Chùa Thập Tháp hay còn gọi là Thập Tháp Di Đà Tự, là một ngôi chùa được xây dựng từ thời Lê – Nguyễn vào năm Quý Hợi ở phía Bắc Thành cổ Đồ Bàn – Kinh đô của nhà nước Chiêm Thành xưa.

Chùa Thập Tháp là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng ở miền Trung.

Chính điện chùa Thập Tháp.

Chính điện chùa Thập Tháp.

Chùa tọa lạc tại thôn Vạn Thuận, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Xuôi theo hướng quốc lộ 1 từ trung tâm thành phố Quy Nhơn ra sân bay Phù Cát, đi qua phường Đập Đá sẽ đến cầu Vạn Thuận, ở đây có một biển chỉ dẫn đầu con đường đất nhỏ bên trái khoảng 200m từ biển chỉ dẫn đến chùa.

Chùa Thập Tháp do Thiền sư Nguyên Thiều sáng lập, Chùa được coi là ngôi cổ tự thuộc phái Thiền Lâm Tế. Chùa được xây dựng từ những gạch đá của 10 ngôi tháp Chăm cổ trên một gò tương đối rộng hình mai rùa có chu vi gần 1 km, do đó cái tên Thập Tháp được ra đời. Sách Đại Nam Nhất Thống chí cũng giải thích “vì phía sau có mười ngọn tháp Chiêm Thành nên gọi tên thế”. Tuy nhiên sau này, các ngôi tháp này bị sụp đổ dần. Năm Tân Mùi (1691) nhà Lê, chùa được Vua Lê Hiển Tông ban cho biển ngạch đề “Thập Tháp Di Đà tự”.

Vườn tháp tổ Chùa Thập Tháp

Vườn tháp tổ Chùa Thập Tháp

Với gần 400 năm xây dựng, Chùa Thập Tháp trải qua 16 đời truyền thừa với những vị thiền sư danh tiếng: Thiền sư Liễu Triệt, Thiền sư Minh Lý, Thiền sư Phước Huệ…Thiền sư Phước Huệ là người đã được tôn làm Quốc sư, ông từng được mời giảng kinh trong Hoàng cung nhà Nguyễn và giảng dạy Phật pháp ở Huế năm 1935.

Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này có 10 ngôi tháp Chăm nhưng sau đó bị sụp đổ và mất dần dấu tích. Tên “Di Đà” là danh hiệu Đức Phật giáo chũ cõi cực lạc, Di Đà ở đây còn được hiểu theo nghĩa lý tánh, bản giác của chúng sinh. Tập hợp những ý nghĩa trên, tổ đình được gọi với cái tên Thập Tháp Di Đà Tự.

Nét cổ kính tại chùa Thập Tháp

Nét cổ kính tại chùa Thập Tháp

Chùa được xây dựng bằng gạch Chàm, lợp ngói âm dương có bốn vày, ba gian, hai chái với lối kiến trúc theo hình chữ khẩu, có hai lớp tường bao bọc chung quanh.

Khu vực chính của chùa gồm có 4 khu: khu chính điện, khu phương trượng, khu Tây  đường, khu Đông đường. Chùa có dãy hành lang rộng lớn nối liền, bao bọc một sân rộng có lát gạch vuông và trồng nhiều cây xanh, cây cảnh. Trong đó, khu chính điện là khu được thiết kế tinh xảo và nổi bật nhất bởi kết cấu chủ yếu là gỗ quý được chạm trổ rất công phu với những họa tiết hoa cuộn, hoa sen, rồng, phượng cách điệu.

Khánh đồng trong chùa Thập Tháp

Khánh đồng trong chùa Thập Tháp

Điểm ấn tượng đầu tiên khi bạn đến chùa, chính là hồ sen rộng khoảng 500m2 với mùi hương thơm ngát được thiết kế ngay trước cổng chùa. Cổng chùa là hai trụ biểu vuông cao, phía trên đặt hai tượng sư tử ngồi uy nghi.

Khi bước qua cổng chùa, bạn sẽ thấy một tấm bình phong được đặt trên bệ chân quỳ, mặt trước đã bị mất một số họa tiết theo thời gian, mặt sau đắp nổi long mã hà đồ.

Qua một khoảng sân trời, sau tấm bình phong chính là khu chính điện của chùa theo kiến trúc kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên.

