Trong buổi nói chuyện này, Thượng tọa Trưởng khoa Triết học Phật giáo nêu ra khái niệm “trụ trì” là “trụ Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng”. Trụ Pháp Vương gia tức bước vào ngôi nhà Như Lai. Để đi qua cửa nhà Như Lai, những vị Tăng Ni sinh cần thực hành lòng từ bi theo ba cấp độ:

(1). Chúng sinh duyên từ,

(2). Pháp giới duyên từ và

(3). Vô duyên từ bi.

Khi đã vào được ngôi nhà tuệ giác, những thạch trụ Phật giáo Việt Nam tương lai cần rèn tâm nhu hòa, nhẫn nhục – tức đắp tấm y Như Lai, không vướng mắc vào các tướng trạng – tức ngồi tòa Như Lai.

​Vấn đề thứ hai, trì Như Lai tạng, là sự giữ gìn và phát huy Chánh pháp của Như Lai. Do đó, hướng về sự nghiệp hoằng truyền lời Phật dạy, người Trụ trì cần an trú tâm trong sáu phép hòa kính, ba pháp nên thực tập (ba hành xứ) và hai trụ xứ Phật Pháp (hai thân cận xứ).

Thông qua đó, thính giả nhận thấy sự gối đầu nhau của hai vấn đề “Trụ” và “Trì” để đối nhân xử thế, nhìn nhận các nghịch cảnh, chướng duyên trong quá trình làm đạo. Một điều mà Thượng tọa giảng sư lưu tâm đến đại chúng, đó là trong cuộc đời hoằng pháp, trụ trì, người Trụ trì không để tâm phân biệt cao thấp các nhóm đối tượng trong xã hội, và không để tâm thỏa mãn khi thành tựu Phật sự. Trên 2 lý thuyết vừa nêu, Thượng tọa nêu 4 vai trò:

(1) . Trụ trì có vai trò lãnh đạo tinh thần của nhân dân. Hãy gắng làm sao để người dân thấy vị Trụ trì như người cha, người mẹ tinh thần.

(2) . Ngôi chùa là nơi nương tựa tinh thần của người dân, chính vì vậy, Trụ trì cần lắng nghe, tiếp nhận và giúp người dân chuyển hóa khổ đau.

(3) . Trụ trì cần nắm bắt sắc thái tâm lý của chúng đệ tử xuất gia và Phật tử tại gia, và cần độ.

(4) .Tâm nghĩ tưởng đến lợi lạc chung của cộng đồng và xã hội, tức không thuần phát triển riêng cho bổn tự, tông môn mà còn đóng góp cho việc chung của đạo Pháp.

Và 3 nhiệm vụ của người trụ nhà Như Lai, trì tạng Như Lai gồm có:

(1). Thiện xảo nghi lễ để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân,

(2). Linh hoạt vận dụng giáo lý để dẫn dắt người dân vào đạo sau khi đã đáp ứng nhu cầu tâm linh của họ,

(3). Đưa chùa trở thành một môi trường giáo dục, an sinh xã hội và thiện nguyện.

Với những lời chia sẻ tuy có thể không mới đối với thính chúng, nhưng thời pháp thoại của Thượng tọa Trưởng khoa Triết học Phật giáo mang đến cho đại chúng Tăng Ni sinh một cách tiếp cận mới đối với vấn đề hoằng pháp lợi sinh, và ôn lại những lý thuyết căn bản về vấn đề trụ trì. Sau thời thính pháp, đại chúng hành trì thời Kinh Dược Sư, cầu nguyện cho đất nước hòa bình, nhân dân an lạc, mưa hòa gió thuận.

Ban Biên Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sự quan trọng An Cư Kiết Hạ – TT. Thích Viên Trí
Video

Sự quan trọng An Cư Kiết Hạ - TT. Thích Viên Trí

Đạo đức và hạnh phúc- TT. Thích Viên Trí
Điểm nhìn, Video

Đạo đức và hạnh phúc- TT. Thích Viên Trí