Năm giới là một trong những phương pháp thực tập chánh niệm cụ thể nhất. Năm giới không thuộc về một đảng phái hay một tôn giáo nào, bản chất của năm giới là trùm khắp. Đó đích thực là sự thực tập từ bi và trí tuệ.

“Giới như đèn sáng lớn,
Soi sáng đêm tối tăm.
Giới như gương báu sáng,
Chiếu rõ tất cả pháp.
Giới như Ma ni châu,
Rưới của giúp người nghèo.
Thoát khổ mau thành Phật,
Chỉ giới này hơn cả.
Vì thế, nên Bồ tát,
 Phải tinh tấn giữ gìn”.
(Kinh Phạm Võng Bồ tát Giới)

Thực tập năm giới, chúng ta sẻ trở thành những vị Bồ tát biết chế tác hòa hợp, bảo vệ môi trường, giữ gìn hòa bình và xây dựng tình huynh đệ.

Thực tập năm giới, chúng ta sẻ trở thành những vị Bồ tát biết chế tác hòa hợp, bảo vệ môi trường, giữ gìn hòa bình và xây dựng tình huynh đệ.

Năm giới được đặt trên nền tảng của những giới luật được phát triển trong thời Phật, làm nền tảng căn bản cho sự thực tập của giới cư sĩ.

Chánh niệm là nền tảng của mỗi giới. Nhờ chánh niệm chúng ta ý thức được những gì đang xảy ra trong thân thể, cảm thọ và tâm thức ta, cũng như ý thức được được những gì đang xảy ra trên thế giới để chúng ta tránh làm tổn hại chính mình và làm tổn hại kẻ khác. Chánh niệm có khả năng bảo hộ cho tự thân, gia đình và xã hội, đảm bảo cho chúng ta một hiện tại bình an, hạnh phúc, một tương lai an vui, tươi sáng.

Bất kỳ ai trong thời điểm nào cũng có thể sống và thực tập theo năm giới quý báu. Thực tập năm giới, chúng ta sẻ trở thành những vị Bồ tát biết chế tác hòa hợp, bảo vệ môi trường, giữ gìn hòa bình và xây dựng tình huynh đệ. Chúng ta không chỉ bảo vệ những cái đẹp của nền văn hóa chúng ta mà còn bảo vệ những cái đẹp của các nền văn hóa khác, cũng như bảo vệ tất cả những cái đẹp của Trái đất. Mang năm giới quý báu trong tim là chúng ta đã đang đi trên con đường của chuyển hóa và trị liệu.

Giới thứ nhất: Bảo vệ sự sống

Ý thức được những khổ đau do sự giết chóc gây ra, con xin thực tập nuôi dưỡng tuệ giác và lòng từ bi để có thể bảo vệ sinh mạng của con người của các loài động vật, thực vật và môi trường  của sự sống. Con nguyện không sát hại, không để kẻ khác sát hại và không yểm trợ cho bất cứ một hành động sát hại nào trên thế giới, trong tư duy cũng như trong đời sống hằng ngày của con. Thấy được rằng tất cả những bạo động do sợ hãi hận thù, tham vọng và cuồng tín gây ra đều bắt nguồn từ cách tư duy lưỡng nguyên và kỳ thị, con nguyện học hỏi thái độ cởi mở, không kỳ thị và không cố chấp vào bất cứ một quan điểm, một chủ thuyết hay một ý thức hệ nào để có thể chuyển hóa hạt giống cuồng tín, giáo điều và thiếu bao dung trong con và trong thế giới.

