Mục lục bài viết:
ToggleSớ Cầu An (Nhất niệm tâm thành) Combo đóng gói: 01 lá sớ kèm 01 vỏ liêm. Ngôn ngữ: Hán Ngữ Hoặc Lưỡng tự Kích thước: Lá sớ ( 64x43cm), vỏ liêm sớ (10x43cm)
1. Nguyên Văn
伏以
一念心誠、百寶光中無不應、片香繚繞、十方 賢聖盡虛空。拜疏為越南國…省、…縣(郡) ….社、…村、家居奉
佛修香諷經懺悔祈安禱病迎祥集福事。今弟子…等、 惟日仰干
金相光中、俯垂證鑒。言念、弟子等叨生下品、命屬 上天、荷乾坤覆載之恩、感
佛聖扶持之德、思無片善、慮有餘愆。茲者本月吉日、列陳香花、虔誠諷誦、大乘法寶尊經…加持消災諸品神呪、頂禮
三身寶相、萬德金容、集此善因、祈增福果。今則謹具疏文、和南拜白。 南無十方常住三寶一切諸佛尊法賢聖僧作大證明。
南無娑婆教主本師釋迦牟尼佛蓮座證明。 南無大慈悲救苦難靈感觀世音菩薩。
南無伏魔大帝關聖帝君菩薩、關平太子、周倉將軍。 筵奉
三乘上聖、四府萬靈、護法龍天、諸位善神、同垂炤 鑒、共降吉祥。伏願、
佛垂護佑、聖德扶持、等諸災難盡消除、沙數福祥皆 駢集、身躬壯健、命位平安。仰賴
佛恩證明。謹疏。
佛曆… 歲次…年… 月…日時、弟子眾等和南上疏
(疏)奉白佛金章 弟子眾等和南上疏
2. Phiên âm
Phiên âm:
Phục dĩ
Nhất niệm tâm thành, bách bảo quang trung vô bất ứng; phiến hương liễu nhiễu, thập phương hiền thánh tận hư không.
Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh,… Huyện (Quận), Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh, sám hối kỳ an đảo bệnh, nghênh tường tập phước sự. Kim đệ tử … đẳng, duy nhật ngưỡng can; kim tướng quang trung, phủ thùy chiếu giám.
Ngôn niệm: Đệ tử đẳng thao sanh hạ phẩm, mạng thuộc thượng thiên; hà càn khôn1 phú tải chi ân, cảm Phật thánh phò trì chỉ đức; tư vô phiến thiện, lự hữu dư khiên. Tư giả bồn nguyệt cát nhật, liệt trần hương hoa, kiển thành phúng tụng, Đại Thừa pháp bảo tôn kinh …, gia trì Tiêu Tai chư phẩm Thần Chú, đảnh lễ Tam Thân bảo tướng, vạn đức kim dung; tập thử thiện nhân, kỳ tăng phước quả. Kim tắc cần cụ sở văn, hòa nam bái bạch:
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo Nhất Thiết Chư Phật Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng tác đại chứng minh.
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật liên tọa chứng minh.
Nam Mô Đại Từ Bi Cứu Khổ Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát. Nam Mô Phục Ma Đại Đế Quan Thánh Đế Quân2 Bồ Tát, Quan Bình Thái Tử3, Châu Thương Tướng Quân.4
Diên phụng: Tam Thừa5 thượng thánh, Tứ Phủ6 vạn linh, hộ pháp long7 thiên, chư vị thiện thần, đồng thùy chiếu giám, cọng giáng cát tường.
Phục nguyện: Phật thùy hộ hựu, Thánh đức phò trì, đẳng chư tai nạn tận tiêu trừ, sa số phước tường giai biện tập, thân cung tráng kiện, mạng vị bình an. Ngưỡng lại Phật ân chứng minh. Cần sớ.
Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời.
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.
3. Dịch nghĩa
Cúi nghĩ:
Một niệm tâm thành, hào quang chói lọi luôn ứng hiện; nén hương quyện tỏa, mười phương hiền thánh khắp hư không.
