Đến với nhau là một cái duyên, gặp nhau cũng như đóa hoa sẵn sàng hé nở, như Xuân sang vạn vật đâm chồi, như trời đất nở nụ cười hoan hỷ… Vậy sao chúng ta không biết trân quý lẫn nhau?

Mới hôm nào còn thấy mặt nhau, vậy mà hôm sau đã cách biệt; mới cười với nhau một cái, vậy mà giờ đây chia tay vĩnh viễn; mới đi chung với nhau một đoạn đường, vậy mà bây giờ đôi ngả cách ngăn nghìn trùng xa thẳm; mới vừa chợp mắt còn thấy nhau, thế mà mở mắt chỉ còn một mình đơn độc, âm dương hai lối đi chia rẽ cả một kiếp người…

Mong manh là thế, tạm bợ là thế!

Mạng người mỏng manh như chiếc lá vàng, hễ khẽ chạm một làn gió nhẹ sẽ rơi rụng bất cứ lúc nào. Kiếp sống cũng tựa như hạt sương mai, ánh nắng vừa lên sẽ làm giọt sương kia tan biến, mà ai kia cảm thán:

“Đời người ví như sương trên lá

Nắng lên phút chốc bốc hơi xa!”.

Để rồi một mai, thân xác sẽ tan như cát bụi, cơn gió đến cuốn thân xác ấy hòa vào hư vô. Và, đến một ngày kia, thân xác này sẽ tan thành bọt biển, con sóng đến sẽ đưa mảnh thân tàn về với lòng đại dương vô tận…

Rồi ta giữ được gì của thế gian trong đôi bàn tay bất lực? Thốt có nên lời với hơi thở đã quay lưng? Hay có còn kịp nghĩ suy toan tính khi bộ não cũng đã nghỉ ngơi mãi mãi? Có còn chăng? Giữ được chăng? Đôi bàn tay có thể lao dịu được không nước mắt của người còn sống? Có thể ôm được không với cái ôm để xoa dịu nỗi buồn? Có thể đến bên cạnh để người thương yêu nương tựa với đôi bàn chân lạnh đơ cứng ngắc?… Chúng ta bất lực, bất lực trước tất cả mọi thứ khi hơi thở này đã từ chối chúng ta!

Vậy nên, đến với nhau là một cái duyên, gặp nhau cũng như đóa hoa sẵn sàng hé nở, như Xuân sang vạn vật đâm chồi, như trời đất nở nụ cười hoan hỷ… Vậy sao chúng ta không biết trân quý lẫn nhau? Cẩn trọng, dè dặt như buổi đầu ta hội ngộ, trân trọng lần gặp gỡ ban sơ, rồi chợt nhận ra nhau trong bóng dáng kia một cái nhìn hợp nhãn.

Chúng ta đã từ bỏ quá nhiều ân huệ của cuộc đời, quay lưng với những cơ hội. Thoáng chốc, chúng ta lại quay sang trách hờn kiếp người không công bằng, con người dối gian giả tạm mà không biết “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, do bởi “tại ta tệ trước, nên người bạc sau” đó thôi!

Chúng ta chôn mình trong đau khổ, nhốt tâm mình trong những hố giận hờn…để rồi, chúng ta dần khô héo trong cái hỷ-nộ-ái-ố; lâu dần, chúng ta tự thay đổi mình để thích nghi với hoàn cảnh. Chúng ta cũng dần xảo trá để trả thù với kiếp nhân sinh!

Rồi đến một ngày không xa, trong một khoảng không tĩnh lặng, chúng ta chợt nhận diện ra chính mình, nhận diện ra bản chất của cuộc đời, bản chất của con người, bản chất của những sai lầm ta gây tạo…Chúng ta cười lớn, phá tan không gian u ám đang giam cầm tâm hồn bé nhỏ của ta. Nhưng, sau đấy là những cái cười chua chát. Chua chát vì hối hận, chua chát vì tiếc nuối, chua chát vì thanh xuân đi qua, chua chát vì không biết trân trọng cái mình đã có…vì bản thân đã không học được cách yêu thương, không học được lòng nhẫn nại, không học được sự ban phát nụ cười, không học được sự cho đi mà chỉ luôn mong nhận lại, không học được sự lắng nghe, sẻ chia từ người khác mà luôn đòi hỏi họ phải thấu hiểu ta, không học được cách buông xả đi những uất hờn mà chỉ biết giữ lại nỗi đau để tìm thời gian trả ngược với tâm thái “quân tử trả thù 10 năm chưa muộn…”.

