Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài thường đi thăm bệnh các Tỳ-kheo và một số gia đình Phật tử thân tín. Các vị đệ tử lớn như Tôn giả Xá-lợi-phất, A-nan cũng thường thay mặt Thế Tôn đi thăm bệnh. Nhất là lúc bệnh nặng sắp mất, sự có mặt của các Tỳ-kheo an ủi, giáo giới, nhắc lại các thiện nghiệp sẽ khiến cho người bệnh từ trần trong hoan hỷ. Nhờ ra đi với cận tử nghiệp trong sạch, trọn vẹn niềm tin Tam bảo mà họ được tái sinh vào các cõi lành.

Ngày nay, hạnh lành thăm bệnh này vẫn được chư Tăng duy trì. Không chỉ an ủi và giáo giới trước khi mất, sau khi họ chết rồi chư Tăng còn tiếp tục cầu siêu ít nhất đến 49 ngày. Đối diện với sinh tử là thời khắc cô quạnh và bi thương nhất của kiếp người. Bấy giờ, với người đang hấp hối thì công danh, sự nghiệp, bạc tiền không còn ý nghĩa. Ai may mắn thì còn chút tình thân của vợ/chồng con cháu kề bên. Ai nhiều phước đức mới được chư Tăng và đạo hữu hộ niệm, hướng dẫn sám hối, nhắc lại các thiện nghiệp đã làm, củng cố niềm tin Tam bảo, hiện hành cận tử nghiệp trong sạch.

“Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ Trưởng giả Cấp Cô Độc thân mang trọng bệnh. Xá-lợi-phất, bằng thiên nhãn thanh tịnh thấy Trưởng giả Cấp Cô Độc thân mang trọng bệnh, bèn nói với A-nan:

– Thầy cùng tôi đi đến thăm Trưởng giả Cấp Cô Độc.

Lúc bấy giờ, đến giờ, A-nan khoác y ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực; lần hồi đi đến nhà Trưởng giả Cấp Cô Độc, ngồi lên chỗ ngồi. Khi ấy Xá-lợi-phất đang ở trên chỗ ngồi, nói với Trưởng giả Cấp Cô Độc:

– Bệnh của ông nay có thêm bớt gì không? Có thấy đau nhức bớt dần mà không tăng thêm nặng không?

Trưởng giả đáp:

– Bệnh của con giờ rất ít hy vọng. Chỉ cảm thấy tăng chứ không cảm thấy giảm.

Xá-lợi-phất nói:

– Bây giờ trưởng giả hãy nhớ tưởng Phật, rằng Như Lai là bậc Chí chân, Đẳng chánh giác, Minh hành túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, hiệu Phật Thế Tôn. Ông cũng hãy nhớ tưởng Pháp, rằng Pháp của Như Lai rất sâu thẳm, đáng tôn, đáng quý, không gì sánh bằng, là điều mà Hiền Thánh tu hành. Ông cũng hãy nhớ tưởng Tăng, rằng Thánh chúng của Như Lai hòa thuận trên dưới, không tranh tụng, thành tựu pháp tùy pháp. Thánh chúng ấy thành tựu giới, thành tựu tam muội, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu giải thoát tri kiến. Tăng ấy gồm bốn đôi tám hạng. Đấy gọi là Thánh chúng của Như Lai đáng tôn, đáng quý, là ruộng phước vô thượng của thế gian.

– Này Trưởng giả, nếu ai tu hành niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng Tỳ-kheo, phước đức ấy không thể tính kể, đạt đến chỗ cam lộ diệt tận.

– Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân, niệm Tam tôn Phật, Pháp, Thánh chúng, mà đọa vào ba nẻo dữ, không có trường hợp ấy. Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy tu niệm Tam tôn chắc chắn đi đến cõi lành, sanh lên trời, trong loài người”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, chương Mười pháp, phẩm Phi thường, kinh số 8 [trích])

Suy nghiệm

Trước khi mất mà tâm an trú vào Phật-Pháp-Tăng thì chắc chắn sẽ sinh vào cõi lành. Lúc khỏe mạnh, người niệm Phật (hoặc các đề mục thuộc lục niệm, thập niệm) có thể đạt được cận định. Nhờ uy lực Tam bảo và năng lực chánh niệm nên phát khởi tịnh tín, sinh tâm hoan hỷ. Nếu phát huy thiền quán, thấy rõ sát-na vô thường sinh diệt của thân, thọ, tâm, pháp thì có thể xả ly tham ái, dứt trừ vô minh, thành tựu giải thoát. Nếu chỉ có định tâm, tịnh tín và hoan hỷ được nuôi dưỡng đến cuối đời thì được sinh cõi lành.

Có thể xem, niệm Phật-Pháp-Tăng là pháp hành căn bản, phổ thông cho đại chúng vì dễ thực hành, kết quả hướng thượng, đi lên, không bị đọa lạc. Niệm Phật ở đây là niệm ân đức Phật bảo chứ không phải niệm danh hiệu của một Đức Phật. Về sau, một số phái Phật giáo Bắc truyền chủ trương trì danh, niệm danh hiệu Phật Thích Ca, A Di Đà, Dược Sư v.v… Cách niệm Phật này nếu kết hợp quán tưởng công đức của vị Phật đang niệm thì kết quả vẫn tương tự, sinh về cõi lành.

Lúc sắp mạng chung, tứ đại rã rời, tâm thần hôn ám, những nghiệp sâu nặng dấy khởi, dẫn dắt tái sinh. Nếu ai có huân tập niệm Phật sâu dày, có thể tự giữ vững chánh niệm, tự biết đường đi. Nếu ai chưa giữ vững chánh niệm, có người thăm viếng hộ niệm trợ duyên càng quý hóa. Thành ra, thăm người bệnh nặng sắp mất rồi giáo giới chính là Phật sự, có thể cứu độ cho người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Phật Tán Dương Hạnh Đầu-đà
Lời Phật dạy

Chúng ta đều biết, đạo Phật là trung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh mà thành tựu đạo quả. Sau khi giác ngộ, trên bước đường hoằng hóa, Thế Tôn vẫn nêu cao lập trường trung đạo. Tuy vậy, những ai kham nhẫn được với sự thanh bần, thực hành hạnh đầu-đà đến trọn đời vẫn được Thế Tôn ca ngợi. Trong hàng đệ tử Phật, Tôn giả Đại Ca-diếp đã trọn đời giữ hạnh đầu-đà. Dù rằng, lúc tuổi...

Phật dạy chúng ta không được có tâm oán hận, báo thù
Lời Phật dạy

Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Vì ngay đời này bạn báo thù họ, đời sau họ lại báo thù lại bạn, đời đời kiếp kiếp báo tới báo lui không hề ngừng dứt, hơn nữa oán...

Ôm chặt lấy niềm đau hay vượt lên mà vui sống
Lời Phật dạy

Sống trên đời, mỗi người đều có những người thân thương như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Khi xảy ra những mất mát, chia ly ai cũng thương tiếc và khổ đau. Có lẽ niềm đau lớn nhất của con người là cuộc chia tay với những người rất thân yêu, vĩnh viễn ra...

Cẩn Trọng Với Lợi Dưỡng
Lời Phật dạy

Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời...

Vì sao người giàu mà ta nghèo?
Lời Phật dạy

Giàu sang cũng không nên quá tự hào và ỷ lại, mà nghèo khó cũng không nên quá tự ti và làm quấy làm càn. Hãy chiêm nghiệm lời dạy của Thế Tôn về sự giàu nghèo để tìm ra hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình. Quan sát cuộc sống xung quanh chúng...

Như Lai là bậc “Nói gì thì làm vậy, làm gì thời nói vậy”
Lời Phật dạy

“Nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy” thoạt nhìn như đơn giản, bình thường nhưng thật sự phi thường. Nói ra sự thấy biết bằng trải nghiệm, những gì đã kinh qua đồng thời làm được, sống trọn vẹn với những gì mình nói. Như Lai (Tathàgata) là một trong những danh...