Sớ tâu: Nay tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận)…, Tỉnh, nước Việt Nam; có gia đình thờ Phật, dâng hương tụng kinh, sám hối cầu an bớt bệnh, nghênh đón điều lành, tích tập phước đức. Hôm nay đệ tử quang, xót thương chiếu giám. ngưỡng tướng hào
Thiết nghĩ: Đệ tử chúng con, sanh vào cõi dưới, mạng thuộc trên trời; nặng mang ơn che chở càn khôn, nương đức giúp đỡ nơi Phật thánh; nghĩ chẳng tấc thiện, e mang tội khiên. Nay nhân ngày lành tháng tốt, bày đủ hương hoa; thành tâm trì tụng, tôn kinh pháp bảo Đại Thừa …, gia trì Tiêu Tai, các thần chú khác; đảnh lễ Ba Thân tướng báu, muôn đức dung vàng; lấy nhân tốt này, cầu thêm phước quả. Nay dâng sớ văn, kính thành thưa thỉnh:
Kính lạy Mười Phương Thường Trú Tam Bảo, hết thảy chư Phật, tôn pháp hiền thánh tăng, chứng giám cho.
Kính lạy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, giáo chủ Ta Bà, ngồi trên tòa sen, chứng giám cho.
Kính lạy Quan Thế Âm Bồ Tát, có từ bi lớn, cứu khổ nạn linh cảm ứng, chứng giám cho.
Kính lạy Phục Ma Đại Đế, Quan Thánh Đế Quân Bồ Tát, Quan Bình Thái Tử, Châu Thương Tướng Quân.
Cùng xin: các thánh Ba Thừa, vạn loài Bốn Phủ; hộ pháp trời rồng, các vị thiện thần; đồng thương chứng giám, ban cho cát tường.
Lại nguyện: Phật thương giúp đỡ, Thánh đức chở che; thảy các tai nạn đều tiêu trừ, hằng sa phước đức đều vân tập; thân thể khỏe mạnh, mạng vị bình an. Ngưỡng trông ơn Phật chứng minh. Kính dâng sớ.
Phật lịch … Ngày … tháng … năm
Đệ tử chúng con thành kính dâng sớ.
4. Chú thích
- Càn khôn (乾坤): tên gọi 2 quẻ bốc của Dịch, trời và đất, âm và dương, nam và nữ, mặt trời và mặt trăng.
- Quan Thánh Đế Quân (關聖帝君): tên gọi một vị danh tướng của nhà Thục thời Tam Quốc, tên là Quan Vũ (關羽, 7-219), tự là Trường Sanh (長生), Vân Trường (雲長), thường gọi là Quan Công (關公). Ông đã từng phục vụ cho Lưu Bị (劉 備) nhà Thục, rất liêm chính, cương trực, sau bị Tôn Quyền (孫權) nhà Ngô giết chết. Ông được sùng kính như là vị anh hùng của quốc dân, được xem như là bậc thánh và được thờ tại Quan Đế Miếu (關帝廟), cho nên có tên gọi là Quan Thánh Đế Quân (關聖帝君). Ông còn được gọi là Quan Đế Da (關帝爺), Tây Sơn Phu Tử (西山夫子), Cái Thiên Cổ Phật (蓋天古佛), Hiệp Thiên Đại Đế (協天大帝), Phục Ma Đại Đế (伏魔大帝), v.v. Dưới thời nhà