Vì sao Phật giáo cần cho tuổi trẻ và người trẻ thật sự cần gì ở Phật giáo? Câu hỏi này không đơn giản, đôi khi là cả một học thuyết. Nhưng, ở nghĩa đơn giản nhất, qua trải nghiệm của bản thân tôi, có cả thất bại lẫn thành công, tuổi trẻ cần ở Phật giáo ở 3 điểm chính yếu Bi, Trí, Dũng.

Thuở đôi mươi, khi đọc cuốn Tuổi trẻ tình yêu lý tưởng và Nói với tuổi 20 của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tôi đã bồi hồi xúc động. Dù thời điểm còn non nớt ấy chưa thể hiểu hết thông điệp mà Thầy gửi gắm, nhưng tôi thấy tâm hồn mình được khai thông.

Cánh cửa tuệ giác từ đó mở ra, từng chút một, từng ngày một. Hồi nhỏ, tôi vẫn thường đi sinh hoạt ở Gia đình Phật tử vào mỗi chiều Chủ nhật, được là chú chim oanh vũ dưới sự hướng dẫn của các anh chị huynh trưởng, những hạt mầm Phật pháp đã được gieo từ sớm. Nhưng, mãi đến khi đọc sách của Thiền sư, tôi mới thấy

Phật giáo có ý nghĩa lớn lao đối với tuổi trẻ.

Vì sao Phật giáo cần cho tuổi trẻ và người trẻ thật sự cần gì ở Phật giáo? Câu hỏi này không đơn giản, đôi khi là cả một học thuyết. Nhưng, ở nghĩa đơn giản nhất, qua trải nghiệm của bản thân tôi, có cả thất bại lẫn thành công, tuổi trẻ cần ở Phật giáo ở 3 điểm chính yếu Bi, Trí, Dũng.

Tinh thần Bi:

Người trẻ là có nhiều cảm xúc và ham muốn, cái lớn nhất có thể thấy là tham ái. Đối với họ, tình yêu là điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Họ dễ dàng yêu đời, yêu người, yêu cảnh. Họ còn trẻ, họ còn thời gian và vì thế mà họ thả lỏng mình chạy nhảy quanh những ham thích. Không biết mình muốn gì nhưng chính họ cũng không nhận ra điều đó, họ đau buồn với cái mình mất đi, họ hân hoan với cái mình có được.

Họ chấp vào cái cảm giác “được” và sợ cái cảm giác “mất”. Vì vậy, họ cố ra sức sở hữu càng nhiều cảm giác “ái” càng tốt, đối với con người và cả sự việc. Nhưng, đến một lúc, có tiếng nói nhỏ thôi từ trong sâu thẳm của họ sẽ cho thấy, họ đang không hạnh phúc. Càng “ái” thì tôi càng không hạnh phúc. Tất cả những cười nói kia chỉ là chốn đông người, nhưng khi về lại một mình, tôi vẫn cảm thấy cô đơn, trống rỗng. Lúc này đây, Phật giáo sẽ giúp họ.

Hạt giống tham ái cấu thành gồm 50% là tham, 50% là ái, chỉ cần chuyển hoá “ái” hơn 51% trở lên thì người trẻ có xu hướng và cơ hội thực tập tâm từ bi. Tỷ lệ tham càng thấp đi, tỷ lệ ái thuần khiết càng lớn lên, đó chính là cơ hội cho bi phát triển. Tâm từ bi, nói cho thật sâu thì vô cùng, nhưng nói đơn giản có nghĩa là biết yêu thương, cảm thông, có sự rung động của trái tim sâu sắc đối với mọi việc và con người. Thuyết vô thường trong đạo Phật có thể giúp người trẻ chuyển hóa được. Bởi khi thấm nhuần ý nghĩa rằng, mọi thứ trên đời đều không có gì là mãi mãi, tính tham của họ sẽ mất dần đi.

