1. Nguyên văn

伏以

秋來月到、嗟夫半點之難追、德重恩深、念也寸毫之 莫及、式遵上古、壇啟中元。拜疏為越南國…省…縣 [郡]…社…村、家居恭詣于…寺奉

佛修香諷經中元盂蘭勝會、追薦先靈祈陰超陽泰事。 今齋主(弟子)…惟日仰干

大覺世尊俯垂接度。痛念求薦 奉為…之香靈。仝承

佛力以超昇、全賴經文而解脫。茲者辰維孟月、節屬 秋天、迺地官赦罪之期、依尊者度親之日。由是虔仗禪 和宣揚法事、諷誦

大乘法寶尊經、加持往生淨土神呪、頂禮

三身寶相、萬德金容、集此殊勝善因、普願陰超陽 泰。今則謹具疏文、和南拜白。

南無十方常住三寶一切諸佛尊法賢聖僧作大證明。

南無娑婆教主本師釋迦牟尼佛蓮座證明。

南無大悲觀世音菩薩。

南無大孝目犍連菩薩。恭奉、遍法界諸尊菩薩摩訶 薩、蓮池會上、無量聖賢、共降威光、仝垂接度。伏 願、鑒臨不遠、庇佑孔弘、一真默證靈乘、法輪妙轉、 百世善根自在、福果團圓。仰賴

佛恩證明不可思議也、謹疏。

佛曆…歲次…年… 月…日時、沙門號…和南上疏

(疏) 白佛金章 弟子眾等和南上疏

2. Phiên âm

Phục dĩ

Thu lai nguyệt đáo, ta phù bán điểm chỉ nan truy; đức trọng ân thâm, niệm dã thốn hào chỉ mạc cập; thức tuân thượng cổ, đàn khải Trung Nguyên1.

Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh … Huyện (Quận) … Xã … Thôn, gia cư cung nghệ vu … Tự phụng Phật tu hương phúng kinh Trung Nguyên Vu Lan2 Thắng Hội, truy tiến tiên linh kỳ âm siêu dương thái sự. Kim trai chủ (đệ tử)…duy nhật ngưỡng can

Đại Giác Thế Tôn phủ thùy tiếp độ. Thống niệm cầu tiến:

Phụng vị … chi hương linh.

Đồng thừa Phật lực dĩ siêu thăng, toàn lại kinh văn nhi giải thoát.

Tư giả thần duy mạnh nguyệt, tiết thuộc Thu thiên, nãi Địa Quan3 xá tội chỉ kỳ, y Tôn giả4 độ thân chỉ nhật. Do thị kiền trượng Thiền hòa tuyên dương pháp sự, phúng tụng Đại Thừa pháp bảo tôn kinh, gia trì Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú, đảnh lễ Tam Thân bảo tướng, vạn đức kim dung, tập thử thù thắng thiện nhân, phổ nguyện âm siêu dương thái. Kim tắc cần cụ sở văn, hòa nam bái bạch.

Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo Nhất Thiết Chư Phật Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng tác đại chứng minh.

Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật liên tọa chứng minh.

Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên5 Bồ Tát.

Cung phụng: Biến pháp giới chư tôn Bồ Tát Ma Ha Tát, Liên Trì hội thượng vô lượng thánh hiền, cọng giáng uy quang, đồng thùy tiếp độ. Phục nguyện: Giám lâm bất viễn, tỷ hựu khổng hoằng; nhất chơn mặc chứng linh thừa, pháp luân diệu chuyển; bách thế thiện căn tự tại, phước quả đoàn viên. Ngưỡng lại Phật ân chứng minh bất khả tư nghì dã, cần sớ.

Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời.

Sa Môn hiệu … hòa nam thượng sớ.

3. Dịch nghĩa

Cúi nghĩ:

Thu về trăng đến, than ôi nửa điểm khó theo thay; đức nặng ân sâu, nhớ chút mảy lông cũng khó được; xưa tuân nghi thức, đàn mở Trung Nguyên.

Sớ tâu: Nay tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) Tỉnh, nước Việt Nam; có gia đình thờ Phật, kính thành đến Chùa …, dâng hương tụng kinh, Trung Nguyên Vu Lan Thắng Hội, dâng cúng tiên linh, cầu âm siêu dương thái. Trai chủ (đệ tử) … hôm nay, ngưỡng mong Đại Giác Thế Tôn, xót thương tiếp độ. Xót nghĩ cầu xin:

Hương linh …

Cùng nương Phật lực được siêu thăng, thảy nhờ văn kinh mà giải thoát. Hôm nay nhân dịp đầu mùa, tiết thuộc trời Thu; Địa Quan xá tội gặp thời, nương ngày Tôn giả cứu mẹ; do đây nhờ sức chúng tăng tuyên dương pháp sự, trì tụng tôn kinh pháp bảo Đại Thừa, gia trì Thần Chú Vãng Sanh Tịnh Độ, đảnh lễ Ba Thân tướng báu, muôn đức dung vàng; lấy nhân thù thắng lành này, nguyện khắp âm siêu dương thái. Nay xin dâng trọn sớ văn, kính thành lạy thỉnh:

Kính lạy Ba Ngôi thường trú trong mười phương, hết thảy đức Phật, tôn pháp, hiền thánh tăng, chứng giám cho.

Kính lạy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, giáo chủ Ta Bà, ngồi trên tòa sen, chứng giám cho.

Kính lạy Quán Thế Âm Bồ Tát thương xót chứng minh cho.

Kính lạy Bồ Tát Đại Hiếu Mục Kiền Liên chứng minh cho. pháp giới, Liên Trì Hội thượng,

Cùng xin: Chư vị Bồ Tát Ma Ha Tát khắp vô lượng thánh hiền, đều giáng uy quang, xót thương tiếp độ.

Lại nguyện: Giám lâm gần đó, phò trợ rộng xa; một linh thầm chứng lên xe, pháp luân chuyển khắp; trăm đời thiện căn tự tại, quả phước đoàn viên.

Ngưỡng lạy ơn Phật, chứng minh không thể nghĩ bàn. Kính dâng sớ.

Phật lịch … Ngày … tháng … năm

Sa môn hiệu … thành kính dâng sớ.