Tống, vua Huy Tông (徽宗) phong ông lên ba cấp từ Trung Huệ Công (忠惠公), Sùng Ninh Chơn Quân (崇 寧真君) cho đến Chiêu Liệt Võ An Vương (昭烈武安王). Vua Văn Tông (文宗) nhà Nguyên lại phong cho ông là Hiển Linh Nghĩa Dũng Võ An Anh Tế Vương (顯靈義勇武安英濟王). Vua Thần Tông (神宗) nhà Minh phong cho ông tước hiệu Tam Giới Phục Ma Đại Đế Thần Uy Viễn Trấn Thiên Tôn Quan Thánh Đế Quân (三界伏魔大帝神威遠鎮天尊關聖帝君). Đến thời nhà Thanh, vua Đức Tông (德宗) phong cho ông tước hiệu dài nhất là Trung Nghĩa Thần Võ Linh Hựu Nhân Dũng Hiển Uy Hộ Quốc Bảo Dân Tỉnh Thành Tuy Tĩnh Dực Tán Tuyên Đức Quan Thánh Đại Đế (忠義神武靈佑仁勇顯威護國保民精誠綏靖翊讚宣德 關聖大帝), v.v. Tín ngưỡng về Quan Thánh rất phổ biến kể từ thời nhà Đường, nhưng đến thời nhà Thanh thì ông được sùng kính như là vị thần hộ vệ cho hoàng tộc. Vì lẽ đó, trong suốt giai đoạn này bất cứ nơi đâu người ta đều thấy xuất hiện Quan Đế Miếu (關帝廟). Ngoài ra, ông còn được xem như là Thần Tài, vị thần phù hộ làm ra nhiều tiền và thịnh vượng. Đặc biệt, trong Phật Giáo, ông được tôn kính như là vị đại hộ pháp. Trong thư tịch của Thiền Tông như Phật Tổ Thống Kỷ (佛祖統紀), có đề cập đến câu chuyện sau khi ông bị chém đứt đầu chết thì biến thành con quỷ không đầu, hồn phách thường lảng vảng trong rừng trải qua đến ba bốn trăm năm. Cuối cùng con quỷ không đầu ấy gặp Trí Khải Đại Sư (智 頭大師,538-397)—người sáng lập ra Thiên Thai Tông Trung Quốc được Đại Sư dùng pháp Phật làm cho siêu độ và thoát khỏi thân quỷ. Sau khi được siêu độ, có chánh tín vào Phật pháp, Quan Công phát nguyện lớn đời đời kiếp kiếp sẽ hộ trì chánh pháp, hàng phục yêu ma, bảo hộ già lam thánh chúng. Cho nên ông trở thành vị Bồ Tát hộ pháp cho chốn già lam, được liệt vào hàng ngũ hai vị Thần Hộ Pháp cùng với Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát (韋駄尊天菩薩). Hằng năm, người dân vẫn tưởng niệm ngày khánh đản của ông vào ngày 24 tháng 6 âm lịch. Đạo Giáo Trung Quốc vẫn lưu hành Quan Thánh Đế Quân Giác Thế Chơn Kinh (關聖帝 君覺世真經), trong đó có dạy rằng: “Nhân sanh tại thế, quý tận trung hiểu tiết nghĩa đằng sự, phương ư nhân đạo vô quý, khả lập ư thiên địa chỉ gian (人生在 世、貴盡忠孝節義等事、方於人道無愧、可立於天地之間, con người ở đời, quý nhất các việc tận trung, hiếu, tiết nghĩa, mới không xấu hổ với mọi người, có thể đứng vững giữa trời đất).”
