I. TỔNG QUAN

Nếp sống, nếp nghĩ của con người đã làm nên văn hóa của các địa phương với các khác biệt về phát triển và tốc độ phát triển xã hội. Nếp nghĩ, tư tưởng, thì dẫn lối hành động. Nó hình thành từ sự vận hành của ngôn ngữ, chịu ảnh hưởng âm thầm mà sâu sắc bởi sự kết cấu của con từ. Sự khác biệt về văn hóa, vì vậy, có nguồn gôc từ ngôn ngữ như thánh Kinh phương Tây từng nói: Khởi đầu là ngôi lời (Le commencemment c’est parole), như Lão tử ở Trung Quốc từng bảo: Vô danh, thiên địa chi thỉ; hữu danh, vạn vật chi mẫu (chưa gọi tên là đầu nguồn của trời đất; gọi tên là khởi đầu của vạn vật – mẹ đẻ của vạn vật). Sự thật vốn là giản dị, ai cũng có thể nhận ra.

II. TẢN MẠN VỀ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

1. Tiếng Anh, Mỹ:

Trong tiếng Anh, Mỹ, tính từ bổ nghĩa cho danh từ thì đứng trước danh từ: Trời xanh=Blue sky

2. Tiếng Trung Quốc:

Tiếng Trung Quốc cũng thế, tính từ bổ nghĩa cho một danh từ thì đứng trước danh từ: Trời xanh=thanh thiên.

Cả hai ngôn ngữ trên đều nhìn thấy tiểu tiết trước, đại thể (hay toàn thể) sau. Lối diễn đạt ấy phát triển mạnh và nhanh khả năng phân tích mạnh hơn tổng hợp, giúp con người phát triển mạnh và nhanh khả năng quan sát làm nổi bật tính minhbiệt (clear&distinct). Tính “minh và biệt” dựng nên ngã tính (nature, self, egoness) của sự vật và ngày một tô đậm ngã tính ấy hình thành tâm lý nhìn nhận ngã tính như là sự thật, đề cao giá trị của các cá nhân (individual), mà cao đỉnh là hình thành chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ. Từ đó, dục vọng, tham vọng, tham lam của cá nhân bùng dậy, bốc cháy, đi vào hưởng thụ dục lạc cực đoan, đi vào sự làm giàu phi nghĩa, xa hơn là đi vào con đường xâm lược, khai thác nguồn lợi, nguồn tài nguyên của các nước khác dựa vào khoa học, sức mạnh của khoa học vốn là sản phẩm của khả năng quan sát, phân tích ấy. Văn hóa, văn minh của thế giới blue sky là thế!

Với Trung Quốc, lẽ đáng đi theo con đường phát triển khoa học, nhưng vì chịu ảnh hưởng rất mạnh của Khổng học và Lão Trang đã rẽ sang con đường của triết học và đạo học (bách gia chư tử). Lại nhân vì không phổ biến các phát minh và vì chiến cuộc liên miên nên tụt hậu cho đến ngày gần đây bừng tỉnh mở rộng con đường hội nhập…

3. Tiếng Việt Nam:

Điều mà tiếng Anh nói là “blue sky’, tiếng Trung Quốc nói là thanh thiên thì Việt Nam nói là trời xanh (danh từ đứng trước tính từ bổ nghĩa: tổng thể đứng trước tiểu). Cách diễn đạt này nói rõ cái nhìn chú ý đến tổng thể (hay toàn thể) trước, chi tiết, cá thể sau: khả năng tổng hợp mạnh hơn phân tích. Đây là sự thể của sự phát triển mạnh về tâm lý, ý chí, tình cảm, tâm linh, tinh thần, mà yếu hơn về khoa học, mở ra hướng phát triển về mối tình đồng bào của thiên tình sử Lạc Long Quân – Âu Cơ, về “Nhiễu điều phủ lấy giá gương…” đầy vị tha nhấn mạnh đến tập thể, cộng đồng hơn là cá nhân, dẫn đưa đến Việt Nam xã hội chủ nghĩa nổi bật ý nghĩa “trời xanh”. Lại do vì vị trí địa lý khoác vào số phận bị nhóm ngó, xâm lược dài dài: chiến sự ngày càng củng cố tình người, đoàn kết dân tộc, lòng yêu nước, lại đánh mất đi nhiều thời gian cần thiết cho phát triển khoa học và phát triển kinh tế, xã hội. Phải chăng đây là điều mà người xưa gọi là “thiên mệnh”?(!).

