Hai ngôi chùa Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà lưu giữ nhiều mộc bản là kinh, sách thuốc, luật giới nhà Phật vừa cùng với Yên Tử – Côn Sơn Kiếp Bạc được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Chùa Vĩnh Nghiêm (hay chùa Đức La) thuộc thôn Quốc Khánh, xã Tân An, lưu giữ hơn 3.000 mộc bản là kinh, sách thuốc, luật giới nhà Phật chủ yếu từ thế kỷ 17 đến 19. Công trình nằm trong quần thể Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn Kiếp Bạc được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp lần thứ 47 ngày 12/7.

Từng là trung tâm đào tạo tăng đồ trong gần 8 thế kỷ hình thành và phát triển của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm có di vật đa dạng như: Hệ thống tượng thờ với hơn 100 pho tượng; hoành phi – câu đối, kho kinh sách nhà Phật mộc bản; 8 tấm văn bia ghi lại toàn bộ tiến trình lịch sử phát triển của Trung tâm Phật giáo Vĩnh Nghiêm…

Chùa nằm trên khu đất rộng khoảng một hecta, quy hoạch theo một trục chính hướng về phía đông nam, gồm bốn khối chính: Tòa Thiên đường, tòa Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà Tổ đệ nhị cùng với một số hạng mục phụ trợ khác.

Chùa thờ tự ba vị tổ sư gồm Đệ Nhất Tổ Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Đệ Nhị Tổ Pháp Loa, Đệ Tam Tổ Huyền Quang, người sáng lập, truyền thừa và phát triển thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, góp phần xây dựng và mở rộng Phật giáo Việt Nam.

Ba pho tượng tại chùa tạc bằng gỗ mít từ thế kỷ 19, mang giá trị nghệ thuật và lịch sử, được công nhận bảo vật quốc gia năm 2024.

Nhà lưu giữ mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng nhằm bảo quản hơn 3.000 mộc bản quý giá của dòng thiền Trúc Lâm. Công trình gồm khu trưng bày và khu lưu giữ với thiết kế chắc chắn bằng gỗ, chống ẩm, mối mọt. Trước đây, mộc bản lưu giữ tại nhà Tam Bảo và dãy hành lang chùa, nguy cơ mối mọt, ẩm mốc, thiếu điều kiện bảo quản chuyên biệt.

Trong đó, Mộc bản Kính tín lục, bản khắc năm 1876, chữ Hán gồm nhiều tác phẩm Đạo giáo và số ít Nho giáo, Phật giáo. Nội dung sách khuyến khích con người làm điều thiện, răn trừng sự ác, giáo dục kỹ năng sống, có sức truyền cảm. Ngoài nội dung khuyến thiện, cuối sách có một số phương thuốc chữa bệnh theo phương pháp dân gian.

Nhà lưu giữ cũng trưng bày nhiều ngói cổ niên đại từ thế kỷ 6 đến 15, được phát hiện trong đợt khai quật năm 2015.

Tháp chuông chùa Vĩnh Nghiêm gồm hai tầng cao gần 8 m, mái chồng diềm 6 tầng, nằm theo trục dọc giữa nhà Tổ đệ nhất và nhà Tổ đệ nhị.

Tầng trên sàn gỗ, treo một quả chuông lớn đúc vào đầu thế kỷ 19. Tầng dưới dùng làm nơi tiếp khách, kết cấu khung gỗ lim chạm khắc tinh xảo theo phong cách thời Nguyễn, tạo nên nét kiến trúc đẹp và hài hòa.

Không gian phía trước điện thờ Tam thánh tổ trồng nhiều loại cây, trong đó có cây nhập nhân trồng năm 1330.

Cách chùa Vĩnh Nghiêm 40 km, chùa Bổ Đà là một trong những ngôi chùa cổ và độc đáo nhất vùng Kinh Bắc, tọa lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn) ở phường Vân Hà, tỉnh Bắc Ninh.

Chùa Bổ Đà được xây dựng từ khoảng thế kỷ 11, thời nhà Lý, trải qua nhiều lần trùng tu lớn dưới triều Lê Trung Hưng. Ảnh: Gia Chính

Mộc bản chùa Bổ Đà là một trong những kho mộc bản kinh Phật cổ nhất và quý giá nhất Việt Nam, với gần 2.000 tấm khắc bằng gỗ thị niên đại từ giữa thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, phần lớn được khắc trong thời vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786).