- Quan Bình Thái Tử (關平太子): nhân vật trung hiếu vẹn toàn, còn gọi là Linh Hầu Thái Tử (靈候太子), sanh ngày 13 tháng 5 thuộc năm đầu (178) đời vua Linh Đế nhà Hán, là con nuôi của Quan Thánh Đế Quân (關聖帝君). Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa (三國演義), có kể chuyện khi Quan Công muốn đến tại Ngọa Ngưu Sơn (臥牛山) để chiêu binh mãi mã, giữa đường gặp một trang viện; vị trang chủ Quan Định (關定) có hai con trai, người con đầu tên là Quan Ninh ( *), chuyên học về văn; người con kế tên là Quan Bình (關平), chuyên học về võ. Người này vâng lời cha theo hầu Tướng Quân Quan Vũ (關羽) và tôn thờ vị này làm cha nuôi. Tánh tình ông khiêm hậu, ôn hòa, được chúng bộ hạ thương kính; hơn nữa võ nghệ của ông lại siêu phàm. Vào năm thứ 19 (214) niên hiệu Kiến An (建安), Quan Công trấn thủ Kinh Châu (荆州), phía Bắc thì đối cự với Tào Tháo (曹操), phía Đông thì hòa hoãn với Tôn Quyền (孫權). Đến năm thứ 24 (219) cùng niên hiệu trên, cha ông bị trúng kế của Lữ Mông (呂蒙), bị quân Đông Ngô bắt giam; Quan Bình thân chỉnh đến cứu, bị quân địch bao vây và đến tháng 12 cùng năm này, cả hai cha con đều bị hại. Mọi người cảm phục sự trung hiểu vô song của ông, tôn thờ ông cùng với Châu Thương Tướng Quân (周倉將軍) trong Miếu Quan Thánh như là vị thần hai bên tả hữu của Quan Thánh Đế Quân. Thông thường Quan Bình Thái Tử đứng hầu sau Quan Thánh Đế Quân, tay bắt Hán Thọ Đình Hầu Ấn (漢壽亭候印); Châu Thương Tướng Quân đứng bên phải Đế Quân, tay cầm Thanh Long Yến Nguyệt Đao (青龍偃月刀). Như trong Đào Viên Minh Thánh Kinh (桃園明聖經) của Đạo Giáo có xưng tán rằng: “Chỉ tâm quy mạng lễ: Linh Hầu Thái Tử, văn kinh võ vĩ, khuôn vương hộ quốc, đức nghĩa nguy nguy, trung hiểu tiết nghĩa, toàn thọ toàn quy, kỳ huân tảo kiến ư Tây Thục, dị lược tổ trứ ư Bắc Ngụy, đại trung đại hiểu, chỉ nhân chỉ dũng, bổ tạo hóa chỉ bất túc, tả Thánh Để dĩ lập công, hộ triều hộ quốc, tận hiếu tận trung, Cửu Thiên Uy Linh Hiến Hỏa Đại Thiên Tôn (志心皈命禮、靈侯太子、文經武緯、匡王護國、德 義巍巍、忠孝節義、全受全歸、奇勳早建於西蜀、異略素著於北魏、大忠 大孝、至仁至勇、補造化之不足、佐聖帝以立功、護朝護國、盡孝盡忠、 九天威靈顯化大天尊,Một lòng quy mạng lễ: Linh Hầu Thái Tử, văn võ song toàn, phò vua giúp nước, đức nghĩa vời vợi, trung hiểu tiết nghĩa, thảy đều vẹn toàn, mới lập kỳ tích nơi Tây Thục, kinh lược lừng lẫy chốn Bắc Ngụy, đại trung đại hiểu, trọn nhân trọn dũng, thêm tạo hóa còn chưa đủ, phò Thánh Đế để lập công, giúp vua giúp nước, tận hiểu tận trung, Cửu Thiên Uy Linh Hiến Hóa Đại Thiên Tôn).”