4. Cái nhìn của Phật giáo:

Sự thật mà Đức Phật Gotama (Sakya Muni) giác ngộ thành Phật dưới cội bồ đề ở Bhodh Gaya, cách đây 25 thế kỷ, đã và đang được thế giới, Liên Hiệp Quốc, tôn vinh là nhà đại văn hóa của nhân loại là sự thật Duyên khởi (Dependent Origination: Paticcasamuppada), hay con là Trung đạo của nhận thức và hành động (Middle Way). Là:

Vô minh – Hành – Thức – Danh sắc – Lục nhập – Xúc – Thọ – Ái – Thủ – Hữu – Sinh, lão tử, sầu, bi, khổ, não (Ignoảnce – Activies – Consciousness – Name and Form – Six spheres – Touch – Feeling – Craving – Grasping – Becoming – Birth, Old, Decay, Death, Sorriw, Lamentation…).

Ở đó nói rõ: vật lý gắn liền với tâm lý, cá thể cùng tồn tại với cộng đồng, con người cộng sinh với thiên nhiên, thế giới.

Ở đó nói rõ: sự phân tích các hiện hữu theo sự thật Duyên khởi (các hiện hữu đều do điều kiện sinh) để đi đến một kết luận tổng hợp phô bày sự thật: không có một tướng trạng nào có tự ngã cố định, từ đó rời xa các thái cực (extremes)của duy ý chí. Ở đó nói rõ: mọi hiện hữu đều tồn tại trong tương quan, nói khác đi, tưởng quan quyết định hiện hữu. Từ đây, dòng chảy của văn hóa và phát triển khoa học, công nghệ, tâm linh được khai thông dẫn đến các vùng của hòa nhịp, đoàn kết, vị tha, an lạc và hạnh phúc. Đây gọi là văn hóa và phát triển của ngôn ngữ “trời xanh” của Duyên sinh vậy.

Như một giọt nước biển mang tính chất của biển nước, hy vọng một giọt tản mạn này tính chất của biển xanh tản mạn. Mong thay !

Thích Chơn Thiện


QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.

STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Biểu tượng hoa sen trong trang trí chùa ở Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu, Văn hóa

PHẦN MỞ ĐẦU Đã là công dân nước Việt thì dù có ở đâu đi chăng nữa mà khi nghe ai đó nhắc nhắc đến sông Hương, núi Ngự thì mỗi người con đất Việt đều nghĩ ngay đến một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng và hoài cổ. Nơi mảnh đất thần...

“Bản Sắc Hóa” Pháp Phục Phật Giáo Việt Nam
Nghiên cứu, Văn hóa

I. Y PHỤC LÀ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn...

A Dục, Ashoka -Một Vị Vua Phật Tử
Lịch sử, Nghiên cứu

Hoàng đế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhất trong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhất của triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thể bán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông, văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần...

Biểu tượng Phật giáo trong kiến trúc chùa Việt ở Bắc bộ
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu, Văn hóa

1. Vị trí, vai trò biểu tượng Phật giáo trong kiến trúc chùa Việt ở Bắc Bộ Trong kiến trúc một ngôi chùa Việt, các biểu tượng Phật giáo được hiện diện ở khắp mọi nơi, từ các hoa văn trên từng viên gạch, viên ngói, đến trên các trang trí cửa võng, y môn,...

Phật tử & những bình luận trên mạng
Điểm nhìn

Không thể phủ nhận, hiện nay mạng xã hội đã và đang tác động tới mọi mặt đời sống. Trên đó, thông tin tích cực khá nhiều nhưng những phản ứng tiêu cực cũng không ít. Tăng Ni, Phật tử cũng hòa vào dòng chảy đó, có nhiều hoạt động, phản biện tích cực, giới...

Góp thêm những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Nghiên cứu cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều chúng ta dễ dàng bắt gặp là ở chỗ Người có nhiều mối quan hệ gắn bó với Phật giáo, không chỉ ở mặt tư tưởng, tình cảm mà cả chính bằng những việc làm cụ thể. Trên bình diện...