Người vợ lý tưởng theo quan điểm Phật giáo
Lời Phật dạy

Vợ chồng tự nguyện gắn bó, chung sống với nhau, đó là duyên mà âu cũng là nợ. Người đàn ông nào cũng mong muốn có được người vợ hiền trong đời. Thế nhưng, do nghiệp lực và duyên nợ của mỗi người nên không phải ai cũng tìm được người vợ như ý. Một...

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Mở lòng yêu thương, mong mọi người thành công từ trong suy nghĩ cho đến lời nói và việc làm. Được vậy thì tâm đố kỵ tan biến, bản thân mình an vui và mọi người cũng an vui. Đố kỵ là tâm lượng hẹp hòi, khó chịu, bực bội, ganh ghét những ai có...

Thực hành cúng bái tổ tiên theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Cúng bái tổ tiên, ông bà, cha mẹ hoặc bà con thân quyến là một trong những lễ tiết quan trọng của đời sống tinh thần, tâm linh có truyền thống lâu đời, nhằm thể hiện sự tri ân, báo ân, lòng thương kính đối với người đã chết. Một thời, Thế Tôn ở tại...

Vượt thoát sợ hãi sinh già bệnh chết
Lời Phật dạy

Người thường ưu tư về thân phận luôn ám ảnh bởi câu hỏi ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Hầu như chẳng ai có ký ức lúc chào đời, chỉ nghe người thân kể lại rồi tha hồ tưởng tượng. Nhưng hình dung về cái chết của mình thì ai cũng có,...

Ở trong chúng Như Lai mà lại phỉ báng Như Lai
Lời Phật dạy

Những người ngoài dù có phỉ báng Như Lai đến mấy thì vẫn không hề hấn gì đến đạo pháp. Nhưng chính những thành viên trong hội chúng của Như Lai lại tiềm ẩn nguy cơ phỉ báng Ngài vì giảng nói sai Chánh pháp, và có thể tổn hại đạo pháp nghiêm trọng. Thời...

Nhân Duyên Khởi Ra Chánh Kiến
Lời Phật dạy

Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạo là nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn. Trong đó, Chánh kiến tức nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp là chi phần quan yếu, có vị trí đứng đầu (Chánh kiến, …, Chánh định). Nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp sẽ quyết định sự nghiệp tu hành luôn đúng với lời Phật dạy, không bị thiên lệch, thẳng đến giải thoát Niết-bàn. Thời Thế Tôn còn tại thế, vẫn có một số ít Tỳ-kheo nhận thức sai Chánh pháp. May...

Nguyên nhân Phật dạy pháp Vu lan bồn
Lời Phật dạy

Vu Lan bồn, người Trung Hoa dịch là “giả đảo huyền”, nghĩa đen là cởi trói người bị treo ngược; nghĩa bóng là cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược. Nguyên nhân Phật dạy Pháp Vu Lan Bồn. Ngài Đại hiếu Mục Kiền Liên, sau khi tu hành chứng...

Bậc thượng nhân
Lời Phật dạy

Thượng nhân có nghĩa thường là người bậc trên, vị bề trên. Như thế nào gọi là trên? Vấn đề này tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người và một nhóm người. Trong Phật pháp, thượng nhân chỉ cho những bậc hơn người, là những bậc chân tu, thiện trí thực hành phạm hạnh...

Nuôi dưỡng tâm niệm về thâm ân dưỡng dục, tâm hiếu được hình thành
Lời Phật dạy

Hiếu thảo là một trong những bổn phận quan trọng của đạo làm con được hình thành từ tình thương yêu và sự giáo dưỡng của cha mẹ. Hiếu dưỡng sẽ tròn đầy như nhiên khi các bậc cha mẹ thực sự gương mẫu, trọn vẹn với đạo làm cha mẹ thì con cái sẽ...

Cung kính bậc phạm hạnh nền tảng của giải thoát
Lời Phật dạy

Nếu không xác định đúng về giá trị của người tu sẽ đưa đến nhận thức sai lầm, hành xử thiếu tôn kính đối với những bậc đáng kính. Đức Phật đã khuyến cáo những ai không cung kính các bậc phạm hạnh thì khó tiến tu trên đường đạo. “Một thời, Phật du hóa...