- Châu Thương Tướng Quân (周倉將軍): vị phó tướng của Quan Thánh Đế Quân (關聖帝君). Truyền thuyết cho rằng ông người vùng Bình Lục (平陸), nhà Đông Hán. Khi Quan Thánh Đế Quân trấn thủ Kinh Châu (荆州), ông được cử trấn thủ Mạch Thành (麥城); lúc bấy giờ quân Đông Ngô tấn công Kinh Châu, Quan Thánh Đế Quân bị bại trận phải chạy đến Mạch Thành lánh nạn, nhưng giữa đường bị giết chết. Châu Thương đứng trên thành nhìn xuống thấy đầu Quan Thánh, bèn tự vấn chết theo. Ông được thờ trong Miếu Quan Thánh cùng với Quan Bình Thái Tử (關平太子), hình tượng đứng, mặt đen, râu ngắn, mắt sáng quắt, tròn xoe, thân mang áo giáp, tay trái cầm Thanh Long Yến Nguyệt Đao (青龍偃月刀), khuôn mặt thể hiện thần sắc uy lẫm. Như trong Đào Viên Minh Thánh Kinh của Đạo Giáo có xưng tán rằng: “Chỉ tâm quy mạng lễ: Phù Thiên Dũng Tướng, Sát Địa Mãnh Thần, thiết tu ngân xi, hắc diện chu thần, tinh trung đặc lập, kính tiết kinh nhân, khể tra thiện ác, củ sát phàm trần, minh minh hiển hách, xứ xứ du tuần, sử gian sử ác, cứu thế ưu dân, trung thần nghĩa sĩ, phù bị siêu thần, quai nhi nghịch tử, bất thẳng nỗ sân, duy trì thế giáo, khuông chánh nhân luân, trảm yêu hộ pháp, đại đạo thường tồn, tối linh chơn tể, tối hiến thần quân, hộ triều hộ quốc, Cương Trực Trung Dũng Đại Thiên Tôn (志心皈命禮、扶天勇將、察地猛神、鐵鬚銀齒、 黑面朱唇、精忠特立、勁節驚人、稽查善惡、糾察凡塵、冥冥顯赫、處處 遊巡、鋤奸鋤惡、救世憂民、忠臣義士、扶彼超伸、乖兒逆子、不勝怒 瞋、維持世教、匡正人倫、斬妖護法、大道常存、最靈真宰、最顯神君、 護朝護國、剛直忠勇大天尊, Một lòng quy mạng lễ: Phò Trời Dũng Tướng, Xét Đất Mãnh Thần, râu sắt răng bạc, mặt đen môi hồng, trung nghĩa hiên ngang, tiết vững kinh người, kiểm tra thiện ác, xem xét phàm trần, mờ mờ hiển hách, chốn chốn tuần du, trừng gian phạt ác, cứu thế độ dân, trung thần nghĩa sĩ, giúp người việc phải, con cái trái nghịch, giận dữ khôn xiết, duy trì đạo đời, chỉnh đốn nhân luân, chém yêu hộ pháp, đạo lớn thường tồn, tột linh chơn tế, tột hiển thần quân, giúp vua giúp nước, Cương Trực Trung Dũng Đại Thiên Tôn).”
- Tam Thừa (s: yāna-traya, tri-yāna, 三乘): ba cỗ xe. Cỗ xe là ví dụ cho giáo lý dẫn dắt chúng sanh đi đến giác ngộ; có Nhất Thừa (一乘) cho đến Ngũ Thừa (五乘); đức Phật tùy theo căn cơ của chúng sanh là chậm chạp, trung bình, lanh lợi mà chế ra 3 loại pháp môn khác nhau gọi là Tam Thừa. (1) Thanh Văn Thừa (s: śrāvaka- yāna, 聲聞乘), còn gọi là Tiểu Thừa (小乘); nếu nhanh thì trong 3 đời, chậm thì trong vòng 60 kiếp, tu pháp Không, cuối cùng đến đời này nghe giáp pháp của đức Như Lai, ngộ lý Tứ Đế (s: catur-ārya-satya, p: catu-ariya-sacca,四諦), chứng quả A La Hán (s: arhat, p: arahant, 阿羅漢). (2) Duyên Giác Thừa (s: pratyeka- buddha-yāna, 