Những mộc bản này được bảo quản tốt, vẫn còn sắc nét sau gần 300 năm, không bị mối mọt do chất liệu gỗ thị dùng để khắc rất đặc biệt và không dùng hóa chất bảo quản. Phòng bảo quản được lắp đặt đồng hồ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm giúp kiểm soát môi trường trong phòng.

Vườn tháp chùa Bổ Đà tọa lạc trên sườn núi Phượng Hoàng với diện tích gần 8.000 m2, được xem là vườn tháp cổ lớn nhất và đẹp nhất Việt Nam. Có khoảng 110 ngôi tháp và mộ lớn nhỏ, trong đó 97 ngôi tháp cổ hàng trăm năm tuổi, chôn giữ tro cốt xá lỵ hơn 1.200 tăng ni tu hành thuộc dòng thiền Lâm Tế khắp cả nước.

Kiến trúc tháp mộ trong vườn hầu hết là tháp 3-4 tầng, cao 3-5 m, riêng tháp của sư tổ có kích thước lớn và đồ sộ hơn. Các tháp này được xây bằng gạch chỉ, đá núi, mạch vữa từ mật mía và bột giấy bản, tạo nên kết cấu chắc chắn và bền vững qua nhiều thế kỷ.

Vườn tháp được công nhận là Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đặc biệt vào năm 2016.

Bao quanh vườn tháp là bức tường cổ kính xây bằng đá núi, gạch chỉ và đất nện, tạo nên không gian u tịch, yên tĩnh, rất phù hợp với không khí tu hành, tưởng niệm và thiền định.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Chùa Non Nước, ngôi cổ tự giữa núi rừng thiêng Sóc Sơn
Chùa Việt

Tọa lạc giữa núi rừng hùng vĩ ngoại thành Hà Nội, Chùa Non Nước là một công trình tâm linh cổ kính, mang đậm dấu ấn lịch sử và kiến trúc truyền thống. Không chỉ nổi bật bởi vẻ đẹp trầm mặc, cổ xưa, ngôi chùa còn là điểm đến văn hóa – tâm linh...

Chùa Chuông (Hưng Yên) – Kinh thành Huế thu nhỏ trong lòng Bắc Bộ
Chùa Việt

Từ thời xưa, Chùa Chuông đã được mệnh danh là “Phố Hiến – Đệ nhất danh thắng”. Với bề dày lịch sử, kiến trúc đẹp cùng hệ thống các pho tượng cổ độc đáo, ngôi chùa đã trở thành điểm tham quan và du lịch tâm linh hấp dẫn, được ví như Kinh thành Huế...

Hoa gạo nở đỏ rực góc sân chùa Thầy
Chùa Việt

Vào thời điểm này, cây gạo cổ thụ tại chùa Thầy (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) nở rực sắc đỏ. Khung cảnh ấy gợi nét trầm mặc, thu hút du khách tìm đến vãn cảnh, chiêm bái. Không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, chùa Thầy còn thu hút du khách bởi cảnh...

Tổ đình Thiên Bình: Nét đẹp tâm linh hàng trăm năm tuổi tại Bình Định
Chùa Việt

Tổ đình Thiên Bình hơn 200 năm tuổi, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa Phật giáo. Nơi đây không chỉ là trung tâm tu học của dòng Lâm Tế Chúc Thánh mà còn là chứng nhân cho những thăng trầm lịch sử. Tọa lạc tại xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn,...

Chùa Vân Hồ: Di sản kiến trúc giữa lòng Thủ đô
Chùa Việt

Chùa Vân Hồ, tọa lạc tại số 40 phố Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là một ngôi chùa cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của Thủ đô. Với tên chữ là Sách Tào tự, hay Linh Thông tự, chùa Vân Hồ là...

Chiêm ngưỡng 4 bảo vật Quốc gia trong ngôi chùa cổ ở Bắc Ninh
Chùa Việt

Bên cạnh giá trị lịch sử, kiến trúc, chùa Bút Tháp còn đang lưu giữ 4 Bảo vật Quốc gia đó là: tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay, tượng Tam thế, tòa Cửu phẩm Liên Hoa và Hương án. Chùa Bút Tháp nằm bên bờ Nam sông Đuống thuộc thôn Bút Tháp,...