Phía sau chính điện là các khu nhà phương trượng, Đông đường và Tây đường. Các khu này nằm xung quanh một sân được rợp bóng cây xanh. Nhà phương trượng nằm đối diện với chính điện qua sân trời, được Quốc sư Phước Huệ cho xây vào năm 1924. Nhà tổ của chùa Thập Tháp đặt ở phía Nam, nối ngôi chính điện và nhà phương trượng, nơi đây thờ Tổ khai sơn Nguyên Thiều và chư vị trụ trì, các chư Tăng quá cố và chư Phật tử quá vãng.

Ngoài các kiến trúc trên, chùa Thập Tháp còn có khu vườn tháp cổ với 24 bảo tháp lớn nhỏ mang hình thái kiến trúc đa dạng, phong phú.

Không gian vườn tháp Tổ

Không gian vườn tháp Tổ

Ở Chùa Thập Tháp lưu giữ 2.000 bản khắc gỗ dùng in kinh Di Đà sớ sao, Kim Cang trực sớ, Pháp Hoa khóa chú … Bộ Đại Tạng Kinh do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ cúng dường còn 1.200 quyển kinh, luật, luận và ngữ lục. Chùa còn lưu giữ bộ Đại Tạng Kinh Cao Ly và bộ Đại Tạng Kinh Đài Loan.. Hoặc như các giai thoại về hạt lúa khổng lồ, con bạch hổ ngồi dưới gốc cây bồ đề, chuyện về hòn đá chém (dân gian hay gọi là hòn đá oán hờn) hiện vẫn còn được lưu giữ trong chùa.

Gần 400 năm hình thành, Chùa Thập Tháp chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc. Chùa Thập Tháp là ngôi chùa cổ được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia năm 1990.

Ngày nay Chùa Thập Tháp là một trong những công trình Phật giáo đón tiếp lượng lớn du khách ghé thăm bởi cảnh quan hữu tình, những giá trị văn hóa – lịch sử đích thực của di tích. Chùa Thập Tháp dần trở thành một trung tâm Phật giáo lớn của Bình Định, của miền Trung và của Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Chùa Phật Quang Hà Nam, điểm đến hành hương mang không gian an tĩnh
Chùa Việt

Chùa Phật Quang Hà Nam là một địa điểm tâm linh nổi tiếng được nhiều tín đồ Phật giáo ghé thăm. Ngôi chùa gần trăm tuổi này có diện tích khá lớn và đã trải qua nhiều lần trùng tu.  Hà Nam là vùng đất thanh bình với khí hậu ôn hòa, nhẹ nhàng. Nơi...

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự bình yên mang đậm chất thiền tại Hà Nam
Chùa Việt

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự sở hữu phong cảnh hữu tình với địa thế tựa núi tuyệt đẹp, mang đến cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai cho du khách ghé đến tham quan, vãng cảnh. 1. Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm bình yên giữa mảnh đất Hà Nam Địa...

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa Khmer 137 năm tuổi ở Bạc Liêu
Chùa Việt

Chùa Xiêm Cán được xây dựng vào năm 1887 với hơn 100 pho tượng cùng phong cách kiến trúc nổi bật, đặc trưng của đền tháp Angkor. Đây là điểm đến du lịch nổi bật của tỉnh Bạc Liêu. Chùa Xiêm Cán nằm ở vùng ven biển xã Vĩnh Trạch Đông, cách cánh đồng điện...

Khám phá nét độc đáo của Chùa Ốc tại Cam Ranh
Chùa Việt

Chùa Từ Vân, còn gọi là Chùa Ốc hay Chùa San Hô, được xây dựng từ năm 1968 với kiến trúc vô cùng độc đáo. Đó là hàng triệu vỏ ốc và san hô được chính các nhà sư của chùa sử dụng để xây dựng nên ngồi chùa. Nằm cách thành phố biển Nha...

Về chốn thanh bình nơi chùa Đùng, ngôi cổ tự ngàn năm ở Hà Nam
Chùa Việt

Tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Địa Tạng Phi Lai tự (tên cổ là chùa Đùng), thu hút nhiều du khách đến chiêm bái, vãn cảnh bởi khung cảnh thanh tịnh, yên bình. Nguyễn Hồng Sơn – Đăng Huy

Thăm chùa Đậu, ngôi cổ tự có lịch sử hơn 1.800 năm ở Hà Nội
Chùa Việt

Chùa Đậu tọa lạc tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, có lịch sử hơn 1.800 năm. Ngôi chùa sở hữu hai kỷ lục quốc gia, là nơi có tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và cuốn sách ghi lịch sử chùa bằng đồng có nhiều trang và cổ xưa nhất Việt...