Giới thứ hai: Hạnh phúc chân thực

Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cắp, áp bức và bất công xã hội gây ra, con nguyện thực tập san sẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ thiếu thốn trong cả ba lĩnh vực tư duy, nói năng và hành động của đời sống hằng ngày. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do tự mình làm ra. Con nguyện thực tập nhìn sâu để thấy rằng hạnh phúc và khổ đau của người kia có liên hệ mật thiết đến hạnh phúc và khổ đau của chính con, rằng hạnh phúc chân thực không thể nào có được nếu không có hiểu biết và thương yêu và đi tìm hạnh phúc bằng cách chạy theo quyền lực, danh vọng giàu sang và sắc dục có thể đem lại nhiều hệ lụy và tuyệt vọng. Con đã ý thức được rằng, hạnh phúc chân thực phát sinh từ chính tự tâm và cách nhìn của con chứ không đến từ bên ngoài, rằng thực tập phép tri túc con có thể sống hạnh phúc được ngay trong giây phút hiện tại nếu con có khả năng trở về giây phút ấy để nhận diện những điều kiện hạnh phúc mà con đã có sẵn. Con nguyện thực tập theo Chánh mạng để có thể làm giảm thiểu khổ đau của mọi loài trên Trái đất và để chuyển ngược lại quá trình hâm nóng địa cầu.

Giới thứ ba: Tình thương đích thực

Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học hỏi theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo hộ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người, mọi gia đình và trong xã hội. Con biết tình dục và tình yêu là hai cái khác nhau, rằng những liên hệ tình dục do thèm khát gây nên luôn luôn mang tới hệ lụy, đổ vỡ cho con và cho kẻ khác. Con nguyện không có liên hệ tình dục với bất cứ ai nếu không có tình yêu đích thực và những cam kết chính thức và lâu dài. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và đời sống đôi lứa. Con nguyện học hỏi những phương pháp thích ứng để chăm sóc năng lượng tình dục trong con, để thấy được sự thật thân tâm nhất như và để nuôi lớn các đức Từ, Bi, Hỷ và Xả, tức là những yếu tố căn bản của một tình yêu thương đích thực để làm tăng trưởng hạnh phúc của con và của người khác. Con biết thực tập Tứ Vô Lượng Tâm, con sẽ được tiếp tục đẹp đẽ và hạnh phúc trong những kiếp sau.

Giới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ

Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm và do thiếu khả năng lắng nghe gây ra, con xin nguyện học các hạnh Ái ngữ và Lắng nghe để có thể hiến tặng niềm vui cho người, làm vơi bớt nỗi khổ đau của người, giúp đem lại an bình và hòa giải giữa mọi người, giữa các quốc gia, chủng tộc và tôn giáo. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hay đau khổ cho người. Con nguyện học nói những lời có khả năng gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói năng gì khi cơn bực tức đang có mặt trong con, nguyện tập thở và đi trong chánh niệm để nhìn sâu vào gốc rễ củ
a những bực tức ấy, nhận diện những tri giác sai lầm trong con và tìm cách hiểu được những khổ đau trong con và trong người mà con đang bực tức. Con nguyện học nói sự thật và lắng nghe như thế nào để có thể giúp người kia thay đổi và thấy được nẻo thoát ra ngoài những khó khăn đang gặp phải. Con nguyện không lan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không nói những điều có thể tạo nên những sự bất hòa trong gia đình và trong đoàn thể. Con nguyện thực tập chánh Tinh Tấn để có thể nuôi dưỡng khả năng hiểu, thương, hạnh phúc và không kỳ thị nơi con và cũng để làm yếu dần những hạt giống bạo động, hận thù và sợ hãi mà con đang có trong chiều sâu tâm thức.

