Người xuất gia mang trên mình pháp tướng đầu tròn, áo vuông, nguyện hủy hình để khác biệt với thế thường, sống đời thoát tục. Chưa nói đến tâm giải thoát hay tuệ giải thoát vốn ẩn tàng, sâu kín bên trong, hãy xem các hình thức bên ngoài như uy nghi và ứng xử trong đời sống hàng ngày thì phần nào cũng biết được công phu của hàng xuất sĩ.

Thực hành uy nghi đúng như pháp có vai trò rất quan trọng với người xuất gia. Nhiều khi, người xuất gia chỉ cần thể hiện uy nghi thật vững chãi thì đó cũng là những pháp thoại vô ngôn tuyệt vời. Và cũng lắm khi, sự chểnh mảng hay sơ thất về uy nghi sẽ khiến cho người xuất gia tự đánh mất mình, người tại gia mất lòng tin, thậm chí khiến cho người đời chê cười.

Khi người xuất gia có sơ thất về uy nghi và ứng xử, Thế Tôn gọi đó là pháp hủy nhục; tự mình hủy hoại thanh danh và hạ thấp phẩm giá của mình. Có năm pháp hủy nhục dễ dàng hiện hữu trong đời sống xuất gia, đó là “tóc dài, móng tay dài, y phục bẩn thỉu, chẳng biết thời nghi, nói năng nhiều”.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Sa-môn xuất gia có năm pháp hủy nhục. Thế nào là năm? Đầu tóc dài, móng tay dài, y phục bẩn thỉu, chẳng biết thời nghi, nói năng nhiều.

Vì sao thế? Tỳ-kheo có nhiều luận thuyết lại có năm việc. Thế nào là năm? Người chẳng tin lời, chẳng nhận lời dạy, người chẳng ưa gặp, nói láo, cãi lộn kia đây.

Đó là người nói năng nhiều có năm việc này. Tỳ-kheo nên từ bỏ năm điều này. Chớ có tưởng tà. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 34, Đẳng kiến, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.328)

Lời bàn:

Mới hay, có những thứ thuộc về hình thức rất bình thường, với một số người thực chẳng đáng để bận tâm, ấy vậy mà Thế Tôn lại quan tâm, khẳng định đó là pháp hủy nhục Sa-môn. Như người xuất gia mà đầu tóc dài. Nói là dài nhưng kỳ thực vẫn ngắn nhưng vì hàng nửa tháng không cạo, khiến đầu không “tròn” nên kém khuyết hảo tướng xuất gia, giống với thế tục hơn.

Rồi người xuất gia mà để móng tay dài, ăn mặc thì bẩn thỉu, rách rưới như các đạo sĩ lang thang khổ hạnh, những hình thức này không phù hợp với phép “hủy hình” của Sa-môn. Thực tế thì Thế Tôn luôn khuyến tấn hàng đệ tử sống thiểu dụctri túc chứ không khuyến khích khổ hạnh hay chạy theo các hình thái dị thường, vì đó chính là pháp hủy nhục.

Lại nữa, người xuất gia mà không biết thời nghi, ra vào đến đi hay làm các việc một cách tùy tiện, không hợp thời, chẳng phải lúc cũng là tự hủy nhục. Nếu không tu tập chánh ngữ thì càng nguy hơn. Nói nhiều mà không chánh ngữ, thiếu ái ngữ thì thà không nói hoặc kiệm lời, ít nói. Vì sao? Nói nhiều thì lỗi nhiều. Khi chưa đạt đến biện tài thì sự nói nhiều rất dễ rơi vào các lỗi “người chẳng tin lời, chẳng nhận lời dạy, người chẳng ưa gặp, nói láo, cãi lộn kia đây”.

Ai cũng biết tướng tự tâm sinh. Cho nên luôn tự điều chỉnhrèn luyện về uy nghi, ứng xử, nói năng cho chuẩn mực là pháp hành quan trọng của người xuất gia. Chỉ trừ một vài trường hợp đặc biệt, các bậc Thánh hiển bày phương tiện phá tướng để tùy duyên giáo hóa, còn lại tất cả chúng ta đều cần nương vào tướng để sửa tâm. Tướng hư thì tâm hoại, nên Thế Tôn thường căn dặn “Tỳ-kheo nên từ bỏ năm điều này. Chớ có tưởng tà”.

Quảng Tánh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Thân bệnh mà tâm không khổ
Lời Phật dạy

Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ? Thời Phật tại thế, trưởng giả Na-câu-la đã thỉnh vấn Thế Tôn về...

Đạo nghĩa thầy trò
Lời Phật dạy

Trong đạo, sự tôn kính vị thầy được nâng lên tầm thâm ân nan báo, “Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền”. Vì sao vậy? Ở đời, ‘Kính thầy mới được làm thầy’, ‘Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy’ là đạo lý sống, là tinh thần tôn sư trọng đạo...

Ai làm ta đau khổ?
Lời Phật dạy

Đi tìm một lý do là tài năng của bản ngã. Trong mọi hoàn cảnh, bản ngã luôn yêu cầu được bảo vệ. Nếu không tại thì bị. Vòng lẫn quẫn của do mình hay do người cứ ám ảnh tâm trí. Hoài nghi mình; mặc cảm mình. Đỗ lỗi người; thách thức người. Ngay...