4. Chú thích

  1. Trung Nguyên (中元): tức Trung Nguyên Tiết (中元節), đối với Thượng Nguyên (中元) nhằm ngày rằm tháng giêng âm lịch, Hạ Nguyên (下元) vào ngày rằm tháng 10 âm lịch, Trung Nguyên nhằm vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. Trung Nguyên Tiết là tên gọi của Đạo Giáo, Vu Lan Bồn Tiết (盂蘭盆節) là tên gọi của Phật Giáo, còn gọi là Trung Nguyên Phổ Độ (中元普渡), Hiếu Tử Tiết (孝子節), Ngày Xá Tội Vong Nhân. Thuyết Tam Nguyên này phát xuất từ Đạo Giáo, sau này lễ Trung Nguyên được hỗn hợp với truyền thống Vu Lan Bồn của Phật Giáo để cúng dường và cầu siêu độ cho các vong linh đã quá cố. Vì vậy khi nói đến Trung Nguyên cũng có nghĩa là Vu Lan Bồn. Bên cạnh đó, theo truyền thống Phật Giáo, rằm tháng 7 cũng là ngày xá tội vong nhân, ngày chư Phật hoan hỷ, ngày Tự Tứ (s: pravāraņā, p: pavāraņā,自恣) của chư tăng ni, như trong Tuế Thời Quảng Ký (歲時廣記) quyển 29, phần Kinh Sở Tuế Thời Ký (荊楚歲時記) có đề cập rằng: “Tử nguyệt thập ngũ nhật nãi Pháp Vương cấm túc chi thần, Thích tử hộ sanh chỉ nhật, tăng ni dĩ thử nhật tựu Thiền sát kết hạ lực, hựu vị chi Kết Chế, cái trường dưỡng chi tiết tại ngoại hành, khủng thương thảo mộc trùng loại; cố cứu thập nhật an cư, chí thất nguyệt thập ngũ nhật Giải Hạ, hựu vị chi Giải Chế (四 月十五日乃法王禁足之辰、釋子護生之日、僧尼以此日就禪剎結夏力、又 謂之結制、蓋長養之節在外行、恐傷草木蟲類、故九十日安居、至七月十 五日解夏、又謂之解制,rằm tháng tư là ngày đấng Pháp Vương (đức Phật] cấm túc [giới hạn đi ra ngoài], là ngày người con Phật bảo vệ sinh mạng, tăng ni lấy ngày này đến các Thiền viện Kết Hạ An Cư, còn gọi là Kết Chế; lấy năng lực đó nuôi lớn, giới hạn việc đi ra ngoài, sợ làm tổn thương cây cỏ, côn trùng; cho nên sau 90 ngày An Cư, đến ngày rằm tháng 7 thì Giải Hạ [kết thúc kỳ Kết Hạ An Cư], còn gọi là Giải Chế).” Sau ngày Giải Hạ, từ ngày 16 tháng 7 âm lịch trở đi, cuộc sống mới bắt đầu; vì vậy ngày rằm tháng 7 cũng tượng trưng cho sự phục hoạt và sinh sống mới. Xưa kia, trong dân gian vẫn thường gọi lễ hội này là Quỷ Tiết (鬼節). Tương truyền có một hôm nọ, cửa Địa Ngục mở tung ra, các âm linh, quỷ sứ dưới âm ty được tự do thoát ra ngoài. Người nào có chủ thì về nhà mình, người không chủ thì đi lang thang, vất vưởng đây đó; cho nên, trong dân gian thường thiết lễ tụng kinh cầu nguyện vào dịp tháng 7 để cầu siêu độ các âm linh cô hồn, để họ không gây họa cho con người, và trở lại phò trợ cho tật bệnh tiêu trừ, gia trạch bình an. Về truyền thuyết của lễ hội này, bên cạnh thuyết đệ tử của đức Phật là Mục Kiền Liên (s: Maudgalyāyana, p: Moggallāna,目犍連) cứu mẹ như được thuyết trong Vu Lan Bồn Kinh (s: Ulambanasūtra, 盂蘭盆經) của Phật Giáo, về phía dân gian cũng như Đạo Giáo, có truyền thuyết khác liên quan đến tiền giấy. Theo thuyết của Thái Luân (蔡倫, khoảng 63-121) thời Đông Hán (東 漢, 25-220) sau khi phát minh ra tiền giấy, cuộc sống hưng thịnh, khá giả, tiền của dư dật. Anh trai ông là Thái Mạc (蔡莫) cùng với chị Huệ Nương (感娘) thấy vậy rất thèm muốn. Cả hai cùng đến gặp Thái Luân xin học cách chế tạo giấy. Tuy nhiên, tâm của Thái Mạc thì quá nôn nóng muốn làm giàu, nên công phu học tập tuy chưa thuần thục đã vội mở tiệm kinh doanh. Cuối cùng, kết quả cho thấy rằng giấy do ông làm ra có phẩm chất không tốt, bị mọi người chê trách, cả hai vợ chồng ngồi buồn rầu rĩ. Chợt Huệ Nương này ra một diệu kế, bàn nhỏ với chồng và thực hiện. Có một đêm nọ, người dân hàng xóm bỗng nhiên nghe tiếng khóc lóc thảm thiết vọng lại từ nhà của Thái Mạc. Mọi người chạy đến xem hư thực, mới biết là Huệ Nương đã chết tối hôm qua. Đến sáng hôm sau, trước mặt mọi người, Thái Mạc kêu gào bị thương bên quan tài vợ hiền, vừa khóc vừa đốt giấy. Bỗng nhiên, từ trong quan tài vọng ra tiếng nói rằng: “Mở cửa ra, mở cửa ra! Ta sống lại đây!” Người tham dự kính sợ, cuối cùng có người gan dạ mới dám bước đến mở nắp quan tài ra. Huệ Nương từ trong quan tài bước ra kể với mọi người rằng sau khi bà qua đời, sanh xuống cõi âm; khi ấy Diêm Vương xét tội trạng và ban cực hình, chịu cực khổ muôn vàn. Nhưng nhờ có Thái Mạc đốt giấy tiền, chúng tiểu quỷ thâu lấy đem dâng cho Diêm Vương; cho nên Diêm Vương mới tha cho trở về lại dương gian. Nghe vậy, Thái Mạc giả vờ hỏi: “Ta đâu có đốt tiền.” Huệ Nương lấy tay chỉ vào đống tro tàn bảo: “Dưới cõi âm đó chính là tiền.” Từ đó, người dân mới phát hiện ra công dụng và lợi ích của tiền giấy; họ đỗ xô đến tiệm của Thái Mạc mua giấy tiền về cúng. Ngày Huệ Nương sống lại cũng đúng vào rằm tháng bảy; cho nên cũng nhân ngày này, dân chúng mua giấy tiền đốt dâng cúng tổ tiên cũng như những người đã qua đời. Theo Đạo Giáo, ngày Thượng Nguyên là ngày Thiên Quan (天官) ban phước; ngày Trung Nguyên là ngày Địa Quan (地官) xá tội; và ngày Hạ Nguyên là ngày Thủy Quan (水官) giải ách. Cho nên, vào ngày rằm tháng 7, dân gian thường chuẩn bị các mâm cỗ cúng rất phong phú để dâng cúng cho Địa Quan cũng như tổ tiên quá cố. Về tập tục cúng tế vào dịp Trung Nguyên này, có nhiều tài liệu ghi lại như tác phẩm Đường Lục Điển (唐六典, tức Đại Đường Lục Điển [大唐六典]) do Đường Huyền Tông Lý Long Cơ (唐玄宗李隆基, 685-762) soạn và nhóm Lý Lâm Phủ (李林甫,?