Thật sự, chúng ta đã bỏ phí đi rất nhiều thứ: thời gian, thanh xuân, tình thương, và cả người thân. Đôi lúc, chúng ta lỡ làm tổn thương một ai đó thì vội vàng xin lỗi, nhưng lỡ làm mẹ buồn thì lại nghĩ mẹ sẽ thứ tha, nên chúng ta cứ lặng im, để một mình mẹ tổn thương với những lời tựa gai góc. Chúng ta lỡ làm anh, chị, em phiền lòng, thì cứ nghĩ họ người thân của mình, họ yêu thương mình nên sẽ tự khắc bỏ qua. Ừ, thì sẽ bỏ qua, nhưng nỗi buồn vẫn còn ngự trị. Chúng ta tiếc gì một lời xin lỗi. Đơn giản, nó như một liều thuốc hay để chữa lành các vết cắt, là miếng dán êm dịu cho những cơn đau, và là cái ôm nồng ấm cho những lời vô tâm cay độc.

Hãy tập biết yêu thương khi còn hơi thở. Một lời cảm ơn hay xin lỗi không hề mất tiền mua, hay nói lời đó xong mà giá trị bản thân giảm sút? Không đâu! Lời nói đó có thể chữa lành vết thương, có thể làm ấm lại những trái tim hoang lạnh. Hãy trân trọng điều mình đang có, đừng phụ bạc tấm lòng người khác dù chỉ là một cử chỉ quan tâm!

Hãy để mọi thứ trôi qua như sự vô thường xóa nhòa vạn vật, hãy trả về cho quá khứ những buồn đau âm ỉ còn đọng trong tâm, hãy giữ lại cho nhau những niềm vui từ trước… Vì chúng ta luôn tôn trọng lẫn nhau và mối quan hệ đã gầy dựng nên từ sóng gió, chứ không phải chúng ta là những con người xem trọng những gì đã xảy ra. Cũng giống như món canh khổ qua tuy có vị đắng, nhưng khi tiêu thụ vào sẽ giúp thanh lọc, hạ nhiệt cơ thể; trái ngược những món ăn đầy màu sắc trông có vẻ hấp dẫn, ngon ngọt mà chưa chắc là có lợi cho sức khỏe, hấp thụ vào chỉ mang đến các căn bệnh thời đại gây hại cho thân…

Trong Tạp A-Hàm, XXII, 59, có đoạn:

Các ông nghĩ thế nào, này chư Tỳ-kheo, sắc thường còn hay vô thường?

– Bạch đức Thế Tôn, vô thường.

– Thọ, tưởng, hành, thức là thường còn hay vô thường?

– Bạch đức Thế Tôn, vô thường.

– Những gì vô thường là lạc hay khổ?

– Bạch đức Thế Tôn, đó là khổ.

– Những gì vô thường, đau khổ và phải biến đổi, có hợp lý không nếu nói rằng: cái này của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi?

– Bạch đức Thế Tôn, không hợp lý.

– Như vậy, bất luận sắc nào, thọ, tưởng, hành, thức nào, dù ở quá khứ, hiện tại, hay vị lai; dù ở trong hay bên ngoài ta, thô kịch hay vi tế, thấp hay cao, xa hay gần, những vật ấy phải được thấu hiếu đúng theo thật tướng của nó và với trí tuệ thật sự: cái này không phải là của tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi.

Tâm Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Dựa vào chính mình
Đời sống

Đôi khi nhìn thấu lòng người thật giả giúp bạn minh mẫn hơn. Hiểu rõ tình đời ấm lạnh giúp bạn cảm ngộ được ít nhiều. Khi cô độc, thấy cần một người để ôm lấy; Lúc ấm ức, thấy cần một nơi để kể khổ; Khi mất phương hướng, thấy cần một chổ để...

Yêu Thương và Vị Tha – Khi Trái Tim Nhẹ Nhàng Hơn
Đời sống

Giữa những bộn bề lo toan của cuộc sống, đôi khi ta quên mất một điều đơn giản: một nụ cười có thể làm dịu đi bao căng thẳng, một lòng vị tha có thể làm nhẹ bớt gánh nặng tâm hồn. Câu nói khắc trên tảng đá trong khu vườn thiền như một lời...

“Hồn đất Việt” trong những tác phẩm “Gốm chùa”
Đời sống

Màu tro bếp, màu nâu sồng của vạt áo, màu của đất mẹ, màu phai úa của thời gian trên những tác phẩm “Gốm chùa” gợi nhớ trong tâm thức nhiều người về ký ức xưa, đồng thời phảng phất những chiêm nghiệm về cuộc sống nhân sinh bình dị đời thường. Đường nét quê...