緣覺乘), còn gọi là Trung Thừa (中乘), Bích Chỉ Phật Thừa (辟支 佛乘), Độc Giác Thừa (獨覺乘); nếu nhanh thì trong 4 đời, chậm thì trong 100 kiếp tu pháp Không, vào đời cuối cùng thì không nương vào giáo pháp của Như Lai, mà cảm các ngoại duyên như hoa bay, lá rụng, suối reo, v.v., tự giác ngộ lý Thập Nhị Nhân Duyên (s: dvādaśānga-pratītya-samutpāda, p: dvādasanga- pațicca-samuppāda, 十二因緣), và chứng quả Bích Chi Phật (辟支佛). (3) Bồ Tát Thừa (s: bodhisattva-yāna, 菩薩乘), hay còn gọi là Phật Thừa (佛乘), Đại Thừa (s: mahāyāna, 大乘); trong khoảng thời gian vô số kiếp tu hành hạnh Lục Độ (六度), rồi trong 100 kiếp trồng nhân 32 phước tướng để chứng vô thượng Bồ Đề. Ba cỗ xe này được ví cho xe dê, hươu, xe trâu; hay ví cho ba loại thú là voi, ngựa và thỏ. Như trong Thích Ca Như Lai Thành Đạo Ký Chú (釋迦如來成道記 註) quyền hạ do Vương Bột (王勃,649-675) nhà Đường soạn, Huệ Ngộ Đại Sư (慧悟大師) ở Nguyệt Luân Sơn (月輪山), vùng Tiền Đường (錢唐) chú giải, có đoạn rằng: “Pháp Hoa Kình Tam Xa dụ dã, Dương Xa dụ Thanh Văn Thừa, Lộc Xa dụ Duyên Giác Thừa, Ngưu Xa dụ Bồ Tát Thừa, Tam Thừa câu dĩ vận tải vì nghĩa (法華經三車喻也、羊車喻聲聞乘、鹿車喻緣覺乘、牛車喻菩薩乘、 三乘俱以運載為義, về thí dụ Ba Xe của Kinh Pháp Hoa, Xe Dê ví cho Thanh Văn Thừa, Xe Nai ví cho Duyên Giác Thừa, Xe Trâu ví cho Bồ Tát Thừa; cả Ba Thừa đều có nghĩa vận tải).” Hay như trong Phẩm Thí Dụ (譬喻品) của Pháp Hoa Kinh (s: Saddharma-pundarika-sūtra, 法華經) có giải thích rằng: “Nhược hữu chúng sanh, nội hữu trí tánh, tùng Phật Thế Tôn, văn pháp tín thọ, ân cần tinh tấn, dục tốc xuất Tam Giới, tự cầu Niết Bàn, thị danh Thanh Văn Thừa…. Nhược hữu chúng sanh, tùng Phật Thế Tôn, văn pháp tín thọ, ân cần tinh tấn, cầu tự nhiên tuệ, độc lạc thiện tịch, thâm tri chư pháp nhân duyên, thị danh Bích Chi Phật Thừa. Nhược hữu chúng sanh, tùng Phật Thế Tôn, văn pháp tín thọ, cần tu tinh tấn, cầu nhất thiết trí, Phật trí, tự nhiên trí, vô sư trí, Như Lai tri kiến, lực, vô sở úy, mẫn niệm an lạc, vô lượng chúng sanh, lợi ích nhân thiên, độ thoát nhất thiết, thị danh Đại Thừa (若有眾生、内有智性、從佛世尊、聞法信受、慇懃精進、欲速出 三界、自求涅槃、是名聲聞乘…若有眾生、從佛世尊、聞法信受、慇懃精 進、求自然慧、獨樂善寂、深知諸法因緣、是名辟支佛乘…若有眾生、從 佛世尊、聞法信受、勤修精進、求一切智、佛智、自然智、無師智、如來 知見、力、無所畏、愍念安樂、無量眾生、利益天人、度脫一切、是名大 乘, Nếu có chúng sanh, theo Phật Thế Tôn, nghe pháp tin thọ, siêng năng tỉnh tấn, muốn mau ra Ba Cõi, tự cầu Niết Bàn, đó là Thanh Văn Thừa…. Nếu có chúng sanh, theo Phật Thế Tôn, nghe pháp tin thọ, siêng năng tinh tấn, cầu trí tuệ tự nhiên, vui một mình, khéo vắng lặng, biết sâu nhân duyên các pháp, đó là Bích Chỉ Phật Thừa…. Nếu có chúng sanh, theo Phật Thế Tôn, nghe