-752) chủ, ghi rằng: “Trung Thượng Thự thất nguyệt thập ngũ nhật tấn Vu Lan Bồn (中尚 署七月十五日進盂蘭盆,vào ngày rằm tháng bảy, Trung Thượng Thự [cơ quan chuyên trách đồ ẩm thức hiến cúng] hiến cúng Vu Lan Bồn).” Như vậy, đương thời việc tiến cúng Vu Lan Bồn vào dịp Trung Nguyên là định lệ trong cung nội. Trong Đông Kình Mộng Hoa Lục (東京夢華錄) quyền 8 do Mạnh Nguyên Lão (孟元老,?-?) nhà Tống soạn có đoạn: “Tiên số nhật, thị tỉnh mại minh ngoa hài, kim tê giả đái, ngọc thải y phục,… cập ấn mại Tôn Thắng Mục Liên Kinh (先數 日、市井賣冥器靴鞋、金犀假帶、五綵衣服、 及印賣尊勝目蓮經,trước [Trung Nguyên] vài ngày, phố xá có bán các thứ giày dép, tê giác vàng, dây đai giả, y phục lụa năm màu đồ âm binh, … và mua Tôn Thắng Mục Liên Kình).” Hay như trong Đế Kinh Cảnh Vật Lược (帝京景物略) quyền 2 do Lưu Đồng (劉侗, khoảng 1593-1636) và Vu Dịch Chánh (于奕正,?-?) nhà Minh soạn, có kể rằng: “Thập ngũ nhật, chư tự kiến Vu Lan Hội, dạ ư thủy thứ phóng đăng, nhật phóng hà đăng (十五日、諸寺建盂蘭會、夜於水次放燈、日放河燈,vào ngày rằm, các chùa mở hội Vu Lan, đêm về thả đèn trên nước, ban ngày thả đèn trên sông).” Hoặc như trong Huyền Đô Đại Hiến Kinh (玄都大獻經) của Đạo Giáo có dạy rằng: “Thất nguyệt thập ngũ nhật, Trung Nguyên chi tiết dã; … thị nhật Địa Quan hiệu duyệt, sưu thuyết chúng nhân, phân biệt thiện ác, chư thiên Thánh chúng, phố nghệ cung trung, giản định kiếp số nhân quỷ bộ lục, ngạ quỷ tù đồ, nhất thời câu tập, đĩ kỳ nhật tác Huyền Đô đại trai, địch ư Ngọc Kinh, cập thái hoa quả, thể gian sở hữu kỳ dị chỉ vật, ngoạn lộng phục sức, tràng phan bảo cái, trang nghiêm cúng dường chỉ cụ, thanh thiện ẩm thực, bách vị phân phương, hiến chư chúng Thánh, cập dữ đạo sĩ, dữ kỳ nhật nguyệt giảng tụng thị kinh, thập phương Đại Thánh, cao lục linh thiên, tù đồ ngạ quỷ, đương thời giải thoát, nhất câu bão mãn, miễn ư chúng khổ, đắc tuyến nhân trung; nhược phi như thử, nan khả bạt thoát (七月十五日、中元之節也、…是日地官校閱、搜說眾人、分別善惡、諸天 聖眾、譜詣宮中、簡定劫數人鬼簿錄、餓鬼囚徒、一時俱集、以其日作玄 都大齋、敵於玉京、及採諸花果、世間所有奇異之物、玩弄服飾、幢幡寶 蓋、莊嚴供養之具、清膳飲食、百味芬芳、獻諸眾聖、及與道士、與其日 月講誦是經、十方大聖、高錄靈篇、囚徒餓鬼、當時解脫、一俱飽滿、免 於眾苦、得選人中、若非如此、難可拔脫,ngày rằm tháng bảy là Tiết Trung Nguyên; ngày này Địa Quan xét duyệt, sưu tra mọi người, phân biệt thiện ác; các Thánh trên trời, tập trung trong cung điện, định rõ số bộ kiếp số của quỷ và con người, chúng quỷ đỏi giam tù, cùng lúc tập họp, lấy ngày này làm ngày cúng chay Huyền Đô, tranh nhau cúng ở Ngọc Kinh; cùng chọn các thứ hoa quả, những vật kỳ dị hiểm có trên đời, áo quần trang phục vua đùa, tràng phan lọng báu, các vật cúng dường trang nghiêm, mâm cỗ ăn uống trong sạch, trăm vị thơm ngon, hiến củng các bậc Thánh, cùng những đạo sĩ, vào ngày tháng này giảng tụng kinh này, các Đại Thánh trong mười phương, ghi rõ số linh, chúng quỷ đói bị giam cầm, lúc bấy giờ được giải thoát, hết thảy đều no đủ, xa lìa các khổ, được sanh làm người; nếu không làm như vậy, khó được giải thoát)”, v.v… Lễ hội này cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống tâm linh con người Á Châu, dầu bất cứ tôn giáo nào đi nữa; cho nên, văn chương, thi phú ca ngợi nhiều về nó. Như Linh Cô Sở (令孤楚,766-837) có làm bài thơ Nhật Tặng Trương Tôn Sư (日贈張尊師) về Tiết Trung Nguyên rằng: “Ngẫu lại nhân thế trị Trung Nguyên, bất hiến Nguyên Đô vị nhật nhàn, tịch tịch phần hương tại tiên quán, tri sư diêu lễ Ngọc Kinh San (偶來人世值中元、不獻元都未日閒、寂寂焚香在仙觀、知師遙禮玉京山, tỉnh cờ nhân thể gặp Trung Nguyên, chẳng cúng Nguyên Đô chưa an nhàn, lắng lặng đốt hương nơi tiên quán, biết thấy xa lễ Ngọc Kinh San).” Thi sĩ Ân Nghiêu Phiên (殷堯藩,?-?) nhà Đường có bài Trung Nguyên Quán Pháp Sự Bộ Hư (中元 觀法事步虛) rằng: “Ngột đô khai bị lục, bạch thạch lễ tiên sanh, thượng giới thu quang tịnh, Trung Nguyên dạ khí thanh, tinh thần triều để xử, tư hạc bộ hư thanh, ngọc động hoa trường phát, châu cung nguyệt tối mình, tảo đàn thiên địa túc, đầu giản quỷ thần kình, thảng tử Đao Khuê Dược, hoàn lưu bất từ danh (兀都開秘 録、白石禮先生、上界秋光泽、中元夜氣清、星辰朝帝處、鷥鶴步虛聲、玉洞花長發、珠宫月最明、掃地天地肅、投簡鬼神驚、償嗎刀主藥、還留 不死名, kinh đô bày bí điển, đá trắng lạy tiên sanh, cõi trên ánh thu lắng, Trung Nguyên đêm khỉ trong, sao trời chẩu để chúa, có hạc bước thong dong, động ngọc Ngư nở ngát, cung báu trăng sáng ngần, quét đàn trời đất dịu, gieo ổng quỷ thần kinh, nếu ban Đao Khuê Thuốc [thuốc tán viên bột), lưu mãi bất tử danh).” Trong khi đó, Biên Cống (邊貢,1476-1532) nhà Minh có làm bài Trung Nguyên Kiến Nguyệt (中元見月) như sau: “Tọa ái thanh quang hảo, cánh thâm bất hạ lâu, bất nhân phùng nhuận nguyệt, kim dạ thị trung thu (坐愛清光好、更深不下樓、不 因逢閏月、今夜是中秋, ngồi ngắm ánh trăng sáng, hồi lâu chẳng xuống lầu, chẳng hay gặp tháng nhuận, đêm nay là giữa thu)”, v.v…