Khởi lên ý niệm cai trị, quản lý liền rơi vào lưới ma
Lời Phật dạy

Pháp thoại này cho thấy Thế Tôn đã từng nghĩ đến việc thiết lập một xã hội đức trị lý tưởng trong đó có cai trị mà “không giết hại, không để người giết hại; không chinh phục, không khiến người chinh phục; không sầu muộn, không khiến người sầu muộn”. Đây là một ý...

Phật dạy về nhân duyên con người có thọ mạng ngắn dài
Lời Phật dạy

Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này. Bởi xung quanh ta vô thường luôn khấy đảo, nhiều người lần lượt ra đi lúc tuổi trẻ đầu xanh. “Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc....

Sức mạnh không phóng dật
Lời Phật dạy

Phóng dật là phóng túng, buông thả, chạy theo rồi dính mắc vào năm trần cảnh. Mắt thấy sắc đẹp, tai nghe tiếng hay, mũi ngửi hương thơm, lưỡi nếm vị ngon, thân xúc chạm êm ái là xu hướng bám víu của năm căn (giác quan) trước hấp dẫn của năm trần. Vô minh...

Hãy trân quý nhân duyên làm người
Lời Phật dạy

Sanh trong cõi người là có cơ hội thăng tiến lên các cảnh giới cao hơn nhiều nhất. Sanh được làm người gặp được Phật pháp là có cơ hội tu tập định tuệ hướng tới giác ngộ giải thoát ra khỏi luân hồi cao nhất. Chúng ta sinh ra là đã được làm người,...

Bình tâm trước tám ngọn gió đời
Lời Phật dạy

Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh, chúng ta bị tác động và chi phối thì đã đành. Nhưng với thuận cảnh, nếu không khéo giác tỉnh thì chúng ta cũng dễ bị tác động để tạo...

Đức Thế Tôn dạy nhận biết và đoạn khổ, không dạy về lý luận siêu thực
Lời Phật dạy

Đức Thế Tôn đưa tới lộ trình nhận thấy rõ quá trình pháp bất thiện chưa hiện khởi, khởi lên, và đoạn diệt, sống với nội tâm không bị phiền trược, tuệ tri chứ không dạy chúng sinh tranh cãi về những lý luận siêu thực, vượt qua khả năng thực chứng.  I. Duyên khởi...

Học hạnh không kiêu ngạo và nói ít
Lời Phật dạy

Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên. Một thời Phật du hóa tại thành Vương Xá, trong rừng Trúc Lâm, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ Tỳ-kheo Cù-ni-sư vì có chút...

Người con Phật phải luôn hướng đến Chánh tư duy
Lời Phật dạy

Cần phải nhớ rằng những điều thầm kín trong tâm ý của mình, chư Phật, Bồ tát, chư Thiên, Hộ pháp và ma quỷ đều biết rõ. Do đó, để nhận được sự hộ niệm của chư vị, người tu cần phải tịnh hóa tư duy của mình bằng sự hổ thẹn, tự trách và...

Phước đức hao mòn
Lời Phật dạy

Phước đức là nền tảng của mọi điều thành tựu ở thế gian. Sức khỏe, tài sản, trí tuệ, danh tiếng, sắc đẹp cùng bình an, vui vẻ mà chúng ta có được đều do phước đức. Phước đức do mỗi người tạo ra, là thành quả của những nghiệp lành. Nếu biết tích lũy...

Người Phật tử cần làm giàu với năm mục đích cao thượng
Lời Phật dạy

Đề cập đến Phật giáo, xưa nay đa phần đều nghĩ về khuynh hướng ly dục, muốn ít và thanh bần. Ít ai ngờ rằng, Thế Tôn từng khuyến khích hàng đệ tử phải cố gắng làm giàu. Hãy gầy dựng tài sản, làm giàu với năm mục đích cao thượng. Một thời, Thế Tôn...

Đức Thế tôn giảng như thế nào về việc “vái tứ phương” Đông, Tây, Nam, Bắc và hai hướng Trời, Đất
Lời Phật dạy

Thế Tôn giảng thuyết những lời phương tiện để làm sáng tỏ ý nghĩa vái lạy 4 phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và 2 hướng trên dưới (Trời, Đất) theo tinh thần thực hành Chính pháp trong đời sống con người.  Nội dung được trích dẫn từ kinh Giáo thọ Thi – ca – la –...

Du Hành Nhiều Bị Phật Quở
Lời Phật dạy

Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa. Đức Phật cũng tán thán hạnh du hành, không khuyến khích các Tỳ-kheo sống quá lâu tại một nơi. Tuy vậy, nếu Tỳ-kheo du hành trường kỳ lại bị Ngài quở trách. Kiểu tu hành mà cứ đi mải miết, ngày đi đêm nghỉ rồi lại đi...

Có Pháp Đốt Cháy Và Pháp Không Đốt Cháy
Lời Phật dạy

Ngọn lửa bốc cháy thiêu rụi củi rác là hình ảnh thân thuộc của đời sống thôn dã. Ngọn lửa này đã được Thế Tôn dùng làm ảnh dụ trong rất nhiều pháp thoại của Ngài. Pháp thoại dưới dây, ngọn lửa dữ đã thiêu đốt thân tâm, đốt cháy thiện căn công đức của người thường tạo ba nghiệp thân khẩu ý bất thiện Nhân quả – nghiệp báo luôn chính xác và công bằng. Nghiệp do mình tạo ra...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.