Không ai và không điều gì thực sự có quyền khiến ta khổ
Đời sống

Ta không khổ vì mất mát, mà vì ta chấp vào ý nghĩ rằng: Cái này là của tôi, tôi không được mất nó. Tham ái và chấp thủ chính là sợi dây vô hình buộc chặt ta vào vòng luân hồi của đau khổ. Đau khổ thường được ta gán cho những lý do...

Lỗi lầm và chướng ngại lớn nhất của đời người là truyền bá thị phi
Đời sống

Vào thời xưa, người tu hành tại sao chọn ở chỗ núi sâu, nơi không có dấu chân người đến? Người tu hành vì sao không thể thành tựu? Chung sống cùng nhau bạn thử nghe, điều mà họ nói đều là thị phi, hay dở. Phía trước tôi nhìn thấy một mục công án,...

Hãy cười cho đời bớt khổ
Đời sống

Cười là một món quà nhiệm màu mà cuộc sống ban tặng cho mỗi chúng ta. Là người Phật tử, tôi luôn tin rằng, một nụ cười chân thành có thể hóa giải những nỗi khổ đau, làm nhẹ đi gánh nặng của kiếp người, và mang lại sự an lạc ngay trong chính tâm...

Khi ta mong cầu, ta đã đặt một cái “ngã” lên trên mọi sự
Đời sống

Trong dòng chảy vô tận của cuộc đời, chúng ta thường bị cuốn vào những khát khao và mong cầu. Đôi khi, ta cố gắng nắm bắt điều gì đó một thành công, một tình yêu, hay thậm chí là một cảm giác an lạc tạm thời với hy vọng rằng điều đó sẽ mang...

Cái gì rồi cũng đến, đến rồi qua, qua rồi mất
Đời sống

Biết mộng rồi thức luôn hay biết mộng rồi nằm dài ngủ nữa? Đó là câu hỏi tôi đặt ra cho quí vị. Nếu chúng ta thật tình là người biết không muốn mộng nữa, thì phải gan dạ trỗi dậy, thắp đèn lên, mộng sẽ không còn cơ hội tiếp diễn nữa. Như thế...

Ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống hôn nhân
Đời sống

Thông qua lời Phật dạy, với những giá trị về từ bi, trí tuệ và chân thật, mang đến những bài học quý giá giúp các cặp vợ chồng nhìn nhận, đối diện và vượt qua khó khăn trong hôn nhân một cách dễ dàng hơn. Hôn nhân không chỉ là sự gắn kết giữa...

Năm tháng dần trôi
Đời sống

Đời người sống vài mươi năm, thật quá ngắn ngủi so với vòng luân hồi vô tận. Mỗi một hành nghiệp của chúng ta, dù tốt hay xấu, đều ẩn tàng lý nhân quả ở đó. Cuộc đời là một hành trình luôn đưa ta về phía trước, không giậm chân tại chỗ, không lùi...

Sống cẩn thận không bao giờ là thừa
Đời sống

Sống cẩn thận là một triết lý sống quan trọng, giúp chúng ta tránh được nhiều rủi ro và sai lầm không đáng có. Dưới đây là một số gợi ý để sống cẩn thận hơn: 1. Cẩn thận khi đánh giá người khác. Bạn gặp một người được mấy lần? Bạn cảm giác về họ...

Hãy xem mình là khách viễn du
Đời sống

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau. Khoảng chừng 50 năm nữa thì tôi, Tenzin Gyatso, một tu...

Chuyển hoá nhận thức, sống đời an lạc
Đời sống

Cải thiện nhận thức không chỉ là chìa khóa cho sự chuyển hóa bản thân mà còn là nền tảng để ta tìm được con đường dẫn đến hạnh phúc thật sự – một trạng thái mà đức Phật gọi là tâm bất động trước mọi khổ đau. Trong cuộc sống đầy rẫy biến động...

Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”
Đời sống

Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã “Xem thường bảo vật trong tay” như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ… Để rồi “Dày đạp lên trên hạnh phúc” mà đi, thật xót xa...

Vipassana và kinh doanh
Đời sống

Vipassana (Thiền Minh sát) là một môn khoa học vĩ đại, môn khoa học tâm thức để hiểu biết về hiện tượng vật chất. Đây là một quá trình thanh tịnh tâm thức, không bị bó buộc bởi môn phái, giai cấp hay tín ngưỡng. Vipassana (Thiền Minh sát) là một môn khoa học vĩ đại,...

Huy hoàng nhất của đời người là gì, bạn có biết không?
Đời sống

Chỉ cần có những khoảng lặng, tâm yên tĩnh, dạ bình an, bạn sẽ chinh phục được những bão giông đang gào thét trong lòng. Bạn sẽ nhận ra rằng, những nỗi khổ tâm kia, những vết trầy xước kia, cũng chỉ là một trong những khoảnh khắc bất như ý bên đời… Nhân sinh...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.