Giới thứ năm: Nuôi dưỡng và trị liệu

Ý thức được những khổ đau do thói tiêu thụ không chánh niệm gây nên, con nguyện học hỏi cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe cơ thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện nhìn sâu vào bốn loại thực phẩm, là đoản thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực để tránh tiêu thụ những thực phẩm độc hại. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ bất cứ một sản phẩm nào có độc tố, trong đó có mạng lưới internet, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, sách báo, bài bạc và cả chuyện trò. Con nguyện thực tập thường xuyên trở về với giây phút hiện tại để tiếp xúc với những gì tươi mát, có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu trong con và xung quanh con, không để cho tiếc nuối và ưu sầu kéo con trở về quá khứ và không để cho lo lắng và sợ hãi kéo con đi về tương lai. Con nguyện không tiêu thụ chỉ để khỏa lấp sự khổ đau, cô đơn và lo lắng trong con. Con nguyện nhìn sâu vào tự tính tương quan tương duyên của vạn vật để học tiêu thụ như thế nào mà duy trì được an vui trong thân tâm con, trong thân tâm của xã hội và trong môi trường sự sống.

Năm giới cấm này là nền tảng của trí tuệ, đạo đức, tình thường và giải thoát. Một người giữ trọn vẹn năm giới này là một người an vui hạnh phúc. Một nhà giữ vẹn năm giới này là một nhà an được hạnh phúc. Một xã hội giữ trọn vẹn năm giới này là một xã hội hạnh phúc. Một đất nước giữ trọn vẹn năm giới này là một đất nước hạnh phúc. Cả thế giới giữ được năm giới này thì thành Tịnh độ.

“Hết thảy lỗi hý luận,

 Đều từ đây dứt sạch,

 Vô thượng trí của Phật,

Đều do đây mà thành.

Vì thế nên Phật tử,

Phải phát tâm dõng mãnh,

Nghiêm trì giới của Phật,

Tròn sạch như Minh châu”.

(Kinh Phạm Võng Bồ tát Giới)

Hoa Đạo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtGiới thứ nhất: Bảo vệ sự sốngGiới thứ hai: Hạnh phúc chân thựcGiới thứ ba: Tình thương đích thựcGiới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ Sự nhấn mạnh vào nhận thức bản thân, từ bi tâm và công lý xã hội đã biến đạo Phật thành một động lực kiên cường cho...

Những đóng góp của triều đại nhà Trần đối với Phật giáo Việt Nam về văn hoá, tư tưởng
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtGiới thứ nhất: Bảo vệ sự sốngGiới thứ hai: Hạnh phúc chân thựcGiới thứ ba: Tình thương đích thựcGiới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ Triều đại nhà Trần không chỉ là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong công cuộc khôi phục và phát triển đất nước, mà còn là...

Các thiền sư thời Lê sơ và sự nỗ lực chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc Đại Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtGiới thứ nhất: Bảo vệ sự sốngGiới thứ hai: Hạnh phúc chân thựcGiới thứ ba: Tình thương đích thựcGiới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, đánh bạt âm mưu xâm lược, nô...

Hoà thượng Tâm Ấn Vĩnh Thừa Thiền – Tịnh – Mật tam hành
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtGiới thứ nhất: Bảo vệ sự sốngGiới thứ hai: Hạnh phúc chân thựcGiới thứ ba: Tình thương đích thựcGiới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ Tóm tắt: Sự biến động về chính trị, xã hội của Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đã ảnh hưởng rất nhiều đến Phật giáo...

Đức Phật nói gì về chính trị và pháp trị quốc?
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtGiới thứ nhất: Bảo vệ sự sốngGiới thứ hai: Hạnh phúc chân thựcGiới thứ ba: Tình thương đích thựcGiới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng...

Trúc Lâm đầu đà – một phong cách xuất trần Thượng sĩ
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtGiới thứ nhất: Bảo vệ sự sốngGiới thứ hai: Hạnh phúc chân thựcGiới thứ ba: Tình thương đích thựcGiới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ Hòa hợp xã hội là một phương pháp chính trị của vương quyền nhà Trần, nhưng cũng mang phong cách của Ngài từ ảnh hưởng giáo lý...

Đặc tính tư tưởng của Thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtGiới thứ nhất: Bảo vệ sự sốngGiới thứ hai: Hạnh phúc chân thựcGiới thứ ba: Tình thương đích thựcGiới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ Thiền phái Lâm Tế truyền vào Việt Nam từ Trung Hoa qua hai giai đoạn chính là vào thời nhà Trần và đời Lê Trung hưng (vua...

Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tiến trình phát triển tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtGiới thứ nhất: Bảo vệ sự sốngGiới thứ hai: Hạnh phúc chân thựcGiới thứ ba: Tình thương đích thựcGiới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ Các hiện tượng siêu nhiên huyền bí, kết hợp với niềm tin và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hình thành nên tín ngưỡng Tam Tứ Phủ...

Đạo Mẫu và Tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ qua trật tự các giá Hầu
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtGiới thứ nhất: Bảo vệ sự sốngGiới thứ hai: Hạnh phúc chân thựcGiới thứ ba: Tình thương đích thựcGiới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần Việt. Nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến...

Các kỳ kết tập Kinh điển Tam Tạng Pali
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtGiới thứ nhất: Bảo vệ sự sốngGiới thứ hai: Hạnh phúc chân thựcGiới thứ ba: Tình thương đích thựcGiới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ Công việc học Tam Tạng và Chú giải Pāḷi để bảo tồn trọn vẹn pháp học Phật giáo là bổn phận của mọi người Phật tử, là...

Bốn trường phái nghiên cứu Phật học trên thế giới
Nghiên cứu

Mục lục bài viếtGiới thứ nhất: Bảo vệ sự sốngGiới thứ hai: Hạnh phúc chân thựcGiới thứ ba: Tình thương đích thựcGiới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ Đến thế kỷ XX, Phật giáo lan toả sang vô phương Tây, việc nghiên cứu Phật giáo ở phương Tây được định hình có phương pháp tư...

Vai trò của vua Trần Thái Tông trong việc thiết lập nền tảng cho sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtGiới thứ nhất: Bảo vệ sự sốngGiới thứ hai: Hạnh phúc chân thựcGiới thứ ba: Tình thương đích thựcGiới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ Tóm tắt: Bên cạnh vai trò là một vị vua hiền về mặt trị quốc, Trần Thái Tông còn được biết đến với tư cách là người...

Sự thành lập Giáo đoàn Ni Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtGiới thứ nhất: Bảo vệ sự sốngGiới thứ hai: Hạnh phúc chân thựcGiới thứ ba: Tình thương đích thựcGiới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ Hơn hai nghìn năm Giáo đoàn Ni có mặt trên thế gian này, dù trải qua bao biến cố trong những giai đoạn thăng trầm của lịch...

Đóng góp và giá trị của Tạp chí Viên Âm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtGiới thứ nhất: Bảo vệ sự sốngGiới thứ hai: Hạnh phúc chân thựcGiới thứ ba: Tình thương đích thựcGiới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ Hoạt động hoằng pháp của tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật...

Vài nét về âm nhạc Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtGiới thứ nhất: Bảo vệ sự sốngGiới thứ hai: Hạnh phúc chân thựcGiới thứ ba: Tình thương đích thựcGiới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ Âm nhạc là lĩnh vực không được nói đến nhiều trong Phật giáo, càng không phải lĩnh vực được đề cao và khuyến khích, ít nhất là...

Về tên gọi Thượng Tọa và Thượng Tọa Bộ trong các nguồn tư liệu Phật giáo Trung Hoa
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtGiới thứ nhất: Bảo vệ sự sốngGiới thứ hai: Hạnh phúc chân thựcGiới thứ ba: Tình thương đích thựcGiới thứ tư: Lắng nghe và ái ngữ VỀ TÊN GỌI THƯỢNG TOẠ (STHĀVIRA, THERA) VÀ THƯỢNG TOẠ BỘ (STHĀVIRAVĀDA) TRONG CÁC NGUỒN TƯ LIỆU PHẬT GIÁO TRUNG HOA (Sthavira, Thera and ‘*Sthaviravāda’ in Chinese Buddhist Sources)...