  2. Vu Lan (盂蘭) hay Vu Lan Bồn (盂蘭盆): âm dịch của tiếng tục ngữ Ấn Độ ullambana, được xem như là viết sai của từ avalambana, ý là đảo huyền (倒), giải đảo huyền (解倒懸). Đảo huyền ở đây có nghĩa là bị treo ngược, đầu chúc xuống đất, chân treo trên trời; tức ví dụ cho cảnh khốn khổ cùng cực, vô cùng nguy hiểm. Từ này có xuất phát từ Mạnh Từ (孟子), Công Tôn Xú (公孫醜): “Đương kim chỉ thế, vạn thừa chí quốc hành nhân chính, dân chỉ duyệt chỉ, do giải đảo huyền dã (當今之時、萬乘之國行仁政、民之悅之、猶解倒懸也, trên đời ngày nay, có nước có vạn cổ xe thực hành chính sách nhân từ, người dân vui mừng với chính sách đó, như giải được cảnh khốn khổ cùng cực)”; trong Tạng Hồng Truyện (藏洪傳) của Hậu Hán Thư(後漢書) cũng có đoạn rằng: “Bắc Bỉ tương nhược đảo huyền chỉ cấp(北鄙將若倒懸之急, cõi phương bắc xem đó như là sự cấp bách của cảnh khốn khổ cùng cực).” Cho nên, ngoài ý nghĩa là giải mở cái khổ bị treo ngược, giải đảo huyền còn có nghĩa là giải cứu cảnh khốn khổ cùng cực. Vu Lan Bồn là lễ hội nhằm giải cứu chúng sanh ngạ quỷ đang chịu những cảnh khổ đói khát, suy nhược, v.v… Bên cạnh đó, cũng có thuyết cho rằng từ Vụ Lan Bồn vốn phát xuất từ nguyên ngữ ullambana (cứu độ), nhưng cả hai thuyết trên không có xác chứng rõ ràng. Gần đây có thuyết cho rằng nó phát xuất từ ngôn ngữ cũng như nghỉ lễ nông canh của trung ương Châu Á. Theo Kinh Vu Lan Bồn (s: Ullambanasūtra,盂蘭盆經), mẹ của Mục Kiền Liên (s: Maudgalyāyana, p: Moggallāna,目犍連), đệ tử của đức Phật, lúc sanh tiền tạo nhiều tội nghiệp, sau khi chết sanh vào đường Ngạ Quỷ, không ăn được, chịu rất nhiều nỗi khổ. Vì vậy, để giải thoát nỗi khổ này, đức Phật đã dạy Mục Kiền Liên thiết trai cúng dường chúng tăng trăm vị thức ăn vật uống nhân ngày Tự Tứ, rằm tháng 7, và thiết lễ cúng thí thực Ngạ Quỷ, cho nên nhờ công đức đó mà cái khổ trong đường Ngạ Quỷ của cha mẹ bảy đời cũng như cái khổ của cha mẹ đời sau cũng được tiêu trừ. Từ truyền thuyết này, lễ hội Vu Lan ra đời. Nó được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản và phổ cập trong tầng lớp thứ dân đương thời. Lễ hội này kết hợp tư tưởng bố thí và Tự Tử (s: pravāraņā, p: pavāraņā,自恣) của chư tăng trong Phật Giáo với tư tưởng hiếu đạo và Trung Nguyên của Trung Quốc, để hình thành nên Phật sự cúng dường tổ tiên không thể thiếu được. Hội Vu Lan Bồn còn được gọi là Bồn Hội (盆會), Hoan Hỷ Hội (歡喜會), Hồn Tế (魂祭), v.v… Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, người ta dựng một cái Nhà Vong Linh, rồi triệu thỉnh các vong lĩnh của ông bà tổ tiên đã qua đời về tại đó và cung thỉnh chư tăng đến tụng kinh cầu nguyện. Trong khoảng thời gian này, trai chú cúng dường trai phạn, vật phẩm cho chúng tăng để tích lũy công đức và hồi hướng lên cho ông bà tổ tiên mình. Phát xuất từ tâm tư mỗi năm vào dịp lễ hội Vu Lan này muốn cho ông bà được ở lâu với mình hơn nữa, người ta kéo dài kỳ hạn ra thêm, dài nhất là từ ngày 13 cho đến 16 tháng 7, nhưng trọn tháng 7 được xem như là tháng Vu Lan Bồn. Ở vùng nông thôn, do vì có liên quan đến mùa vụ cho nên thời gian tổ chức lễ hội này trễ hơn đến ngày rằm tháng 8. Tháng 7 âm lịch gặp tiết mùa Thu, cho nên nguyên lai lễ Hội Vu Lan Bồn là Phật sự mùa Thu. Theo ký lục xưa nhất như Phật Tổ Thống Kỷ (佛祖統紀) cho thấy rằng ở Trung Quốc lễ hội này được tiến hành đầu tiên vào năm 538 (năm thứ 4 niên hiệu Đại Đồng [大同]). Lúc bấy giờ, vua Lương Võ Để thân chỉnh thiết lễ cúng dường trai tăng Vu Lan Bồn tại Đồng Thái Tự (同泰 寺). Bên cạnh đó, trong Kinh Sở Tuế Thời Ký (荆楚歲時記) do Tông Lẫm (宗懍, khoảng 501-565) nhà Lương thời Nam Triều soạn, cũng có ghi rằng: “Thất nguyệt thập ngũ nhật, tăng ni đạo tục tất doanh bồn cúng chư Phật (七月十五日、僧 尼道俗悉營盆供諸佛, vào ngày rằm tháng bảy, chư tăng ni và tín đồ tại gia đều chuẩn bị Vu Lan Bồn để dâng cúng chư Phật).” Tại Nhật Bản là năm 606 (năm thứ 14 niên hiệu Suy Cổ [推古]). Vào tháng 4 năm này, cũng như mỗi năm vào ngày mồng 8 tháng 4 và rằm tháng 7, Suy Cổ Thiên Hoàng (推古天皇,Suiko Tennō, tại vị 592-628) có thiết trai cúng dường. Đến năm thứ 3 (657) đời Tề Minh Thiên Hoàng (齊明天皇, Saimei Tennô, tại vị 655-661), nhà vua cho dựng tượng Tu Di Sơn (須彌山) ở Phi Điểu Tự (飛鳥寺,Asuka-dera), thiết lập Vu Lan Bồn Hội cúng dường; rồi đến ngày rằm tháng 7 năm 659 thì cho tiến hành thuyết giảng Vu Lan Bồn Kính tại các ngôi chùa trong kinh đô để hồi hướng công đức cho cha mẹ bảy đời. Vào tháng 7 năm thứ 5 (733) niên hiệu Thiên Bình (天平) đời vua Thánh Võ Thiên Hoàng (聖武天皇,Shōmu Tennō, tại vị 724-749), nhà vua cho thiết lập chức quan Đại Thiện (大鵬) để lo việc cúng dường thức ăn trong lễ hội Vu Lan Bồn; từ đó, lễ hội này trở thành Phật sự thông lệ trong cung nội, được quy định tổ chức vào ngày 14 tháng 7 âm lịch hằng năm với tên gọi là Vu Lan Bồn Cúng (盂蘭盆供). Đến thời Nại Lương (奈良,Nara, 710-794), Bình An (平安, Heian, 794-1185), lễ hội được công khai tổ chức vào ngày rằm tháng 7. Và đến thời Liêm Thương (鎌倉, Kamakura, 1185-1333) thì Thí Ngạ Quỷ Hội (施餓鬼會, Segakie, tức Lễ Cúng Thí Thực, Chấn Tế Âm Lình Cô Hồn) được kết hợp tiến hành trong dịp Vu Lan Bồn. Từ đó trở về sau, lễ Chẩn Tế Âm Linh Cô Hồn thường được tiến hành song song với lễ hội trọng đại này.
