Ăn chay được nhiều người áp dụng, đặc biệt là các Phật tử tu hành để nuôi dưỡng lòng từ bi chúng sanh, tâm hồn thanh lọc và cải thiện sức khỏe. Vậy khi ăn chay có 10 loại thịt Đức Phật cấm ăn là gì? Ý nghĩa của việc ăn chay ra sao? Xin mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về việc ăn chay.

10 loại thịt Đức Phật cấm ăn

Theo kinh nghiệm dân gian để lại, khi bạn ăn thịt những loài thú rừng như rắn, sư tử, cọp, báo, gấu, linh cẩu thì cơ thể sẽ toát ra một mùi đặc biệt. Mùi hương này sẽ thu hút đồng loại của các loài vật trên tấn công con người trả thù.

Ngoài ra, một số động vật gần gũi với con người trong đời sống như voi, chó, ngựa, bò,… cũng không nên ăn thịt theo như lời dạy Đức Phật. Tóm lại, 10 loại thịt Đức Phật cấm ăn bao gồm: thịt người, thịt ngựa, thịt voi, thịt rắn, chó, cọp, báo, thịt sư tử, linh cẩu, thịt gấu.

Những loài động vật này có tình cảm tương tự con người, sợ nóng lạnh, sợ hãi, sợ chết. Khi chúng sắp bị giết hại cảm thấy sợ hãi thì nhịp tim  đập mạnh, thở hổn hển hoặc chảy nước mắt. Chính vì vậy mà theo luật nhân quả của Phật pháp, khi chúng ta giết hại hoặc ăn thịt các loài động vật trên sẽ phải chịu quả báo đau khổ về sau.

10 loại thịt đức phật cấm

Ý nghĩa quan trọng của việc ăn chay

Việc ăn chay, không ăn 10 loại thịt Đức Phật cấm nêu trên có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các Phật tử. Cụ thể, một số ý nghĩa cơ bản của việc ăn chay thể hiện như sau:

  • Ăn chay để nuôi dưỡng lòng từ bi với các loài động vật, giúp tâm tính trở nên nhẹ nhàng, thiện lành.
  • Theo khoa học nghiên cứu, nuôi và giết hại súc vật sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống. Do đó, việc ăn chay sẽ góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh xinh đẹp hơn.
  • Bảo vệ và cải thiện sức khỏe con người tốt hơn khi chúng ta ăn chay đúng cách.
  • Ăn chay để tránh ác báo của nghiệp sát sinh theo quy luật nhân quả ở đời. Theo Phật giáo cho hay khi bạn tạo nghiệp ở cuộc sống trần thế thì khi chết sẽ phải chịu hình phạt ở thế giới khác. Chính vì vậy mà ăn chay để hạn chế ác báo của nghiệp sát sinh trong tâm linh mỗi người.
  • Ngoài ra, việc ăn chay còn giúp chúng ta dứt tâm tham nhiễm nơi vị trần, đặc biệt là Phật tử. Các tín đồ Phật giáo sẽ giải thoát bản thân khỏi nỗi khổ luân hồi, giữ thân tâm thanh tịnh.
  • Khi bạn ăn chay đúng cách sẽ cảm thấy tâm hồn thư thái, nhẹ nhàng hơn trên con đường tu hành. Tuy nhiên ăn chay quá cực đoan lại gây hại cho sức khỏe chúng ta. Do đó việc nghiên cứu ăn chay đúng và phù hợp là điều rất cần thiết.

10 loại thịt đức phật cấm (2)

Câu chuyện sát sinh và quả báo

Khi bạn ăn chay mà không áp dụng 10 loại thịt Đức Phật cấm ăn nêu trên sẽ gây nên nhiều nghiệp cho bản thân. Bạn có thể tham khảo một số câu chuyện sát sinh và quả báo dưới đây để hiểu rõ hơn:

Câu chuyện người giết bò

Tích truyện Pháp Cú kể về người làm nghề đồ tể giết bò hơn 50 năm với quả báo nhận được. Cụ thể, mỗi lần giết bò bán thì ông sẽ giữ lại phần thịt ngon nhất để gia đình ăn. Tuy nhiên vào 1 hôm, ông có để lại 1 miếng thịt để vợ nấu cơm cho cả gia đình ăn nhưng người hàng xóm đã qua mua lại để tiếp đãi khách. Người hàng xóm đã tự ý để tiền lại và lấy miếng thịt bò đi mặc kệ người vợ can ngăn.