Mùa Vu lan, thăm ngôi cổ tự biểu tượng cho lòng hiếu thảo ở Huế
Chùa Việt

Tọa lạc tại thành phố Huế, chùa Từ Hiếu từ lâu đã là biểu tượng của lòng hiếu thảo, gắn liền với câu chuyện cảm động về tình mẫu tử. Theo Trang thông tin Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, năm 1843, Hòa thượng Nhất Định đã từ bỏ chức vụ trong Hoàng cung, lui về...

Ngôi cổ tự mang danh “vắng như chùa Bà Đanh” ở Hà Nam
Chùa Việt

Chùa Bà Đanh là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng ở Hà Nam. Với lịch sử hàng trăm năm, nơi này gắn liền với câu nói dân gian “vắng như chùa Bà Đanh”. Chùa Bà Đanh nổi tiếng không phải vì nơi này có đông người tìm về hành hương, mà được biết...

Chùa cổ 700 năm tuổi ở Bắc Giang lưu giữ hơn 3000 “báu vật”
Chùa Việt

Chùa Vĩnh Nghiêm, hay còn gọi là chùa Đức La, là một ngôi chùa cổ tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây là điểm đến thu hút nhiều phật tử và du khách thập phương. Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở vị trí đắc địa – phía trước...

Chùa Ngọc Hoàng – Phước Hải tự có từ khi nào?
Chùa Việt

Chùa được xây để thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, tín ngưỡng dân gian Trung Hoa do một người Hoa gốc Quảng Đông tên là Lưu Minh dựng lên vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.  Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển cho biết Lưu Minh là một người “ăn chay ròng, giữ đạo Minh...

Chùa Nôm, ngôi cổ tự nổi tiếng đất Hưng Yên
Chùa Việt

Chùa Nôm, ở làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, nằm trong một quần thể di tích gồm cả đình Tam Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng. Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ, có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên gọi...

Khám phá chùa Thiên Tượng – Vẻ đẹp tĩnh mịch tại Hà Tĩnh
Chùa Việt

Chùa Thiên Tượng là địa danh sở hữu vẻ đẹp uy nghiêm, tĩnh mịch khiến bất cứ ai cũng muốn chiêm ngưỡng. Bạn sẽ bất ngờ và có những trải nghiệm thú vị khi chiêm ngưỡng khung cảnh đại ngàn và lối kiến trúc độc đáo của ngôi chùa linh thiêng tại Hà Tĩnh này....

Chùa Phúc Khánh ẩn chứa nhiều tinh hoa vô giá của mảnh đất Thăng Long
Chùa Việt

Dù trải qua nhiều thăng trầm, chùa Phúc Khánh vẫn giữ được nét kiến trúc phong kiến thời xưa với diện mạo và kết cấu chung hướng đến những nét đẹp bình dị, mộc mạc mà uy nghiêm. Là một trong số những ngôi chùa cổ lâu đời nhất và có tiếng tại Hà Nội,...

Kiến trúc chùa Huế
Chùa Việt, Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Với lối kiến trúc đặc trưng nhưng vẫn nằm trong dòng chảy kiến trúc đặc trưng của những ngôi chùa Việt, chùa Huế thực sự đã tạo ra một dấu ấn đậm nét đối với khách thập phương. Với nét đặc trưng đó những ngôi chùa xứ Huế không chỉ góp phần làm phong phú cho...

Khám phá ngôi chùa trên 700 năm tuổi linh thiêng bậc nhất ở Quảng Bình
Chùa Việt

Chùa Hoằng Phúc là địa điểm du lịch tâm linh ở tỉnh Quảng Bình, nổi tiếng với tuổi đời đã lên tới 700 năm. Các du khách thường tới đây cầu sức khỏe, bình an và thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp của vùng đất giàu lịch sử này. Chùa Hoằng Phúc trước kia thường...

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam
Chùa Việt

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam. Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 20km, Tịnh xá...