  3. Địa Quan (地官): tên gọi của 6 chức quan dưới thời nhà Chu, tương đương với chức Tư Đồ (司徒), chuyên giám sát những việc liên quan đến giáo dục, đất đai và nhân sự. Đây cũng là tên vị quan dưới âm ty Địa Ngục. Địa Quan còn là tên gọi của một trong 3 vị của Tam Quan Đại Đế (三官大帝), chính danh là Địa Quan Đại Đế (地官大帝), Trung Nguyên Nhị Phẩm Xá Tội Địa Quan (中元二品赦罪地官), Trung Nguyên Xá Tội Địa Quan Nhị Phẩm Thanh Hư Đại Đế (中元赦罪地官二品清虗大帝), lệ thuộc Thượng Thanh Cảnh (上清境), do khí của Nguyên Động Hỗn Linh (元洞洞靈) và tinh màu vàng hỗn hợp lại thảnh, tổng Chủ quân Ngũ Đế (五帝), Ngũ Nhạc (五嶽), các thần tiên. Ông phụng sắc chỉ của Ngọc Hoàng Thượng Đế (玉皇上帝), quân chưởng việc tội ác của con người và đến ngày rằm tháng 7 thường hạ phàm, chỉnh đốn việc tội phước cũng như xá tội cho con người. Giống như Thiên Quan, Địa Quan cũng có vài truyền thuyết khác nhau. Có truyền thuyết cho rằng ông là vua Thuấn, do vì ông có công lao to lớn trong việc khai khẩn đất đai, người dân tưởng nhớ và tôn thờ ông như là vị thần. Vua Thuấn họ Diêu (h), tên là Trọng Hoa (重華), con cháu đời thứ 8 của Hoàng Đế (黃帝); cha tên Cổ Tấu (瞽叟), mẹ là Ác Đăng (握登), hạ sanh Thuấn ở vùng đất Diêu Hư (姚虛). Ông để tang mẹ lúc còn nhỏ, cha lại tái giá, sanh được một con tên là Tượng (象). Cậu bé này tánh tình ngạo mạn, thường cùng với mẹ ghé hành hạ Thuấn. Tuy nhiên, Thuấn bấm tính nhân từ, lại rất hiếu thảo và có tải hoa hơn người, thường cày ruộng ở Lịch Sơn (歷山), bắt cá ở Lôi Trạch (雷澤), săn bắn ở Phụ Hạ (負夏), làm đồ gốm ở Hà Tân (河濱); cho nên, người dân dẫn cả gia đình dòng họ đi theo ông để học tập các kỷ năng thao tác. Chỉ trong 2 năm, ông đã hình thành nên thôn ấp, rồi 3 năm thì phát triển thành đô thị; từ đó, uy đức và tiếng tăm của ông vang xa. Vua Nghiêu bèn tuyển người hiền và nhường ngôi cho Thuấn. Sau khi vua Thuấn băng hà, Đạo Giáo tôn sùng ông như là vị thần, chuyên xá tội cho con người vào dịp Tiết Trung Nguyên. Do vì ông chí hiếu với song thân, cho nên Tiết Trung Nguyên còn được gọi là Hiếu Tử Tiết (孝子節). Lại có thuyết cho rằng dưới thời Chu U Vương (周幽王) có 3 vị quan liêm chính là Cát Ung (葛雍), Đường Hoằng (唐宏) và Chu Thật (周實). Cả ba đều từ quan, sống cuộc đời tự tại với thiên nhiên. Đến thời vua Chơn Tông nhà Tống, họ được phong làm Thiên Quan, Địa Quan và Thủy Quan. Ngoài ra, có thuyết cho rằng Ngôn Vương Gia (言王爺) có 3 người con gái đều gả cho Trần Tử Thung (陳子捲) làm vợ; mỗi người hạ sanh được một trai, bẩm tánh khác người, nhân đó, Nguyên Thi Thiên Tôn (元始天尊) phong cho cả ba làm Thiên Quan, Địa Quan và Thủy Quan, sắc mệnh chuyên cai quản Ba Côi, được gọi là Tam Quan Đại Đế. Trong Thái Thượng Tam Nguyên Tứ Phước Xá Tội Giải Ách Tiêu Tai Diên Sanh Bảo Mạng Diệu Kinh (太上三元賜福赦罪解厄消災延生保命妙經), phần Địa Quan Bảo Cáo (地 官寶誥) của Đạo Giáo có đoạn về Địa Quan rằng: “Chỉ tâm quy mạng lễ, Thanh Linh Động Dương, Bắc Đô Cung trung, bộ Tử Thập Nhị Tào, giai cửu thiên vạn chúng, chủ quản Tam Giới Thập Phương Cửu Địa, chưởng ác Ngũ Nhạc Bát Cực Tử Duy, thổ nạp âm dương, khiếu nam nữ thiện ác thanh hắc chỉ tịch, từ dục thiên địa, khảo chúng sanh lục tịch phước họa chi danh, pháp nguyên hạo đại, nhi năng ly Cửu U hạo kiếp, thùy quang nhi năng tiêu vạn tội, quần sanh phụ mẫu, tổn một triêm ân, đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, Trung Nguyên thất khí, xá tội Địa Quan, Động Linh Thanh Hư Đại Đế, Thanh Linh Đế Quân(志心皈命禮、青靈 洞陽、北都宮中、部四十二曹、偕九千萬眾、主管三界十方九地、掌握五 嶽八極四維、吐納陰陽、竅男女善惡青黑之籍、慈育天地、考眾生錄籍禍 福之名、法源浩大、而能離九幽浩劫、垂光而能消萬罪、群生父母、存沒 沾恩、大悲大願、大型太慈、中元七氣、赦罪地官、洞靈清虚大帝、青靈 帝君, Một lòng quy mạng lễ: Thanh Lĩnh Động Dương, trong Bắc Đô Cung, cai quản 42 bộ quan, nhiếp chín ngàn vạn chúng, chủ quản Ba Côi, Mười Phương, Chín Xử, chấp chưởng Năm Núi, Tám Cực, Bốn Phương, nhổ thâu âm dương, xét hồ sơ thiện ác, trắng đen của nam nữ, từ bị nuôi dưỡng trời đất, kiểm tra từng tên họa phước của hồ sơ chúng sanh, pháp vốn lớn không cùng, mà có thể lìa kiếp nạn của chồn Cửu U, nương ánh sáng mà có thể tiêu vạn tội, bậc cha mẹ của quần sanh, người còn kẻ mất đều được thấm nhuần ơn, đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, bảy khí Trung Nguyên, xá tội Địa Quan, Động Linh Thanh Hư Đại Đế, Thanh Linh Đế Quân).”
  4. Tức Tôn giả Mục Kiền Liên (s: Maudgalyāyana; p: Moggallāna,目犍連).