pháp tin thọ, siêng tu tinh tấn, cầu tất cả trí tuệ, trí tuệ Phật, trí tuệ tự nhiên, trí tuệ không cần thầy chỉ dạy, tri kiến của Như Lai, năng lực, sự khoogn sợ hãi, niệm thương xót an lạc, vô lượng chúng sanh, làm lợi ích trời người, độ thoát hết thảy, đó là Đại Thừa).” Hoặc như trong Tứ Giáo Nghỉ Chú (四教儀註) quyền Thượng cho biết rằng: “Tam Thừa, thừa dĩ vận tải vì nghĩa; Thanh Văn dĩ Tứ Để vì thừa, Duyên Giác dĩ Thập Nhị Nhân Duyên vi thừa, Bồ Tát dĩ Lục Độ vi thừa, vận xuất Tam Giới quy ư Niết Bàn(三乘、乘以運載為義、聲聞以四諦為乘、緣覺以十二因 緣為乘、菩薩以六度為乘、運出三界歸於涅槃, Ba Thừa, thừa có nghĩa là vận chuyển, Thanh Văn lấy Tứ Để làm phương tiện vận chuyển, Duyên Giác lấy Thập Nhị Nhân Duyên làm phương tiện vận chuyển, Bồ Tát lấy Lục Độ làm phương tiện vận chuyển, chở cả Ba Cõi quay về Niết Bàn).” Hai Thửa đầu chỉ có tự lợi, không có lợi tha, nên được gọi là Tiểu Thira (小乘, cỗ xe nhỏ). Riêng Bồ Tát Thừa thì có đầy đủ cả tự lợi và lợi tha, nên có tên là Đại Thừa (大乘, cỗ xe lớn). Một số kinh điển như Tịch Điều Âm Sở Vấn Kinh (寂調音所問經), Đại Tỷ Bà Sa Luận (大毘婆沙論) quyen 127, Đại Trí Độ Luận (大智度論) quyền 11 gọi Tam Thửa là Hạ Thừa (下乘), Trung Thửa (中乘) và Thượng Thửa (上乘). Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận (大乘莊嚴經論) quyền 4, Lương Dịch Nhiếp Đại Thừa Luận Thích (梁譯攝大乘論釋) quyến 1 gọi chung cả 2 thừa trước là Hạ Thừa, Bồ Tát Thừa là Thượng Thừa. Hoa Nghiêm Tông, Thiên Thai Tông lấy Tam Thừa làm pháp môn phương tiện, cứu cánh đều quy về Nhất Phật Thừa (一佛乘); cho nên hai tông phái này chủ xướng tư tưởng “Tam Thừa Phương Tiện Nhất Thừa Chân Thật (三乘方便一乘真實, Ba Thừa Phương Tiện Một Thừa Chân Thật).” Trong khi đó, Pháp Tướng Tông lại chủ trương ngược lại là “Tam Thừa Chân Thật Nhất Thừa Phương Tiện(三乘真實一乘方便, Ba Thừa Chân Thật Một Thừa Phương Tiện).” Bên cạnh đó, Tam Thừa còn có nghĩa là Ba Thừa tùy thời tu tập của vị Bồ Tát, gồm: (1) Thiên Thừa (天乘), tức Sơ Thiền (初禪), Nhị Thiền (二禪), Tam Thiền (三禪) và Tứ Thiền (四禪). (2) Phạm Thừa (梵乘), tức từ, bi, hỷ và xả. (3) Thánh Thừa (聖乘), tức là Bát Chánh Đạo (s: āryāstānga-mārga, āryāstāngika- mārga, p: ariyāțthangika-magga,八正道), gồm Chánh Kiến (s: samyag-drști, p: sammā-ditthi,正見), Chánh Tư Duy (s: samyak-samkalpa, p: sammā-sańkappa, 正思惟), Chánh Ngữ (s: samyag-vāc, p: sammā-vācā, 正語), Chánh Nghiệp (s: samyakkarmanta, p: samma-kammanta, 正業), Chánh Mạng (s: samyag-ājīva, p: sammā-ājīva, 正命), Chánh Tinh Tấn (s: samyag-vyāyāma, p: sammā-vāyāma, E 精進), Chánh Niệm (s: samyak-smrti, p: sammā-sati, 正念), và Chánh Định (s: samyak-samādhi, p: sammā-samādhi, 正定).