Đến bữa cơm, ông chồng làm nghề giết bò không thấy thịt đâu bèn tức giận lấy con dao cắt lưỡi con bò đang sống ở ngoài đường. Con bò đau đớn kêu la thảm thiết nhưng ông không hề bận tâm. Ông đã mang lưỡi bò đó nướng lên than và ăn cơm.

Bất ngờ nhất là khi vừa cắn miếng lưỡi bò thì chẳng may ông đã cắn đứt lưỡi của mình và rống lên đau đớn giống như con bò bị cắt lưỡi lúc nãy. Ông chồng lúc này đã nhận hình phạt cho nghiệp ác gây ra và ông đã chết, bị đọa vào địa ngục A-tỳ.

Câu chuyện người giết heo

Ông Cunda làm nghề giết heo và thường lấy chày đập lên mình con heo để thịt sưng lên và mềm đi. Sau đó, ông đổ nước sôi vào miệng heo để súc ruột, tống hết phân dơ ra ngoài. Sau khi làm sạch con heo để bán, cuối cùng, ông giữ lại một phần thịt để ăn.

Quả báo là, lúc sắp chết, ông rống lên eng éc giống như con heo trong 7 ngày. Sau 7 ngày ông đã chết và bị đày vào ngục A -tỳ. Đây chính là quả báo cho những ác nghiệp ông gây ra trong suốt mấy chục năm.

Câu chuyện con dê

Kinh Tiểu Bộ có ghi lại câu chuyện “Chuyện đồ ăn cúng người chết” với những quả báo về sát sinh.

Có vị Bà-la-môn chuẩn bị giết con dê để cúng người chết. Tuy nhiên, trước khi giết hại dê thì các đệ tử đã mang dê đi tắm rửa sạch sẽ, được ăn uống đầy đủ và đeo vòng hoa. Sau đó con dê cười lớn và khóc rất to nên được dẫn giải đến trước mặt thầy Bà-la-môn như sau:

  • Tại sao ngươi cười? Con dê trả lời:
  • Thuở trước, tôi cũng là một vị Bà-la-môn vì giết một con dê mà bị quả báo làm dê, bị chém đầu 499 lần sống chết. Đây là lần sống chết cuối cùng và tôi sẽ thoát khỏi sự đau khổ nên tôi cười.
  • Vậy tại sao ngươi lại khóc? Con dê trả lời:
  • Tôi chỉ chặt đầu một con dê để cúng tế đã chịu khổ hình chặt đầu 500 lần. Còn ông khi giết tôi cũng chịu khổ hình nên tôi cảm thấy thương xót ông.

Vị Bà-la-môn sau khi nghe xong đã tha mạng cho con dê và sai đệ tử đi theo bảo vệ. Tuy nhiên, nghiệp của con dê đã đến lúc phải trả nên cho dù không bị giết hại cũng sẽ chết theo cách khác.

Thực sự đúng như vậy! Khi chú dê đi đến bụi cỏ để ăn thì bị sét đánh trúng tảng đá khiến mảnh đá vỡ văng chặt đứt đầu con dê tại chỗ. Điều này khiến mọi người kinh sợ và từ đó không dám giết hại dê để cúng tế nữa.

Câu chuyện người thợ săn

Trong kinh Tiểu Bộ, có câu chuyện về anh thanh niên làm nghề săn bắn và quả báo nhận về. Anh thợ săn này nhìn thấy trên cây bàng có 2 con khỉ đang đút thức ăn cho khỉ mẹ bị mù. Người thợ săn đứng dưới gốc cây định giương cung bắn khỉ mẹ thì con khỉ anh ra xin tha mạng cho mẹ và giết nó thay thế.

Lúc này, người thợ săn dùng tên bắn con khỉ anh rớt xuống và tiếp tục định bắn tiếp khỉ mẹ. Khỉ em thấy vậy cũng nguyện chết thay cho mẹ mình nhưng người thợ săn vẫn nhẫn tâm bắn cả khỉ em và khỉ mẹ.