5.Mục Kiền Liên (s: Maudgalyāyana; p: Moggallana,目犍連): gọi tắt là Mục Liên (目連,目蓮), một trong 10 vị đại đệ tử của đức Phật, sinh ra trong một gia đình Bà La Môn ở ngoại Thành Vương Xá (s: Rājagrha; p: Rājagaha, 王舍城) thuộc nước Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩揭陀). Ông rất thâm giao với Xá Lợi Phất (s: Śāriputra, p: Säriputta,舍利弗), người con của dòng họ Bà La Môn ở làng bên cạnh. Ban đầu, cả hai đều theo làm đệ tử của một trong 6 vị thầy ngoại đạo là San Xà Dạ (s: Sanjaya, 刪闇夜), nhưng sau đó nhân nghe được lời thuyết pháp của đức Phật ở Thành Vương Xá, họ đã quy y theo Phật và Mục Kiền Liên trở thành vị đệ tử thần thông đệ nhất. Tương truyền chính ông đã cúng dường cho chúng tăng vào ngày Tự Tứ để cứu độ mẹ mình đang bị đọa lạc vào đường ngạ quỷ và hình thành nên lễ hội Vu Lan Bồn. Như trong Kinh Sở Tuế Thời Ký (荆楚歲時記) có đoạn: “Mục Liên kiến kỳ vong mẫu sanh Ngạ Quỷ trung, tức đĩ bát thạnh phạn, vãng hướng kỳ mẫu, thực vị nhập khẩu, hóa thành hỏa thán, toại bất đắc thực; Mục Liên đại khiếu, trì hoàn bạch Phật, Phật ngôn nhữ mẫu tội trọng, phi nhữ nhất nhân sở nại hà, đương tu thập phương chúng tăng uy thần chi lực, chỉ thất nguyệt thập ngũ nhật, đương vi thất đại phụ mẫu ách nạn trung giả, cụ bách vị ngũ quả, đĩ trước bồn trung, cúng dường thập phương đại đức, Phật sắc chúng tăng, giai vi thí chủ, chúc nguyện thất đại phụ mẫu, hành Thiền định ý, nhiên hậu thọ thực, thị thời Mục Liên mẫu, đắc thoát nhất thiết ngạ quỷ chỉ khổ (目連見其亡母生餓鬼中、即以鉢盛飯、往餉其母、食未入口、化 成火炭、遂不得食、目連大叫、馳還白佛、佛言汝母罪重、非汝一人所奈 何、當須十方眾僧威神之力、至七月十五日、當為七代父母厄難中者、具 百味五果、以著盆中、供養十方大德、佛敕眾僧、皆為施主、祝願七代父 母、行禪定意、然後受食、是時目蓮母、得脫一切餓鬼之苦, Mục Liên thấy mẹ mình sanh trong Ngạ Quỷ, liền lấy bát đựng đầy cơm, đến cho mẹ ăn, thức ăn chưa vào miệng, đã hóa thành than lửa, cuối cùng chẳng ăn được. Mục Liên khóc lớn, trở về thưa lại với Phật. Phật bảo rằng mẹ ông tội nặng, không phải một mình ông có thể gánh vác được, cần phải nhờ vào oai lực của mười phương chúng tăng, đến ngày rằm tháng 7, nên vì bảy đời cha mẹ đang bị ách nạn, chuẩn bị đầy đủ trăm vị và năm món quả, đem đựng trong cái bồn để cúng dường những vị có đức lớn trong mười phương; Phật dạy chúng tăng, tất cả đều vì thí chủ mà cầu nguyện cho cha mẹ bày đời, hành Thiền định, sau đó mới thọ nhận món ăn. Lúc bấy giờ mẹ của Mục Liên, được thoát khỏi cảnh khổ của ngạ quỷ).”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sớ Khai Kinh Cầu An I (Tịnh Bình Pháp Thuỷ)
Nghi lễ, Sớ điệp