Hôn nhân hạnh phúc trên nền tảng đạo đức Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa

Việc ứng dụng giáo lý nhà Phật vào cuộc sống lứa đôi mang lại rất nhiều tích cực cho cuộc sống gia đình của các phật tử, hướng phật tử đến một cuộc hôn nhân tốt đẹp trên nền tảng đạo đức Phật giáo. A. Mở đầu Trong muôn vàn giá trị mà con người...

Sơn môn Bổ Đà-Dấu thiêng còn vang mãi
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Thời kỳ Lê Trung Hưng (Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII) dòng thiền Lâm Tế Trung Hoa được truyền vào Việt Nam và đã vô cùng phát triển ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Ngoài những sơn môn nổi tiếng của Lâm Tế Đàng Ngoài như: chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa...

Năm Thìn và những trận bão lụt khủng khiếp
Điểm nhìn

Rồng (con vật từ trí tưởng tượng của phương Đông) có liên quan mật thiết đến thiên tượng và thời tiết. Vì vậy, trong những năm Thìn thường có bão tố và lũ lụt kèm theo. Do đó trong dân gian có câu “Ông tha mà bà chẳng tha” là vậy. Những trận bão năm...

Báo Lao Động phản ánh chùa Phật Quang nhưng lấy hình Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM để minh họa
Điểm nhìn

Vừa qua, Báo Lao Động đã xuất bản một video Những cơ quan nào bị “xướng tên” khi để chùa của sư Thích Chân Quang xây dựng trái phép, lấn rừng?, đã lấy hình ảnh cơ sở I Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM để minh họa cho phản ánh được cho là các vi phạm...

Hoạt động đào tạo Tăng tài trong phong trào chấn hưng PGVN giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX
Lịch sử, Nghiên cứu

Tăng sĩ không tu tập, không am hiểu giáo lý để hoằng pháp, điều này ảnh hưởng rất lớn trong quần chúng tín đồ phật tử. 1. Dẫn nhập    Phật giáo du nhập vào nước ta đã trải qua hơn 2000 năm, những giá trị tâm linh Phật giáo để lại trên mảnh đất...

Ứng dụng Kinh tạng Pali về đạo đức, xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả và bền vững
Nghiên cứu

Sự phát triển của kinh tế hôm nay và sự bình ổn của xã hội, sự an toàn của môi trường trong tương lai không thể tách rời nhau, có mối quan hệ hỗ tương cho nhau A. Dẫn nhập Kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận, nhưng kinh doanh như thế nào để tạo...

Vai trò của Phật giáo thời Lý trong lĩnh vực chính trị, tôn giáo và đoàn kết chống ngoại bang
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì không thể không nói đến Phật giáo. Phật giáo du nhập vào Việt Nam vòa khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên, tư tưởng từ bi, vị tha của đạo Phật nhanh chóng được cư dân bản địa tiếp...

Hành trạng và tư tưởng Phật học của Tổ sư Hoán Bích – Nguyên Thiều
Lịch sử, Nghiên cứu

Thiền sư Nguyên Thiều được biết là một vị tổ sư, cao tăng gốc Trung Hoa thuộc thế hệ thứ 33 dòng thiền Lâm Tế, đã sang Việt Nam hoằng đạo ở Đàng Trong vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1789) và giúp phục hồi Phật giáo Xứ Đàng Trong.  1. Vấn đề về hành...

Chùa Diệu Ðế và hai bài thơ liên quan vừa được tìm thấy trong Cống Thảo Viên Tập của Nguyễn Phúc Miên Cư
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa, văn học Việt Nam, có không ít những công trình kiến trúc từ lâu đã trở thành kinh điển, đại diện cho tinh thần và tư duy của một triều đại với những thăng trầm bi hùng. Không chỉ thế, nó còn mang xu hướng linh thiêng, là...

Mối liên hệ về chữ “Hiếu” trong Nho giáo và văn hóa Lễ Vu Lan ở Trung Quốc: từ thế tục tới tính thiêng!
Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Trung Quốc vào thời nhà Hán (202 TCN – 220 CN); kết hợp các nền văn hóa bản địa cố hữu, Phật giáo dần trở thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc. Trong thời kỳ Phật giáo sơ truyền,...