Khi anh gom xác 3 con khỉ về thì sấm sét nổi lên đánh xuống nhà người thợ săn thiêu cháy vợ, con và căn nhà. Quá đau khổ khi mất vợ, con nên anh ta  khóc than chạy vào nhà nhưng đã bị cây cột nhà cháy rơi xuống chết ngay tại chỗ. Đây chính là quả báo mà anh nhận được khi gây nên tội ác sát sinh với những chú khỉ đó.

Câu chuyện người bẫy chim

Một vị Tỳ-kheo Tissa bị mụn nhọt khắp người và vỡ ra khiến toàn thân thầy bị lở loét. Vết lở gây ra mùi tanh hôi nồng nặc nên không ai có thể chịu nổi để chăm sóc. Đức Phật liền đến an ủi và tự tay lấy nước ấm tắm rửa cho thầy  sạch sẽ và đọc cho thầy nghe một bài kệ. Sau đó, thầy chứng quả A-la-hán và Niết-bàn.

Tuy nhiên, lý do vì sao thầy chịu căn bệnh quái ác như vậy là do nghiệp ác phải trả trước đây. Đời trước, thầy Tissa là người bẫy chim, ông sẽ bẻ gãy xương chân và xương cánh chim rồi dồn đến ngày hôm sau mới giết và bán.  Do quá khứ thầy đã bẻ cánh và chân chim nên đã bị quả báo lở loét khắp người, đau đớn tận xương tủy.

Tóm lại, qua những câu chuyện này chúng ta nhận thấy có ba loại quả báo, là hiện báo, sinh báo và hậu báo. Hiện báo là quả báo sẽ trổ ngay trong đời này. Sinh báo là những việc chúng ta làm trong đời này và đến đời sau mới chịu quả báo. Cuối cùng là hậu báo, nghĩa là quả báo trổ ở các đời sau. Nhân quả công bằng, có vay thì sẽ có trả chắc chắn phải tương đương.

Với 10 loại thịt Đức Phật cấm ăn nêu trên sẽ giúp chúng ta, đặc biệt những người tu hành có được tâm thanh tịnh, hạn chế quả báo sát sinh. Ăn chay đúng cách là việc mà chúng ta nên hướng đến để bảo vệ sức khỏe, môi trường và giữ được tấm lòng từ bi với các loại vật, tránh nghiệp ác về sau.

Theo bchannel.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

17 điều không nên làm khi đi chùa mà 80% người không biết
Kiến thức

Người Việt Nam thường chọn đi chùa lễ Phật đầu năm hay vào những ngày mồng 1, ngày 15 và ngày lễ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những điều không lên thực hiện khi đi chùa để thể hiện lòng tôn kính đến bề trên. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp...

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?
Kiến thức

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn? và ý nghĩa của chữ Vạn như thế nào? Chữ vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật. Đây là biểu thị cái công đức của Phật. Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái...

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?
Kiến thức

Lễ Phật không phải là chạy tìm cầu ở bên ngoài, mà là hướng nội phát huy tự tâm. Do đó, phải cúi đầu chiếu soi lại mình. Cúi đầu trong ý nghĩa thâm sâu về phương diện Phật pháp là biểu thị một sự tôn trọng, kính lễ đối với Phật, cũng như nói...

Hiểu đúng bản chất của chú Đại Bi
Kiến thức

Tụng chú Đại Bi hàng ngày sẽ được chư Thiên, chư Thần ủng hộ, hộ trì cho mình. Điều này có đúng không? Chú Đại Bi là gì? Chú Đại Bi là bài thần chú thuộc Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni của Phật Quan Thế Âm bao gồm có 84 câu và 415...

Sự tích và ý nghĩa về Tôn giả Mục Kiền Liên
Kiến thức

Mục Kiền Liên là một vị Tôn giả nổi tiếng trong Phật giáo. Hình tượng cứu mẹ của Ngài chính là cảm hứng ra đời cho ngày lễ Vu Lan báo hiếu ngày nay. Tôn giả Mục Kiền Liên là ai? Tôn giả Mục Kiền Liên Trong lịch sử Phật giáo ghi chép lại rất...