Tịnh bình pháp thủy, nhất đích triêm nhỉ nhật nguyệt trừng thanh; ngọc diệp tánh không, bán điểm sái nhi minh dương lợi lạc; dục đắc tiêm trần bất nhiễm, tu bằng Đại Giác Năng Minh.

Sớ Cầu An (Thiên Chi Định Viết Vị Viết Sanh)
Nghi lễ, Sớ điệp

Phục dĩ Thiên chỉ định viết vị viết sanh, vô hào vọng niệm; nhân chi tỉnh dục an dục dật, hữu sự khả cầu; trí kính trí thành, tất văn tất kiến.

Sớ Cầu An (Thoại Nhiễu Liên Đài)
Nghi lễ, Sớ điệp

1. Nguyên văn 伏以 瑞逸蓮臺、仰眞如之慧鑒、香浮寶篆、憑相佑之慧 光、一念至誠、十方感格。拜疏為越南國…省…縣 (郡)…社…村、家居奉 佛修香諷經…事。今弟子…等、惟日仰干 金相光中、俯垂照鑒。竊念、弟子等叨生下品、幸遇 勝緣、荷二儀覆載之恩、感 三寶護持之德、思無片善、慮有餘愆。茲者肅陳素 悃、披瀝丹心、稽首投誠、翹勤懺悔、諷誦…加持… 諸品神呪。頂禮 三身寶相、萬德金容、集此善因祈增福壽。今則謹具 疏文、和南拜白。 南無十方常住三寶作大證明。 南無道場教主本師釋迦牟尼佛作大證明。 南無消災增延壽藥師琉璃光王佛作大證明。 南無大慈悲救苦難靈感觀世音菩薩。恭奉、遍法 界諸尊菩薩摩訶薩、道場會上無量聖賢、共降威光、 同垂加護。伏願、十方鑒格、 三寶證明。俾弟子等、多生業障以冰消、一切善根而 成就。念念菩提果結、生生般若花開、常居四序之中、必獲萬全之福。仰賴 佛慈加護之不可思議也。謹疏。 佛曆…歲次…年… 月…日時、弟子眾等和南上疏 (疏)奉白佛金章弟子眾等和南上疏 2. Phiên âm Phục dĩ Thoại nhiễu liên đài, ngưỡng Chơn Như1 chỉ huệ giám; hương phù bảo triện, bằng tướng hựu chi tuệ quang; nhất niệm chí...

Sớ Thất Thất Trai Tuần Cúng Cha Mẹ (Thủ Thất Trai Tuần)
Sớ điệp

Thủ thất trai tuần, Nhất Điện Minh Vương nhỉ phủ sát, thiên trùng ngục khổ, Nam Diêm nhân tử dĩ quy đầu.

Sớ Cầu Siêu Huý Nhật (Kỵ) (Hiếu Tình Niệm Niệm)
Sớ điệp

Hiếu tình niệm niệm, thật vô chung thủy chi thù; báo bổn quyền quyền, khởi hữu tồn vong chi dị; hiếu hồ hữu tận, cảm dã tất thông.

Sớ Cúng Tiêu Diện (Biến Thể Diện Nhiên)
Sớ điệp

Biến thể Diện Nhiên, vi thứ nhi giáng Thập Loại hóa thân; Diệm Khẩu nhân tư, dĩ ứng Tứ Châu.

Sớ Giải Oan Bạt Độ (Chuẩn Đề Thuỳ Phạm)
Sớ điệp

Chuẩn Đề thùy phạm, tiểu yêu phân nhi chứng tế quần sanh; Địa Tạng Năng Nhân, trượng bí ngữ nhi hoát khai khổ thú; phủ trần quỷ khốn, ngưỡng đạt liên đài.

Sớ Cầu Siêu Chẩn Tế (Tịnh Bình Pháp Thuỷ)
Sớ điệp, Tin tức

Tịnh bình pháp thủy, nhất đích triêm nhi nhật nguyệt trùng thanh; thúy liễu Cam Lồ, bán điểm sái nhi minh dương lợi lạc; dục đắc tiêm trần bất nhiễm, tu bằng Đại Giác Năng Nhân

Sớ Khai Kinh Cầu An II (Từ Vân Phổ Phú)
Sớ điệp

Từ vân phố phú, biến sa giới dĩ nghiêm trang, pháp vũ triêm châu, tẩy Đại Thiên nhi thanh tịnh.

Sớ Cầu An (Từ Tâm Vô Lượng)
Sớ điệp

1. Nguyên văn 伏以 慈心無量、廣開方便之玄門、悲願宏深、盡攝生靈於彼 岸、至誠一念、感應十方。拜疏為越南國…省…縣( 郡)…社…村、家居(本寺)奉 佛修香諷經献供懺悔祈安迎祥集福事。今弟子…等、維日 焚一篆之心香、禮 三身之寶相、願舒蓮眼、俯鑒葵心。竊念、弟子等自達真 性、枉入迷流、沈浮於煩惱之中、妄生顛倒、出沒於幻緣之 內、不覺苦輪、惡因旣種、今生惡果難逃於永劫、不憑福智 莊嚴、曷得身心清淨、由是皈依梵宇、虔仗僧伽、披歷一 心、傾誠懺悔。仰啟 佛慈哀憐攝受、諷誦法寶經文、加持消災吉祥神咒、仗此 妙因、均霑勝益。今則謹具疏文、和南拜白。 南無十方常住三寶作大證明。 南無道場教主本師釋迦牟尼佛作大證明。 南無消災增延壽藥師琉璃光王佛作大證明。 南無大慈悲救苦難靈感觀世音菩薩。恭奉、遍法界諸尊菩 薩摩訶薩、道場會上無量聖賢、共降威光、同垂加護。伏 願、回光一念、功德無邊、祈累生業障以冰消、一切善根而 成就、念念菩提果結、生生般若花開、常居四序之中、必獲 萬全之福、法界怨親、全霑利樂。仰賴 佛恩之不可思議也、謹疏。 佛曆…歲次…年…月…日時、弟子眾等和南上疏 (疏) 奉 白佛金章 弟子眾等和南上疏 2. Phiên âm  Phục dĩ Từ tâm vô lượng, quáng khai phương tiện1 chi huyền môn, bi nguyện hoằng thâm, tận nhiếp sanh linh ư...