- Tứ Phủ (四府): bốn phủ gồm Đại Tướng Quân Phủ (大將軍府), Thái Úy Phủ (太 尉府), Tư Đồ Phủ (司徒府) và Tư Không Phủ (司空府). Có thuyết cho rằng Đại Phó Phủ (大傅府) thay cho Đại Tướng Quân Phủ. Bên cạnh đó, nó còn có nghĩa là 4 mùa xuân, hạ, thu và đông. Tuy nhiên, theo tín ngưỡng đạo Mẫu của Việt Nam, Tứ Phủ, còn gọi là Tứ Phủ Công Đồng(四府公司), gồm có: Thiên Phủ (天府, miền trời), có mẫu đệ nhất (Mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng làm mây mưa, gió bão, sấm chớp, v.v.; Nhạc Phủ (岳府, miền rừng núi), có mẫu đệ nhị (Mẫu Thượng Ngàn) quản lý miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sanh; Thủy Phủ (水府, miền sông nước), có mẫu đệ tam (Mẫu Thoải) thống lãnh các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước cũng như ngư nghiệp; và Địa Phủ (地府, miền đất đai), có mẫu đệ tứ (Mẫu Địa Phủ) cai quản tất cả đất đai, là nguồn gốc của mọi sự sống. Tứ Phủ được thờ tại hầu hết các tự viện ở miền Bắc Việt Nam. Tại Điện Hòn Chén, Thành Phố Huế, Thánh Mẫu Thiên Y A Na, nguyên là nữ thần của người Chăm, cũng được nhập vào hệ thống Tứ Phủ và tôn thờ làm Mẫu Thiên.
- Long (s, p: nāga, 龍): rồng, âm dịch là Nẵng Nga (曩諛), Na Già (那伽), tên gọi của một trong 8 bộ chúng hộ trì Phật pháp. Trong thần thoại Ấn Độ, đây là động vật không tưởng thần cách hóa loài rắn; loại có uy đức gọi là Long Vương ( 王) hay Long Thần (龍神). Tương truyền loài này sống trong biển lớn, có ma lực có thể kêu mây và làm mưa gió. Trong thánh điển Phật Giáo có đề cập nhiều đến loài này, tỷ dụ như trong Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Kinh (佛母大 孔雀明王經) có nêu lên hơn 160 tên loài rồng này. Trong truyền thuyết về đức Phật kể lại chuyện khi ngài giáng sanh, có hai con rồng rưới nước thanh tịnh lên mình ngài; trước khi thành đạo thì con rồng đã bảo vệ, che chở thân ngài trong 7 ngày mưa bão; đức Phật đã từng chữa bệnh cho con rồng mù và hàng phục loài độc long, v.v. Trong Pháp Hoa Kinh (s: Saddharma-pundarika-sūtra, 法華經) cho biết rằng 8 vị Long Vương lớn đến nghe đức Phật thuyết pháp; hay như trong Phẩm Đề Bà Đạt Đa (提婆達多品) của kinh này có câu chuyện vị Long Nữ 8 tuổi thành Phật. Trú xứ của rồng được gọi là Long Cung (龍宮), nằm sâu dưới lòng đáy biển, được trang hoàng lộng lẫy và của báu chất đầy như núi. Long là vị hộ pháp của Đại Thừa Phật Giáo. Đối với Mật Giáo, đồ hình Thai Tạng Mạn Trà La (胎藏曼茶羅) có 2 vị Long Vương đại diện cho Nan Đà (難陀) và Ô Ba Nan Đà (烏波難陀), có quan hệ rất sâu với pháp cầu mưa. Câu chuyện Thiện Nữ Long Vương (善女龍王) xuất hiện trong khi Không Hải (空海, Kūkai) đang tu luyện bí pháp tại Thần Tuyền Uyển (神泉苑) là rất nổi tiếng.
QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.
STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)