Tinh thần Trí:

Đặc trưng của người trẻ là tò mò, ham học hỏi. Việc gì cũng muốn biết, muốn học, muốn gom kiến thức. Tri thức là vô cùng quan trọng, trong những điều răn của Đức Phật, khiếm khuyết lớn nhất của đời người là thiếu hiểu biết. Thế nhưng, không phải cứ có nhiều kiến thức là trở thành người hữu dụng. Kiến thức phải được chuyên sâu, hữu ích cho bản thân và cho xã hội.

Phật giáo sẽ giúp người trẻ phân biệt giữa kiến thức thô mộc và kiến thức có trí tuệ qua khái niệm vô minh. Nếu tìm hiểu sâu về thuyết vô minh, người trẻ sẽ nhận ra rằng, có kiến thức giỏi không đồng nghĩ với trí tuệ sáng suốt. Có nhiều kiến thức, chấp trước vào những gì mình biết, kéo theo những hành động không mang lại lợi ích gì cho người khác, như vậy cũng đã là vô minh.

Vô minh có hai cách hiểu đơn giản, một là thiếu sáng suốt để nhìn vào bản chất của cuộc sống và hai là không nhìn thấy sự vật như nó là. Người trẻ, với kiến thức của mình, kết hợp thực tập giải thoát khỏi vô minh, thì họ sẽ có trí tuệ sáng để làm những việc có lợi cho chính bản thân, biết phân biệt đúng sai, biết đi con đường đúng đắn từ đó đóng góp hữu ích cho cộng đồng.

Tinh thần Dũng:

Ai cũng từng là người trẻ và đều hiểu rằng đặc điểm nổi bật của người trẻ là tính hiếu thắng. Cũng vì hiếu thắng mà người trẻ bất chấp tất cả, đặt cái tôi to lớn của mình làm trung tâm trong mọi hành xử. Thời điểm đó, có thể bản thân họ cũng chưa nhận ra mình hiếu thắng. Họ chỉ biết rằng mình phải vượt lên, mình phải thành công, người khác phải công nhận mình, để rồi bất chấp những rủi ro, hiểm nguy, tổn thương xảy ra cho chính mình.

Thế nhưng, ở mặt khác, tính tích cực của những người có tính hiếu thắng là dám nghĩ, dám làm, dám bước về phía trước. Và đó cũng chính là đặc điểm của người dũng cảm. Vậy, làm thế nào để chuyển hóa từ hiếu thắng sang dũng cảm. Đó chính là bỏ cái tôi đi. Và đạo Phật với thuyết vô ngã cũng như nhiều câu chuyện, bài học, phương thức khác nhau sẽ giúp người trẻ bỏ bớt ngã mạn. Bởi một khi thấu hiểu rằng, cái tôi này chẳng thể tồn tại một mình, mà có sự liên kết của tất cả nhân duyên và nhiều con người xung quanh ta thì cái tôi mới có thể tồn tại. Như vậy, nếu vẫn cứ giữ tinh thần dám vượt lên phía trước nhưng biết gạt bỏ cái tôi, thì người trẻ sẽ có tinh thần dũng cảm.

Tuổi trẻ, với tình yêu và lý tưởng đẹp đẽ sẵn có, nếu được thắp sáng và tiếp sức bởi tinh thần bi – trí – dũng thì họ sẽ trở nên bản lĩnh, mạnh mẽ và hữu ích.

Nếu chỉ có trí và dũng mà không có tâm từ bi thì con người dễ ngã mạn, tự cao tự đại, không có lòng cảm thông với tha nhân. Nhưng chỉ có bi mà thiếu trí, dũng thì con người cũng sẽ trở nên yếu đuối, thiếu phương tiện và ý chí để làm việc hữu ích.

Và, chỉ có bi và dũng mà không có trí thì người trẻ thiếu phương tiện để làm việc tốt, không thể phát huy hết khả năng của mình, không biết con đường chánh đạo để đi.

