy trì và phát triển Thiền tông Việt Nam trong giai đoạn chuyển giao quyền lực Lý –...

Sự thành lập Giáo đoàn Ni Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Hơn hai nghìn năm Giáo đoàn Ni có mặt trên thế gian này, dù trải qua bao biến cố trong những giai đoạn thăng trầm của lịch sử, nhưng những nữ tu sĩ Phật giáo vẫn luôn thể hiện khả năng xuất sắc của giới nữ trong tu tập, hộ quốc an dân và phát...

Khẩn cấp ứng cứu Phật viện Đồng Dương
Điểm nhìn

Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ còn sót lại chút “hình hài” là cổng tháp Sáng sau hơn nghìn năm tồn tại. Nhưng tháp này cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang phải vất vả chống đỡ. “Mất tháp Sáng sẽ mất luôn Phật viện Đồng...