Hiểu rõ về Tứ Chánh Cần: Pháp đầu tiên làm thanh tịnh giới luật
Kiến thức

Tứ Chánh Cần là một thuật ngữ quen thuộc đối với người Phật tử. Pháp này nằm ở phần Đạo Đế trong Tứ Đế. Ngoài ra còn được gọi là Tứ Chánh Đoạn, Tứ Ý Đoạn, Tứ Đoạn,…nhưng vẫn quen gọi là Tứ Chánh Cần. Trong cuộc sống của mỗi người, chúng ta đều luôn...

Nên tụng kinh gì trong tháng bảy âm lịch?
Kiến thức

Tháng bảy âm lịch hằng năm chúng ta lại nô nức đón mừng mùa Vu Lan hiếu hạnh, không chỉ đối với những người Phật tử, mà hầu như tất cả người dân của dân tộc Việt Nam đều biết về dịp lễ Vu Lan, hay dân gian thường gọi là rằm tháng bảy. Tháng...

Ý nghĩa hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm
Kiến thức

Thờ tượng Bồ-tát Quán Thế Âm có những gì cao siêu kỳ đặc, mà tôi gọi đó là một đặc điểm của Phật giáo Việt Nam? Khi chúng ta thờ một đức Phật, một vị Bồ-tát cần phải thâm hiểu ý nghĩa hình tượng các ngài. Bây giờ quí Phật tử hình dung tượng đức...

Lễ Vu lan là ngày gì?
Kiến thức

Lễ Vu lan của Phật giáo như chúng ta thấy ngày nay phát xuất từ thời Đức Phật. Bằng đại bi tâm, Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Tại sao lại có ngày lễ Vu lan?  Không phải ngẫu nhiên, cứ đến ngày...

Động cơ chính yếu của sự tu hành là gì?
Kiến thức

Người Phật tử nên chân thành tự xét lỗi mình, phải tế nhị gạn lọc phiền não ở nội tâm, thực hành đúng hai chữ “Tảo Tuệ” của đức Phật đã dạy ngài Châu-lợi-bàn-đặc, chắc chắn không bao lâu viên ngọc hạnh phúc sẽ cầm được trong tay. Động cơ chính yếu của sự tu...

Mười công đức to lớn của việc họa vẽ, tôn tạo hình tượng Phật
Kiến thức

Đức Phật khai thị cho Bồ Tát Phổ Quảng rằng: “Này Phổ Quảng! Như có kẻ thiện nam hay người thiện nữ nào vẽ hình tượng của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát rồi chừng một lần chiêm ngưỡng, một lần đỉnh lễ, người đó sẽ được sinh lên cõi trời Ðao Lợi một trăm lần,...

6 điều mà người trí sống và thực hành theo Phật Pháp?
Kiến thức

Dành thời gian hàng ngày học hiểu và thực hành Phật pháp là cách làm của người trí. Phật pháp là phương pháp giải trừ, chuyển hóa khổ đau hữu hiệu, là khắc tinh của phiền lo khổ não. Những điều đức Phật đã dạy dù một bài kệ, một câu kinh đơn giản cũng...

Chấp niệm là gì? 3 loại chấp niệm phổ biến và cách buông bỏ
Kiến thức

Chấp niệm thường được sử dụng trong hoàn cảnh không buông bỏ và có những suy nghĩ không đúng đắn. Vậy chấp niệm là gì? Có những loại nào và cách buông bỏ như thế nào? Bạn đọc hãy đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.  Chấp niệm là gì? ...

Cách chép kinh Vu Lan Báo Hiếu
Kiến thức

Kinh Vu Lan Báo Hiếu tôn vinh lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, mang lại phước báo và kết nối sâu sắc giữa thế hệ. Cách chép kinh Vu Lan Báo Hiếu Chép kinh Vu Lan Báo Hiếu là một hành động thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...

Các hạnh đầu đà
Kiến thức

1.  Giới Thiệu Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà. Chúng được trình bày ở đây vì sự thực hành những phương pháp đầu đà này giúp chúng ta tẩy rửa thêm đi những phiền não. Trước hết, chúng ta cần sự thanh lọc hay sự thanh tịnh giới hạnh. Thêm vào đó, chúng ta cần thực hành một số những phương...