Nếu có trí và bi mà thiếu dũng thì con người thiếu lửa, thiếu sự dấn thân, lúc đó, tất cả những ước mơ hoài bão chỉ dừng lại ở lý thuyết và trí tưởng tượng mà thôi.

Dĩ nhiên, học tập, chuyển hóa, thực hành 3 tinh thần này không phải là việc một sớm một chiều. Có nhiều phương thức cho người trẻ chọn lựa như đọc sách, hành thiền, lắng nghe các bậc tiền bối giải thích, và quan trọng hơn hết là thực hành trong đời sống hàng ngày, từng việc nhỏ, từng phút giây. Khi biết kết hợp nhuần nhuyễn và linh động bi trí dũng, người trẻ đang thật sự hướng đến một cuộc sống tinh tấn và an lành từ bên trong.

Lyly Nguyễn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Vai trò của người Phật tử trẻ với sứ mệnh xiển dương đạo Pháp
Tuổi trẻ

Là một người Phật tử trẻ, tôi nhận thấy rằng sứ mệnh xiển dương đạo Pháp không chỉ là trách nhiệm của những người tu hành, mà còn là nhiệm vụ của tất cả chúng ta – những người may mắn được tiếp cận với giáo lý từ bi, trí tuệ và tỉnh thức. Trong...

11 Câu Nói Hay Của Đạt Lai Lạt Ma – Những Lời Bất Hủ
Đời sống, Tuổi trẻ

Những câu nói hay của Đạt Lai Lạt Ma trở thành những lời nói bất hủ, mỗi câu đều là một triết lý sống về cuộc sống, tình yêu thương và từ bi. Những lời nói của người đại diện Phật giáo Tây Tạng tạo nên những ảnh hưởng lớn và lan tỏa nhiều ảnh hưởng...

Những lời cho em…
Tuổi trẻ

Hôm qua, em nói với tôi rằng, cuộc đời của em quá khổ đau, không còn ai khổ đau hơn em. Em là người khổ đau và bất hạnh nhất trên đời… Rồi em kể, sự khổ đau của em về mọi mặt, nào là tình yêu, gia đình, công việc, bạn bè, xã hội...

Đặc điểm tâm lý của tuổi thiếu niên Phật tử và biện pháp tác động
Tuổi trẻ

Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến động trong tâm lý, là lứa tuổi mà nhân cách con người bắt đầu qui tụ và nẩy nở. Ở lứa tuổi này, trong các em có một sức sống mãnh mẽ và đồng thời đây cũng là lứa tuổi mà sự cân bằng bị...

Khi bạn đủ trưởng thành, đủ từng trải thì bạn sẽ nhận ra
Đời sống, Tuổi trẻ

Khi bạn đủ trưởng thành, đủ từng trải thì bạn sẽ nhận ra những điều sau để sống an vui và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. 1. Thân thể là quà tặng quí giá mà cha mẹ trao truyền cho ta, vì thế ta phải trân quí và giữ gìn. Không những vậy thân tâm...

Sống yêu thương nhưng không phụ thuộc…
Đời sống, Tuổi trẻ

Cứ sống tử tế là được, đừng bao giờ cố gắng để khiến bất cứ một ai yêu thích bạn. Khi bạn càng cố gắng để được yêu thương thì bạn càng dễ bị phụ thuộc cảm xúc vào người khác và càng dễ bị thất vọng, đau lòng và mất tự tin vào bản...

6 kiểu người bạn nên trân quý
Đời sống, Tuổi trẻ

Có 6 kiểu người bạn này thì bạn nên trân quí vì sẽ giúp cho bạn hạnh phúc, tiến bộ và thành công. 1. Người lắng nghe và giữ bí mật cho bạn Người lắng nghe bạn là người bạn tuyệt vời, vì không phải ai cũng thích nghe tâm sự của người khác và...