Mùa Phật Y rực rỡ kim quang nơi tự viện trên non cao
Chùa Việt

Mỗi độ xuân về, khi những cơn gió se lạnh còn vương vấn trên vùng cao nguyên Bảo Lộc (Lâm Đồng), Tu viện Bát Nhã lại khoác lên mình chiếc áo vàng rực rỡ của mùa hoa Phật Y. Những tán cây đồng loạt bung nở, vẽ nên một bức tranh thiên nhiên huyền ảo,...

Top 5 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Nhất Tại Thái Bình
Chùa Việt, Du lịch

Thái Bình là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và Phật giáo, nơi có nhiều ngôi chùa linh thiêng và cổ kính. Dưới đây là top 5 ngôi chùa nổi tiếng mà du khách và Phật tử không thể bỏ qua khi đến vùng đất này. 1. Chùa Keo Thái Bình Vị trí: Xã...

Phật Quang Thiền Tự (Chùa Giường): Chốn Thiền Môn Thanh Tịnh Giữa Lòng Thái Bình
Chùa Việt

Phật Quang Thiền Tự, còn được gọi là Chùa Giường, là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời, được xây dựng từ thời Trần và tọa lạc tại xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn Phật giáo, là điểm đến...

Chùa Long Đọi Sơn trầm mặc, cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nam
Chùa Việt

Chùa Long Đọi Sơn có tên chữ là Diên Linh tự hay Long Đọi Sơn tự, còn dân gian quen gọi là chùa Long Đọi hoặc chùa Đọi. Chùa được xây dựng trên núi Đọi Sơn thuộc địa phận thôn Đại Nhất, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tính Hà Nam Dân gian có câu...

Khám phá ngôi chùa Tây Tạng độc nhất tại Hà Nội
Chùa Việt

Chùa Long Quang có hướng nhìn ra ngã ba sông Tô Lịch, tọa lạc trên vùng đất thôn Vực thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì nên còn được gọi theo địa danh là chùa Vực. Chùa Long Quang theo trường phái Mật tông Kim cương thừa, giống với các ngôi chùa thường gặp ở...

Khám Phá Chùa Đậu: Danh lam tuyệt sắc và sí ẩn nhục thân bất hoại của hai Thiền sư
Chùa Việt

Chùa Đậu, ngôi chùa linh thiêng và cổ kính hơn 2000 năm tuổi, được mệnh danh là “Đệ nhất danh lam” tại Hà Nội. Nơi đây nổi bật với tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và cuốn sách đồng ghi lại lịch sử chùa, được xem là cổ xưa nhất cả nước. Tổng...

Tĩnh lặng ở Hội Sơn
Chùa Việt

Tôi mới khám phá tổ đình Hội Sơn (TP.Thủ Đức, TP.HCM). Lạc bước vào nơi đây, tôi cảm nhận được sâu sắc sự thanh tịnh, linh thiêng, chánh niệm, và có chút gì đó… thư giãn, tách biệt hẳn với thế giới ồn ã và đầy bon chen ngoài kia. Điểm ấn tượng nhất phải...

Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Việt

Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự – là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa...

Chùa Thập Tháp – Ngôi cổ tự hàng trăm năm nổi đất võ Bình Định
Chùa Việt

Chùa Thập Tháp hay còn gọi Thập Tháp Di Đà là ngôi chùa cổ nhất của phái Lâm Tế, dù đã trùng tu bốn lần nhưng vẫn giữ vẻ đẹp tôn giáo đơn sơ và cổ kính. Chùa Thập Tháp hay còn gọi là Thập Tháp Di Đà Tự, được xây dựng từ thế kỷ...

Chùa Từ Hiếu: Vẻ Đẹp Cổ Kính Xứ Huế
Chùa Việt

Một trong những không gian Phật giáo tâm linh với lối kiến trúc vô cùng độc đáo hiện nay tại Huế là chùa Từ Hiếu. Ngôi chùa mang sắc màu thanh bình để du khách quên đi các bộn bề thường ngày trong cuộc sống. Cùng khám phá vẻ đẹp ngôi chùa này qua nội...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.