Lời Phi Lộ
Sớ điệp

Nghi lễ Phật Giáo, một kho tàng văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá, phong phú, đóng vai trò rất quan trọng và quyết định như là một phương tiện độ sanh vi diệu trong việc hoằng truyền giáo lý Phật Đà vào cuộc đời này. Trong đó, các loại văn thư như...

Sớ Điệp Công Văn – Thích Nguyên Tâm
Nghi lễ, Sớ điệp

SỚ ĐIỆP CÔNG VĂN 疏牒攻文 Thích Nguyên Tâm (Phiên Âm – Biên dịch – Chú giải) Nghi lễ Phật Giáo, một kho tàng văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá, phong phú, đóng vai trò rất quan trọng và quyết định như là một phương tiện độ sanh vi diệu trong việc hoằng...

Sớ cầu siêu cúng tuần (Vạn Đức Từ Tôn)
Nghi lễ, Sớ điệp

1. Nguyên văn 伏以 萬德慈尊、拯濟幽冥之路、齋旬甫至、慶祈薦拔之章。拜疏爲越南國.省⋯.縣[郡]..社.•村、家居奉佛修香諷經…之齋旬、報答深恩、祈超度事。今弟子.等、惟日仰干大覺世尊俯垂接度。痛念奉為…之香靈。 元命生於…年…月…日、享陽(壽).、大限于..年..月…..日…牌命終。仗 佛恩而直向西行、依妙法而高登樂國。茲臨…之齋旬、正值坤府第…殿…冥王案前呈過。由是虔仗六和之淨侶、諷誦 大乘法寶經文…、加持徃生淨土神呪、頂禮三身寶相、萬德金容、集此勝因、祈生安養。今則謹具疏章、和南拜白。 南無西方教主接引導師阿彌陀佛蓮座作大證明。恭奉、觀音接引、勢至提攜、地藏慈尊、接出幽途之苦、冥陽列聖、同垂愍念之心。伏願、慈悲無量、濟度無邊、接香靈西竺逍遙、扶陽眷南山壽考。仰賴佛恩證明、謹疏。 佛曆…歲次…年.月…日時、弟子眾等和南上疏 (疏)秦 白佛金章 弟子眾等和南上疏 2. Phiên âm Phục dĩ Vạn đức từ tôn, chẩn1 tế U Minh chi lộ; trai tuần phủ chí, kiền kỳ tiến bạt chi chương. Bải sở vị: Việt Nam quốc… Tỉnh … Huyện (Quận)…Xã… Thôn, gia cr phụng Phật tu hương...

Sớ Cầu An (Phật Nãi Tam Giới Y Vương)
Nghi lễ, Sớ điệp

1. Nguyên văn 佛乃三界醫王、能除眾生病苦、聖是四方良藥、服之心体安祥、清淨法身、壽躋大覺。拜疏為越南國..省、.縣(郡)、…社、•.村、家居奉佛修香諷經祈禱解病保命求安事。今弟子……等、惟日仰干 金相光中、俯垂炤鑒。言念、三業六根、累世造諸罪障。四生六道、延年冤對仇讐。或被邪魔親屬、或著鬼魅惡神。苦惱不安、身臨疾病、全憑 佛聖證明、慈悲護佑。五臟調和、四肢壯健。茲者本月吉日、敬設菲儀、宣行法事。諷誦大乘法寶尊經…加持消災諸品神呪、頂禮三身寶相、萬德金容、集此良因、祈增福壽。今則謹具疏文、和南拜白。 南無十方常住三寶作大證明。 南無東方教主滿月慈容藥師琉璃光王佛證明。 南無上中下分三界天曹地府人間列位諸聖賢。筵奉、諸尊菩薩、護法龍神、伽藍眞宰、諸位善神、同垂焰鑒、共降吉祥。伏願、三寶證明、放慈光而擁護、萬靈洞鑒、現神力以扶 南無大慈悲救苦難靈感應觀世音菩薩。 持、疾病早痊、身躬寧靜。仰賴 佛曆.⋯歲次.年.⋯.月..日時、弟子眾等和南上疏 (疏)奉白佛金章 弟子眾等和南上疏佛聖證明。謹疏 2. Phiên âm Phục dĩ Phật nãi Tam Giới Y Vương, năng trừ chúng sanh bệnh khổ, Thánh thị tứ phương lương dược, phục chi tâm thể an tường; thanh tịnh Pháp Thân, thọ tê Đại Giác. Bái sớ vị: Việt...

Vỏ Sớ trai đàn
Nghi lễ, Sớ điệp

Vỏ sớ thường dùng cho các trai đàn Bộ vỏ Sớ Cho trai đàn chẩn tế Huế Gồm: 5 Sớ(Tam Bảo Chứng Minh, Bạch Phật Kim Chương, Chuẩn đề Thuỳ Phạm, Thành Từ Chiếu Giám, Liên Hoa Đài Thượng); 5 Điệp (4 điệp linh, 1 cô hồn) ; 1 Cáo Văn Kích thước: 10x43cm Link...

Điệp Cô Hồn (Khởi kiến pháp diên)
Nghi lễ, Sớ điệp

Điệp cô hồn ( Khởi Kiến Pháp Duyên ) được dùng vào nghi thức cúng thí thực của nghi lễ Phật Giáo Huế Nguyên Văn:  啟建法延         為牒仰事玆據 越南國 佛修香諷經 發心獻施陰靈孤魂祈陰超陽安泰事今齋主 維日謹以香花載設禮品具陳仰望 佛恩府垂接度   痛念 伏為法界六道三十六部河沙男女無祀陰孤魂自他先亡家親眷屬及本處遠近無祀陰靈孤墓列位普召界內幾次戰爭志士列士忘軀兵士陣亡人民難亡冤魂枉死男女無祀陰靈空行水陸列位 言念只因逐妄墮洛邊鄉不遇真常沈淪苦趣今霄幸遇甘露門開承 三寶力召到法延聽妙法音受甘露味俾悟圓明湛寂真如妙理之機關令知清淨虛空 大覺正尊之彼岸不生不滅無去無來長依般若之鄉共證菩提之果匡扶齋主以平安保護生人而康泰須至牒者 右牒仰           恭望 南無面燃王菩薩證明示下        河沙男女陰靈孤魂列位允納 歲次     年     月     日    時        仰牒 Phiên âm:  Khởi kiến pháp diên vị điệp ngưỡng sự . Tư cứ...