Từ Bi Là Cội Nguồn Của Hạnh Phúc
Đời sống, Tuổi trẻ

Mục tiêu của đời sống là phấn đấu cho hạnh phúc Chúng ta có mặt ở đây; chúng ta hiện hữu và có quyền tồn tại. Ngay cả những loài không phải là chúng sinh hữu tình như bông hoa cũng có quyền tồn tại. Nếu một năng lực tiêu cực tác động lên bông hoa, nó sẽ tự chữa trị bằng phản ứng hóa học để duy trì sự sống. Nhưng [hơn thế nữa] , chúng ta,...

Cuộc sống không bao giờ diễn ra theo kịch bản, đó là điều mà ta cần chấp nhận
Đời sống, Tuổi trẻ

Cuộc sống đầy ắp những việc không như ý, và điều quan trọng không phải là những gì xảy ra, mà là cách chúng ta đối phó và thay đổi góc nhìn. Chúng ta có khả năng chuyển đổi mọi thử thách thành cơ hội và học hỏi từ mọi trải nghiệm. Khi những điều...

Ấm áp nhất chính là “trân trọng”
Đời sống, Tuổi trẻ

Rất nhiều thứ không phải lúc nào cần cũng có sẵn, không phải tất cả đều ở yên chổ cũ để chờ bạn, chờ bạn rảnh, chờ bạn có thời gian, chờ bạn quan tâm đến… Đừng chờ mất đi bạn bè mới hiểu thế nào là cô đơn. Đừng chờ mất đi người thân...

Đừng vội vàng trách một ai đó 
Đời sống, Tuổi trẻ

Nếu mình đối tốt với ai rồi mong muốn người ta cũng đối lại với mình như thế ấy thì chẳng phải đó là lòng tốt có toan tính hay sao?  Khi cảm thấy thất vọng về ai đó: Đừng vội buồn, đừng vội trách họ vì có thể đó chỉ là điều ta kỳ...

Tìm hạnh phúc từ bên trong
Tuổi trẻ

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày. Xê dịch tới tỉnh...

Thầy Thích Minh Niệm: “Luôn tin mình rộng lớn hơn rất nhiều những gì biết về bản thân”
Đời sống, Tuổi trẻ

Thầy Thích Minh Niệm – tác giả cuốn sách nổi tiếng “Hiểu về trái tim”, “ Làm như chơi” và nhiều cuốn sách khác, là vị thầy hướng dẫn những phương pháp thực tập chữa lành giúp đỡ đến nhiều người, đã có cuộc trò chuyện với Giác Ngộ. Thầy đã có những chia sẻ tâm...

Sáng nay em đã mỉm cười chưa?
Đời sống, Tuổi trẻ

Người xưa nói: “Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Giá trị nụ cười mang lại rất lớn cho con người, không chỉ có tác dụng cho thân mà còn cho tâm nữa.  Tập mỉm cười là sự thực tập chánh niệm. Thiền sư Thích Nhất Hạnh có thi kệ: Thức dậy miệng mỉm cười...

Thật tâm mới đổi được chân tình
Tuổi trẻ

Một khi đã lựa chọn tin tưởng, hãy thật tâm đối đãi, hết lòng vun đắp. Vì tình cảm con người đến từ sự qua lại, bạn đối tốt với người, họ cũng sẽ làm như vậy với bạn. Người với người qua lại lâu ngày, niềm tin là điều kiện đầu tiên để kết...

Thay đổi hoàn cảnh không bằng thay đổi bản thân
Tuổi trẻ

Thay vì lúc nào cũng tìm cách bới móc những khuyết điểm, lỗi lầm của người khác, chúng ta hãy biết ơn những người mà chúng ta gặp trong cuộc sống, bất kể họ như thế nào đi chăng nữa. Khi còn bé, chúng ta thường chỉ muốn mọi người phải làm mọi thứ như...